A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Biết cách làm bài văn tả người qua thực hành viết.
- Trong khi thực hành, biết cách vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và văn tả người nói riêng.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Ra đề, đáp án.
2. Học sinh: Ôn tập, giấy kiểm tra.
C. Tiến trình hoạt động:
1.Ổn định
2. Chép đề:
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Tiết 105 – 106
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
NS: 17/3/08
ND: 19/3/08
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Biết cách làm bài văn tả người qua thực hành viết.
- Trong khi thực hành, biết cách vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và văn tả người nói riêng.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Ra đề, đáp án.
2. Học sinh: Ôn tập, giấy kiểm tra.
C. Tiến trình hoạt động:
1.Ổn định
2. Chép đề:
GV chép đề lên bảng.
Hướng dẫn cho HS xác định yêu cầu của đề bài:
Nội dung: Tả người thân yêu gần gũi nhất với mình (Có thể là ông , bà, cha, mẹ, anh, chị, em… trong gia đình).
Thể loại: Văn miêu tả.
Yêu cầu HS làm dàn bài ra giấy nháp. Sau đó mới viết vào bài làm chính. Bài làm phải có đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Bài văn phải sử dụng các kĩ năng tả người đã được học.
Đề bài: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu, gần gũi nhất với mình (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…)
3. Theo dõi học sinh làm bài.
4. Thu bài.
5. Huớng dẫn về nhà: Ôn tập toàn bộ văn miêu tả.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Nội dung: Bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng:
Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần tả: Ông, bà, cha mẹ…(1,5đ)
Thân bài(7đ): Miêu tả chi tiết:
- Ngoại hình?
- Cử chỉ?
- Hành động?
- Lời nói?
- Thái độ?
- Tình cảm dành cho em?...
Kết bài(1,5đ): Tình cảm em dành cho người được tả.
Hình thức: Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả…
Tuỳ vào những trường hợp cụ thể về lỗi để trừ điểm cho hợp lí.
6. Rút kinh nghiệm:
Tuần 27
Tiết 107
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
NS: 19/3/08
ND: 21/3/08
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được khái niệm về các thành phần chính của câu.
- Có ý thức đặt câu có đầy đủ các thành phần chính.
- Nhận diện chính xác và phân tích được hai thành phần Chủ ngữ, Vị ngữ.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Soạn bài.
C. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định
2. Bài cũ: Hoán dụ là gì? Có mấy kiểu hoán dụ? Cho VD?
3. Bài mới
GV yêu câu HS đọc kĩ mục I (SGK/92), trả lời các câu hỏi:
? Nhắc lại tên các thành phần câu em đã học ở bậc Tiểu học?
Chủ ngữ, Vị ngữ, Trạng ngữ.
Cho HS đọc VD trong SGK.
? Tìm các thành phần câu nói trên trong Ví dụ?
? Thử lược bỏ từng thành phần và nhận xét:
- Có thể bỏ trạng ngữ được không?Vì sao?
-> Có thể lược bỏ trạng ngữ vì khi bỏ trạng ngữ, ý nghĩa của câu không thay đổi.
? Có thể bỏ một trong hai thành phần CN hoặc VN được không? Vì sao?
-> Không thể bỏ CN – VN vì cấu tạo của câu không hoàn chỉnh. Khi tách khỏi hoàn cảnh giao tiếp, câu sẽ trở nên khó hiểu.
? Vậy, những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt ý trọn vẹn?
- Chủ ngữ và Vị ngữ -> Thành phần chính của câu.
? Thành phần nào không bắt buộc có mặt trong câu?
-> Trạng ngữ.
? Vậy, thế nào là thành phần chính của câu?
Ghi nhớ SGK/92
GV cho HS đặt câu có đầy đủ thành phần chính.
Tích hợp với Rút gọn câu, Câu đặc biệt ở lớp 7 để HS thấy một số trường hợp người ta lược bỏ thành phần chính.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm Vị ngữ.
Cho HS nhắc lại Vị ngữ trong I. 1.
? Từ nào làm VN chính? -> Trở thành.
? Từ làm vị ngữ chính thuộc từ loại nào? -> Động từ.
? Vị ngữ chính có thể kết hợp với từ nào ở phía trước?
-> Phó từ chỉ quan hệ thời gian (Đã)
GV ghi bảng phụ 3 VD. Yêu cầu HS phân tích cấu tạo của vị ngữ.
? Vị ngữ là từ hay cụm từ?
