Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 8 năm 2013 - 2014

A - Mục tiêu.

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Cách trình bày mệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.

2. Về kỹ năng:

- Lập dàn bài kể chuyện.

- Lựa chọn trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một trình tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.

- Phân biệt lời người kể chuyện với lời nhân vật nói trực tiếp.

3. Về thái độ:

- HS bình tĩnh, tự tin, có ý thức tôn trọng tập thể trong khi trình bày bài làm trước lớp.

B - Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.

2. Học sinh

- Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV

C -Tiến trình.

1. Ổn định lớp: Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ở nhà.

3. Bài mới.

*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )

Luyện nói trong nhà trường là để nói trong một môi trường giao tiếp hoàn toàn khác - môi trường XH, tập thể, công chúng. Nói sao cho có sức truyền cảm để thuyết phục người nghe đó là cả một nghệ thuật. Những giờ tập nói như tiết học hôm nay là để giúp các em đạt điều đó.

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 8 năm 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 7. Phần tập làm văn Tiết 29: luyện nói kể chuyện. A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Cách trình bày mệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị. 2. Về kỹ năng: - Lập dàn bài kể chuyện. - Lựa chọn trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một trình tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc. - Phân biệt lời người kể chuyện với lời nhân vật nói trực tiếp. 3. Về thái độ: - HS bình tĩnh, tự tin, có ý thức tôn trọng tập thể trong khi trình bày bài làm trước lớp. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo. 2. Học sinh - Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ở nhà. 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ) Luyện nói trong nhà trường là để nói trong một môi trường giao tiếp hoàn toàn khác - môi trường XH, tập thể, công chúng. Nói sao cho có sức truyền cảm để thuyết phục người nghe đó là cả một nghệ thuật. Những giờ tập nói như tiết học hôm nay là để giúp các em đạt điều đó. Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: tổ chức cho HS luyện nói (33phút) - GV chép các đề lên bảng - Trên cơ sở HS đã chuẩn bị bài ở nhà, Gv chia lớp theo 4 tổ thảo luận 4 đề - Các tổ cùng nhau thảo luận lại dàn bài của nhóm mình. - GV nhắc HS tham khảo dàn bài cụ thể trong sgk cùng 2 bài văn tham khảo. - Các nhóm cử đại diện lên trình bày bài trước lớp - GV tổ chức cho các nhóm nhận xét chéo bài trình bày của nhóm bạn - Các nhóm có thể cử đại diện lên trình bày bổ sung - GV nhận xét, cho điểm I – Chuẩn bị. 1. Lập dàn bài theo các đề: 1.Tửù giụựi thieọu veà baỷn thaõn 2. Giụựi thieọu ngửụứi baùn maứ em quyự meỏn 3. Keồ veà gia ủỡnh 4. Keồ veà moọt ngaứy hoaùt ủoọng cuỷa mỡnh II – Luyện nói. *4 Hoạt động 4: (4 phút ) 4. Củng cố. - Gọi HS tóm tắt lại truyện. 5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:................................................................................................................ ..................................................................................................................................... * Tồn tại:..................