I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Phân biệt phụ âm d/v, sửa chữa những lỗi chính tả đối với những từ có các phụ âm đó.
Phát âm đúng phụ âm d/v để điều chỉnh cách viết, viết đúng chính tả.
b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng đúng các phụ âm d/v.
c. Giáo dục: Giáo dục tính cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Một số từ ngữ có phụ âm d/v, bảng phụ
b. HS: Thống kê một số từ ngữ có phụ âm d/v
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề.
. Thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Giảng bài mới
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 87 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)
ND: 01.02.2008 RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Phân biệt phụ âm d/v, sửa chữa những lỗi chính tả đối với những từ có các phụ âm đó.
Phát âm đúng phụ âm d/v để điều chỉnh cách viết, viết đúng chính tả.
b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng đúng các phụ âm d/v.
c. Giáo dục: Giáo dục tính cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Một số từ ngữ có phụ âm d/v, bảng phụ
b. HS: Thống kê một số từ ngữ có phụ âm d/v
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề.
. Thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2 Hướng dẫn điền từ có d/v
HS làm bài, nhận xét
GV nhận xét
HĐ2 Hướng dẫn điền từ hợp lý
HS làm bài, nhận xét
GV nhận xét
a. vây, dây, giây, giây, vây, dây, vây
b. vật, giật (vật), dật, giật, vật vã, vật, vật
c. giẻ, dẻ, dẻ, vẻ, vẻ, giẻ, dẻ
HĐ3 Hướng dẫn trò chơi ngôn ngử
Chia 2 nhóm:
Nhóm 1 đọc, nhóm 2 ghi bảng. sau đó nhận xét
Nhóm 1 đọc, nhóm 2 ghi bảng. sau đó nhận xét
GV nhận xét
Nội dung bài học
Bài tập 1: Chọn các tiếng có d/v thích hợp điền vào các câu sau:
a. Bên tai … thổi.
b. Nhân …. đã ….. chống lại sự áp bức của thực dân, phong kiến.
c. Thầy …. Vẫn tiếp tục …. bàì, giọng …..
d. Tiếng sáo …. Lên, từ xa …. Lại như chia sẻ .niềm …. Với mọi người.
Bài tập 2: Chọn từ điền vào chỗ trống cho phù hợp:
a. vây, dây, giây
b. vật, dật, giật
c. vẻ, giẻ, dẻ
….. cá
….. lộn
….. rách
sợi ….
….. mình
da …..
…… phút
dư ….
mảnh ….
…... lát
điện ….
…. đẹp
…… cánh
….. vã
….. vang
…… dưa
….. chất
….. lau
bao …..
nhân ….
hạt …..
Bài tập 3:
Nhóm 1: Hoa văn, dặn dò, vần thơ, dân tộc, giăng dây, sum vầy, dè bỉu, vung vít, dây chuyền.
Nhóm 2: vun vén, vơ vét, vầng trăng, giơ tay, dâng trào, giai cấp, dè sẻn, tai họa, vẹn toàn.
4. Củng cố, luyện tập:
Một số qui tắc cơ bản:
- Trong âm tiết: v, gi không bao giờ đứng trước âm đệm (trừ voan)
- Trong từ láy: v, d, gi không láy với nhau; nếu từ láy có tiếng là v thì tiếng còn lại viết v
V láy với b, ch còn gi, d thì không được
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Xem lại các bài tập. Làm bài tập: Viết các từ láy co tiếng gốc là vẫy, dễ, dày, du, vương, vi.
Chuẩn bị Phương pháp tả cảnh SGK.45. Đọc và trả lời câu hỏi 3 văn bản phần I
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 88 PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
ND: 01.02.2008 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5- VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Nắm được cách tả cảnh và hình thức của một đoạn văn, bài văn tả cảnh.
b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và lựa chọn, trình bày chi tiết hợp lý.
c. Giáo dục: Giáo dục tình cảm quê hương
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Giáo án, SGK
b. HS: Tìm hiểu các đoạn văn theo SGK.45
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề.
. Thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Thế nào là văn miêu tả? Muốn làm tốt văn miêu tả cần có kỹ năng gì?