? Nếu vị ngữ là từ thì đó từ đó thuộc từ loại gì?
? Nếu VN là cụm từ thì cụm đó là cụm từ loại nào?
? Mỗi câu có thể có mấy VN?
? Mỗi câu có thể có mấy vị ngữ?
? Qua phân tích em cho biết vị ngữ có cấu tạo như thế nào?
Qua phân tích VD, GV cho HS Rút ra ghi nhớ (SGK/93)
GV cho HS quan sát lại VD, tìm những đặc điểm và cấu tạo của CN.
? Đọc các ví dụ a, b, c vừa phân tích ở phần II, cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với hành động đặc điểm trạng thái nêu ở vị ngữ là quan hệ gì?
- Chủ ngữ nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm …được miêu tả ở VN.
?Chủ ngữ có thể trả lời cho những câu hỏi như thế nào?
?Phân tích các ví dụ đã dẫn ở phần I và II.
- Có thể có một CN hoặc nhiều chủ ngữ.
- CN là đại từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
- Nếu CN là Động từ (Cụm động từ), Tính từ (Cụm tính từ) thì sau nó phải có từ là.
Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK/93
GV hướng dẫn HS thảo luận và thực hiện các bài tập trong SGK/94.
Cho học sinh đọc bài tập 1.
Nêu yêu cầu bài tập.
Hướng dẫn học sinh đọc từng câu và lần lượt xác định CN, VN trong từng câu đó và cho biết cấu tạo.
-Giáo viên phân tích mẫu 1 câu, sau đó cho học sinh thảo luận và làm.
Xác định chủ ngữ vị ngữ trong các câu sau.Cho biết CN và VN có cấu tạo như thế nào?
? Bài tập 2: Cho HS tự làm vào giấy, sau đó gọi HS lên bảng phân tích câu của mình. Gọi những HS yếu, kém để rèn kĩ năng cho các em.
I. Phân biệt thành phần chhính với thành phần phụ của câu.
1. Ví dụ:
Chẳng bao lâu, tôi // đã trở thành một
TN CN VN
chàng dế thanh niên cường tráng.
2. Ghi nhớ (SGK/92)
II. Vị ngữ
Ví dụ (SGK/92, 93)
Nhận xét:
a. Ra đứng cửa hang …xem hoàng hôn xuống
àVị ngữ là hai cụm động từ.
b. - Nằm sát bên bờ sông
àVN là 1 cụm động từ.
- Ồn ào àtính từ.
- Đông vui à Tính từ
- Tấp nập à Tính từ.
=>VN là 1 cụm động từ và 3 tính từ.
c: là người bạn của nông dân Việt Nam à cụm danh từ.
- Giúp người trăm công nghìn việc khác nhau à cụm động từ.
* Ghi nhớ: SGK/93
3.Chủ ngữ:
a. Ví dụ
b. Nhận xét:
-Đại từ: Tôi
-DT : Cây tre, tre , nứa, mai, vầu.
-Cụm DT: Chợ Năm Căn
-Một CN: Cây tre, Tôi, Chợ Năm Căn.
-Nhiều CN: Tre, nứa, trúc…
*Ghi nhớ: SGK/93
IV. Luyện tập:
Bài 1:
2. Đôi càng tôi// mẫm bóng.
ị ị
Cụm DT tính từ
Những cái vuốt ở khoeo, ở chân //
Cụm DT
cứ cứng dần và nhọn hoắt.
2 Cụm TT
4. Tôi// co cẳng lên, đạp phanh
đt 2 Cụm ĐT
phách vào các ngọn cỏ
Những ngọn cỏ// gẫy rạp…
Cụm DT Cụm ĐT
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng các phần ghi nhớ.
- Đặt các câu có CN – VN trả lời cho các câu hỏi như trong phần bài học.
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 27
Tiết 108
THI LÀM THƠ NĂM CHỮ
NS: 22/3/08
ND: 25/3/08
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Ôn lại và nắm chắc hơn đặc điểm và yêu cầu của thể thơ năm chữ.
-Làm quen với các hoạt động và hình thức tổ chức học tập đa dạng, vui mà bổ ích, lý thú.
-Tạo được không khí vui vẻ, kích thích tinh thần sáng tạo, mạnh dạn trình bày miệng những
gì mình làm được.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Một số bài thơ năm chữ., tích hợp các Văn bản thơ năm chữ.
