I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh
*KT : Sơ lược về tác giả và tác phẩm Đất rừng phương Nam; vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở vùng đất phương Nam; tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dung trong đoạn trích
*KN : Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh; đọc diễn cảm phú hợp với nội dung văn bản; nhận biết các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản và vận dung chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.
*TĐ :Yêu quê hương đất nước, bảo vệ môi trường thiên nhiên .
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1/ Giáo viên :
- Sách GK, sách GV, giáo án
- Tranh ảnh minh họa
2/ Học sinh :
- sách giáo khoa, bài soạn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 kiểm tra bài cũ :
- Nêu ý nghĩa văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” ?
- Trình bày sơ lược về tác giả Tô Hoài.
2/Bài mới:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
“ Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi !” Thật vậy, đất nước ta đâu cũng đẹp, đó là niềm tự hào của nhân dân ta. Rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã viết nên những trang viết đầy tự hào về đất nước như Nguyễn Tuân, Tô Hoài. Hôm nay, ta sẽ tìm hiểu vùng cực Nam của đất nước qua ngoài bút của Đoàn Giỏi.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 15676 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 21 - Tiết 81 - 82: Sông nước Cà Mau đoàn giỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21 Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 81,82
SÔNG NƯỚC CÀ MAU
Đoàn Giỏi
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh
*KT : Sơ lược về tác giả và tác phẩm Đất rừng phương Nam; vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở vùng đất phương Nam; tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dung trong đoạn trích
*KN : Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh; đọc diễn cảm phú hợp với nội dung văn bản; nhận biết các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản và vận dung chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.
*TĐ :Yêu quê hương đất nước, bảo vệ môi trường thiên nhiên….
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1/ Giáo viên :
- Sách GK, sách GV, giáo án
- Tranh ảnh minh họa
2/ Học sinh :
- sách giáo khoa, bài soạn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 kiểm tra bài cũ :
- Nêu ý nghĩa văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” ?
- Trình bày sơ lược về tác giả Tô Hoài.
2/Bài mới:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
“ Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi !” Thật vậy, đất nước ta đâu cũng đẹp, đó là niềm tự hào của nhân dân ta. Rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã viết nên những trang viết đầy tự hào về đất nước như Nguyễn Tuân, Tô Hoài. Hôm nay, ta sẽ tìm hiểu vùng cực Nam của đất nước qua ngoài bút của Đoàn Giỏi.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NỘI DUNG
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:.
Mục tiêu: Nắm được những nét khái quát vế tác giả và tác phẩm
Gọi học sinh đọc chú thích trang 20.
? Em hiểu gì về tác giả Đoàn Giỏi
? Em hiểu gì về đoạn trích
* Hoạt động 3 :Đọc – hiểu văn bản :
Mục tiêu: Đọc diển cảm, tìm bố cục, phân tích để nắm được nội dung vả biện pháp nghệ thuât tác phẩm
- Gọi học sinh đọc – hướng dẫn học sinh đọc.
? Bài văn miêu tả cảnh gì ?
? Tác giả miêu tả cảnh theo trình tự như thế nào ?
? Dựa vào trình tự ta phân bài văn thành mấy đoạn ?
?Qua trình tự miêu tả ấy, em hãy hình dung vị trí quan sát và miêu tả của tác giả.
- Gọi học sinh đọc đoạn 1.
? Em hãy cho biết ấn tượng ban đầu bao trùm về sông nước Cà Mau như thế nào ?
?Ấn tượng ban đầu được miêu tả bằng những giác quan nào ?
Giáo viên: Mắt thấy, tai nghe là hai giác quan không thể thiếu được khi quan sát tả cảnh. Ngoài ra cảnh trở nên cụ thể, sống động ; người ta phải biết kết hợp tả với liên tưởng, tưởng tượng.
- Gọi học sinh đọc đoạn 2 :
? Qua đoạn nói về cách đặt tên cho dòng sông con kênh của vùng Cà Mau, em nhận xét gì về các địa danh ấy. Những địa danh này gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên về vùng Cà Mau.
- Gọi học sinh đọc đoạn 3:
? Sau những đoạn giới thiệu chung khái quát về sông nước Cà Mau, tác giả đi vào miêu tả cụ thể, sông Năm Căn được miêu tả như thế nào ?
? Tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông, rừng đước.
? Trong câu “ thuyền chúng tôi…” có động từ nào chỉ hoạt động con thuyền.
? Nếu thay đổi trình tự động từ ấy thì có ảnh hưởng gì đến nội dung diển đạt không.
? Nhận xét gì về sự chính xác tinh tế trong cách dùng từ của tác giả ở các câu ấy.
? Tìm trong đoạn văn nói trên những từ tác giả miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét về cách miêu tả của tác giả.
- Gọi học sinh đọc đoạn 4 :
? Đoạn văn tả cảnh gì ?
? Cảnh ấy ra sao ?
? Tìm những chi tiết miêu tả cảnh ấy ? tác giả dùng nghệ thuật gì tả cảnh chợ ?
? Qua bài văn em hình dung như thế nào về vùng sông nước Cà Mau.
?Nêu ý nghĩa của đoạn trích
* Hoạt động 4 : TỔNG KẾT
Mục tiêu: Nắm chắc nội dung và nghệ thuật tác phẩm
Hoạt động 5 : Luyện tập
Cho 2 học sinh lên bảng làm bài tập 1, 2/23/SGK
Cá nhân đọc
Trả lời dựa vào SGK.
" Cá nhân đọc, lớp theo dõi.
" Sông nước Cà Mau, vùng cực Nam của đất nước Việt Nam.
" Đi từ ấn tượng chung, cái nhìn khái quát về thiên nhiên, sông nước 1 vùng đến cảnh cụ thể của dòng sông từ cảnh thiên nhiên đến hoạt động con người . Xen vào giữa mạch miêu tả còn có đoạn thuyết minh, giải thích .