2. Kiểm tra 2 vở bài tập
Khái niệm (4 điểm)
Các kỷ năng (6 điểm)
3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu phương pháp viết văn tả cảnh
* Thảo luận 5’: Mỗi nhóm 1 đoạn văn, trả lời theo câu 2 /SGK.46
a. Hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ ….
b. Trình tự: Người ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông thì cái đập vào mắt trước hết phải là dòng sông, nước chảy rồi mới tới cảnh vật hai bên bờ. Nếu miêu tả khác đi thì vị trí người tả phải thay đổi.
c. HS xác định bố cục.
Mở bài: Khái quát tác dụng, cấu tạo, màu sắc lũy tre.
Thân bài: tả kỷ ba vòng của lũy tre
Kết bài: Tả măng tre dưới gốc
. Trình tự miêu tả: Miêu tả theo vị trí người tả hướng từ bên ngoài (lũy ngoài, lũy giữa, lũy trong). Nếu tả theo trình tự thời gian thì sẽ khác.
* Muốn tả cảnh, cần phải chuẩn bị điều gì?
. Xác định đối tượng
. Quan sát lựa chọn hình ảnh tiêu biểu.
. Trình bày theo thứ tự nhất định.
* Bố cục bài văn miêu tả có mấy phần? Nội dung?
HS đọc ghi nhớ SGK. 47
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập
1. Có thể chọn trình tự:
Thời gian: Từ lúc bắt đầu đến hết giờ
Không gian: ừ ngoài vào trong.
Kết hợp cả 2 trình tự không gian và thời gian
. Hình ảnh có thể chọn:
Cảnh HS nhận đề, cảnh HS chăm chú làm bài
Một vài gương mặt tiêu biểu
Cảnh thu bài
Cảnh bên ngoài lớp học ….
. HS viết và trình bày phần mở bài, kết bài 7’
GV nhận xét các đoạn văn.
* Nhận xét chung: Người viết không tả theo trình tự không gian hay thời gian mà theo mạch cảm xúc và hướng theo con mắt của mình.
Nội dung bài học
I. PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TẢ CẢNH:
1.
2a. Nhờ tả ngoại hình và các động tác của dượng Hương Thư mà có thể hình dung được phần nào cảnh sắc khúc sông có nhiều thác dữ.
b. Tả cảnh một vùng sông nước Cà Mau.
Trình tự: Từ dưới mặt sông nhìn lên bờ.
Từ gần đến xa.
c. Bố cục gồm ba phần
Trình tự: Khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong theo trình tự không gian.
* Ghi nhớ SGK. 47
II. LUYỆN TẬP PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TẢ CẢNH VÀ BỐ CỤC VĂN TẢ CẢNH:
1. Tả cảnh trong giờ làm bài tập làm văn:
2. Đọc đoạn văn và rút ra dàn ý Biển đẹp
A.Mở bài: Giới thiệu về biển đẹp
B. Thân bài:
Cảnh biển đẹp trong những thời điểm khác nhau: Buổi sớm nắng sáng, buổi chiều gió mùa đông bắc
Ngày mưa rào
Buổi sớm nắng mờ, buổi chiều lạnh
Buổi chiều nắng tàn, mát dịu.
Buổi trưa xế
Biển, trời đổi màu.
C. Kết bài: Nhận xét vì sao biển đẹp.
4. Thực hiện ở HĐ3
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Xem lại bài và học ghi nhớ SGK.47
Làm bài viết số 5 (Nộp bài ngày 19.02.2008) đề: Tả cảnh ngày tết ở quê em
Dàn ý
A. Mở bài: (1.5 điểm)
Giới thiệu ngày tết trên quê em
B. Thân bài: (7 điểm)
Tả chi tiết như: Chuẩn bị đón tết, đón giao thừa, cảnh sum họp gia đình cảnh đi chơi ngày tết, …. Theo một trình tự hợp lý.
C. Kết bài: (1.5 điểm)
Cảm nghĩ của em về ngày tết dân tộc.
Chuẩn bị: Tìm hiểu văn bản Buổi học cuối cùng SGK.49
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 89 BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
ND: 19.02.2008 (Chuyện của một cậu bé người An-dát)
An-phông-xơ Đô-đê
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói dân tộc.
nắm được phương pháp kể chuyện từ ngôi thứ nha61tva2 nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động.
b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích tâm lý nhân vật.
c. Giáo dục: Giáo dục tình cảm quê hương
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Giáo án, SGK
b. HS: Tìm hiểu văn bản theo SGK.54
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề.
. Thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư khi chỉ huy vượt thác? Vì sao dượng Hương Thư được ví như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ?
2. Hình ảnh những chòm cây cổ thụ được miêu tả mấy lần? Phân tích sự giống và khác nhau của mỗi lần miêu tả và nêu dụng ý của tác giả?
1. Miêu tả đúng (4 điểm)
Nêu được tác dụng (6 điểm)
2. Nêu được 2 lần (3 điểm)
Phân tích (7 điểm)
3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu chú thích
Giọng đọc chậm, xót xa,day dứt
Lời thầy Ha-men đọc dịu dàng và buồn
HS đọc toàn văn bản và kể tóm tắt đoạn diễn biến buổi học cuối cùng. Chú ý ngôi kể
HS, GV nhận xét cách đọc, kể tóm tắt.
GV bổ sung: Tác giả sinh ở Nimơ miền Prôvăngxơ. Gia đình nghèo túng phải bỏ học giữa chừng và đi dạy. Đến Pari, ông viết văn và được đánh giá là bậc thầy về sự rung cảm duyên dáng và trào lộng.
HS đọc SGK.54
* Nhân vật chính là ai? Ngôi kể thứ mấy?
. Phrăng vừa kể chuyện vừa là nhân vật chính.
. Thầy Hamen: nhân vật chính- trung tâm truyện.
HĐ3: Tìm hiểu văn bản
* Quang cảnh trên đường Phrăng tới trường được miêu tả thế nào?
Trời ấm, trong trẻo, sáo hót ven rừng
Trụ sở xã có nhiều người đứng trước bảng cáo thị
* Tâm trạng chú bé thế nào?
. Định trốn học những cố cưỡng lại được và đến trường.
* Quang cảnh lớp học thế nào?
. Dân làng rất đông, ngồi lặng lẽ.
. Lớp học nghiêm trang
* Tâm trạng Prăng thế nào?
. Ngượng nghịu, xấu hỗ bước nhẹ vào lớp
. Ngạc nhiên nhìn sự thay đổi của thầy giáo, dân làng
. Lời thầy làm cậu choáng váng. Rồi chợt hiểu
* Tâm trạng Prăng khi không thuộc bài lần nữa là gì?
Mà tôi thì mới biết viết tập toạng …. Không dám ngẩng đầu lên ….: Từ chán học chuyển đến thích học , tự nguyện học nhưng đã muộn rồi.
Giáo dục thái độ học tập của HS
Nội dung bài học
I. ĐỌC- TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
1. Đọc:
2. Tác giả, tác phẩm: SGK.54
3. Từ Khó: SGK.54
. Cáo thị: Thông báo dán trên tường, ngoài đường, ngoài chợ, …
II. ĐỌC- TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Nhân vật chú bé Phrăng:
a. Trên đường tới trường:
b. Trong lớp học:
Ân hận, xấu hổ, tự trách khi một lần nữa không thuộc bài vì ý thức được lỗi lầm không có cơ hội sửa chữa.
4. Củng cố, luyện tập:
Kể tóm tắt truyện
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Xem lại phần đã tìm hiểu
Chuẩn bị: Tìm hiểu tâm trang chú bé từ lúc vào lớp đến cuối tiết học
Tìm hiểu nhân vật Hamen (câu 5/SGK.55) và nghệ thuật của văn bản.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 90 BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (tt)
ND: 20.02.2008 (Chuyện của một cậu bé người An-dát)
An-phông-xơ Đô-đê
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói dân tộc.
nắm được phương pháp kể chuyện từ ngôi thứ nha61tva2 nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động.
b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích tâm lý nhân vật.
c. Giáo dục: Giáo dục tình cảm quê hương
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Giáo án, SGK
b. HS: Tìm hiểu văn bản theo SGK.54
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề.
. Thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh, không gian, địa điểm nào? Ấn tượng sâu sắc nhất của em là nhân vật nào? Vì sao?
2. Tâm trạng Phrăng khi biết đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng thế nào?
Hoàn cảnh: Sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ
Không gian: Từ nhà đến trường
Địa điểm: Lớp học (4 điểm)
Chọn nhân vật và nêu lý do hợp lý (6 điểm)
Choáng váng, sững sờ, sau đó tiếc nuối, ân hận vì lười nhác, ham chơi của mình (10 đ)
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu văn bản
* Trang phục của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng được miêu tả thế nào?
Chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ-ganh-đuốc xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn- những thứ trang phục chỉ dùng trong lễ trang trọng như phát thưởng, thanh tra … chứng tỏ ý nghĩa hệ trọng của buổi học cuối cùng.
* Thái độ của thầy Ha-men đối với học sinh thế nào?
Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng khi Phrăng đến lớp muộn và cả khi không thuộc bài, nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết hiểu biết trong buổi học cuối cùng này.
Chê trách những ai, kể cả bản thân, lơ là với việc học tập.
* Những tờ mẫu mới tinh có viết tiếng “Pháp, An-dát”, An-dát có ý nghĩa gì?
An-dát là một phần của nước Pháp. Pháp thua trận nên vùng An-dát bị buộc phải học bằng tiếng Đức.
Thông điệp hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc vì ngôn ngữ không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là chìa khóa mở ngục tù khi dân tộc rơi vào vòng nô lệ.
* Việc ca ngợi tiếng Pháp và viết lên bảng đầy xúc động “Nước Pháp muôn năm” cho ta biết điều gì về tình cảm của thầy Ha-men?
Lời thầy Ha-men vừa sâu sắc vừa tha thiết, biểu lộ tình yêu nước sâu đậm và lòng tự hào về tiếng nói của dân tộc.
* Hành động và cử chỉ khác thường như người tái nhợt, nghẹn ngào không nói được hết câu, dồn sức viết rồi như kiệt sức, …. Gợi cho em ấn tượng về thầy Ha-men thế nào?
Học sinh phát biểu tự do. GV nhận xét, bổ sung.
GV giáo dục tình cảm yêu quý tiếng Việt, trân trọng giữ gìn và phát huy ngôn ngữ Việt.
* Các nhân vật khác như cụ Hô-de, bác phát thư, dân làng … đến lớp và đánh vần tiếng Pháp có ý nghĩa gì?
Để chứng kiến buổi học cuối cùng và bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy Ha-men
* Hình ảnh cụ Hô-de nâng quyển sách bằng hai tay thể hiện tình cảm gì?
Tình cảm thiêng liêng và trân trọng của người dân với việc học tiếng Pháp của dân tộc mình.
* Thảo luận 4’: Em suy nghĩ thế nào nếu đây như Phrăng vốn là học sinh giỏi tiếng Pháp, nếu dân làng không có mặt trong lớp học?
Nghệ thuật xây dựng tình huống độc đáo: Nếu Phrăng giỏi tiếng Pháp thì sẽ không có sự nuối tiếc và sẽ không có cơ hội để thầy Ha-men ca ngợi tiếng Pháp như chìa khóa mở cửa chốn lao tù. Nếu không có dân làng thì buổi học không có ý nghĩa thiêng liêng về buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
* Em có nhận xét nghệ thuật trong văn bản thế nào?
HS đọc ghi nhớ SGK.55
HĐ3: Củng cố, luyện tập
HS đọc thêm đoạn thơ Tiếng mẹ đẻ SGK.56
Nội dung bài học
2. Nhân vật thầy Hamen:
Trang phục trang trọng
Thái độ dịu dàng, kiên nhẫn giảng bài
Yêu tiếng nói của dân tộc, đó là biểu hiện của lòng yêu nước.
3. Nghệ thuật:
. Kể chuyện theo ngôi thứ nhất
. Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ (thầy Ha-men)
. Ngôn ngữ tự nhiên, giọng kể chân thành.
* Ghi nhớ SGK.55
III. LUYỆN TẬP:
4. Thực hiện ở HĐ3
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Tập kể tóm tắt văn bản và làm bài bài 2/ SGK.56, tập phân tích lại văn bản.
Tìm và nêu tác dụng của các câu so sánh trong văn bản
Chuẩn bị: Tìm hiểu Nhân hóa SGK.56, 57, xem các ví dụ trong SGK và tìm một số ca dao, tục ngữ, thơ văn có biện pháp nhân hóa.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 91 NHÂN HÓA
ND: 20.02.2008
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Nắm được khái niệm và các kiểu nhân hóa.
b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích giá trị biểu cảm của nhân hóa, sử dụng đúng trong văn nói và văn viết.
c. Giáo dục: Giáo dục tình yêu tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Giáo án, SGK, bảng phụ
b. HS: Tìm hiểu các ví dụ SGK.56, 57
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề.
. Thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Hãy nêu các kiểu so sánh và tác dụng của so sánh? Cho ví dụ và xác định đó là kiểu so sánh nào?
2. Kiểm tra 3 vở bài tập
Nêu các kiểu so sánh (2 điểm)
Nêu tác dụng (4 điểm)
Cho và xác định ví dụ (4 điểm)
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu khái niệm nhân hóa
Bảng phụ ghi ví dụ thơ Trần Đăng Khoa
* Bầu trời được gọi bằng gì? (Ông)
Ông thường dùng để gọi người nay dùng để gọi trời. Cách gọi này làm cho bầu trời trở nên gần gũi hơn.
* Hãy kể tên các sự vật được nói đến?
Trời, cây, mía, kiếm
* Các sự vật ấy được gán cho những hành động gì? Hành động đó là của ai?
Hành động của người: mặc áo giáp, ra trận, múa gươm, hành quân
* Cách diễn đạt trong I.1 và I.2 để miêu tả sự vật hiện tượng
khác nhau thế nào?
Mục I.2 chỉ có tính chất miêu tả, tường thuật.
Mục I.1 nhằm bày tỏ thái độ, tình cảm của người viết.
Nhân hóa có tính hình ảnh làm cho các sự vật, sự việc được miêu tả gần gũi với con người hơn.
* bài tập nhanh: (bảng phụ) Xác định các sự vật đã được gán cho những hành động của con người?
a. Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu? (Ca dao)
b. Đường nở ngực. Những hàng dương liễu nhỏ
Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm (Tố Hữu)
Gợi ý: a. núi chê, núi ngồi
b. Đường nở ngực
GV chốt ý. HS đọc ghi nhớ SGK.57
HĐ3: Tìm hiểu các kiểu nhân hóa
Bảng phụ ghi các ví dụ SGK.57
* Ví dụ a, các từ lão, bác, cô, cậu thường dùng gọi ai? Ở đây dùng để gọi cái gì, của ai?
Dùng để gọi con người nhưng ở đậy dùng để gọi các sự vật (bộ phận trên cơ thể con người)
* Ví dụ b, các động từ chống, xung phong, giữ thường để chị hành động của ai và ở đây để chỉ hành động của cái gì?
Dùng để chỉ hành động của con người, ở đây để chỉ hành động của sự vật (tre)
* Ví dụ c, từ ơi thường dùng để xưng hô với ai? Ở đây dùng để xưng hô với cái gì?
Dùng xưng hô với người (nhé, nhỉ, hỡi), ở đây dùng xưng hô với con trâu
GV chốt: Cách dùng như vậy gọi là phép nhân hóa, có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau nhung co ba kiểu cơ bản
HS đọc ghi nhớ SGK.58
HĐ4: Củng cố, luyện tập
HS làm việc cá nhân. GV nhận xét, sửa chữa
Thảo luận đôi bạn 3’
HS trình bày, bổ sung
GV nhận xét, sửa chữa
HS làm việc cá nhân. GV nhận xét, sửa chữa
Nội dung bài học
I. NHÂN HÓA LÀ GÌ?
Gán cho sự vật, hiện tượng không phải là người có đặc điểm, hành động … như con người.
Biểu thị được tình cảm, suy nghĩ, … của người viết.
* Ghi nhớ SGK.57
II. CÁC KIỂU NHÂN HÓA:
Dùng từ gọi người để gọi vật
Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
* Ghi nhớ SGK 58
III. LUYỆN TẬP:
1. Chỉ ra và nêu tác dụng của nhân hóa:
. Bến cảng … đông vui
. Tàu mẹ, tàu con
. Xe anh, xe em tíu tít
. Tất cả đều bận rộn
* Tác dụng: Gợi không khí bến cảng nhộn nhịp, bận rộn với các phương tiện có trên cảng.
2. So sánh cách diễn đạt:
. Bài tập 1 có dùng nhân hóa: Cảm nghĩ tự hào, sung sướng của người trong cuộc.
. Bài tập 2 không dùng nhân hóa: Quan sát, ghi chép, tường thuật khách quan của người ngoài cuộc.