2. Học sinh: Soạn bài,chuẩn bị bài trước ở nhà.
C. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định
2. Bài cũ: Hãy nêu đặc điểm thơ bốn chữ? Phân biệt khổ thơ với dòng thơ?
Mỗi dòng có mấy tiếng? Cách ngắt nhịp? Cách gieo vần?(vần chân, vần lưng, vần liền…)
Đọc lại bài thơ mà em làm ở tiết trứơc và chỉ ra đặc điểm thể thơ bốn chữ thể hiện ở trong thơ?
3. Bài mới
Giáo viên giành 10 phút kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh: Hai bài tập chuẩn bị ở nhà trong SGK (trang 104-105).
GV hướng dẫn HS phân tích các VD và rút ra các đặc điểmcủa thơ năm chữ.
? Từ các đoạn thơ trên, hãy rút ra đặc điểm của thơ năm chữ. Cụ thể:
? Hãy phân biệt dòng thơ và khổ thơ?
? Cách ngắt nhịp?
? Vần?
? Mỗi dòng có mấy tiếng?
? Số khổ trong một bài thơ?
? Số dòng trong một khổ?
Gọi HS đọc Ghi nhớ (SGK/105)
GV nêu yêu cầu của phần thi làm thơ năm chữ trên lớp:
- Trao đổi theo nhóm (mỗi nhóm 1 tổ) về các bài thơ năm chữ đã làm ở nhà để xác định bài sẽ giới thiệu trước lớp của nhóm mình.
-Mỗi nhóm cử đại diện đọc và bình bài thơ của nhóm mình trước lớp.
-Cả lớp tham gia cùng cô giáo nhận xét, đánh giá xếp loại cho điểm.
GV lưu ý:
- Cũng như các tiết luyện nói trước, các em khi lên trình bày bài thơ(đoạn thơ)của mình trứơc lớp phải:
- Đọc to, rõ ràng, diễn cảm.
- Bình tĩnh, tự tin, đúng tác phong.
- Khi đọc xong cho cả lớp biết: Bài thơ(đoạn thơ) em vừa đọc xong có nội dung gì? Chỉ ra vần, nhịp trong bài (đoạn thơ ) đó.
I. Đặc điểm thơ năm chữ:
1. Ví dụ (SGK/103 - 104)
2. Đặc điểm thơ năm chữ:
-Một bài thơ có thể chia khổ có thể không chia khổ. Khổ thơ thường do một số câu thơ tạo nên (thường là 4 câu)
-Vần thơ: là một âm do nguyên âm kết hợp với phụ âm tạo nên.
VD: Lan, tan, man, tàn, đan…đều có chung vần an.
Vần là sự lặp lại các vần giống hoặc gần giống nhau, giữa các tiếng ở vị trí nhất định.
-Cách ngắt nhịp: 3/2 hoặc 2/3 Mỗi dòng có 5 tiếng , mỗi khổ thường 4 dòng hoặc có khi không chia khổ.
* Ghi nhớ (SGK/105)
II. Thi làm thơ năm chữ:
4. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc đặc điểm thơ năm chữ.
- Sưu tầm các bài hoặc đoạn thơ năm chữ trong chương trình hoặc ngoài chương trình.
- Tập sáng tác thơ năm chữ.
- Chuẩn bị bài mới: Cây tre Việt Nam.
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 28
Tiết 109 - 110
CÂY TRE VIỆT NAM
Thép Mới
NS: 22/3/08
ND: 26/3/08
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre Việt Nam và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam ; cây tre trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
- Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài ký giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.
- Rèn kỹ năng phân tích văn bản có chất ký nhưng có thể coi là tuỳ bút kết hợp với miêu tả, thuyết minh và bình luận.
- Giáo dục học sinh rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp của một con người Việt Nam thông qua biểu tượng của cây tre.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: GA, SGK, SGV, Máy chiếu, máy tính xách tay(Với lớp 6A2), bảng phụ, chân dung Thép Mới, tranh ảnh minh hoạ (Với lớp 6A1, 3)
-Tích hợp với câu trần thuật đơn và văn bản Lòng yêu nước.
C. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định
2. Bài cũ: Nêu vài nét khái quát về nội dung và nghệ thuật của văn bản Cô Tô.
3. Bài mới
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
Mời HS đọc chú thích «trong SGK/98.
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả Thép Mới?
HS trả lời, GV giải thích bút danh Thép Mới: Thép là “Thép đã tôi thế đấy” – Cuốn sách do chính Thép Mới dịch ra tiếng Việt của nhà văn Xô viết N. A Ôxtơropki. Còn Mới là không cũ!