" 4 đoạn:
+ Đoạn 1: “ Càng… đơn điệu”: Ấn tượng ban đầu bao trùm về sông nuớc Cà Mau.
+ Đoạn 2 : “ Từ khi ….nước đen”: Thuyết minh về cách đặt tên cho các dòng sông.
+ Đoạn 3 : “ Thuyền …. Ban mai” : hình ảnh sông nước Cà Mau.
+ Đoạn 4 : Hình ảnh chợ Năm Căn tấp nập, đông vui, trù phú, độc đáo.
" Đi thuyền trên các con sông. Quan sát rất thích hợp cho việc miêu tả.
" Học sinh đọc.
" Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện cùng quang cảnh chỉ lặng lẽ màu xanh đơn điệu.
" Mắt : bủa giăng, chi chít, xanh.
Tai : tiếng rì rào.
Đoạn văn không chỉ diển tả ấn tượng ban đầu của tác giả về sông nước Cà Mau mà còn có những đoạn thuyết minh giải thích.
" Các địa danh không dùng danh từ mỹ lệ mà theo đặc điểm riêng từng vùng thành tên gọi khiến cho nó trở nên cụ thể mà gần gủi thân thương, tô đậm ấn tượng về một thiên nhiên đầy sức sống của vùng Cà Mau. Thủ pháp liệt kê được sử dụng có hiệu quả thể hiện sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên và cuộc sống vùng đất ấy.
" Cá nhân
" Rộng lớn, hùng vĩ.
" Sông mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, những đầu sóng trắng, rộng lớn ngàn thước.
Rừng đước : Dựng cao ngắt như những dãy tường thành vô tận lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông. Tuy dòng sông rộng lớn và hùng vĩ nhưng nó vẫn hiền lành, vẫn là chỗ dung thân cho hàng đàn cá nước chứ không hung tợn và hoang dã như con Sông Đà ở vùng phía Bắc nước ta với những dãy đá ngầm “ hun hút”, hoăm hoắm như chông”.
" Thoát qua, đổ ra, xuôi về.
" có
" Kênh sông Bọ Mắt không biết rõ cơ mam nào là bọ mắt, bay theo thuyền từ bầy nên việc rời khỏi nó như thoát qua 1 tai họa bị đốt ngứa ngáy nên gọi là thoát ; con sông Cửa Lớn như tên gọi nó mênh mông rộng lớn nên phải là đổ ; từ đó, em xuôi về Năm Căn. Không từ nào thay thế cho chúng được.
" Xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ "những màu sắc tươi sáng đẹp đẽ, đầy sức sống của thiên nhiên tạo nên cảm giác dễ chịu xen lẫn yêu thích. Cảnh vật không chỉ tươi đẹp qua hình ảnh mà nó còn cần sự sống động, hoạt động.
" Học sinh đọc
" Chợ Năm Căn.
" Đông vui, tấp nập, trù phú, độc đáo.
" Liệt kê kết hợp tả những nét tiêu biểu về hình ảnh cảnh vật và hoạt động người khiến cảnh hiện ra tấp nập đông vui, trù phú, độc đáo.
" Tự do phát biểu
" Gọi học sinh đọc .
" Chú ý sửa chữa, nhận xét. Giáo viên sửa chữa bài .
I. Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả :
- Đoàn Giỏi ( 1925 – 1989) quê ở Tiền Giang.
- Tác phẩm viết về cuộc sống thiên nhiên và con người Nam Bộ.
2/ Tác Phẩm :
- Đoạn trích nằm ở chương 18 truyện “ Đất rừng phương Nam” là tác phẩm thành công của Đoàn Giỏi.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1/ Đọc
2/ Bố cục
3/ Phân tích
a/ Ấn tượng ban đầu về sông nước Cà Mau.
Sông ngòi chi chít, bủa giăng như mạng nhện, lặng lẽ màu xanh đơn điệu.
" Cảm nhận tinh tế qua các giác quan.
b/ cách đặt tên cho các dòng sông:
- Kênh Ba Khía.
- Xã Năm Căn.
- Sông nước Cà Mau.
" Liệt kê
=> Sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên và cuộc sống vùng đất ấy .
c/ Hình ảnh sông nước Cà Mau :
- Dòng sông Năm Căn mênh mông, ầm ầm đổ ra biển.
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi.
- Con sông rộng hơn ngàn thước.
- Màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ…..
" Cách dùng từ chính xác có chọn lọc.
=> hùng vĩ , rộng lớn, đẹp đẽ, tươi sáng, đầy sức sống.
d. Chợ Năm căn:
Ồn ào đông vui, tấp nập, trù phú, độc đáo.
Ý nghĩa truyện
Sông nước Cà Mau là 1 đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu và tấm lòng gắn bó của nhà văn với thiên nhiên và con người Cà Mau.
III. TỔNG KẾT
NT : Miêu tả từ bao quát đến cụ thể ;lựa chon tứ ngữ chính xác, gợi hình kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ;sử dụng ngôn ngữ địa phương; kết hơp miêu tả với thuyết minh.
ND :Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn tấp nập, trù phú , độc đáo.
IV. Luyện tập :
SGK/23
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Đọc kĩ văn bản , nhớ các chi tiết đặc sắc , chi tiết so sánh;
- Hiểu được ý nghĩa của các chi tiết cĩ sử dụng phép tu từ.
- Học thuộc ghi nhớ + xem lại bài.
- Viết đoạn văn giới thiệu con sông ở quê em.
- Soạn bài “ Bức tranh của em gái tôi” trang 30/ SGK.
V. RÚT KINH NGHIỆM
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- SÔNG NƯỚC.doc