3. So sánh hai cách viết:
a. Giống nhau: Đều tả về cái chổi rơm
b. Khác nhau:
. Cách 1 có dùng nhân hóa: gọi chổi rơm là cô bé, cô. Văn biểu cảm
. Cách 2 không dùng nhân hóa. Văn thuyết minh
4. Xác định kiểu nhân hóa và nêu tác dụng:
a.Trò chuyện, xưng hô với núi như với người nhằm giải bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói (Núi ơi0
b. Dùng những từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật (tấp nập, cãi cọ om sòm) làm cho đoạn văn trở nên sinh động, hóm hỉnh.
c. Dùng những từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của cây cối và sự vật (mãnh liệt, trầm ngâm lặng nhìn, vùng vằng) nhằm tạo hình ảnh mới lạ, gợi suy nghĩ cho con người.
d. Dùng những từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của cây cối và sự vật (bị thương,thân mình, vết thương, cục máu) nhằm gợi sự cảm phục, lòng thương xót và căm thù nơi người đọc.
4. Thực hiện ở HĐ4
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học ghi nhớ và làm bài tập 5 theo hướng dẫn SGK.59
Chuẩn bị tìm hiểu Phương pháp tả người SGK.59
. Đọc kỹ ba đoạn văn SGK.59, 60
.Trả lời câu hỏi gợi ý SGK.61
. Quan sát, lựa chọn và lập dàn ý miêu tả em bé khoảng 4-5 tuổi
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 92 PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
ND: 22.02.2008
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Nắm được cách tả người và bố cục hình thức của một đoạn, một bài văn tả người.
b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, lựa chọn, trình bày theo một trình tự hợp lý.
c. Giáo dục: Giáo dục ý thức quan sát, lựa chọn trong văn miêu tả người.
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Giáo án, SGK
b. HS: Tìm hiểu các ví dụ SGK.59, 60
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề.
. Thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Muốn tả cảnh, cần phải nắm vững những yêu cầu gì? Nêu bố cục của một bài văn tả cảnh?
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Nêu yêu cầu (5 điểm)
Nêu bố cục (5 điểm)
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu phương pháp viết đoạn văn, bài văn tả người
* Thảo luận 5’: Mỗi nhóm đọc một đoạn văn và trả lời câu hỏi trong SGK.61
N1,2 đoạn 1; N3,4 đoạn 2; N5,6 đoạn 3
Các nhóm trình bày, bổ sung
GV chốt nội dung.
*Câu hỏi a
. Đoạn 1: Tả dượng Hương Thư- người chèo thuyền, vượt thác
Những từ ngữ, hình ảnh: Như pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn, ……
. Đoạn 2: Tả Cai Tứ- người đàn ông gian hùng
Những từ ngữ, hình ảnh: Mặt vuông, hai má hóp, lông mày lổm chổm, đôi mắt gian hùng, ….
. Đoạn 3: Tả hai đô vật Quắm Đen và ông Cản Ngũ trong keo vật đền Đô.
Những từ ngữ, hình ảnh: lăn xả đánh ráo riết, thế đánh lắt léo, hóc hiểm, …. , đứng như cây trồng giữa xới, thò tay nhấc bổng như giơ con ếch có buộc sợi dây ngang bụng, thần lực ghê gớm
* Câu hỏi b
. Đoạn b chỉ miêu tả chân dung nhân vật Cai Tứ nên dùng nhiều tính từ, ít động từ.
. Đoạn a,c tập trung miêu tả nhân vay65t kết hợp với hành động nên dùng nhiều động từ, ít tính từ.
* Khi muốn miêu tả người, cần phải xác định điều gì?
* Câu hỏi c
. Đoạn 3 gần như bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần.
Mở bài: …. ầm ầm. Cảnh keo vật chuẩn bị bắt đầu.
. Thân bài: …. Ngang bụng vậy. Diễn biến keo vật.
+ Những nhịp trống đầu tiên, Quắm Đen ráo riết tấn công, Ông Cản Ngũ lúng túng đón đỡ, bỗng bị mất đà do bước hụt.
+ Tiếng trống dồn lên, giục giã. Quắm Đen cố mãi vẫn không bê nổi cái chân ông Cản Ngũ.
+ Quắm Đen thất bại nhục nhã.
. Kết bài: Mọi người kinh sợ trước thần lực ghê gớm của ông Cản Ngũ.