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 8. Phần văn học Tiết 30: cây bút thần. (Hướng dẫn đọc thêm) Truyện cổ tích Trung quốc A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện “Cây bút thần”: + Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và mơ ước về những khả năng kì diệu của con người. - Cốt truyện hấp dẫn với nhiều yêú tố li kì. - Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lặp của các nhân vật 2. Về kỹ năng: - Lập dàn bài kể chuyện. - Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi. - Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện. - Kể lại câu chuyện. 3. Về thái độ: - Khâm phục ý chí, nghị lực của em bé, đồng thời căm ghét những người xấu trong XH. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo. - Chuẩn bị tranh minh họa 2. Học sinh - Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kể các sự việc chính trong truyện Em bé thông minh ? Nêu ý nghĩa của truyện ? 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ) Là một trong những truyện cổ tích thần kì, thuộc loại truyện kể về những con người thông minh, tài giỏi. Cây bút thần đã trở thành truyện quen thuộc với cả trăm triệu người dân Trung Quốc và VN từ bao đời nay. Câu chuyện khá li kì, xoay quanh số phận của Mã Lương, từ một em bé nghèo khổ trở thành một hoạ sĩ lừng danh với cây bút kì diệu giúp dân diệt ác. Truyện diễn biến ra sao, bài học hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (34phút) H: Cây bút thần là truyện của nước nào ? Truyện thuộc thể loại gì ? Nhân vật trong truyện thuộc kiểu nv nào ? - GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc văn bản - Gv hướng dẫn cách đọc: giọng chậm rãi, bình tĩnh, phân biệt lời kể và một sô nhân vật trong truyện. - Gọi HS đọc một số chú thích từ khó. H: Em hãy kể tóm tắt lại nội dung câu chuyện ? - Kể tóm tắt: + Mã Lương thích học vẽ, say mê, kiên trì ở mọi lúc, mọi nơi. + Mã Lương được thần cho cây bút + ML vẽ cho người nghèo + ML vẽ cho tên nhà giàu + ML với tên vua độc ác + Vua chết ML về với nhân dân. H: Em hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của truyện ? H: Truyện có thể chia thành mấy phần ? Nội dung của mỗi phần ? - P1: Từ đầu ị hình vẽ: giới thiệu nhân vật - P2: Tiếp ị hung dữ: ML với cây bút thần trừng trị địa chủ ác bá - P3: Còn lại: Kết thúc truyện, ML về với nhân dân. H: Mã Lương được giới thiệu ntn ? H: Cách giói thiệu ML có gì giống và khác cách giới thiệu trong những truyện cổ tích đã học ? - Giống: Cách giới thiệu nhân vật quen thuộc của truyện cổ tích (hoàn cảnh, lai lịch) gây cho người đọc ấn tượng tốt đẹp về nhân vật. - Khác: yếu tố thần kì chưa xuất hiện. H: Cây bút thần đến với Mã Lương trong hoàn cảnh nào ? - Trong mơ, Mã Lương được cụ già tóc bạc phơ, thưởng cho 1 cây bút bằng vàng sáng lấp lánh. H: Việc cụ già tóc bạc thưởng bút thần cho Mã Lương là có ý nghĩa gì ? (Gợi ý : Tại sao lại tặng cho Mã Lương, mà không cho người khác. Cho bút thần mà lại không cho vật khác.) - Hình ảnh biểu trưng kết quả khổ học thành tài của Mã Lương - Đó là phần thưởng xứng đáng cho chú bé thông minh, cần cù, nghị lực - Sự kết hợp giữa tài năng, điều kiện, phương tiện vẽ mang lại chất lượng nghệ thuật mới, hoàn chỉnh. H: Sau khi được bút thần Mã Lương đã dùng để vẽ những gì ? Vẽ cho ai ? - Vẽ cày, cuốc, đèn... -> phục vụ dân nghèo. H: Vì sao Mã Lương không vẽ cho riêng mình ? Không vẽ lương thực, thực phẩm để hưởng thụ mà chỉ vẽ công cụ làm việc hoặc đồ dùng sinh hoạt cho những người cần thiết mà thôi ? Điều đó có ý nghĩa gì ? H: Mã Lương đã dùng bút thần để đối phó, chống lại và chiến thắng tên địa chủ và tên vua độc ác như thế nào ? - Đối phó với tên địa chủ: em vẽ bánh để ăn, vẽ lò đề sưởi, vẽ thang để trốn, ... vẽ cung tên để kết thúc đời tên địa chủ. - Đối với vua : Khi thời cơ đến, .. em vẽ liên tục những đường cong lớn... chôn triều đình nhà vua dưới muôn lớp sóng bạc đầu... trừ hại cho