A. Mức độ cần đạt
Thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, thiên nhiên được đặt ra trong văn bản nhật dụng và nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn của văn bản.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
- Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
2. Kĩ năng
- Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng.
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.
3. Thái độ: Thêm yêu quê hương, đất nước mình sau khi học xong văn bản.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 33 - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 33 Ngày soạn: 20/04/13
Tiết: 125 - 126 Ngày dạy : 22/04/13
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
(Xi-át-tơn)
A. Mức độ cần đạt
Thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, thiên nhiên được đặt ra trong văn bản nhật dụng và nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn của văn bản.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
- Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
2. Kĩ năng
- Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng.
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.
3. Thái độ: Thêm yêu quê hương, đất nước mình sau khi học xong văn bản.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận tác phẩm.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:Lớp 6a1……………….6a2…………….6a4………………
2. Bài cũ: CVì sao tác giả nhận định “Cầu Long Biên trong thời bình đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng nó đã trở thành chứng nhân lịch sử”?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài :Yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng của con người, bên cạnh những nét tương đồng thì tình cảm này ở mỗi dân tộc lại có những điểm đặc biệt khác nhau. Bài học này thể hiện tình yêu quê hương đất nước trên khía cạnh quan tâm và bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời lên án thái độ sống hủy hoại môi trường.
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
CNgười viết bức thư là ai?
CNêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
CEm có nhận xét gì về cách xưng hô trong thư?
Lời xưng “tôi” của người viết thể hiện quan hệ bình đẳng, ngang hàng của thủ lĩnh da đỏ đối với nguyên thủ quốc gia.
CThể loại của văn bản là gì?
C Bức thư của thủ lĩnh da đỏ thuộc kiểu loại văn bản nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
Gv yêu cầu giọng đọc: đọc to, rõ ràng, ngắt nhịp đúng thể hiện được tình cảm của người viết thư.
Hs đọc kỹ các chú thích, đặc biệt các chú thích 3, 4, 8, 10 và 11.
CVăn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?-> 3 phần.
Phần 1: Từ đầu… “tiếng nói của cha ông chúng tôi”: Tình yêu quê hương của người da đỏ.
Phần 2: Tiếp… “mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc”: Sự khác biệt trong cách sống…
Phần 3: Đoạn còn lại: Khẳng định đất là mẹ.
CNêu phương thức biểu đạt được sử dụng chủ yếu ?
Hướng dẫn phân tích
Gọi Hs đọc lại đoạn từ đầu đến “tiếng nói của cha ông chúng tôi”.
Tình yêu quê hương của người da đỏ được thể hiện thông qua những chi tiết nào?
CChỉ ra về nêu lên tác dụng của các phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn?
- GV yêu cầu HS chú ý đoạn : Từ đầu… “ cha ông chúng tôi”
CĐoạn văn trên nêu lên nội dung nào ?
C Ở đoạn văn này, người da đỏ được đặt trong mối quan hệ đối với thiên nhiên mà cụ thể là trong quan hệ với những đối tượng naò ?
-> Đất đai, không khí, nước, động thực vật,…
C Người da đỏ đã cảm nhận ntn về mối quan hệ của mình với thiên nhiên ?
*Thảo luận : C Để làm nổi bật mối quan hệ giữa người da đỏ với thiên nhiên, tác giả đã sử dụng nét nghệ thuật nào ? Tác dụng ?
C Nói tóm lại, Xi-at-tơn đã khái quát ntn về mối quan hệ giữ thiên nhiên với người da đỏ? Em đánh giá ra sao trước sự đánh giá của tác giả ?
Tiết 2
-GV yêu cầu HS theo dõi đoạn : “Tôi biết người da trắng…có sự ràng buộc”.
C Qua cách trình bày trên của tác giả, em thấy sự đối xử của người da đỏ và người da trắng với đật đai có gì đáng chú ý ?
-> Khác nhau
CHãy chỉ rõ sự khác nhau trogn cách đối xử của người da trắng và người da đỏ với đất đai ?
C Thái độ của người da trắng và người da đỏ với không khí và muông thú cũng khác nhau . Hãy chỉ rõ điều đó ?
C Nói tóm lại, em có nhạn xét ra sao về người da trắng, người da đỏ?
* Thảo luận: C Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào đề làm rõ sự khác biệt về thái độ của người da trắng và người da đỏ đối với đất đai, thiên nhiên và môi trường ?
CTác giả có mục đích như thế nào khi viết bức thư này ?
- GV liên hệ, giáo dục hs ý thức bảo vệ môi trường.
- Yêu cầu hs theo dõi phần cuối .
CNhững lời đề nghị nào được tác giả nhắc đến ở phần cuối của bức thư ?
CEm hiểu ra sao về câu nói : “Đất là mẹ”
=> Đất là nơi muôn loài được sinh ra và lớn lên,…
CThủ lĩnh Xi-at-tơn đã cảnh báo điều gì với người da trắng ? Nhận xét về giọng điệu lời lẽ của lời cảnh báo ấy ?
