A. Mức độ cần đạt
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của đất nước ỏ một vùng biển đảo.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
2. Kỹ năng
- Đọc diễn cảm văn bản: giọng tươi vui, hồ hởi.
- Đọc - hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.
3. Thái độ: Thêm yêu mến thiên nhiên và con người trên đất nước.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, cảm nhận và phân tích tác phẩm kí.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng . .)
2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn thơ từ “Một hôm nào đó” đến hết bài “Lượm”. Nêu nét đặc sắc nổi bật về nội dung cũng như nghệ thuật thể hiện qua bài thơ?
3. Bài mới: Vịnh Hạ Long thuộc Quảnh Ninh nước ta, đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. Vùng biển này còn có nhiều cảnh đẹp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu và biết thêm cảnh đẹp của quê hương Quảng Ninh qua cách nhìn, cách miêu tả và cảm nhận của Nguyễn Tuân.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4063 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 Tuần 27 Tiết 101, 102 Cô Tô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27 Ngày soạn: 03/03/2013
Tiết: 101 - 102 Ngày dạy : 11/03/2013
CÔ TÔ
(Nguyễn Tuân)
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của đất nước ỏ một vùng biển đảo.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
2. Kỹ năng
- Đọc diễn cảm văn bản: giọng tươi vui, hồ hởi.
- Đọc - hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.
3. Thái độ: Thêm yêu mến thiên nhiên và con người trên đất nước.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, cảm nhận và phân tích tác phẩm kí.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng…………………………...………………….)
2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn thơ từ “Một hôm nào đó” đến hết bài “Lượm”. Nêu nét đặc sắc nổi bật về nội dung cũng như nghệ thuật thể hiện qua bài thơ?
3. Bài mới: Vịnh Hạ Long thuộc Quảnh Ninh nước ta, đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. Vùng biển này còn có nhiều cảnh đẹp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu và biết thêm cảnh đẹp của quê hương Quảng Ninh qua cách nhìn, cách miêu tả và cảm nhận của Nguyễn Tuân.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
Nêu những hiểu biết của em về tác giả nguyễn Tuân?
Hs căn cứ phần Chú thích trả lời.
Gv giới thiệu tranh chân dung Nguyễn Tuân.
Gv: Nguyễn Tuân là nhà văn có tài năng lớn và độc đáo, thể văn bộc lộ đầy đủ nhất tài năng và sở trường của ông là tùy bút và ký. Trong các tác phẩm ký và tùy bút, Nguyễn Tuân thường bộc lộ một vốn hiểu biết rất phong phú, nhiều mặt và kỹ càng về đời sống và thiên nhiên đất nước. Nguyễn Tuân cũng được xem là bậc thầy về ngôn ngữ, một nghệ sỹ tinh tế và tài hoa trong việc phát hiện, sáng tạo cái đẹp. Cách nhìn thế giới và đời sống của nhà văn Nguyễn Tuân là một cách nhìn luôn thiên về thẫm mỹ và văn hóa.
Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Thể loại của văn bản này là gì -> Bài “Cô Tô” trích từ thiên ký dài cùng tên của nhà văn Nguyễn Tuân viết trong chuyến Nguyễn Tuân ra thăm đảo.
Gv: Ký là một thể loại quen thuộc của văn tự sự. “Cô Tô” là bài đầu tiên trong cụm bài kí hiện đại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản.
- Gv hướng dẫn giọng đọc: Đọc to, rõ ràng, giọng tươi vui, hồ hởi, đọc đúng các từ ngữ đặc sắc, có sự tìm tòi của tác giả, nhất là các tính từ, cụm tính từ. Chú ý ngừng, nghỉ đúng chỗ để đảm bảo sự liền mạch của từng câu, từng đoạn.
Gv đọc mẫu 1 đoạn, gọi Hs đọc các đoạn tiếp theo.
Học sinh tự tìm hiểu chú thích.
P1: Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi cơn bão đi qua.
P2: Cảnh mặt trời mọc trên biển quan sát được từ đảo Cô Tô – một cảnh tượng tráng lệ, hùng vĩ và tuyệt đẹp.
P3: Cảnh sinh hoạt bình dị của con người trên vùng đảo bên cái giếng nước ngọt và người lao động chuẩn bị cho chuyến ra khơi.
Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì?
HS chú ý đoạn 1:
Khi đến thăm Cô Tô sau trận bão, tác giả đã thấy cảnh vật ở đây như thế nào?
Bầu trời trong sáng – Cây trên núi đảo xanh mượt, nước biển lam biếc đậm đà – Cát vàng giòn.
-> Lựa chọn nét tiêu biểu – Dùng tính từ gợi tả.
=> Khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi sáng của vùng đảo Cô Tô.
Em học tập được gì qua nghệ thuật miêu tả của tác giả? -> Muốn miêu tả sinh động, chính xác cần tập trung quan sát, liên tưởng, huy động tối đa vốn từ ngữ mình có… và bao trùm tất cả là phải chan chứa một tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước, đối với văn chương, với cuộc sống.
Hết tiết 101 chuyển tiết 102
HS chú ý đoạn 2
Để chứng kiến cảnh mặt trời mọc trên đảo, tác giả đã làm gì? -> Tác giả thức dậy từ canh tư, lúc trời còn tối mịt – ra tới mũi đảo để rình bắt mặt trời lên. Lao động nghệ thuật để có cái nhìn và cách diễn đạt độc đáo.
Nguyễn Tuân đã nhận ra vẻ đẹp của cảnh mặt trời mọc trên biển thông qua trình tự như thế nào?
Trước khi mặt trời mọc
Khi mặt trời mọc
Sau khi mặt trời mọc
- Cảnh mặt trời lên rực rỡ, đầy chất thơ.