dân. H: Qua đó, giúp em biết được điều gì về thái độ của em bé đối với tên địa chủ và nhà vua ? H: Em có nhận xét gì về cách xây dựng tình huống truyện của tác giả ? Qua đó tác giả muốn thể hiện điều gì ? - Tác giả đã để nhân vật trải qua nhiều tính huống từ thấp đến cao. Cây bút thần đã trở thành vũ khí lợi hại chiến đấu, chiến thắng kẻ thù. *3 Hoạt dộng 3: Tổng kết (3 phút) H: Em hãy nêu tóm tắt những giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyện ? I – Tìm hiểu chung. - Cây bút thần là truyện cổ tích Trung Quốc về nhân vật tài năng kỳ lạ. II – Tìm hiểu văn bản. * Tóm tắt: * Phương thức biểu đạt: tự sự * Bố cục: 3 phần 1. Hoàn cảnh Mã Lương được cây bút thần - Mồ côi, sống nghèo khổ, thông minh, ham thích học vẽ, không có tiền mua bút. * ý nghĩa của việc được bút thần - Chứng minh chân lý : “Có công mài sắt có ngày nên kim” => Con người có khả năng vươn tới kỳ diệu sánh ngang cùng tạo hóa. 2. Mã Lương đem tài năng phục vụ nhân dân - Mã Lương đã không vẽ của cải vật chất có sẵn để hưởng thụ, mà vẽ các phương tiện cần thiết cho cuộc sống để người dân sản xuất, sinh hoạt, tạo ra thóc, gạo, nhà cửa và các của cải khác -> Của cải mà con người hưởng thụ phải do con người làm ra -> Đó là những công cụ hữu ích cho mọi nhà. 3. Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác: => Mã Lương rất căm ghét tên địa chủ, tên vua tham làm độc ác - Mã Lương là họa sĩ của người dân lao động . Bút thần khi ở trong tay Mã Lương – một nghệ sĩ chân chính với mục đích chính nghĩa mới có thể làm ra nghệ thuật đích thực. III - Tổng kết. * Ghi nhớ. Sgk. T 85 *4 Hoạt động 4: (3 phút ) 4. Củng cố. - Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho cuộc sống ? 5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:................................................................................................................... ..................................................................................................................................... * Tồn tại:...................................................................................................................... ................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 8. Phần tiếng việt Tiết 31: danh từ. A - Mục tiêu. Giúp Hs: 1. Về kiến thức: nắm được - Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật : danh từ chung và danh từ riêng. - Cách viết hoa danh từ riêng. 2. Về kỹ năng: - Nhận biết danh từ chung, danh từ riêng - Viết hoa danh từ riêng đúng qui tắc. 3. Về thái độ: - Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo. - Bảng phụ vẽ sơ đồ câm về cách phân loại danh từ. 2. Học sinh - Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy giải nghĩa các từ sau: khinh khỉnh, khinh bạc, bâng khuâng, băn khoăn. 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ) Tiếng Việt được phân chia thành nhiều từ loại khác nhau như: Danh từ, động từ, tính từ,... mỗi từ loại ấy biểu thị các sự vật hiện tượng khác nhau. Thế nào là danh từ ? danh từ chung ? danh từ riêng ? Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm (20 phút) H: ở tiểu học các em đã được học về dt, hãy nhắc lại những được điểm của danh từ ? - HS đọc bt trong sgk t 108 và thảo luận theo các bàn. - Gv treo bảng phụ, gọi 2 em lên bảng điền, HS khác nhận xét, Gv nhận xét bổ sung. H: Qua bài tập em hiểu danh từ chung là gì ? Cho VD ? H: Em hãy nhắc lại qui tắc viết hoa. Cho ví dụ minh họa ? - Thánh Gióng - Pa – ri - Học sinh tiên tiến,... H: Nêu nhận xét của em về danh từ chung, danh từ riêng và cách viết hoa danh từ ? *3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (16 