I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Nhằm đánh giá HS qua các phương diện:
- Biết cách làm bài văn tả người qua thực hành viết.
- Trong khi thực hành, biết cách vận dụng kĩ năng kiến thức về văn miêu tả nói chung và văn tả người nói riêng đã được học ở các tiết học trước đó.
- Các kĩ năng nói viết chung (diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp )
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Đề, đáp án, thang điểm.
2. HS: Giấy, viết, xem bài trước ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1')
Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp
2. Kiểm tra: (1’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Tiến hành: (83’)
- GV nhắc lại yêu cầu khi làm bài viết (không ồn ào, làm đúng thời gian, nộp theo qui định)
- GV giải quyết thắc mắc của HS trong điều kiện cho phép.
GV chép đề, HS chép vào giấy và tiến hành làm.
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 27, Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn Tuần 27 - Tiết 105, 106
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
VĂN TẢ NGƯỜI
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Nhằm đánh giá HS qua các phương diện:
- Biết cách làm bài văn tả người qua thực hành viết.
- Trong khi thực hành, biết cách vận dụng kĩ năng kiến thức về văn miêu tả nói chung và văn tả người nói riêng đã được học ở các tiết học trước đó.
- Các kĩ năng nói viết chung (diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp…)
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Đề, đáp án, thang điểm.
2. HS: Giấy, viết, xem bài trước ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1')
Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp
2. Kiểm tra: (1’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Tiến hành: (83’)
- GV nhắc lại yêu cầu khi làm bài viết (không ồn ào, làm đúng thời gian, nộp theo qui định)
- GV giải quyết thắc mắc của HS trong điều kiện cho phép.
à GV chép đề, HS chép vào giấy và tiến hành làm.
Đề bài: Hãy tả lại người mẹ của em lúc em đang ốm.
ĐÁP ÁN
a. Mở bài: Giới thiệu chung về mẹ em:
- Rất thương con.
- Xót xa, lo lắng khi con ốm.
b. Thân bài: Tả mẹ trong lúc săn sóc em trên giường bệnh:
- Vẻ mặt: Lo âu, buồn bã…
- Lời nói: Vỗ về, an ủi, động viên, mong con mau khỏe.
- Hành động: Chăm sóc chu đáo từ miếng ăn, viên thuốc đến giấc ngủ của con…
c. Kết bài: Cảm nghĩ của em:
- Xúc động trước tấm lòng bao la của mẹ.
- Mong được đền đáp công ơn trời biển của mẹ.
THANG ĐIỂM
a. Mở bài: 1,5 đ
b. Thân bài: 6 đ
c. Kết quả: 1,5 đ
* Sạch, đẹp, không sai chính tả nhiều: 1đ.
4. Thu bài: (2’)
GV thu bài của HS và nhận xét tiết kiểm tra, phê sổ đầu bài.
5. Dặn dò: (2’)
- Bước đầu xem lại bài viết để tự đánh giá.
- Soạn bài tt “Các thành phần chính của câu”
. Đọc các vd trong SGK, phần ghi nhớ.
. Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiếng Việt Tuần 27 – Tiết 107
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nắm được khái niệm các thành phần chính của câu.
- Có ý thức đặc câu có đầy đủ các thành phần chính.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SGV, …
2. HS: SGK, bài soạn ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1')
Kiểm tra sĩ số, vệ sinh của lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (1’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Tg
Hoạt của của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
1’
Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
à GV giới thiệu yêu cầu tiết học.
10’
11’
12’
4’
Æ Hoạt động 2: Cho HS phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
à Đầu tiên GV cho HS nhắc lại kiến thức cũ ở Tiểu học.
(?) Nhắc lại các thành phần câu em đã học ở bậc Tiểu học?
- HS trả lời. HS khác bổ sung. GV kết luận.
à Tiếp tục GV cho HS đọc vd – SGK. Cho HS chép vd vào tập.
(?) Tìm các thành phần trong câu?
- HS tìm, GV nhận xét.
à Cho HS trả lời câu hỏi 3.
(?) Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn (nghĩa là có thể hiểu đầy đủ mà không cần gắn với hoàn cảnh nói năng).
(?) Thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu?
(?) Vậy qua phân tích, em hãy nhận xét trong câu thành phần nào sẽ được gọi là thành phần chính, thành phần nào là thành phần phụ?
* HS: Thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Thành phần phụ là trạng ngữ.