* Có thể đặt nhan đề: Keo vật thách đấu, Quắm- cản so tài, Hội vật đền Đô năm ấy, ….
* Nhận xét bố cục bài văn, từ đó rút ra bố cục chung cho bài văn miêu tả người?
HS đọc ghi nhớ SGK.61
HĐ3: Củng cố, luyện tập
Thảo luận 5’
HS trình bày, bổ sung
GV nhận xét, bổ sung
HS điều chỉnh dàn ý đã làm ở nhà, sau đó trình bày trên bảng
HS nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, bổ sung
Lưu ý kết hợp với các phép tu từ so sánh đã học
Nội dung bài học
I. PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN TẢ NGƯỜI:
Quá trình miêu tả gồm các bước:
. Xác định mục đích, đối tượng: Tả ai? Tả làm gì? Tả chân dung hay tả người trong hành động
. Quan sát, lựa chọn những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, nổi bật.
. Trình bày theo thứ tự hợp lý
. Bố cục gồm ba phần
* Ghi nhớ SGK.61
II. LUYỆN TẬP:
1. Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu khi miêu tả em bé khoảng 4-5 tuổi.
Gợi ý: mắt đen lóng lánh, môi đỏ chon chót, hay cười toe toét, mũi tẹt, răng sún, nói ngọng và chưa sõi, ….
2. Lập dàn ý cơ bản cho bài tập 1
A. Mở bài: Giới thiệu về em bé
B. Thân bài: Miêu tả chi tiết
Khuôn mặt (tròn xoe, dài, gãy, ….)
Cái miệng (rộng, bé, tươi hơn hớn, môi cong lên, hay khóc nhè, …)
Tóc (lơ thơ vài sợi, mềm như tơ, óng mượt, ….)
Hai bàn tay (mũm mĩm, dài nuột nà, ngón tay trắng hồng, …)
Đôi chân (vòng kiềng, khuỳnh khuỳnh, ngắn ngủng, ngón cái tòe ra, …)
Nước da (trắng hồng, ngăm ngăm, căng bóng, …)
C. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về em bé..
4. Thực hiện ở HĐ3
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học ghi nhớ và tiếp tục làm bài tập 1 với 2 đề còn lại.
Làm bài tập 3/ SGK. 61
Chuẩn bị tìm hiểu văn bản Đêm nay Bác không ngủ/ SGK.63
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 93 ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
ND: 26.02.2008 Minh Huệ
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với chiến sĩ; thấy được tình cảm yêu quý và kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.
Nắm được nghệ thuật bài thơ: Kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng; chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức truyền cảm; thể thơ năm chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.
b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, lựa chọn, trình bày theo một trình tự hợp lý.
c. Giáo dục: Giáo dục tình cảm kính yêu đối với vị lãnh tụ của dân tộc
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Giáo án, SGK
b. HS: Tìm hiểu các câu hỏi SGK.67
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề.
. Thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Tình cảm đối với tiếng Pháp, với thầy Ha-men của Phrăng trong buổi học cuối cùng như thế nào?
2. Tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng và nêu lên những nét thành công nghệ thuật của tác giả
Tình cảm đối với tiếng Pháp (5 điểm)
Tình cảm với thầy Ha-men (5 điểm)
Tóm tắt văn bản (5 điểm)
Nét thành công (5 điểm)
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV giới thiệu bài mới
HĐ2: Tìm hiểu chú thích
Giọng tâm tình, chậm rãi, thủ thỉ, ngắt nhịp thay đổi lần lượt 3/2, 2/3
Phân biệt giọng kể chuyện, lời nói của anh đội viên (lo lắng, nũng nịu), lời Bác Hồ (trầm ấm, chậm rãi)
. Là cán bộ tuyên truyền thời kỳ chống Pháp. Sau hòa bình từng làm Trưởng ty Văn hóa, chủ tịch Hội văn nghệ của tỉnh Nghệ An.
. Tập thơ: Đất chiến hào (1970), Mùa xanh đến (1972), truyện ký, phê bình.
HS đọc từ khó SGK.66
HĐ3: Tìm hiểu văn bản
* Bài thơ kể lại câu chuyện gì?
Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
* Em hãy kể diễn biến câu chuyện? (lần 1, lần 3)
HS đọc diễn cảm đoạn 1
* Em nhận xét cách mở đầu bài thơ có gì
File đính kèm:
- Tuan 22.doc