A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
-Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật.
-Nắm được thể thơ bốn chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
- Tìm hiểu và phân tích được ý nghĩa các từ láy, các hoán dụ và đối thoại trong thơ tự sự.
3. Thái độ:
- Học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của hình tượng ượm trong thơ.
- Giáo dục học sinh thái độ học tập noi gương các thế hệ trẻ dũng cảm, kiên cường.
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4012 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần: 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:25-Bài:24 Tiết:99
NS:11/3/2008
NG:13/3/2008
LƯỢM.
(Tố Hữu)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức :
Giúp học sinh:
-Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật.
-Nắm được thể thơ bốn chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự.
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
- Tìm hiểu và phân tích được ý nghĩa các từ láy, các hoán dụ và đối thoại trong thơ tự sự.
3. Thái độ :
- Học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của hình tượng ượm trong thơ.
- Giáo dục họïc sinh thái độ học tập noi gương các thế hệ trẻ dũng cảm, kiên cường.
B/ PHƯƠNG PHÁP : Phân tích, bình giảng, liên hệ.
C/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Sgk, sgv, tranh minh hoạ.
2. Học sinh : Sgk, vở ghi.
D/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: 1 phút
Kiểm tra sĩ số :
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Chiến tranh đã di qua hơn ba mươi năm với bao nỗi đau và cả niềm tự hào về sự anh dũng, kiên cường của sức mạnh đại đoàn kết quân dân. Tiếp bước cha anh, tuổi nhỏ trí lớn biết bao các em thiếu nhi đã đóng góp công sức, cả tính mạng của mình cho kháng chiến và xứng đáng được lưu danh sử sách. Lượm là một trong những tấm gương đo, nhà thơ Tố Hữu đã ghi lại hình ảnh cũng như bày tỏ tình cảm nhớ thương cảm phụccủa mình với chú bénen đã xây dựng thành công nhân vật để lại cho bao thế hệ người đọc rung động sâu sắc.ù
Hoạt động của Giáo viên
Hđ của Học sinh
Nội dung
* GV yêu cầu S đọc chú thích .
?Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
* GV bổ sung: Tố Hữu sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo nhưng cả cha, mẹ đều yêu và thuộc nhiều ca dao, dân ca. Quê hương thơ mộng ảnh hưởng nhiều đến sáng tác của ông.
Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với hoạt động cách mạng, từng bị bắt, tù đày nhiều lần. Oâng từng giữ nhiều chức vụ trong bộ máy của Đảng và nhà nước khi hoà bình lập lai.
-> Là lá cờ đầu của nền thơ ca hiện đại VN.
?Bài thơ được sáng tác trong thời gian hoàn cảnh nào?
? Em còn biết thêm những tác phẩm nào của ông?
Từ ấy(1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng(1961), Ra trận(1972), Máu và hoa(1977)
-> Sau này sẽ được học ở lớp 8.
? Theo em bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cách ngắt nhịp ra sao?
* GV giới thiệu hướng dẫn về thể thơ bón chữ phần đọc thêm.
GV hướng dẫn cách đọc: đoạn đầu giọng vui tươi, nhanh, chú ý những câu cảm thán, câu hỏi tu từ ngắt và đọc chậm lại, lắng xuống.
GV đọc mẫu một đoạn, yêu cầu 2 hs đọc
?Bài thơ viết về vấn đề gì?
-Giáo viên đọc mẫu, cho học sinh đọc.
? Theo em bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Giới hạn và nội dung của từng đoạn?
?Văn bản Lượm có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
?Chú bé Lượm và nhà thơ xuất hiện trong hoàn cảnh nào?
? Từ “đổ máu” gợi cho em hình ảnh ntn?
* GV giới thiệu: Tác giả đã sử dụng nt hoán dụ giờ sau học.
? Họ gặp nhau ở đâu?Đây là cuộc gặp gỡ ntn?
* GV chuyển ý: Trong lần gặp gỡ tình cờ này Lượm hiện ra ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu.
? Lượm được nhà thơ miêu tả như thế nào về hình dáng?
? Em có nhận xét gì về từ ngữ miêu tả dáng vẻ Lượm?
? Thế nào là loắt choát, thoăn thoắt, nghênh nghênh?
? Qua đó em hình dung được dáng vẻ của Lượm ra sao?
? Trang phục của Lượm được giới thiệu ntn?
? Em hiểu xắc, ca lô là gì?
Trang phục giống như các chiến sĩ vệ quốc thời KC chống TD Pháp.
? Từ xinh xinh gợi cho ta thấy trang phục của Lượm ntn?
? Cử chỉ của lượm có điều gì đặc biệt?
? Nhà thơ đã ví Lượm với hình ảnh nào? Cách ví von đó cho ta thâtác giả đã sử dụng nghệ thuật nào?
? Vì sao tác giả không so sánh với hình ảnh con vật khác mà lại là chim chích?
? Cách so sánh đó có tác dụng gì?
