Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 7 - Trường PTDTBT THCS Túng Sán

 

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nhận diện được hai loại từ ghép : Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

- Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghã của từ ghép đẳng lập

- Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lí .

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức:

- Cấu tạo của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập

- Đặc điểm về nghĩa của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện các loại từ ghép.- Mở rộng,hệ thống hoá vốn từ

- Sử dụng từ : dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể ,dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.

3. Thái độ: - Yêu mến Tiếng Việt.

IV. PHƯƠNG PHÁP.

- Đàm thoại, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận

* Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cấu tạo và cách dùng từ ghép.

- Thực hành có hướng dẫn: Sử dụng từ ghép theo những tình huống cụ thể.

- Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong dùng từ ghép.

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 7 - Trường PTDTBT THCS Túng Sán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7 tiết TKB:........Ngày Giảng:...../......./2013 Sĩ Số :.......Vắng :........ TUẦN 7 - TIẾT 1 LUYỆN TẬP TỪ GHÉP I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nhận diện được hai loại từ ghép : Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. - Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghã của từ ghép đẳng lập - Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lí . II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Cấu tạo của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập - Đặc điểm về nghĩa của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. 2. Kĩ năng: - Nhận diện các loại từ ghép.- Mở rộng,hệ thống hoá vốn từ - Sử dụng từ : dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể ,dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát. 3. Thái độ: - Yêu mến Tiếng Việt. IV. PHƯƠNG PHÁP. - Đàm thoại, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận * Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cấu tạo và cách dùng từ ghép. - Thực hành có hướng dẫn: Sử dụng từ ghép theo những tình huống cụ thể. - Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong dùng từ ghép. V. CHUẨN BỊ. - GV: SGK, bài soạn, sách GV, tranh SGK - HS:SGK, bài soạn VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Bài cũ: 2. Bài mới : Hoạt động của GV HS Kiến thức * HĐ 1: HDHS ôn lại kiến thức từ ghép -GV: Gọi HS đọc bài tập. ? Từ bà ngoại, thơm phức tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ? ? Bà nội # bà ngoại như thế nào về nghĩa? ? Các từ ghép quần áo, trầm bỗng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không? vì sao? ? Xét về cấu tạo từ ghép có mấy loại? GV: Gọi HS đọc ghi nhớ ? So sánh nghĩa của từ bà với nghĩa của từ bà ngoại nghĩa của từ nào rộng hơn? ? Nghĩa của từ quần áo so với nghĩa của mỗi tiếng có gì khác nhau? HS trả lời, GV nhận xét bổ sung. - Đọc VD/sgk -Xác định tiếng chính, phụ -Bà là nét nghĩa chung nhưng tiếng phụ lại bổ xung nghĩa khác nhau. - bình đẳng về mặt ngữ nghĩa - 2 loại từ ghép Thảo luận cặp đôi. -Trình bày k.quả - Nhận xét bổ xung. 1. Cấu tạo của từ ghép: * Ví dụ : sgk/13-14 a. bà ngoại: bà- tiếng chính ngoại- tiếng phụ. - thơm phức:thơm- tiếng chính phức -tiếng phụ. -> Tiếng chính: đứng trước. Tiếng phụ: