Giáo án Ngữ văn 6 Tuần 28 Tiết 101 Hoán dụ

A. Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức :

 - Khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ .

 - Tác dụng của phép hoán dụ .

 2. Kĩ năng :

 - Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoàn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt .

 - Bước đầu tạo ra một số kiểu hoàn dụ trong viết và nói .

 3. Thái độ.

 - Yêu thích tiếng Việt.

- Các kĩ năng sống cần giáo dục trong bài:

+ Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các phép tu từ ẩn dụ phù hợp với thực tiễn giao tiếp;

+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về sử dụng phép tu từ ẩn dụ.

B. Chuẩn bị:

 1.Giáo viên: SGK, soạn giáo án và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan

 2. Học sinh: Học bài cũ, soạn và chuẩn bị bài ở nhà.

3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

+ Phöông phaùp: Vaán ñaùp , thuyeát minh, phaân tích, tổng hợp, gợi mở

+ Kyõ thuaät: Phaân tích caùc tình huoáng maãu, thöïc haønh coù höôùng daãn, ñoäng naõo, thaûo luaän nhoùm, trình baøy 1 phuùt.

C.Tiến trình bài dạy:

 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ: : Kiểm tra 15’

* Đề :

- Ẩn dụ là gì ? ( 2đ )

- Hãy nêu các kiểu ẩn dụ thường gặp. Cho mỗi loại một ví dụ ( gạch dưới ẩn dụ ) .

* Đáp án :

Câu 1 : Học sinh trả lời đúng khái niệm ( mục ghi nhớ trang 68 ) đạt 2 điểm

Câu 2 : Học sinh nêu đúng 4 kiểu ẩn dụ :

- Ẩn dụ hình thức : VD ( 2đ)

- Ẩn dụ cách thức : VD ( 2 đ)

- Ẩn dụ phẩm chất : VD ( 2 đ)

 - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : VD( 2đ )

