Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2 - Tiết 5: Thánh gióng

A/ Yêu cầu:

Nắm được nội dung ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu.

Kể lại được truyện.

B/ Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

- Học sinh: sách giáo khoa.

C/ Lên lớp:

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài:

- Kể lại truyện “Bánh chưng, bánh giầy”.

- Nêu ý nghĩa.

* Hoạt động 2: Giới thiệu: Thánh Gióng là truyện dân gian rất tiêu biểu và độc đáo về chủ đề đánh giặc cứu nước của nhân dân ta xưa.

* Hoạt động 3: Giảng bài:

I. Đọc, kể và giải từ khó:

1. Đọc, kể:

- Đoạn Gióng ra đời: ngạc nhiên, hồi hộp.

- Đoạn Gióng trả lời sứ giả: dõng dạc, trang nghiêm.

- Đoạn cả làng nuôi Gióng: háo hức, phấn khởi.

- Đoạn Gióng cỡi ngựa sắt: khẩn trương, mạnh mẽ, nhanh.

* Giáo viên cùng 4 học sinh đọc toàn truyện một lần.

2. Giải từ khó:

- Tục truyền: phổ biến, truyền miệng trong nhân dân. Đây là một trong những từ ngữ thường mở đầu các truyện dân gian.

- Tâu: báo cáo, nói với vua.