CTheo em vì sao một bức thư nói về việc bán đất ở thế kỉ XIX mà cho đến nay vẫn còn được coi là một văn bản hay nói về thiên nhiên và môi trường ?
- GV liên hệ giáo dục HS.
Hướng dẫn Tổng kết
CEm hãy khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản này?
C Văn bản mang lại ý nghĩa gì?
- HS trả lời, Gv chốt ý, liên hệ giáo dục các em.
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ/Sgk.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Xi-át-tơn
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời: (Sgk/138)
-Thể loại: viết dưới dạng bức thư, thuộc nhóm văn bản nhật dụng về chủ đề thiên nhiên, môi trường.
- Kiểu loại văn bản: văn bản nhật dụng.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 3 phần
2.2. Phương thức biểu đạt: Chủ yếu là biểu cảm
2.3. Phân tích
a. Tình yêu quê hương của người da đỏ
- Đất đai, bầu trời, không khí, dòng nước, động, thực vật đều thiêng liêng đối với người da đỏ.
- Đất là bà mẹ của người da đỏ…
-> So sánh, nhân hóa, điệp ngữ
=> Làm nổi bật quan hệ máu mủ, ruột thịt giữa người da đỏ với đất, với thiên nhiên.
Tiết 2
b. Con người đối xử với đất đai, thiên nhiên và môi trường .
* Người da đỏ
- Coi đất là thiêng liêng, là kí ưc, là mẹ và thiên nhiên là mọi thành viên trong gia đình
- Hiểu không khí là vô cùng quý giá
- CH rằng nếu muông thú bị giết thì con người cũng bị chết về tinh thần và ra đi cùng chúng .
-> Hiểu giá trị và yêu quý đất đai, thiên nhiên, môi trường .
* Người da trắng
- Coi đất đai là kẻ thù
- Đối xử với đất đai như vật mua được, tước đoạt được rồi bán đi .
- Lòng thèm khát sẽ ngấu nghiến đất đai, biến đất đai thành hoang mạc.
- Hít thở không khí, nhưng chẳng để ý đến nó.
-Thảm sát muông thú .
-> Ngược đãi, coi thường đất đai, môi trường . Không cảm nhận được điều kì diệu mà thiên nhiên mang lại
=> So sánh, nhân hoá, đối lập, điệp ngữ .
=> Tác giả bày tỏ tình yêu, sự gắn bó với mảnh đất quê hương và lên án người da trắng .
c. Những điều kiện khi bán đất cho người da trắng và lời cảnh báo với họ :
- Yêu cầu : Phải biết quý trọng đất đai, khuyên nhủ con cháu rằng : Đất là mẹ.
- Cảnh báo : “ Con người là gì , nếu thiếu muông thú…xảy ra đối với con người.”
-> Lời lẽ rắn rỏi, dứt khoát, lời văn lập luận sắc sảo , trang trọng ,..
=> Suy nghĩ sâu sắc, đúng đắn, l2 lời cảnh báo với toàn nhân loại.
=> Tư tưởng, quan điểm tiến bộ, là bức thôngđiệp (con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình).
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật:
b. Nội dung:
* Ý nghĩa: Nhận thức về vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực và lâu dài: Để căm lo bảo vệ môi trường sống của mình, con người phải biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung bài học; nhớ những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc của văn bản.
- Sưu tầm một số bài viết về bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập về dấu câu ( tt)
E. Rút kinh nghiệm……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Tuần: 33 Ngày soạn: 23/04/13
Tiết: 131 Ngày dạy : 25/04/13
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu phẩy)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. Mức độ cần đạt
- Củng cố kiến thức và cách sử dụng dấu phẩy đã được học.
- Hê thống kiến thức Tiếng Việt đã học trong Kì II.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Công dụng của dấu phẩy.
- Khái niệm, công dụng, đặc điểm của các biện pháp tu từ, các loại dấu câu.
2. Kĩ năng
- Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu phẩy.
- Lựa chọn và sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết để đạt được mục đích giao tiếp.
- Làm bài kiểm tra tổng hợp.
3. Thái độ:
- Biết sử dụng dấu phẩy đúng quy cách.
-Có ý thức ôn tập, chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra.
C. Phương pháp:Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:Lớp 6a1……………….6a2…………….6a4………………
2. Bài cũ: CNêu công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than. Cho ví dụ minh họa.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu ở tiết ôn tập về dấu câu hôm trước chúng ta đã ôn tập lại các dấu dùng để kết thúc câu thì hôm nay chúng ta ôn tập về một loại dấu câu khác không phải để kết thúc câu.
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Tìm hiểu về công dụng của dấu phẩy
Gv treo bảng phụ ghi ví dụ. Hs đọc
CĐặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp? Giải thích vì sao lại đặt dấu phẩy vào vị trí đó.
Hs thảo luận.
Gọi đại diện 3 nhóm lên đặt dấu phẩy vào 3 ví dụ a, b, c. (Sgk/157, 158)
Hs khác nhận xét.