(?) Vậy qua tìm hiểu, em hãy phân biệt thành phần chính là thành phần phụ trong câu như thế nào?
- HS trả lời. GV cho HS thực hiện phần ghi nhớ.
GV giảng thêm: Vậy thành phần chủ ngữ và vị ngữ là những thành phần bắc buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Có điều cần lưu ý: Khi nói thành phần chính bắt buộc phải có mặt trong câu là nói về mặt kết cấu ngữ pháp của câu, tách rời hoàn cảnh nói năng cụ thể. Nếu đặt câu trong những hoàn cảnh nói năng cụ thể có khi thành phần chính có thể bỏ đi được, còn thành phần phụ lại không bỏ được. Vd:
- Anh về hôm nào? (1)
- Hôm qua. (2)
Câu (2) ở dạng hoàn chỉnh là: Tôi về hôm qua (trong đó hai thành phần chính: C – V hoàn toàn có tểh lược bỏ vì đã được nêu rõ ở hai câu liền trước đó.
Æ Hoạt động 3: Tìm hiểu vị ngữ và cấu tạo của vị ngữ.
à GV cho HS quan sát lại vd1 – SGK.
(?) Quan sát vị ngữ và hãy cho biết vị ngữ có thể với những từ nào về phía trước?
- HS trả lời. GV bổ sung, kết luận.
(?) Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi như thế nào?
(?) Vậy qua tìm hiểu em hãy cho biết vị ngữ là gì?
- HS trả lời. GV cho thực hiện phần ghi nhớ1.
à Tiếp tục GV treo bảng phụ ghi các vd a, b, c.
à GV gọi 1 HS đọc lại các vd.
(?) Tìm C – V.
- GV chia 4 tổ làm các vd (câu c có 2 câu = tổ 3, 4).
(?) Câu hỏi thảo luận: Phân tích cấu tạo của vị ngữ trong các câu đã dẫn. Gợi ý:
- Vị ngữ là từ hay cụm từ?
- Nếu vị ngữ là từ thì từ đó thuộc từ loại gì?
- Nếu vị ngữ là cụm từ thì từ đó thuộc cụm từ loại gì?
à HS trao đổi nhóm 3’. Đại diện trả lời.
à Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
à GV chỉnh sửa kết luận.
(?) Quan sát và trả lời: mỗi câu có thể có mấy vị ngữ?
(?) Vậy qua tìm hiểu em hãy nêu cấu tạo của vị ngữ như thế nào?
- HS trả lời. GV chốt ý ở phần ghi nhớ.
à Cuối cùng GV yêu cầu HS đọc lại toàn bộ nội dung ghi nhớ về vị ngữ và cấu tạo của vị ngữ.
Hoạt động 4: Tìm hiểu chủ ngữ và cấu tạo của chủ ngữ.
à GV cho HS quan sát lại các vd II. Chú ý các chủ ngữ.
(?) Cho biết mối quan hệ giữ sự vật nêu ở chủ ngữ với hành động, đặc điểm, trạng thái… nêu ở vị ngữ là quan hệ gì?
(?) Chủ ngữ có thế trả lời những câu hỏi như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời. GV kết luận.
(?) Chủ ngữ Tôi thuộc từ loại gì?
* HS: Đại từ.
(?) Các chủ ngữ còn lại thuộc từ loại gì?
* HS: Danh từ ( hoặc cụm danh từ).
GV bổ sung: Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.
(?) Phân tích cấu tạo của chủ ngữ? (Có nghĩa là câu có thể có bao nhiêu chủ ngữ?)
(?) Vậy qua tìm hiểu em hãy trả lời: Chủ ngữ là gì? Cấu tạo của chủ ngữ?
- HS trả lời ghi nhớ. GV kết luận.
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS luyện tập.
à Do lượng kiến thức khá nhiều, phần bài tập GV gợi dẫn cho HS về nhà làm.
BT1. Gợi ý:
- Đọc kĩ đoạn văn. Xác định chủ ngữ, vị ngữ cho từng câu.
- Cho biết mỗi chủ ngữ hoặc vị ngữ có cấu tạo như thế nào (là đại từ, hay danh từ, động từ, cụm động từ…).
BT2. Về đặc ba câu theo yêu cầu của a, b, c.
I/ Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu:
1. Các thành phần câu: Trạng ngữ, Chủ ngữ, Vị ngữ
2. Xét vd – SGK94
Chẳng bao lâu, tôi / đã trở thành
Tr.ng C V
một chàng dế thanh niên cường tráng.