đứng sau bổ xung ý nghĩa cho tiếng chính. => Từ ghép chính phụ. b. Quần áo, trầm bổng không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. ->Các tiếng bình đẵng về mặt ngữ pháp. => Từ ghép đẳng lập. * Ghi nhớ: ( SgkT14) 2. Nghĩa của từ ghép: 1.Bài tập1: a. Nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà. - Nghĩa của từ thơm phức hẹp hơn thơm. b. Quần áo: Quần áo nói chung. - Trầm bổng: (âm thanh) lúc trầm lúc bổng nghe rất êm tai. 2. Ghi nhớ: ( SgkT14) * HĐ 2: HDHS Khái quát kiến thức ? Từ ghép xét về mặt cấu tạo và nghĩa bao gồm mấy loại? Hãy vẽ sơ đồ hệ thống kiến thức đã học? Thảo luận nhóm -Trình bày k.q - Đối chiếu 3. Hệ thống hóa kiến thức Sơ đồ hệ thống kiến thức đã học Từ ghép Từ ghép đẳng lập Từ ghép chính phụ Có tính chất hợp nghĩa Các tiếng đẳng lập về mặt ngữ pháp Có tính chất phân nghĩa Có tiếng chính và tiếng phụ bổ xung ý nghĩa cho tiếng chính Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau * HĐ 3: HDHS Luyện tập HS chia nhóm thảo luận và đại diện nhóm trình bày. GV: Nhận xét, bổ sung ? Tại sao có thể nói 1 cuốn sách nhưng không thể nói 1 cuốn sách vở? Bài tập5: GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập này. Thảo luận nhóm theo yêu cầu BT/sgk - 2 HS lên bảng trình bày. - HS khác nhận xét, bổ xung. II. Luyện tập: 1. Bài tập1: - Từ ghép CP: Xanh ngắt, nhà may, nhà ăn, cười nụ. - Từ ghép ĐL: Suy nghĩ, lâu đời, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi. 2. Bài tâp 2: Bút bi, thước kẻ, mưa rào, làm bài tập, ăn cơm, trắng bạch. 3. Bài tâp4: - Không nói được một cuốn sách vở vì đây là từ ghép đẳng lập. 4. Bài tập5: a. không b. Đúng vì áo dài là áo may mà hai vạt đều dài quá đầu gối. c. Không vì đây là loại cá quý. 3. Củng cố - dặn dò: - Có mấy loại từ ghép? Nghĩa của mỗi loại như thế nào so với nghĩa của từng tiếng? 4. Hướng dẫn tự học: - Học và nắm vững nội dung bài học, làm các bài tập còn lại - Nhận diện từ ghép trong một văn bản đã học. - Về học bài cũ, làm bài tập còn lại, soạn bài. Lớp 7 Tiết (TKB)......... ngày dạy:…../...…/ 2013 Sĩ số:.......Vắng:......... TUẦN 8 - TIẾT 2 LUYỆN TẬP NGHĨA CỦA TỪ HÁN VIỆT I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được tác dụng của từ Hán Việt và yêu cầu về sử dụng từ Hán Việt. - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức: - Tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản. - Tác hại của việc lạm dụng Hán Việt 2. Kĩ năng: - Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. - Mở rộng vốn từ Hán Việt. III. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành, thảo luận, nêu vấn đề. - Thực hành có hướng dẫn: Sử dụng từ Hán Việt theo những tình huống cụ thể. IV.CHUẨN BỊ : 1. chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, TLTK 2. chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là yếu tố HV ? Yếu tố HV được dùng như thế nào ? ? Từ ghép HV chia làm mấy loại chính ? Nêu trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ HV. 2. Bài mới : GV giới thiệu bài Gi¸o viªn Häc sinh Nội dung Hoạt động1 : Ôn kiến thức từ Hán Việt. - Gọi HS lần lượt hệ thống kiến thức - HS trình bày. 1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt: 2. Cấu tạo từ ghép Hán Việt: 3. Sử dụng từ Hán Việt. 4. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm ? 