Gv chữa bài.
Từ việc phân tích các ví dụ trên, bạn nào cho cô biết dấu phẩy có những công dụng nào?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ.
Hs đọc ghi nhớ.
Chữa một số lỗi thường gặp về việc sử dụng dấu phẩy
Gv ghi sẵn ví dụ a, b ra bảng phụ.
Gọi 2 Hs lên chữa lỗi ở 2 ví dụ.
Hs khác làm ra nháp. Gv theo dõi, hướng dẫn.
Hs nhận xét bài làm của bạn.
Gv chữa bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
BT1: 2 Hs lên bảng làm. Hs khác làm nháp.
BT2: Gọi 3 Hs lên bảng thêm chủ ngữ cho câu.
Hs nhận xét.
Gv chữa bài.
BT3: Gọi 4 Hs lên bảng thêm vị ngữ cho câu.
Hs nhận xét.
Gv chữa bài.
BT4: Gọi đối tượng Hs khá giỏi trả lời.
Gv nhận xét, chữa bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
* Hướng dẫn học bài cũ, soạn bài mới:
- Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện.
* Hướng dẫn làm bài KT tiếng Việt:
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức về Tiếng Việt đã học ở kì II.
- Giải các bài tập tiếng Việt trong cuốn Bài tập Tiếng Việt để rèn kĩ năng làm bài kiểm tra.
- Hình thức kiểm tra: bài kiểm tra gồm 2 phần( tự luận và trắc nghiệm). Phần tự luận sẽ có phần viết đoạn văn theo chủ đề có sử dụng các kiểu câu đã học và phát hiện biện pháp tu từ và trình bày tác dụng.
I. Tìm hiểu chung:
1. Công dụngcủa dấu phẩy
1.1. Phân tích ví dụ
a. Câu 1: Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.
Dấu phẩy ngăn cách:
- Thành phần phụ với thành phần chính.
- Các từ ngữ cùng chức vụ: là phụ ngữ cho động từ “đem”.
Câu 2: Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sỹ.
-> Giữa các từ ngữ cùng chức vụ: Vị ngữ.
b. Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay, tre với mình sống chết có nhau, chung thủy.
Dấu phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa:
- Giữa trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.
- Giữa bộ phận chú thích cho “suốt một đời người”.
- Giữa các từ ngữ cùng chức vụ: vị ngữ.
c. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống.
-> Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép.
1.2. Ghi nhớ: (Sgk/158)
2. Chữa một số lỗi thường gặp khi dùng dấu phẩy
2.1. Ví dụ a: Chào mào, sáo sậu, sáo đen... Đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui không thể tưởng được.
2.2. Ví dụ b: Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như những cái đuôi én.
II. Luyện tập
BT1:
BT2: Thêm chủ ngữ
a. Vào giờ tan tầm, xe ô tô, xe máy, xe đạp đi lại nườm nượp trên đường phố.
b. Trong vườn, hoa lan, hoa huệ, hoa hồng đua nhau nở rộ.
c. Dọc theo bờ sông, những vườn ổi, vườn nhãn, vườn vải xum xuê, trĩu quả.
BT3: Thêm vị ngữ
a. Những chú chim bói cá bay lên, lượn xuống.
b. Mỗi dịp về quê, tôi đều đi thăm trường, thăm thầy, cô giáo cũ.
c. Lá cọ dài, thẳng, xòe cánh quạt.
d. Dòng sông quê tôi hiền hòa, êm ả.
BT4: Dấu phẩy dùng để diễn tả nhịp quay đều đặn, chậm rãi và nhẫn nại của chiếc cối xay.
III. Hướng dẫn tự học
- Tìm thêm một số ví dụ sử dụng dấu phẩy hiệu quả, đạt được mục đích giao tiếp.
- Tìm một số ví dụ sử dụng dấu phẩy sai chức năng và sửa lại cho đúng.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Tổng kết phần văn và tập làm văn.
E. Rút kinh nghiệm………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Tuần: 33 Ngày soạn: 18/03/2011
Tiết: 128 Ngày dạy : 21/03/2011
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Mục đích của đề kiểm tra:
Giúp Hs:
- Củng cố lại kiến thức về phần Tiếng Việt, phần Tập làm văn đã học từ đầu HK II.
- Nắm được khái niệm và biết nhận diện các biện pháp tu từ đã học.
- Nhận ra những khuyết điểm của bản thân để tìm cách sửa chữa.
- Giáo dục Hs ý thức tự giác làm bài.
II. Hình thức kiểm tra:
- Hình thức: Kết hợp trắc nghiệm với tự luận.
- Tổ chức: Cho HS làm bài tại lớp.
III. Thiết lập ma trận đề kiểm tra:
IV. Biên soạn câu hỏi theo ma trận:
V. Hướng dẫn chấm, đáp án, biểu điểm:
VI. Xem xét lại việc ra đề kiểm tra:
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
File đính kèm:
- NGU VAN 6 TUAN 33.doc