3.
* Các thành phần bắc buộc trong câu là: chủ ngữ và vị ngữ à là thành phần chính.
* Thành phần không bắt buộc: trạng ngữ à là thành phần phụ.
Ghi nhớ
Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.
II/ Vị ngữ:
1. Xét lại vd I – SGK92.
* Quan sát vị ngữ: đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
- Có thể kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, sắp, từng… (chỉ thời gian).
- Có thể trả lời câu hỏi: Làm sao? Như thế nào? Làm gì? Là gì? …
Ghi nhớ1
Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào? hoặc Là gì?
2. Xét các vd – SGK93
* Quan sát các vị ngữ:
a/ Một buổi chiều, tôi/ ra đứng cửa
Tr.ng C V1
hang như mọi khi, xem hoàng hôn
V2
xuống.
à Vị ngữ: là cụm động từ.
b/ Chợ Năm Căn / nằm sát bên bờ
C V1
sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
V2 V3 V4
à V1: cụm động từ.
V2,3,4: tính từ.
c/ - Cây tre/ là người bạn thân của
C V
nông dân Việt Nam.
àVị ngữ: là + cụm danh từ.
- Tre, nứa, mai, vầu / giúp người
C V
trăm nghìn công việc khác nhau.
à Vị ngữ: cụm động từ.
è Mỗi câu có thê có một hoặc nhiều vị ngữ.
Ghi nhớ2,3
- Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
- Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
III/ Chủ ngữ:
* Xét lại các vd II – SGK93
* Quan sát các chủ ngữ:
- Chủ ngữ biểu thị những sự vật có hành động, đặc điểm, trạng thái nêu ở vị ngữ.
- Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? …
- Câu có thể có:
+ Một chủ ngữ: tôi, chợ Năm Căn, cây tre.
+ Nhiều chủ ngữ: tre, nứa, mai, vầu.
Ghi nhớ
- Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái…được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Con gì? hoặc Cái gì?
- Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.
- Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
IV/ Luyện tập:
* Bài tập 1:
Câu 1: Tôi (CN, đại từ)/ đã trở thành... (VN, cụm động từ)
Câu 2: Đôi càng tôi (CN, cụm danh từ)/ mẫm bóng (VN, tính từ)
Câu 3: Những cái vuốt ở chân, ở khoeo (CN, cụm danh từ)/ cứ cứng dần và nhọn hoắt (VN, 2 cụm tính từ).
Câu 4: Tôi (CN, đại từ)/ co cẳng lên, đạp nhanh phách vào các ngọn cỏ (VN, hai cụm động từ)
Câu 4: Những ngọn cỏ (CN, cụm danh từ)/gãy rạp, y như... (VN, động từ)
* Bài tập 2: Tham khảo:
a. Trong giờ kiểm tra, em đã cho bạn mượn bút.
b. Bạn em rất tốt.
c. Bà Đỗ trần là người huyện Đông Triều.
4. Củng cố: (2’)
1. Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?
a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ
2. Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.
Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?
a. Động từ b. Cụm động từ
c. Tính từ d. Cụm tính từ
3. Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.
Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?
a. Ai? b. Là gì? c. Con gì? d. Cái gì?
5. Dặn dò: (2’)
- Xem lại nội dung bài. Học thuộc phần ghi nhớ. Hoàn tất các bài tập.
- Chuẩn bị tiết tt “Tập làm thơ 5 chữ”.
. Trả lời các câu hỏi ở phần chuẩn bị ở nhà.
. Tự sáng tác 1 bài thơ 5 chữ trước.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Ngữ văn Tuần 27 – Tiết 108
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI LÀM THƠ NĂM CHỮ
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
Ôn lại, nắm chắc hơn đặc điểm và yêu cầu của thể thơ 5 chữ.
Làm quen với các hoạt động và hình thức tổ chức học tập đa dạng, vui mà bổ ích, lí thú.
Tạo được không khí vui vẻ, kích thích tinh thần sáng tạo, mạnh dạng trình bày được những gì mình làm được.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tư liệu.
2. HS: SGK, chuẩn bị bài ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1')
Kiểm tra sĩ số, vệ sinh của lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
(?) Phân biệt thành phần chính, thành phần phụ của câu?
(?) Vị ngữ là gì? Nêu cấu tạo của vị ngữ, cho ví dụ minh họa?
