Giáo án Ngữ văn 6 Tuần 28 Tiết 105 Các thành phần chính của câu

A. Mức độ cần đạt

- Nắm được khái niệm về các thành phần chính của câu.

- Biết vận dụng kiến thức trên để nói, viết câu đúng cấu tạo.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Các thành phần chính của câu.

- Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.

 2. Kỹ năng

- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu.

- Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.

 3. Thái độ: Nắm được các thành phần chính của câu để vận dụng phù hợp trong nói và viết.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề

D. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng . . .)

2. Bài cũ: Thế nào là hoán dụ? Cho ví dụ minh họa.

 3. Bài mới: Từ trước tới nay, để nói hay viết chúng ta đều sử dụng đơn vị ngôn ngữ để cấu tạo câu. Vậy câu có cấu tạo như thế nào? Chúng có mấy thành phần chính? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp những câu hỏi đó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 Tuần 28 Tiết 105 Các thành phần chính của câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28 Ngày soạn: 16/03/2013 Tiết: 105 Ngày dạy : 18/03/2013 CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU A. Mức độ cần đạt - Nắm được khái niệm về các thành phần chính của câu. - Biết vận dụng kiến thức trên để nói, viết câu đúng cấu tạo. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Các thành phần chính của câu. - Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu. 2. Kỹ năng - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu. - Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu. 3. Thái độ: Nắm được các thành phần chính của câu để vận dụng phù hợp trong nói và viết. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng…………………………………..…...……….) 2. Bài cũ: Thế nào là hoán dụ? Cho ví dụ minh họa. 3. Bài mới: Từ trước tới nay, để nói hay viết chúng ta đều sử dụng đơn vị ngôn ngữ để cấu tạo câu. Vậy câu có cấu tạo như thế nào? Chúng có mấy thành phần chính? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp những câu hỏi đó. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung * Hướng dẫn phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu Phân tích thành phần ngữ pháp của câu? (Thành phần nào bắt buộc có mặt? Thiếu thành phần nào trong câu trên, câu không diễn đạt được ý trọn vẹn và không có cấu tạo hoàn chỉnh?) Vậy thành phần chính trong câu là những thành phần nào? Hs trả lời dẫn đến Ghi nhớ 1, Sgk/92 Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của vị ngữ Nêu đặc điểm của vị ngữ? -> Nếu chủ ngữ nêu tên sự vật, hiện tượng thì vị ngữ là thành phần nói về hành động, đặc điểm, trạng thái của chủ ngữ, tức nói về sự vật, hiện tượng đó. Gọi Hs đọc các ví dụ trong Sgk, Hs thảo luận, trả lời các câu hỏi theo 2 bước. Bước 1: Xác định các thành phần trong câu? Bước 2: Phân tích vị ngữ, xem có mấy vị ngữ, vị ngữ đó thuộc từ loại nào? Cụm từ loại nào? Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Gv nhận xét, chữa bài. Qua các ví dụ vừa phân tích, nêu các đặc điểm của trạng ngữ? Hs trả lời, Gv chốt dẫn đến phần ghi nhớ 2 Sgk/93 Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của chủ ngữ Học sinh thảo luận nhóm. a. Chủ ngữ trong câu là thành phần nêu tên sự vật, hiện tượng mà ta muốn nói đến. Vậy chủ ngữ có thể trả lời cho những câu hỏi nào? Hãy cho ví dụ. b. Những từ ngữ nào có thể làm chủ ngữ trong câu? Cho ví dụ. c. Trong một câu có thể có mấy chủ ngữ? Qua việc trả lời các câu hỏi trên, cho biết những đặc điểm của chủ ngữ? Hs trả lời dẫn đến Ghi nhớ 3/Sgk. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Hướng dẫn làm bài tập trong SGK/94. BT1: Gv thảo luận nhóm trong 5 phút. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung. Gv chữa bài, ghi điểm nếu nhóm nào làm tốt. BT2+3: Đặt câu, xác định chủ ngữ. Gọi 1 Hs lên bảng làm. Hs khác nhận xét. Gv chữa bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn, Hs nghe và thực hiện ở nhà. I. Tìm hiểu chung 1. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu 1.1. Phân tích ví dụ: (Sgk) Chẳng bao lâu/, tôi // đã trở thành......... Tr.n CN VN bắt buộc phải có mặt trong câu -> Thành phần chính của câu. 1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/92) 2. Vị ngữ 2.1. Phân tích ví dụ * Đặc điểm của vị ngữ: - Thường kết hợp với phó từ: đã, sẽ, đang, sắp, vừa, mới, từng… - Trả lời cho các câu hỏi: Làm sao? Làm gì? Như thế nào? Là gì?... * Cấu tạo của vị ngữ: a. “ra đứng cửa hang, xem hoàng hôn xuống.” VN1 VN2 -> Hai vị ngữ, là cụm động từ. b. “nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.” -> 4 vị ngữ, vị ngữ 1 là cụm động từ, vị ngữ 2, 3, 4 là tính từ. c. “là người bạn thân của nông dân Việt Nam, giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.” -> Một vị ngữ, vị ngữ là cụm danh từ + “là” 2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/93) 3. Chủ ngữ 3.1. Phân tích ví dụ - Chủ ngữ có thể trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?... - Chủ ngữ có thể là đại từ (tôi), danh từ hoặc cụm danh từ: cây tre; chợ Năm Căn; Tre, nứa, mai, vầu. - Một câu có thể có một chủ ngữ, cũng có thể có nhiều chủ ngữ. 3.2. Ghi nhớ 3: (Sgk/93) II. Luyện tập BT1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu: - Tôi / đã trở thành chàng dế thanh niên… CN – đại từ. VN – cụm động từ. - Đôi càng tôi / mẫm bóng. CN – cụm danh từ VN – tính từ - Những cái vuốt ở chân, ở khoeo, / CN – cụm danh từ cứ cứng dần và nhọn hoắt. VN – hai cụm tính từ. - Tôi / co cẳng lên, đạp phanh phách… CN – đại từ VN – hai cụm động từ. - Những ngọn cỏ / gẫy rạp, y như có nhát… CN – cụm danh từ VN – cụm động từ. BT2+3: Đặt câu, chỉ ra chủ ngữ: a. Trong giờ học Văn, em đã cho bạn mượn bút. Em: Chủ ngữ, trả lời câu hỏi Em làm gì? III. Hướng dẫn tự học - Nhớ những đặc điểm cơ bản của chủ ngữ và vị ngữ. - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu. - Chuẩn bị bài tiếp theo: Thi làm thơ 5 chữ. E. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 28 Ngày soạn: 16/03/2013 Tiết: 106 Ngày dạy : 18/03/2013 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN - THI LÀM THƠ 5 CHỮ A. Mức độ cần đạt - Ôn lại và nắm chắc các đặc điểm và yêu cầu của thể thơ năm chữ. - Kích thích tinh thần sáng tạo, tập làm thơ 5 chữ, mạnh dạn trình bày miệng những câu thơ làm được. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Đặc điểm của thể thơ 5 chữ. - Các khái niệm vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách được củng cố lại. 2. Kỹ năng - Vận dụng những kiến thức về thể thơ 5 chữ vào việc tập làm thơ 5 chữ. - Tạo lập văn bản về thể thơ 5 chữ. 3. Thái độ: Làm quen với hoạt động làm thơ 5 chữ vui mà bổ ích, lý thú. C. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng……………..………………….……………….) 2.Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của Hs. 3. Bài mới: Chúng ta đã biết các đặc điểm cũng như đã tập làm thể thơ 4 chữ. Hôm nay, một lần nữa chúng ta nhớ lại các đặc điểm về thơ 5 chữ và tập làm thể thơ này. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của thể thơ năm chữ - Học sinh nhận xét về số chữ trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” và “Ông đồ”. - Nhận xét về hình thức trình bày của hai bài thơ? - Nhận xét cách gieo vần ở khổ thơ 1 và 2 bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”? - Nhận xét về cách gieo vần trong bài thơ “Ông đồ”? => Rút kết luận về đặc điểm của thơ 5 chữ. (Ghi nhớ) Để có thể đọc diễn cảm bài thơ theo thể thơ 5 chữ, em cần chú ý điều gì? Hoạt động 2: Thi làm thơ 5 chữ Tìm một số bài thơ 5 chữ đã học. Họa theo thơ. Làm thơ với vần nối tiếp. Đọc và bình thơ. Đọc thật diễn cảm. Bình thơ trước lớp. Gv: Nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học - Nhớ đặc điểm của thể thơ 5 chữ. Nhận diện được thơ 5 chữ. Nhớ một số vần cơ bản. - Sưu tầm một số bài thơ 5 chữ và sáng tác thêm. - Chuẩn bị viết bài Tập làm văn tả người. I. Đặc điểm của thể thơ năm chữ 1. Đặc điểm - Số chữ: mỗi dòng 5 chữ. - Khổ thơ: mỗi khổ có 4 dòng, thường chia nhiều khổ, số khổ trong bài không hạn định (Nếu chỉ có 4 dòng hoặc 2 dòng thì không chia khổ). - Vần: có thể dùng vần liền, vần cách, vần chân, vần lưng. - Nhịp thơ: thường có nhịp 3/ 2 hoặc nhịp 2/3 2. Ghi nhớ: Sgk/105 II. Thi làm thơ 5 chữ “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay hứng về”. ( Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải) III. Hướng dẫn tự học E. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 28 Ngày soạn: 20/03/2013 Tiết: 107 - 108 Ngày dạy : 22/03/2013 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI

File đính kèm:

  • docNV6 TUAN 28.doc
Giáo án liên quan