GV bình: Tác giả sử dụng nét nghệ thuật so sánh độc đáo so sánh Lượm như chú chim chích bé nhỏ nhưng giúp ích cho đời chuyên bắt sâu cho cây lá đâm trồi, nảy lộc. Ngoài ra tác giả còn sử dụng Bp tu từ ẩn dụ tượng trưng về con đường vàng mà Lượm đang đi, đó là con đường cách mạng, con đường đầy ánh sáng mở ra cả một tương lai cho dân tộc không chỉ thế hệ trước đã đi , Lượm đã đi mà còn ghi dấu chân của lớp lớp thế hệ mai sau, bởi đó là con đường đến hoà bình, tự do, hạnh phúc.
- Yêu cầu HS đọc khổ 4,5.
? Tìm từ ngữ diễn tả lời nói của Lượm?
? Lời nói đó cho thấy nhiệm vụ của ượm là gì? Liên lạc là làm gì?
? Từ thích hơn cho thấy nt gì được sử dụng? Vậy đối công việc Lượm là người ntn?
? Em có biết hình ảnh thiếu niên nào làm nhiệm vụ như Lượm không?
* GV treo tranh minh hoạ:
? Bức tranh miêu tả Lượm ở thời điểm nào? Miêu tả hình ảnh của Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ?
GV: Lượm xuất hiện qua ngòi bút tài tình với việc sử dụng từ láy gợi hình , cách so sánh liên tưởng khiến người đọc hình dung ra một chiến sĩ nhỏ tuổi tinh nghịch vui vể, hồn nhiên yêu đời đang nhảy chân sáo trên con đường hướng về chân trời tươi sáng.
GV yêu cầu HS đọc khổ 9,10.
? Tìm những chi tiết miêu tả Lượm khi làm nhiệm vụ?
? Nhận xét về từ loại miêu tả ?
? Em thấy Lượm làm nhiệm vụ trong hoàn cảnh nào?
? Sợ chi diễn tả trạng thái nào? Em nhận xét trong chiến đấu ượm là con người ntn?
GV: Vẫn là phong thái hồn nhiên, hăng hái, dũng cảm, Lượm vượt qua bom đạn của kẻ thù để hoàn thành nhiệm vụ. Thế nhưng chiến tranh luôn luôn là ẩn số của đau thương mất mát và không từ một ai.
- Yêu cầu HS chú ý khổ thơ 6,7
? Sau cuộc chia tay, tác giả có gặp lại Lượm không?
? Chợt nghe cho ta thấy được tin báo ntn?
? Dòng thơ tiếp theo có điều gì đặc biệt?
? Cách ngắt nhịp như vậy có tác dụng diễn tả cảm xúc nào của tác giả?
? Sự hi sinh của Lượm được diễn tả qua những chi tiết nào?
? Câu thơ gợi ch em cảm xúc gì?
Lượm đã hi sinh một hiện thực đau xót không thể không tin.
? Lượm ngã xuống trong tư thế nào?
? Em có nhận xét gì ve nghệ thuật miêu tả của tác giả?à
? Qua đó em thấy sự hi sing của Lượm ntn?
GV bình: Cha trời, mẹ đất đã đón lượm về, quê hương song núi sẽ ru giấc ngủ cho chú bé như sự hoá thân bất tử mà Tố Hứu đã viết:
“Tôi sẽ chết bình yên không hối hận...
Chết cũng vì cách mạng chẳn phiền hà.”
GV yêu cầu HS đọc đoạn 3.
? Mở đầu đoạn 3 tác giả nói gì?
? Đây là câu nghi vấn. Câu này tác giả có dùng để hổi không?
Không dùng với mục đích hỏi là câu hỏi tu từ.
? Vậy câu hỏi tu từ đó có tác dụng diễn tả tâm trạng nào của tác giả?
? Những khổ thơ cuối giống khổ thơ nào?
? Việc lặp lại như vậy cho thấy nghệ thuật nào được sử dụng?
? Nghệ thuật đó có tác dụng gì trong việc biểu hiện suy nghĩ của nhà thơ?
GV: Thể hiện niềm tin của nhà thơ về sự bất diệt của con người như Lượm. Đó cũng là mong ước của nhà thơ và của cả dân tộc VN về cuộc sống thanh bình, không có chiến tranh để trẻ thơ được sóng hồn nhiên và hạnh phúc.
? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
? Đặc sắc nghệ thuật ấy đã đem lại giá trị nội dung nào?
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
GV gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng.
- GV nhận xét đánh giá.
- GV hướng dẫn Hs về nhà viết đoạn văn.
- HS đọc
- Phát biểu:
+ Tên thật: Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002)
+ Quê: Thừa Thiên Huế.
+ Là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam.
a.Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác 1949 trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
b.Nội dung:Bài thơ viết về hình ảnh của chú bé Lượm.