? Văn bản Cây tre Việt Nam có xuất xứ gì đặc biệt?
- HS dựa vào chú thích trả lời. GV chốt ý.
Giáo viên cho học sinh đọc từng đoạn trong văn bản. Chú ý về giọng đọc: nhịp nhàng, uyển chuyển.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc chú thích trong SGK., chú ý (1),(2)(4)(7)(8)(10)(11)
? Hãy nêu đại ý của bài văn?
- HS nêu đại ý, GV lắng nghe và nêu đầy đủ phần đại ý:
Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước; tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, trong hiện tại và trong cả tương lai.
? Hãy tìm bố cục văn bản và nêu ý chính của từng đoạn?
GV treo bảng phụ bố cục:
-Từ đầu à chí khí như người: cây tre có mặt khắp nơi trên đất nước và có những phẩm chất đáng quý.
-Tiếp đến chung thuỷ: Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động.
-Tiếp đến tre anh hùng trong chiến đấu: Tre sát cánh với con người trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước.
-Còn lại: Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.
GV hướng dẫn HS phân tích bài văn.
-Học sinh đọc đoạn 1.
?Vì sao có thể nói: Cây tre là người bạn của nông dân Việt Nam của nhân dân Việt Nam? Tác giả nói đến sự gắn bó này ở phương diện và trình tự nào?
- Vì tre có mặt khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam.
? Tác giả đã phát biểu và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp nào ở cây tre?
- Ở đâu tre cũng xanh tốt, dáng mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn.
- Tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
- Thanh cao, giản dị, chí khí như người.
? Nhận xét của em về cách dùng từ của tác giả trong đoạn văn này?
- Tính từ gợi hình gợi cảm.
? Nghệ thuật tiêu biểu được tác giả sử dụng để miêu tả vẻ đẹp và phẩm chất của cây tre?
Nhân Hoá.
? Với những từ ngữ và nhân hoá, tác giả đã miêu tả cây tre với những vẻ đẹp và phẩm chất gì?
GV chốt: Bằng những tính từ gợi hình gợi cảm và đặc biệt là nghệ thuật nhân hoá, hình ảnh cây tre được hiện lên sống động với vẻ đẹp bình dị, đầy sức sống và nhiều phẩm chất quý báu, những phẩm chất đó có ở con người Việt Nam, bền bỉ, dẻo giai.
Liên hệ: Đọc 1 đoạn trong bài Tre Việt Nam của Nguyễn Duy ở phần đọc thêm.
Tiết 110
Gọi HS đọc lại đoạn 2. 3
? Ngoài những phẩm chất tốt đẹp, tre còn có vai trò đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam. Vai trò của tre được tác giả đề cập trong những phương diện nào?
- Tre gắn bó với đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam; tre cùng người đánh giặc .
? Em hãy tìm những chi tiết nói về sự gắn bó của cây tre đối với con người Việt Nam trong đời sống hàng ngày và trong lao động sản xuất?
HS trả lời, GV đồng thời ghi các ý chính lên bảng.
? Các dẫn chứng được tác giả sắp xếp theo trình tự như thế nào?
- Từ bao quát đến cụ thể, lần lượt từng lĩnh vực trong đời sống con người.
? Nhận xét cách dùng từ và nghệ thuật tác giả sử dụng trong đoạn này?
- Nhân hoá, tính từ gợi hình gợi cảm.
? Em có nhận xét gì về sự gắn bó của cây tre đối với đời sống sản xuất của con người Việt Nam?
GV chốt: Tóm lại, cây tre gắn bó với con người từ thưở lọt lòng nằm trong nôi tre cho đến khi nhắm mắt xuôi tay trên giường tre. Tre gắn bó khăng khít, mật thiết với mọi người dân Việt Nam.
? Em có cảm nghĩ gì về bức tranh trong SGK?
? Trong các cuộc chiến đấu giữ nước và giả phóng dân tộc, tre có vai trò như thế nào?
HS phát hiện các chi tiết.
? Nhận xét cách dùng từ và nghệ thuật mà tác giả sử dụng?
- Động từ mạnh, nhân hoá, điệp ngữ.
? Em hiểu như thế nào là tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu!? (Đề cao, ca ngợi công lao và phẩm chất của cây tre, tác giả đã tôn vinh cây tre bằng những danh hiệu cao quý của con người).
GV tích hợp với truyền thuyết Thánh Gióng, với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Bộâ, chiến tranh du kích của đồng bằng sông Hồng.