- Tục gọi là: thường được gọi là.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6604 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2 - Tiết 5: Thánh gióng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5’ 5’ 5’ 10’ 5’ 5’ 4’ 5’ 1’ Ngày dạy: Bài 2 Tuần 2 THÁNH GIÓNG Tiết 5 A/ Yêu cầu: Nắm được nội dung ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu. Kể lại được truyện. B/ Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án. - Học sinh: sách giáo khoa. C/ Lên lớp: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài: - Kể lại truyện “Bánh chưng, bánh giầy”. - Nêu ý nghĩa. * Hoạt động 2: Giới thiệu: Thánh Gióng là truyện dân gian rất tiêu biểu và độc đáo về chủ đề đánh giặc cứu nước của nhân dân ta xưa. * Hoạt động 3: Giảng bài: I. Đọc, kể và giải từ khó: 1. Đọc, kể: - Đoạn Gióng ra đời: ngạc nhiên, hồi hộp. - Đoạn Gióng trả lời sứ giả: dõng dạc, trang nghiêm. - Đoạn cả làng nuôi Gióng: háo hức, phấn khởi. - Đoạn Gióng cỡi ngựa sắt: khẩn trương, mạnh mẽ, nhanh. * Giáo viên cùng 4 học sinh đọc toàn truyện một lần. 2. Giải từ khó: - Tục truyền: phổ biến, truyền miệng trong nhân dân. Đây là một trong những từ ngữ thường mở đầu các truyện dân gian. - Tâu: báo cáo, nói với vua. - Tục gọi là: thường được gọi là. II. Tìm hiểu chi tiết: 1. Nhân vật trong truyện: - Mẹ, Gióng, sứ giả, dân làng, giặc Ân... - Nhân vật chính: Gióng. - Nhân vật chính được xây dựng bằng các chi tiết kì ảo: + Sự ra đời kì lạ và tuổi thơ khác thường. + Gióng ra trận. + Gióng sống mãi. * Truyện có các nhân vật nào? * Nhân vật chính? * Sự ra đời của Gióng có gì kì lạ? (Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi). * 05 nhân vật. * Gióng. * Sự thụ thai, mang thai, ba tuổi không biết nói, cười, ra trận, sống mãi. 2. Ý nghĩa các chi tiết: - Tiếng nói đầu tiên: nói lời yêu nước, lời cứu nước. - Đòi đồ sắt: muốn có vũ khí tốt. - Bà con góp gạo nuôi Gióng: người anh hùng có sức mạnh phải lớn nhanh trong sự che chở của nhân dân. - Gióng trở thành tráng sĩ: tự mình thay đổi tư thế, tầm vóc để đáp ứng yêu cầu của đất nước. - Gậy sắt gãy, nhổ tre đánh tiếp: đánh giặc bằng cả vũ khí của quê hương. - Gióng bay về trời: Gióng sống mãi. * Câu nói đầu tiên...? * Bà con góp gạo nuôi Gióng có ý nghĩa gì? * Đánh giặc. * Tình đoàn kết, tương thân, tương ái của các tầng lớp nhân dân mỗi khi Tổ quốc bị đe doạ. * Gióng là con của trời, phải trở về trời, trả lại cho con người áo sắt, nón sắt. 3. Ý nghĩa của hình tượng Gióng: - Là người anh hùng mang sức mạnh của cả cộng đồng. - Có hình tượng khổng lồ. - Tiêu biểu, rực rỡ trong đánh giặc cứu nước. * Tại sao nói Gióng là người anh hùng mang sức mạnh của cả cộng đồng? * Gióng lớn lên trong sự nuôi dưỡng, giúp đỡ của nhân dân. III. Tổng kết: Truyện thể hiện quan niệm và mơ ước về người anh hùng cứu nước, chống ngoại xâm ngay buổi đầu của đất nước. * Bài học được rút ra từ truyện Thánh Gióng. * Là thiên anh hùng ca, là biểu tượng tuyệt đẹp của người Việt Nam trong chiến đấu. Để chiến thắng giặc cần chung sức ... * Hoạt động 4: Củng cố: - Nhân vật trong truyện? Người xưa mượn truyện để ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì? - Ý nghĩa của một số chi tiết. Chi tiết nào để lại ấn tượng sâu đậm nhất? * Luyện tập: Bài tập 2: Đây là hội thao dành cho lứa tuổi thiếu niên học sinh, lứa tuổi của Gióng trong thời đại mới. Mục đích của hội thi là khoẻ để học tốt góp phần vào sự nghiệp bảo vệ đất nước. * Hoạt động 5: Bài tập về nhà: - Học bài giảng, kể lại truyện. - Soạn: “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”. Ngày dạy: Bài 2 Tuần 2 TỪ MƯỢN Tiết 6 A/ Yêu cầu: Giúp học sinh hiểu được từ mượn, biết sử dụng từ mượn một cách hợp lí khi nói và viết. B/ Đồ dùng dạy, học: - Giáo viên: sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án. - Học sinh: sách giáo khoa. C/ Lên lớp: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài: - Từ là gì? Ví dụ; Từ đơn khác từ phức như thế nào? Ví dụ. - Từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau? Ví dụ. * Hoạt động 2: Giới thiệu: Trong cuộc sống, Tiếng Việt đôi khi chưa có từ thật thích hợp để biểu thị sự vật, hiện tượng... Cho nên phải dùng từ mượn. * Hoạt động 3: Giảng bài: I. Từ mượn: - Những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm... mà Tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Ví dụ: Sứ giả, tivi, xà