phút ) - HS thảo luận bài tập theo các bàn - Gọi 2 – 4 em trả lời - GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận làm bt - Gọi 2 nhóm lên bảng làm - 2 nhóm còn lại nhận xét bổ sung - Gv chia lớp làm 3 nhóm tl làm bbt - Gọi đại diện mỗi nhóm lên bảng làm - Gv nhận xét, sửa chữa - Gv hướng dẫn HS về nhà làm bt 3. * Khái niệm danh từ: - danh từ là những từ chỉ ngườ, vật, hiện tượng, khái niệm,... - Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó,... ở phía sau và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm danh từ. - Chức vụ điển hình trong câu là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ danh từ cần có từ là đứng trước. * Danh từ được chia thành hai loại lớn là: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật I – Danh từ chung và danh từ riêng. 1. Bài tập: a. Danh từ chung : vua, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện, công ơn. b. Danh từ riêng : Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà nội * Danh từ chung: là tên gọi một loại sự vật (chỉ người, sự vật nói chung) * Danh từ riêng: là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương. 2 Qui tắc viết hoa : a. Tên người, tên địa lí Việt Nam. - Viết hoa tất cả các chữ cái đầu tiên của họ, tên đệm, lót. b. Tên người, tên địa lí nước ngoài. - Tên người, tên địa lí phiên âm qua tiếng việt chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của họ, đệm, tên (Giữa các tiếng có thể có hoặc không có dấu nối) c. Tên các cơ quan tổ chức, các danh hiệu, giải thưởng, huân huy chương : Viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng đầu tiên. * Ghi nhớ. Sgk. T 109 III – Luyện tập. * Bài tập: Các danh từ chung gọi tên các loài hoa có khi nào được viết hoa hay không ? Tại sao ? Chọn VD về trường hợp danh từ chung “người” được viết hoa ? Giải thích lí do. Đáp án: - Khi dùng để đặt tên người thì phải viết hoa. - Vì khi ấy chúng được dùng như danh từ riêng. VD: Cô Lan, bạn Cúc, anh Hồng. - Hồ Chí Minh – tên người là cả một niềm thơ. - Danh từ "Người" được dùng làm danh từ lâm thời để chỉ Hồ Chí Minh. - Từ "Người" được viết hoa : Người để bày tỏ sự tôn kính và lòng biết ơn của chúng ta đối với Bác Hồ. 1. Bài tập 1. Tìm dt chung và dt riêng Đáp án: a. Danh từ chung: Ngày xưa, miền, đất, bây giờ ... b. Danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, LLQ. 2. Bài tập 2. Đáp án: Các từ in đậm trong bài a. Là danh từ riêng và được viết hoa vì: Chim, Hoa, Mây, Nước, Họa Mi đều đã được nhà văn nhân hóa như người, như tên riêng của mỗi nhân vật. b. út: Tên riêng của nhân vật. c. Cháy: Tên riêng của một làng. 3. Bài tập 3. *4 Hoạt động 4: ( 3 phút ) 4. Củng cố: - Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ 5. Dặn: HS về làm bài tập, học bài, chuẩn bị bài sau. D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:.................................................................................................................. .................................................................................................................................... * Tồn tại:.................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 8. Phần tập làm văn Tiết 32: ngôi kể trong văn tự sự. A - Mục tiêu. Giúp Hs: 1. Về kiến thức: nắm được - Khái niệm ngôi kể trong văn tự sự. - Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất - Đặc điểm, y nghĩa, tác dụng của mỗi loại ngôi kể  2. Về kỹ năng: - Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự - Vận dụng ngôi kể vào đọc- hiểu vb tự sự 3. Về thái độ: - Có ý thức sử dụng ngôi kể phù hợp. