Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 26 - Tiết 101: Hoán Dụ

MỤC TIÊU

Kiến thức :

- Nắm vững khái niệm hoán dụ, phân biệt hoán dụ với ẩn dụ và các kiểu hoán dụ.

Thái độ :

- Có ý thức dùng từ ngữ đúng và hay.

Kỹ năng :

- Luyện kĩ năng phân tích được giá trị biểu cảm của phép hoán dụ.

PHƯƠNG PHÁP:

Phân tích; nêu vấn đề, thảo luận.

CHUẨN BỊ :

Giáo viên:

Giáo án; Bảng phụ

Học sinh:

- Soạn bài

TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3311 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 26 - Tiết 101: Hoán Dụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Tiết 101 Hoán dụ Ngày soạn: 7/3/2008 A Mục tiêu 1 Kiến thức : Nắm vững khái niệm hoán dụ, phân biệt hoán dụ với ẩn dụ và các kiểu hoán dụ. 2 Thái độ : - Có ý thức dùng từ ngữ đúng và hay. 3 Kỹ năng : - Luyện kĩ năng phân tích được giá trị biểu cảm của phép hoán dụ. B Phương pháp: Phân tích; nêu vấn đề, thảo luận... C Chuẩn bị : 1 Giáo viên: Giáo án; Bảng phụ 2 Học sinh: - Soạn bài C Tiến trình lên lớp : I ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng : II Bài cũ : ? Hãy tìm ẩn dụ trong câu ca dao sau và nêu ý nghĩa của ẩn dụ đó? Con cò ăn bãi rau răm Đắng cay chịu vậy, đãi đằng cùng ai? III * Bài mới : Đặt vấn đề : Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Thế nào là hoán dụ * GV treo bảng phụ đã viết VD ? Em thấy "áo nâu" và "áo xanh" trong VD gợi cho em liên tưởng tới những ai? ? Giữa “áo nâu” với “nông thôn”, “áo xanh” với “thành thị” có mối liên hệ gì? ? So sánh cách diễn đạt của VD với cách diễn đạt: "Tất cả nông dân ở nông thôn và công nhân ở các thành phố đều đứng lên"? ? GV chốt: Từ “áo nâu” và “áo xanh” làm ta liên tưởng tới những người nông dân và công nhân. Vì nông dân thường mặc áo nhuộm màu nâu; công nhân đi làm thường hay mặc quần áo bảo hộ màu xanh. Cách viết như vậy người ta đã sử dụng phép tu từ hoán dụ. ? Em hiểu thế nào là hoán dụ? GV: Cho HS đọc ghi nhớ I. Thế nào là hoán dụ: 1. Tìm hiểu VD: SGK - Tr 82 - "áo nâu" và "áo xanh" liên tưởng tới những người nông dân và công nhân. - áo nâu - nông thôn ị Quan hệ đi đôimvới nhau. Nói X là nghĩ dến Y. - áo xanh - thành thị VD: + Đầu xanh - tuổi tẻ + Đầu bạc - tuổi già + Mày râu - đàn ông + Má hồng - đàn bà ị mối quan hệ khách quan tất yếu nó khác cơ bản quan hề ẩn dụ (sóng ngầm). * So sánh: - Cách diễn đạt trong thơ Tố Hữu có giá tgị biểu cảm. - Cách diễn đạt của câu văn xuôi chỉ thông bváo sự kiện, không có giả trị biểu cảm. 2. Ghi nhớ: SGK - TR 82 Hoạt động 2: Các kiểu hoán dụ II. Các kiểu hoán dụ: * GV treo bảng phụ đã viết VD ? Bàn tay gợi cho em liên tưởng dến sự vật nào? ? Đó là mối quan hệ gì? ? "Một" và "Ba " gợi cho em liên tưởng tới cái gì? ? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào? ? "Đổ máu" gợi cho em liên tưởng tới sự kiệngì? ? Mối quan hệ giữa nhúng như thế nào? ? Xác định và chỉ rõ mối quan hệ của phép hoán dụ trong VD d ? ? Có mấy kiểu hoán dụ? ? GV cho HS đọc lại ghi nhớ 1. Tìm hiểu VD: a. Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm b. Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao c. Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau hàng Bè d. Em đã sống bởi vì em đã thắng! Cả nước bên em, quanh giường nệm trắng, Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa, Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa... (Tố Hữu) * Nhận xét: a. Bàn tay: Bộ phận cơ thẩ nhười, công cụ đặc biệt để LĐ (khả năng sáng tạo của sức LĐ). - Quan hệ: bộ phận và toàn thể. b. Một và ba: số lượng ít và nhiều. - Quan hệ: số lượng cụ thể và số lượng vô hạn. c. Đổ máu: Sự kiện khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở thành phố Huế. - Quan hệ dấu hiệu đặc trưng của sự kiện, sự việc và bản thân sự kiện, sự việc. d. Phép hoán dụ: Cả nước - Quan hệ: Vật chứa (Cả nước) - Và vật được chứa (Nhân dân VN) sống trên đất nước VN. 2. Ghi nhớ: SGK - tr 83 Hoạt động 3: Luyện tập GV: Hướng dẫn HS làm bài tập III. Luyện tập: Bài tập 1: Xác định các phép hoán dụ và kiểu quan hệ được sử dụng. a) Làng xóm: Chỉ nhân dân sống trong làng xóm. - Quan hệ: Vật chứa và vật bị chứa. b) Mười năm: ngắn, trước mắt, cụ thể ị quan hệ: cụ thể và triều tượng. - Trăm năm: dài, triều tượng. c) áo chàm: Hoán dụ kép. - áo chàm (y phục) chỉ người dân sống ở Việt Bắc thường mặc áo màu chàm. + Quan hệ: Dấu hiệu đặc trưng và sự vật. d) Trái đất: Chỉ loài người tiến bộ đang sống trên trái đất. + Quan hệ: Vật chứa và vật bị chứa. IV Củng cố - Dặn dò: Về nhà học bài, làm bài tập 2 Soạn bài: Tập làm thơ bốn chữ.

File đính kèm:

  • docTIET 101.doc