phòng... - Ngoài những từ mượn của tiếng Hán (mượn nhiều), Tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như Anh, Pháp, Nga. - Cách viết: + Các từ đã được Việt hoá: viết như từ thuần Việt. Ví dụ: giang sơn, mỹ nhân, độc lập... + Các từ chưa được Việt hoá hoàn toàn thì nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau. Ví dụ: Ra-đi-ô, In-tơ-nét... * Gọi học sinh giải thích từ “trượng”, “tráng sĩ” trong câu: “Chú bé vùng dậy... hơn trượng”. * Các từ này có nguồn gốc từ đâu? * Trong số từ mượn, từ của tiếng nước nào được mượn nhiều? * Nêu nhận xét về cách viết từ mượn. * Trung Quốc. * Tiếng Hán. II. Nguyên tắc mượn từ: Mượn từ là một cách để làm giàu Tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt, không nên mượn từ của nước ngoài một cách tuỳ tiện. * Nguyên tắc mượn từ? * Từ nào Tiếng Việt có thì không mượn. Ví dụ: hoả xa, phi cơ. * Hoạt động 4: Củng cố: - Từ mượn? Cách viết? - Nguyên tắc mượn từ? * Luyện tập: Giải: 1a/ (Hán Việt): vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ. b/ Gia nhân. c/ Anh, pốp, In-tơ-nét. 2a/ Khán giả. b/ Yếu điểm. c/ Yếu nhân. Khán: xem. Yếu: quan trọng Giả: người. Điểm: điểm (nơi, chỗ). Độc giả. Yếu lược. Độc: đọc. Lược: tóm tắt. 3a/ Đơn vị đo lường: mét, lít, kilômét, kilôgam. b/ Tên bộ phận của chiếc xe đạp: ghi đông, pêđan, gạc... c/ Tên một số đồ vật: ra-đi-ô, vi-ô-lông. 4. Tên các từ mượn: phôn, phan, nốc ao. Dùng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật. Có thể viết trong những tin trên báo. Ưu điểm: ngắn gọn; nhược: không trang trọng, không phù hợp trong giao tiếp chính thức. * Hoạt động 5: Bài tập về nhà: - Bài tập 5. - Xem bài: Nghĩa của từ. - Học bài giảng; Đọc thêm: Bác Hồ nói về từ mượn. 4’ 1’ 10’ 5’ 20’ 5’ 20’ 4’ 1’ Ngày dạy: Bài 2 Tuần 2 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ Tiết 7, 8 A/ Yêu cầu: - Nắm được mục đích giao tiếp của văn tự sự. - Có khái niệm sơ bộ về tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự. B/ Đồ dùng dạy, học: - Giáo viên: sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án. - Học sinh: sách giáo khoa. C/ Lên lớp: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài: - Văn bản? Giao tiếp? - Các kiểu văn bản và mục đích giao tiếp? * Hoạt động 2: Giới thiệu: Đây là tiết học tìm hiểu chung nhằm giúp các em biết về mục đích giao tiếp và phương thức tự sự, những yếu tố làm thành văn bản tự sự. * Hoạt động 3: Giảng bài: Các tình huống trong câu 1a trang 27. Đó là phương thức tự sự. 1b câu chuyện phải có ý nghĩa nào đó. 2. Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự. 3. Liệt kê các sự việc: - Chi tiết mở đầu: vợ chồng nông dân làng Phù Đổng nghèo, đã già mà chưa có con. - Diễn biến câu chuyện: Bà vợ giẫm đạp vào dấu chân lạ -> Thụ thai khác thường -> Gióng ra đời -> Ba năm không nói, không cử động -> Nghe tiếng sứ giả -> Câu nói đầu tiên -> Yêu cầu đầu tiên -> Cả làng giúp đỡ -> Gióng lớn phi thường -> Chiến đấu với giặc Ân -> Roi sắt gãy -> Nhổ tre làm vũ khí -> Đuổi giặc đến chân núi Sóc -> Bay về trời -> Được phong thần, phong vương, nhớ ơn đời đời. - Chi tiết kết thúc: Sự tích tre đằng ngà, làng Cháy. => Phương thức tự sự. * Người kể? * Người nghe? * Văn bản này cho ta biết điều gì? * Cho học sinh liệt kê chuỗi chi tiết, các sự việc. * Gọi học sinh đọc ghi nhớ. * Văn tự sự chủ yếu kể người và việc. * Dùng thể văn tự sự + kể chuyện. * Tìm hiểu sự việc, con người. * Gióng, Hùng Vương 6, đánh giặc... * Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc có ý nghĩa. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. * Luyện tập: Bài tập 1 (trang 28): Truyện kể diễn biến tư tưởng ông già, mang sắc thái hóm hỉnh, thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống cũng hơn chết. Bài tập 2: Bài thơ kể chuyện bé Mây rủ mèo con bẫy chuột nhưng mèo tham ăn nên đã mắc vào bẫy. Hoặc nói đúng hơn, mèo thèm quá đã chuôi vào bẫy ăn tranh phần với chuột và ngủ luôn trong bẫy. * Hoạt động 4: Củng cố: Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thúc tự sự. * Hoạt động 5: Bài tập về nhà: - Học bài giảng. - Bài tập 3, 4. - Xem bài: “Sự việc và nhân vật trong văn tự sự”. * Bài tập 3: Cả hai văn bản đều có nội dung tự sự với ý nghĩa kể chuyện, kể việc. Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu sự việc, tường thuật, kể chuyện thời sự hay lịch sử.

File đính kèm:

  • docTuan 2 3 cot.doc