 3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3954 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 Tuần 28 Tiết 101 Hoán dụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn: 17/03/2012 Tiết 101 Ngày dạy: 20/03/2012 Tiếng Việt: HOÁN DỤ A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức : - Khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ . - Tác dụng của phép hoán dụ . 2. Kĩ năng : - Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoàn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt . - Bước đầu tạo ra một số kiểu hoàn dụ trong viết và nói . 3. Thái độ. - Yêu thích tiếng Việt. - Các kĩ năng sống cần giáo dục trong bài: + Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các phép tu từ ẩn dụ phù hợp với thực tiễn giao tiếp; + Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về sử dụng phép tu từ ẩn dụ. B. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: SGK, soạn giáo án và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan 2. Học sinh: Học bài cũ, soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: + Phöông phaùp: Vaán ñaùp , thuyeát minh, phaân tích, tổng hợp, gợi mở… + Kyõ thuaät: Phaân tích caùc tình huoáng maãu, thöïc haønh coù höôùng daãn, ñoäng naõo, thaûo luaän nhoùm, trình baøy 1 phuùt. C.Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: : Kiểm tra 15’ * Đề : Ẩn dụ là gì ? ( 2đ ) Hãy nêu các kiểu ẩn dụ thường gặp. Cho mỗi loại một ví dụ ( gạch dưới ẩn dụ ) . * Đáp án : Câu 1 : Học sinh trả lời đúng khái niệm ( mục ghi nhớ trang 68 ) đạt 2 điểm Câu 2 : Học sinh nêu đúng 4 kiểu ẩn dụ : Ẩn dụ hình thức : VD ( 2đ) Ẩn dụ cách thức : VD ( 2 đ) Ẩn dụ phẩm chất : VD ( 2 đ) - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : VD( 2đ ) 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Hoạt động của GV & HS Ghi bảng GV gọi hs đọc ví dụ trong sgk Học sinh đọc ví dụ GV: Áo nâu, áo xanh gợi cho em liên tưởng đến ai? HS: Áo nâu - người nông dân Áo xanh - người công nhân GV: Vì sao em lại có liên tưởng như vậy? HS: Vì nông dân thường mặc áo nâu, công nhân thường mặc áo xanh khi làm việc, GV: Cách nói dựa vào quan hệ đặc điểm, tính chất (nông dân thường mặc áo nâu, công nhân thường mặc áo xanh khi làm việc) GV: Theo em nông thôn dùng để chỉ ai? Thành thị chỉ ai? HS: Nông thôn - chỉ người sống ở nông thôn Thị thành - chỉ người sống ở thành phố GV: Cách gọi như vậy dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn, thành thị) với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn và thành thị) . GV: Giữa “áo nâu” và “áo xanh”; “nông thôn” và “thị thành” có quan hệ với nhau như thế nào với sự vật được chỉ ? HS: Áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành : Sự vật được gọi tên => Sự vật được biểu thị à quan hệ : vật chứa đựng à vật bị chứa đựng ; Nông thôn => người nông dân ; Thành thị => người công nhân) GV: So sánh câu thơ trên với câu thơ sau: - “ Tất cả nông dân ở nông thôn và công nhân ở các thành phố đều đứng lên” HS: - Cách diễn đạt trong thơ Tố Hữu có giá trị biểu cảm. - Cách diễn đạt của câu văn xuôi chỉ thông báo sự kiện, không có giả trị biểu cảm. GV: Cách diễn đạt này có tác dụng gì? HS: Ngắn gọn, tăng tính hình ảnh và hàm súc cho câu văn . GV: Như vậy, hoán dụ gọi là tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi. Cách gọi như vậy làm cho câu văn tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diển đạt GV: Cách diễn đạt trên là hoán dụ. Vậy em hiểu thế nào là hoán dụ ? Tác dụng ? HS: Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó gọi là hoán dụ. Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho cách diễn đạt. HS đọc lại ghi nhớ GV: Lấy ví dụ - Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. GV: Biện pháp hoán dụ nằm ở từ ngữ nào? Áo chàm chỉ ai? HS: Chỉ người đồng bào việt Bắc => Lấy dấu hiệu của sự vật chỉ sự vật. GV: Em hãy cho thêm 1 số ví dụ? HS: VD: + Đầu xanh - tuổi trẻ + Đầu bạc - tuổi già + Mày râu - đàn ông + Má hồng - đàn bà Học sinh đọc ví dụ SGK GV: “Bàn tay ta” trong ví dụ a chỉ cái gì? HS: Bàn tay chỉ một bộ phận của con người. => Lấy một bộ phận để gọi toàn thể . VD: Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp. (Tố Hữu) GV: Một ,ba chỉ cái gì? HS: Chỉ số lượng cụ thể (số ít, nhiều) => Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng . VD: Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người. GV: Từ đỗ máu chỉ điều gì? HS: Chỉ dấu hiệu của chiến tranh (thay cho sự hi sinh, mất mát nói chung). => Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật GV đưa ví dụ: Vì sao? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người: Hồ Chí Minh GV: Trái đất chỉ gì? HS: Chỉ toàn thể nhân loại => Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng . GV: Qua phân tích các ví dụ, em hãy cho biết có mấy kiểu hoán dụ? Gọi tên? HS: Có bốn kiểu hoán dụ - Lấy một bộ phận để gọi toàn thể - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng - Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật - Lấy vật chứa đựng để gọi vật chứa đựng GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK Học sinh thảo luận theo nhóm rồi trả lời Giáo viên nhận xét, hoàn chỉnh Giống nhau: đều gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác. Khác nhau: +Ẩn dụ: - Dựa vào quan hệ tương đồng - Hình thức - Cách thức - Phẩm chất - Chuyển đổi cảm giác + Hoán dụ: - Dựa vào nét tương cận - Lấy bộ phận chỉ toàn thể - Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng - Lấy dấu hiệu của sự vật chỉ sự vật. - Lấy cái cụ thể chỉ cái trìu tượng. Giáo viên đọc – học sinh viết (Từ: Lần thứ 3 thức dậy … anh thức luôn cùng Bác) Học sinh trao đổi bài , sửa lỗi . I. Hoán dụ là gì ? 1. Tìm hiểu ví dụ : 2. Kết luận - Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó gọi. - Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho cách diễn đạt. Ghi nhớ : SGK II.Các kiểu hoán dụ 1. Tìm hiểu ví dụ : 2. Kết luận Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp: - Lấy một bộ phận để gọi toàn thể - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng - Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật - Lấy vật chứa đựng để gọi vật chứa đựng *Ghi nhớ : SGK III. Luyện tập Bài 2 : So sánh giữa ẩn dụ và hoán dụ . Giống nhau: đều gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác. Khác nhau: +Ẩn dụ: - Dựa vào quan hệ tương đồng - Hình thức - Cách thức - Phẩm chất - Chuyển đổi cảm giác + Hoán dụ: - Dựa vào nét tương cận - Lấy bộ phận chỉ toàn thể - Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng - Lấy dấu hiệu của sự vật chỉ sự vật. - Lấy cái cụ thể chỉ cái trìu tượng. Bài 3: Viết chính tả : D/ Củng cố- Dặn dò: - Hoán dụ là gì? Các kiểu hoán dụ ? - Dặn hs học bài và chuẩn bị bài Tập làm thơ bốn chữ. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docngu van 6 hoan du.doc
Giáo án liên quan