(?)Vị ngữ là gì? Nêu cấu tạo của vị ngữ, cho ví dụ minh họa?
3. Bài mới:
Tg
Hoạt của của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
1’
Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu về luật thơ 5 chữ và tập làm thơ với thề dạng này.
7’
28’
Æ Hoạt động 2: Kiểm tra phần chuẩn bị.
Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS (5 tập)
(?) Quan sát những đoạn thơ trong SGK, hãy rút ra các đặc điểm của thơ năm chữ (khổ thơ, vần, cách ngắt nhịp…).
(?) Ngoài các đoạn thơ trên, em còn biết bài thơ, đoạn thơ năm chữ nào khác không? Hãy chép các bài thơ đó và nhận xét?
- HS trả lời. GV kết luận.
- Nếu không có HS nào biết them bài thơ năm chữ, GV có thể giới thiệu:
TIẾNG THU
Lưu Trọng Lư
Em không nghe mùa thuDưới trăng mờ thổn thức ?Em không nghe rạo rựcHình ảnh kẻ chinh phuTrong lòng người cô phụ ?Em không nghe rừng thu,Lá thu kêu xào xạc,Con nai vàng ngơ ngácĐạp trên lá vàng khô ?
CỐ HƯƠNG
Lý Bạch
Ánh trăng rọi đầu giường
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cuối đầu nhớ cố hương.
(?) Qua tìm hiểu em hãy cho biết đặc điểm thể thơ năm tiếng?
- HS trả lời. GV cho thực hiện phần ghi nhớ.
à Tiếp tục GV cho HS đọc lại đoạn thơ của Trần Hữu Thung.
(?) Tìm vần, nhịp cho bài thơ này?
- HS tìm, GV nhận xét.
à Tiếp tục GV cho HS lấy bài thơ các em tự sáng tác ở nhà ra, chuẩn bị cho phần thực hành trên lớp.
Æ Hoạt động 3: Thi làm thơ.
Bước 1: GV gọi HS nhắc lại đặc điểm của thể thơ.
Bước 2: Trao đổi nhóm về các bài thơ năm chữ làm ở nhà để cả nhóm xác định bài sẽ giới thiệu trước lớp.
Bước 3: Mỗi nhóm đại diện lên bảng ghi lại bài thơ của mình.
Bước 4: Các nhóm nhận xét qua lại với nhau, cuối cùng GV nhận xét lại, đánh giá, xếp loại.
à GV chọn ra vài bài tiêu biểu để ghi vào.
I/ Chuẩn bị:
1. Xét các đoạn thơ – SGK103, 104
* Trả lời:
- Khổ thơ: có 4 dòng. Không hạn định khổ thơ cho 1 bài thơ.
- Gieo vần:
+ Dòng 2, 3: gieo vần liền.
+ Dòng 1,2 (hoặc 3,4): gieo vần cách.
- Cách ngắt nhịp: 3/2 hoặc 2/3.
Ghi nhớ
Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng năm chữ, còn gọi là thơ ngũ ngôn, có nhịp 3/2 hoặc 2/3. Vần thơ thay đổi không nhất thiết là vần liên tiếp, số câu cũng không hạn định. Bài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thường bốn câu, nhưng cũng có khi hai câu hoặc không chia khổ.
2. Xét bài thơ của Trần Hữu Thung.
Mặt trời càng lên tỏ
Bông lúa chín thêm vàng
Sương treo đầu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh
Bay vút tận trời xanh
Chiền chiện cao chim hót.
- Đoạn thơ có cả vần liền, vần cách, vần chân…
+ Vần cách: tỏ, cỏ
+ Vần liền: lanh, xanh
+ Nhịp: 3/2.
II/ Thi làm thơ năm chữ:
Các bài mẫu:
4. Củng cố: (3’)
Cho đoạn thơ sau:
Trăng ơi từ đâu đến
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà
Trần Đăng Khoa
1/ Hãy nhận xét về cách gieo vần trong đoạn thơ trên?
a. Không có vần b. Vần lưng c. Vần liền d. Vần cách
2/ Nhịp của bài thơ là gì?
a. 3/2 b. 2/3 c. Không có nhịp
5. Dặn dò: (2’)
- Xem lại nội dung về thơ.
- Chuẩn bị bài tt “Cây tre Việt Nam”
. Đọc kĩ văn bản, chú thích, ghi nhớ.
. Trả lời các câu hỏi trong Đọc – hiểu văn bản.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 6 Tuan 27.doc