Câu hỏi thảo luận: Theo em , trong xã hội ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại thì liệu cây tre có còn gắn bó với người dân Việt Nam nữa hay không? Vì sao?( Thảo luận 3’)
? Hình ảnh nổi bật gần gũi của tre đối với đời sống dân quê Việt Nam là gì? (Nhạc của tre)Nói như thế có ý nghĩa gì? (thể hiện nét đẹp văn hoá độc đáo của tre) ? Hình ảnh măng mọc trên phù hiệu được tác giả đưa ra có tác dụng gì? (Dẫn tới những suy nghĩ về cây tre trong tương lai của đất nước khi đi vào công nghiệp hoá)
? Tác giả đã thể hiện sự gắn bó của cây tre với đất nước và con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai như thế nào?
? Tác giả hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hoá ?
HS tìm chi tiết, GV chốt : Cùng với sự phát triển không ngừng, như vũ bão của khoa học kĩ thuật hiện đại, song cây tre vẫn không mất đi mà vẫn luôn sát cánh, gắn bó vói người dân VN. GV tích hợp với : Các nhạc cụ làm bằng tre, đồ mĩ nghệ làm bằng tre xuất khẩu ra nước ngoài, thậm chí tre còn có mặt trên các con tem bưu chính bay đi khắp Thế giới, múa sạp của đồng bào các dân tộc Tây Bắc…
? Em có nhận xét gì về giọng điệu, nhịp điệu bài? Tác dụng?
? Qua bài văn em cảm nhận được gì về hình ảnh cây tre?
GV hướng dẫn HS trả lời và tổng kết bài học.
GV cho HS thực hiện bài tập trong SGK/100
I. Giới thiệu chung:
1.Tác giả: SGK/98
2. Tác phẩm: SGK/98.
II.Đọc hiểu văn bản
1. Đọc - tìm hiểu chú thích
2. Đại ý:
Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước; tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, trong hiện tại và trong cả tương lai.
3. Bố cục:4 đoạn:
4.Phân tích:
a/Vẻ đẹp và phẩm chất của cây tre.
- Ở đâu tre cũng xanh tốt.
- Dáng mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn.
- Tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
- Thanh cao, giản dị, chí khí như người.
àNhân hoá, tính từ gợi hình gợi cảm.
=>Vẻ đẹp bình dị, đầy sức sống, nhiều phẩm chất quý báu.
b. Sự gắn bó của cây tre với con người và dân tộc Việt Nam :
* Trong đời sống và sản xuất :
-Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
-Tre là người nhà,ø tre khăng khít với đời sống hàng ngày.
-Tre gắn bó với người ở mọi lứa tuổi, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ !
àNhân hoá, tính từ gợi cảm.
=>Tre gắn bó mật thiết, khăng khít với mọi người dân Việt Nam.
* Trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc :
-Tre gắn bó ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta.
- Gậy tre, chông tre chống lại sát thép của quân thù.
- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
- Giữ làng, giữ nước…
- Tre hi sinh để bảo vệ con người.
-Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu !
-> Nhân hoá, động từ mạnh, điệp ngữ.
=> Dũng cảm, kiên cường.
c. Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai:
Nét đẹp văn hoá độc đáo của tre, tre là phương tiện để con người biểu lộ tình cảm bằng âm thanh tiếng sáo, diều.
-Tre già, măng mọc… trên phù hiệu.
-Trên đường trường ta dẫn bước tre xanh vẫn là bóng mát.
=>Tre là biểu tượng của đất nước và con người Việt Nam.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ SGK/100.
IV. Luyện tập
4. Hướng dẫn về nhà:
- Tìm thêm những bài ca dao, truyện cổ tích Việt Nam có nói đến hình ảnh cây tre để thấy cây tre gắn bó với dân tộc ta.
- Học nội dung và nghệ thuật.
- Soạn Lòng yêu nước.
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 28
Tiết 111
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
NS: 26/3/08
ND: 28/3/08
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được khái niệm câu trần thuật đơn.
- Nắm được tác dụng của câu trần thuật đơn.
- Rèn luyện kỹ năng nhận diện câu trần thuật đơn: là câu có một cụm chủ vị.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ. Tích hợp với văn bản Lòng yêu nước và Cây tre Việt Nam.
2. Học sinh: Soạn bài.
C. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định
2. Bài cũ: Thế nào là các thành phần chính của câu? Hãy đặt một câu và chỉ ra thành phần chính, phân tích cấu tạo của câu đó?