5. Không nên lạm dụng từ Hán Việt Hoạt động 2: Luyện tập ? Hãy phân biệt nghĩa của các yếu tố đồng âm trên? ?Hãy sắp xếp các từ ghép đó vào hai nhóm thích hợp ? Em hãy thống kê trong lớp em bao nhiêu bạn được đặt tên bằng từ Hán Việt, Tìm 10 tên địa lí Việt Nam là từ Hán việt. Tổ chức thảo luận nhóm . - Đại diện trình bày kết quả. - Nhóm khác nhận xét, bổ xung. - Thống kê III. Luyện tập: 1. Bài tập1/70: - hoa(1) :chỉ sự vật - hoa(2): : chỉ sự bóng bẩy đẹp đẽ. - Phi(1): bay - Phi(2): trái với lẽ phải. - Phi(3): vợ thứ của vua. - Tham(1): ham muốn - Tham(2): góp mặt, tham dự vào. - Gia(1): nhà - gia(2): thêm vào. 2. Bài tập 3/71: a. Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hoả. b. Thi nhân, đại thắng, hậu đãi, tân binh. 3. Củng cố: - Gv hệ thống kiến thức bài học. 4..Hướng dẫn tự học: - Tiếp tục tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt xuất hiện nhiều trong các văn bản đã học. Lớp 7 Tiết (TKB)......... ngày dạy:…../...…/ 2013 Sĩ số:.......Vắng:......... TUẦN 9 - TIẾT 3 LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài và viết bài. - Có thói quen tưởng tượng , suy nghĩ cảm xúc, trước một đề văn biểu cảm. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Đặc điểm của thể loại văn biểu cảm. - Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm bài văn biểu cảm. 3. Thái độ: - Tự giác, nghiêm túc III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. IV.CHUẨN BỊ : 1. chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, TLTK 2. chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ ? Nêu các bước làm bài văn biểu cảm ? ? Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm phải làm ntn? 2. Bài mới : Hoạt động của giáo viên Học sinh Ghi bài HĐ 1: HDHS Chuẩn bị ở nhà. ? Đọc lại đề bài. Cho biết đề yêu cầu gì ? ( Thái độ, tình cảm của em đối với một loại cây cụ thể ) ? Giải thích yêu cầu của đề qua các từ ” Loài cây em yêu” - Loài cây: Đối tượng biểu cảm là loài cây ( không phải là loài vật hay con người ) - Em: Người viết là chủ thể, bày tỏ tình cảm con người - Yêu: Tập trung khai thác tính chất tích cực của cây để nói lên sự gắn bó, thân thiết của loài cây đó đối với đời sống mỗi con ? Vì sao em yêu cây đó hơn các cây khác ? ( Do p/c của cây, sự gắn bó, ích lợi ..) ? Loài cây có những đặc điểm nào đáng yêu, sự gắn bó với con người? - Loài cây gắn bó với tuổi thơ, gắn bó với mái trường. - Tán lá xanh che mát những trưa hè - Tiếng ve kêu râm ran gợi bao nhiêu kỉ niệm - Cánh lá phượng li ti vương trên áo, trên tóc mây học trò, gợi lên tình cảm yêu thương với mái trường, với thầy cô… - Mùa hoa phượng dỏ rực trên lá gợi bao nỗi xao xuyến, buồn vui…. ? Hãy lên bảng trình bày phần dàn bài của mình ? 3. Dàn bài * MB: Loài cây và lí do yêu thích - Giới thiệu chung về cây phượng, loài cây gắn bó với tuổi thơ, gắn bó với mái trường. *TB: + Các đặc điểm gợi cảm của cây + Loài cây (…) trong đời sống con người + Loài cây (… ) trong cuộc sống của em Cụ thể: - Qua bốn mùa; xuân, hạ, thu, đông phượng luôn thay đổi nhưng mùa nào cũng là người bạn của tuổi học trò - Mùa thu lá phượng li ti đón em trong ngày khai trường. Những lá vàng rắc nhẹ trong gí thu, rơi trên sân, trên tóc, trên vai áo như người bạn thân thiết, gắn bó - Đông về cành phượng khẳng khiu vươn trong gió bắc với sức chịu đụng tuyệt vời. - Xuân sang tán lá xanh, ánh nắng xuân chiếu vào vẻ đệp nên thơ. Ta yêu màu xanh ấy, yêu ánh nắng xuân quê, yêu mái trường tha thiết. Dưới bóng phượng già, bao trò chơi, bao kỉ niệm… - Hè về : tiếng ve râm ran, hoa phượng đỏ…xao xuyến bao nỗi nhớ, bao kỉ niệm…phượng đỏ rực cả bầu trời thương nhớ, ta ép cánh hoa rơi như lưu giữ kỉ niệm của tuổi học trò * KB: Tình cảm của em đối với loài cây đó ? Các ý được sắp xếp NTN? ? Cảm