- Sử dụng nghệ thuật so sánh triệt để và độc đáo – So sánh vừa chuẩn xác vừa giản dị.
- Cách diễn đạt cầu kì giàu nhạc tính.
=> Cảnh mặt trời mọc trên biển là bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ và tráng lệ. Sự sáng tạo cái đẹp của tác giả và tấm lòng yêu mến cảnh đẹp gắn bó với vẻ đẹp của thiên nhiên, của Tổ quốc.
HS chú ý đoạn 3
Qua đoạn văn này em hình dung được những gì về cuộc sống người dân trên đảo Cô Tô và tâm sự của nhà văn?
-> Đoạn văn kể và tả cảnh sinh hoạt bình dị hàng ngày của người dân trên đảo Cô Tô với các hình ảnh: Cái giếng nước ngọt ở rìa một hòn đảo giữa bể được so sánh “đậm đà mát nhẹ hơn cái chợ trong đất liền”; Cảnh lao động tấp nập khẩn trương, vui vẻ của bà con xã viên hợp tác xã đánh cá trong đó nổi bật hình ảnh người anh hùng lao động Châu Hòa Mãn - Chủ nhiệm hợp tác xã đánh cá: người lao động giản dị, gương mẫu và thạo nghề. Chị Châu Hòa Mãn cũng là hình ảnh đẹp của người mẹ hiền đang địu con, gợi lên cảnh thanh bình yên ổn trong cuộc sống. -> Sự nhộn nhịp, tấp nập ở đây gợi lại cảm giác đậm đà, mát mẻ bởi sự trong lành của không khí buổi sáng trên biển.
Hướng dẫn Tổng kết
Cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô được nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ Sgk.
Cảnh đẹp của quê hương đất nước gợi trong mỗi con người tình cảm gì?Qua đó em hãy rút ra ý nghĩa vb?
Hs trình bày. Gv chốt ý, ghi bảng.
Hướng dẫn Luyện tập: Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) trình bày cảm nhận của em về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản?
Hs tiến hành làm ra nháp. Gv thu 5 bài, chấm nhanh và nhận xét, chỉnh sửa bài làm của các em.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn Hs tự học thêm ở nhà
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
Nguyễn Tuân (1910 - 1987) / Sgk
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh ra đời: Được viết trong chuyến Nguyễn Tuân ra thăm đảo Cô Tô.
- Vị trí văn bản: Phần cuối của bài kí “Cô Tô”.
- Thể loại: Kí.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 3 phần.
P1: Từ đầu đến “theo mùa sóng ở đây”: Cảnh Cô Tô sau cơn bão.
P2: Tiếp theo đến “là là nhịp cánh”: Vẻ đẹp cảnh mặt trời mọc.
P3: Phần còn lại: Sinh hoạt bình dị của con người trên vùng đảo.
2.2. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm.
2.3. Phân tích
a. Vẻ đẹp của Cô Tô sau cơn bão
- Không gian: trong trẻo, sáng sủa.
- Thời gian: sau cơn dông bão.
- Cảnh vật:
+ Bầu trời: trong sáng
+ Cây trên núi đảo: lại thêm xanh mượt.
+ Nước biển: lại lam biếc, đặm đà hơn.
+ Cát: lại vàng giòn hơn nữa.
+ Cá: càng thêm nặng mẻ lưới.
-> Miêu tả theo trình tự, với hình ảnh chọn lọc; sử dụng tính từ miêu tả (màu sắc, ánh sáng) và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
=> Khung cảnh bao la, sự giàu có, trù phú và vẻ đẹp tươi sáng của Cô Tô sau cơn bão.
Hết tiết 101 chuyển tiết 102
b. Cảnh mặt trời mọc trên biển
- Dậy từ canh tư, lúc trời còn tối mịt, đi mãi ra thấu mũi đảo.
- Ngồi rình mặt trời lên.
=> Công phu, trân trọng như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp.
* Trước khi mặt trời mọc:
- Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi.
-> Từ ngữ gợi hình, so sánh mới lạ, độc đáo.
=> Không gian rộng lớn, phẳng lặng và vô cùng trong trẻo.
* Khi mặt trời mọc trên biển:
- Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết.
- Tròn trĩnh phúc hậu…
- Quả trứng hồng hào thăm thẳm…
- Như một mâm lễ phẩm…
-> Quan sát, liên tưởng thú vị, so sánh độc đáo, mới lạ cùng hệ thống các tính từ chỉ màu sắc.
=> Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, lộng lẫy, rực rỡ, kì vĩ, tráng lệ.
* Sau khi mặt trời mọc:
- Vài chiếc nhạn chao đi chao lại…
- Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh…
-> Bút pháp chấm phá tạo vẻ sống động cho bức tranh.
=> Tác giả là người rất yêu mến cảnh đẹp của đất nước.
c. Cảnh lao động và sinh hoạt của con người trên đảo
- Cái bến nước ngọt… đông người tắm, gánh, múc nước
- Các thuyền chờ đổ nước ngọt chuẩn bị ra khơi.
- Hình ảnh vợ chồng anh Châu Hoà Mãn…
-> So sánh, miêu tả.
Þ Cuộc sống vừa tấp nập, khẩn trương lại vừa thanh bình, hạnh phúc.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật
b. Nội dung
=> Ghi nhớ: (SGK/91)
* Ý nghĩa văn bản: Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mành đất quê hương.
4. Luyện tập
III. Hướng dẫn tự học
- Đọc kỹ văn bản, nhớ được những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu: Chú ý các hình ảnh so sánh.
- Tham khảo một số bài viết về Cô Tô để hiểu và thêm yêu mến một vùng đất của Tổ quốc.
- Soạn bài tiếp theo: Hoán dụ.
E. Rút kinh nghiệm……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- NV6 TUAN 27.doc