? Vị ngữ là gì? đặc điểm, cấu tạo của vị ngữ? Ví dụ cụ thể?
3. Bài mới
GV hướng dẫn HS phân tích VD để rút ra khái niệm câu trần thuật đơn.
GV treo bảng phụ các ví dụ. Cho học sinh đọc ví dụ.
? Các các VD trên dùng để làm gì?
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân loại các câu trong đoạn trích dựa theo tác dụng mục đích nói của từng câu.
- Câu kể, tả, nêu ý kiến: Câu 1, 2, 6, 9.
- Câu hỏi: câu 4.
- Bộc lộ cảm xúc: Câu 3,5,7.
- Cầu khiến: Câu 7.
? Những câu có ý kể, tả, nêu ý kiến gọi là câu gì?
Câu trần thuật.
GV cho HS phân tích cấu tạo của các câu trần thuật và phân loại câu trần thuật.
- Câu 1:Tôi // đã hếch răng lên xì một tiếng rõ dài.
- Câu 2: Tôi // mắng.
- Câu 6: Chú mày // hôi như cú mèo thế này, ta // nào chịu được
- Câu 9: Tôi // về, không một chút bận tâm.
? Câu trần thuật có mấy loại? Hai: Câu trần thuật đơn và câu trần thuật ghép.
? Dựa vào cấu tạo của câu trần thuật đơn, em hãy cho biết thế nào là câu trần thuật đơn?
GV chốt: Những câu dùng để dưới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay nêu một ý kiến có cấu tạo một cụm C – V gọi là câu trần thuật đơn.
HS rút ra Ghi nhớ SGK/101.
GV cho HV lần lượt đặt các câu trần thuật đơn, chú ý cho những HS yếu kém đặt câu.
GV hướng dẫn HS thảo luận các bài tập trong SGK. Chia nhóm làm bài tập 1, 2, 3.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, cả lớp chú ý theo dõi, bổ sung. GV nhận xét, sửa cụ thể từng bài tập cho HS.
Bài tập 4: Cho HS đọc các mục a, b, c.
? Ngoài tác dụng giới thiệu nhân vật, những câu mở đầu còn có tác dụng gì?
Ngoài giới thiệ nhân vật, các câu còn miêu tả hoạt động của nhân vật.
I. Câu trần thuật đơn là gì?
1. Ví dụ (SGK/101)
2. Nhận xét:
- Câu kể, tả, nêu ý kiến: Câu 1, 2, 6, 9
- Câu hỏi: câu 4
- Bộc lộ cảm xúc: Câu 3.5.7
- Cầu khiến: Câu 7.
à- Câu trần thuật: Câu 1, 2, 6, 9.
- Câu nghi vấn: câu 4.
- Câu cảm thán: Câu 3, 5, 7.
- Câu cầu khiến: Câu 7.
- Câu 1:Tôi // đã hếch răng lên xì một tiếng rõ dài.
- Câu 2: Tôi // mắng.
- Câu 6: Chú mày // hôi như cú mèo thế này, ta // nào chịu được
- Câu 9: Tôi // về, không một chút bận tâm.
=>Nhóm 1: câu 1, 2, 9 => là câu trần thuật đơn.
Nhóm 2: Câu 6 => là câu trần thuật ghép.
* Ghi nhớ (SGK/101)
II. Luyện tập
Bài tập 1:
Câu 1: (dùng để tả hay để giới thiệu)
Câu 2: (dùng để nêu ý kiến nhận xét)
Câu 3, 4 là câu trần thuật ghép.
Bài tập 2:
a. Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật.
c. Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật.
d. Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật.
Bài tập 3:
Cách giới thiệu nhân vật ở ba ví dụ này là giới thiệu nhân vật phụ trước rồi từ những việc làm của nhân vật phụ mới giới thiệu nhân vật chính.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng Ghi nhớ..
- Làm hoàn chỉnh các bài tập vào vở.
-Chuẩn bị: Câu trần thuật có từ là.
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 28
Tiết 112
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:
LÒNG YÊU NƯỚC
I. Ê – ren - bua
NS: 30/3/08
ND: 01/4/08
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương.
- Nắm được nét đắc sắc của bài văn tuỳ bút - chính luận này, kết hợp chính luận và trữ tình; tư tưởng của bài thể hiện đầy sức thuyết phục không chỉ bằng lý lẽ mà còn bằng sự hiểu biết phong phú, tình cảm thắm thiết của tác giả đối với
File đính kèm:
- Giao an 6 Tu tuan 27.doc