xúc về cây phượng vào mùa hoa nở? ( Thái độ, tình cảm của em đối với một loại cây cụ thể ) HS trả lời HS cùng bàn luận suy nghĩ HS lên bảng trình bày. HS cùng bàn luận suy nghĩ I-Chuẩn bị ở nhà. 1. Đề bài: Loài cây em yêu( cây phượng) 2. Tìm hiểu đề, tìm ý - Loài cây: Đối tượng biểu cảm là loài cây ( không phải là loài vật hay con người ) - Em: Người viết là chủ thể, bày tỏ tình cảm con người - Yêu: Tập trung khai thác tính chất tích cực của cây để nói lên sự gắn bó, thân thiết của loài cây đó đối với đời sống mỗi con người * Tìm ý: - Loài cây gắn bó với tuổi thơ, gắn bó với mái trường. - Tán lá xanh che mát những trưa hè - Tiếng ve kêu râm ran gợi bao nhiêu kỉ niệm - Cánh lá phượng li ti vương trên áo, trên tóc mây học trò, gợi lên tình cảm yêu thương với mái trường, với thầy cô… - Mùa hoa phượng dỏ rực trên lá gợi bao nỗi xao xuyến, buồn vui…. 3. Dàn bài * MB: Loài cây và lí do yêu thích - Giới thiệu chung về cây phượng, loài cây gắn bó với tuổi thơ, gắn bó với mái trường. *TB: * KB: Tình cảm của em đối với loài cây đó HĐ 2: HDHS Thực hành trên lớp. HS Trình bày đoạn văn đã viết ở nhà? Nhận xét- sửa bài cho HS HS viết bài. II. Thực hành trên lớp. - Đoạn MB - Đoạn TB - Đoạn KB 3. Củng cố - dặn dò: - Các bước làm bài văn BC - Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, diễn đạt 4. Hướng dẫn học sinh tự học: - Viết hoàn chỉnh đề bài trên. - Nắm kĩ lại cách làm bài văn biểu cảm . Lớp 7 Tiết (TKB)......... ngày dạy:…../...…/ 2013 Sĩ số:.......Vắng:......... TUẦN 10 - TIẾT 4 LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được khái niệm quan hệ từ. - Nhận biết quan hệ từ. - Biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Khái niệm về quan hệ từ. - Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng: - Nhận biết quan hệ từ trong câu. - Phân tích được tác dụng của quan hệ từ. 3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc, tự giác. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. IV.CHUẨN BỊ : 1. chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, TLTK 2. chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ : ? Việc dùng từ Hán Việt có tác dụng gì? Và nó cũng có những hạn chế gì? Cho ví dụ? ? Người ta sử dụng từ HV để làm gì ? Nếu sử dụng lạm dụng từ HV sẽ làm cho lời ăn tiếng nói ntn? 2. Bài mới : HĐ của GV HĐ của HS ND ghi bảng HĐ1: HD ôn lại kiến thức ? Thế nào là quan hệ từ. - Cách sử dụng quan hệ từ?. - Suy nghĩ, trình bày. - Suy nghĩ, trình bày. I. Thế nào là quan hệ từ? II. Sử dụng quan hệ từ. HĐ2: HD luyện tập: - Điền quan hệ từ trong VB "Cổng trường mở ra"? - Chốt ý. - Điền quan hệ từ thích hợp? - Nhận xét, kết luận. - Tìm câu đúng? - Kết luận. - Phân biệt ý nghĩa của 2 câu có quan hệ từ "nhưng"? - Nhận xét, chốt ý. - HD HS làm BT 4, giao về nhà. - Điền quan hệ từ. - Nhận xét. - Điền qht. - Tiếp thu. - Tìm câu đúng, trả lời. - Phân biệt nghĩa. - Tiếp nhận. - Nghe, hiểu, nhận nhiệm vụ. III. Luyện tập: Bài tập 1: Điền quan hệ từ trong VB "Cổng trường mở ra" - Của, như, như, nhưng,. của, nhưng. BT2: Điền quan hệ từ thích hợp: - Với, và, với, với, và. BT3: Tìm những câu đúng; b, d, g, i, k, l. BT5: Phân biệt ý nghĩa của 2 câu có quan hệ từ "nhưng". - Nó gầy nhưng khoẻ ( tỏ ý khen). - Nó khoẻ nhưng gầy (tỏ ý chê). - BT4: SGK/99: - Tìm ý, lập dàn bài, viết đoạn văn cho đề bài "Loài cây em yêu" 3. Củng cố - dặn dò: - Nắm vững khái niệm , cách sử dụng quan hệ từ . 4. Hướng dẫn học sinh tự học: - Làm bài tập 2, 4/98, 99

File đính kèm:

  • docphu dao van 7 ngon.doc