-Trả lời: Bài thơ ra đời năm 1949 trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Phát biểu:
- Phát biểu: Bài thơ được viết theo thể thơ bốn chữ, nhịp 2/2
- Nghe.
- 2 Hs đọc
- Hs khác nhận xét.
- Phân đoạn, nêu nội dung: 3 đoạn
+ đ1(5 khổ thơ đầu): Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ.
+ Đ2: tiếp-> giữa đồng: Lượm hi sinh.
+ Đ3: còn lại: Hình ảnh Lượm còn sống mãi.
- Phát hiện: 2 nhân vật: Lượm và nhà thơ(chú)
- Phát hiện: Xuất hiện trong hoàn cảnh ngày Huế đổ máu.
- Phát biểu: Đổ máu: Đầu rơi máu cháy, chiến tranh ác liệt.
- Phát hiện: Hàng Bè, gặp gỡ tình cờ.
- Phat hiện:
* Hình dáng:
+ loắt choắt
+ thoăn thoắt
+ nghênh nghênh
- Giải nghĩa từ.
- Tìm chi tiết:
+ xắc xinh xinh
+ Ca lô đội lệch
- Giải nghĩa từ:
- Nhận xét: Gọn gàng, tinh nghịch.
- Phát biểu: Ví như chim chích -> nt so sánh.
- Phân tích: Chim chích là loại chim sâu nhỏ bé nhưng có ích.
- HS đọc
- Phát hiện:
+ Đi liên lạc
+ Vui lắm chú à
+ Thích hơn ở nhà
- Phát biểu: Làm liên lạc
- Nghệ thuật so sánh.
- Anh Kim Đồng.
- Miêu tả.
- HS đọc
- Phát hiện:
- Hoàn cảnh nguy hiểm.
- Dũng cảm trong công việc.
- Chú ý quan sát.
- Trả lời: Không
- Nhịp thơ ngắt đôi
- Phát hiện:
+ Bỗng loè chớp đỏ
+ Một dòng máu tươi.
- Phát hiện:
- Kết luận.
- HS đọc
- Không.
- NT điệp cấu trúc câu
- Kể, miêu tả, biểu cảm…
- Đọc ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu BT1.
- HS lên bảng đọc
- HS khác nhận xét.
I. Đọc và tìm hiểu chung. (10 phút)
1.Tác giả, tác phẩm .
a. Tác giả:
- Tên thật: Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002)
- Quê: Thừa Thiên Huế.
- Là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam.
b.Tác phẩm:
- Ra đời năm 1949.
2. Đọc
3. Bố cục:3 phần
II. Đọc hiểu văn bản
( 25 phút)
1.Hình ảnh Lượm trong buổi đầu gặp gỡ:
* Hình dáng:
- loắt choắt
- thoăn thoắt
- nghênh nghênh
NT: Từ láy gợi hình.
-> Nhỏ nhắn, nhanh nhẹn.
* Trang phục:
- xắc xinh xinh
- Ca lô đội lệch
-> Gọn gàng, tinh nghịch.
* Cử chỉ :
- Mồm huýt sáo vang
- Như con chim chích
-Nhảy trên đường vàng
- Cười híp mí
NT : So sánh
- > Vui vẻ, hồn nhiên, yêu đời.
* Lời nói :
- Đi liên lạc
- Vui lắm chú à
- Thích hơn ở nhà
NT: So sánh-> Say mê với công việc.
2.Hình ảnh Lượm trong chiến đấu hy sinh
* Trong chiến đấu :
-Vụt qua mặt trận
-Đạn bay vèo vèo
-… sợ chi hiểm nghèo
NT: Động từ mạnh, gợi hình ảnh
-> Hoàn cảnh nguy hiểm, dũng cảm trong công việc.
* Lượm hi sinh:
- Chợt nghe tin nhà
- Ra thế
- Lượm ơi!
Nhịp thơ ngắt đôi
-> Bất ngờ, bàng hoàng.
-Bỗng loè chớp đỏ
- Một dòng máu tươi.
-> Hiện thực đau xót.
- Nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
-> NT: miêu tả hiện thưc kết hợp với lãng mạn.
=> Anh dũng , thanh thản.
-Lượm ơi còn không?
->NT: Câu hỏi tu từ.
=> không tin điều đó là sự thật.
- Chú bé….
…. Đường vàng.
-> NT điệp cấu trúc câu
=>Lượm bất tử trong tâm trí nhà thơ và quê hương.
III.Tổng kết – Ghi nhớ: 3 phút ( SGK- 77)
IV.Luyện tập: 3 phút
Đọc thuộc lòng
2. Viết đoạn văn: (về nhà)
E. CỦNG CỐ _ DẶN DÒ: 2 phút
1. Củng cố: - Học xong bài thơ em có suy nghĩ gì?
2. Dặn dò: -Về nhà học bài.
-Chuẩn bị bài mới Mưa.
-----------------------------------------o0o--------------------------------
File đính kèm:
- Tiet 99 Luom(1).doc