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo. - Bảng phụ vẽ sơ đồ câm về cách phân loại danh từ. 2. Học sinh - Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Văn tự sự là gì ? Các bước làm bài văn tự sự ? Dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần? Nhiệm vụ chính của mỗi phần? 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ) Ngôi Kể trong văn tự sự là yếu tố hết sức quan trọng. Có mấy ngôi kể, vai trò của từng ngôi kể ra sao? Bài học hôm nay giúp các em hiểu điều đó. Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm (30 phút) H: Qua các văn bản đã được học em hiểu ngôi kể là gì ? - Gọi HS đọc đoạn văn 1 trong sgk H: Trong ủoaùn vaờn(1) ngửụứi keồ goùi teõn caực nhaõn vaọt laứ gỡ ? Xaực ủũnh caực teõn goùi ủoự ? - Nhaõn vaọt: Vua, thaống beự, hai cha con, sửự giaỷ, sửự thaàn, chim seỷ H: Khi sử dụng ngôi kể như thế, tác giả có thể làm những gì ? H: Cách kể như trên ở ngôi thứ mấy ? - Gọi HS đọc đoạn văn thứ 2 H: Trong đoạn này, người kể tự xưng mình là gì ? - Nhaõn vaọt: “toõi”. H: "Tôi" ở đây có phải là tác giả Tô Hoài không ? - Dế mèn tự xưng là ‘Tôi’ – nhưng ‘tôi’ không phải là tác giả Tô Hoài. H: Khi xửng hoõ nhử vaọy ngửụứi keồ coự theồ laứm nhửừng gỡ ? - Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, nghĩ...-> Người kể hiện diện, xưng “tôi” H: Nếu ở ngôi kể thứ 3, người kể có khả năng làm được như thế hay không ? Vì sao ? H: Đây là ngôi kể thứ mấy ? - GV hướng dẫn HS so sánh 2 đoạn văn trong sgk H: Trong đoạn 2 "Tôi" có phải là Tô Hoài không ? Vì sao em biết ? - Nhân vật "tôi", chính là tác giả (thường gặp hồi kí, tự truyện). -"tôi": chỉ là một nhân vật trong truyện tự kể về mình, về những điều mình tai nghe, mắt thấy... H: Ngôi kể này người kể có thể thay đổi được không ? - Khi đã sử dụng ngôi thứ nhất, tác giả vẫn có thể thay đổi người kể, nhân vật kể chuyện. H: Theo em ngôi kể thứ nhất có những ưu, nhược điểm gì ? H: ở đoạn văn thứ hai có thể đổi ngôi kể thứ nhất bằng ngôi kể thứ 3 được không ? Vì sao ? - Không nên đổi vì sẽ mất những suy nghĩ cá nhân của nhân vật. H: Ngôi kể thứ 3 có ưu, nhược điểm gì ? H: Qua trên em hiểu ntn về ngôi kể trong văn tự sự ? I - Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. 1. Ngôi kể: - Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. 2. Các ngôi kể thường gặp trong tác phẩm tự sự : - Người kể gọi tên các nhân vật : chính tên của chúng, tự giấu mình đi như là không có mặt. -> Người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. * Ngôi kể thứ 3 * Ngôi kể thứ nhất 3. Vai trò của các ngôi kể trong văn tự sự: a. Ngôi kể thứ nhất: - Ưu điểm : tính chủ quan. - Nhược điểm : tính khách quan b. Ngôi kể thứ 3: - Người kể giấu mình, gọi tên các nhân vật bằng chính tên của chúng. - Ưu điểm : tính khách quan. - Nhược điểm : tính chủ quan * Ghi nhớ Sgk. T 89. *4 Hoạt động 4: ( 3 phút ) 4. Củng cố: - GV nhận xét giờ học, ý thức học tập của HS 5. Dặn: HS về làm bài tập, học bài, chuẩn bị bài sau. D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:.................................................................................................................. .................................................................................................................................... * Tồn tại:.................................................................................................................... .................................................................................................................................... ======================= Hết tuần 8 =======================

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 6 tuan 8 Nam hoc 13 14 CKT.doc
Giáo án liên quan