NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
A.PHẦN CHUẨN BỊ;
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh
+ Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự. (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba)
Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự.
+ Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất.
II. Chuẩn bị
Thầy: Đọc bài, tìm hiểu ví dụ sách giáo khoa.
Nghiên cứu các câu hỏi hướng dẫn học sinh trả lời .
Bảng phụ, phấn màu .
Trò: Học bài cũ, đọc lại đoạn văn trong văn bản ”Em bé thông minh” và văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” SGK kỳ II.
Đọc tìm hiểu các ví dụ SGK, trả lời các câu hỏi.
Tập kể chuyện theo hai đoạn văn SGK.
B. PHẦN THỂ HỊÊN KHI LÊN LỚP
I. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
GV. Em tự giới thiệu về bản thân hoặc gia đình mình.
HS. Khi giới thiệu cần đạt các yêu cầu sau:
- Lời chào và lý do giới thiệu về bản thân hoặc gia đình.
- Tên tuổi gia đình gồm những ai? Công việc hàng ngày, sở thích và nguyện vọng.
- Lời cảm ơn.
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài 8,9.
Kết quả cần đạt.
Nắm đựơc ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện : “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Nắm được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc trong truyện. Kể lại được truyện này.
Nắm được cách kể truyện theo một thứ tự nào đó.
Ngày soạn:27/10/2006 Ngày giảng:6A: 31/10/06
6C: 1/11/06
Tiết: 33
Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
A.Phần chuẩn bị;
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh
+ Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự. (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba)
Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự.
+ Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất.
II. Chuẩn bị
Thầy: Đọc bài, tìm hiểu ví dụ sách giáo khoa.
Nghiên cứu các câu hỏi hướng dẫn học sinh trả lời .
Bảng phụ, phấn màu .
Trò: Học bài cũ, đọc lại đoạn văn trong văn bản ”Em bé thông minh” và văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” SGK kỳ II.
Đọc tìm hiểu các ví dụ SGK, trả lời các câu hỏi.
Tập kể chuyện theo hai đoạn văn SGK.
B. Phần thể hịên khi lên lớp
I. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
GV. Em tự giới thiệu về bản thân hoặc gia đình mình.
HS. Khi giới thiệu cần đạt các yêu cầu sau:
Lời chào và lý do giới thiệu về bản thân hoặc gia đình.
Tên tuổi gia đình gồm những ai? Công việc hàng ngày, sở thích và nguyện vọng.
Lời cảm ơn.
II. Bài mới: (1 phút)
Khi kể chuyện bắt buộc phải xác định mối quan hệ giữa người kể với sự việc được kể ,chỗ đứng để quan sát và để gọi tên sự vật , nhân vật và miêu tả chúng chính vì vậy người kể phải biết lựa chọn ngôi kể.
Trong thần thoại , truyền thuyết .......thường kể theo ngôi thứ ba.
Trong hồi kí , nhật kí , bút kí ..........thường kể theo ngôi thứ nhất.
Việc sử dụng ngôi kể nào phụ thụôc vào đặc điểm của tư duy nghệ thuật và dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Riêng đối với các em HS tiết học này giúp chúng ta biết thêm một hiện tượng thường gặp trong Tập làm văn là ngôi kể. , Khi nào kể theo ngôi thứ nhất , khi nào kể theo ngôi thứ ba , mỗi ngôi kể có ưu thế gì , nó có liên quan đến sắc thái biểu hiện tình cảm của bài văn như thế nào? Ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.
GV: Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học em có nhận xét gì về ngôi kể trong văn tự sự.
* Có mấy loại ngôi kể và cách nhận biết các ngôi kể như thế nào? ta tìm hiểu các ví dụ sách giáo khoa.
GV ghi ra bảng phụ.
Cho học sinh đọc lại ví dụ.
GV chia bảng thành 2 cột.
GV: ở ví dụ 1 người kể gọi tên các nhân vật là gì?
GV: Em lên bảng gạch dưới các tên gọi ấy.
GV Khi sử dụng ngôi kể như thế tác giả có thể làm những gì?
GV: Em nhận thấy ngôi kể này có hay được sử dụng hay không?
* Như vậy quá trình tìm hiểu VD1 ta thấy đoạn văn 1 được kể theo ngôi thứ ba . Đó là ngôi kể ta hay thường gặp
GV: Khi nào người kể theo ngôi thứ ba.
GV ghi ra bảng phụ.
HS đọc ví dụ.
GV: Trong đoạn văn này người kể tự xưng mình là gì ? Gạch dưới những từ xưng hô ấy.
GV: Khi xưng hô như vậy người kể có thể làm những gì.
GV: Giữa đoạn văn 1 và đoạn văn 2 ngôi kể có gì khác nhau.
GV:Đoạn văn 2 kể theo ngôi thứ nhất. Vậy khi nào thì ta kể theo ngôi thứ nhất.
HS đọc lại đoạn văn 2.
GV: Trong đọan văn 2 ‘tôi” có phải là tác giả không?
GV: Trong hai ngôi kể trên ngôi kể nào có thể kể tự do không bị hạn chế , còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trải qua.
GV: Hãy đổi ngôi kể trong đoạn văn 2 thành ngôi kể thứ ba thay ‘tôi” bằng ‘Dế Mèn” lúc đó em có một đoạn văn như thế nào?
GV: Có thể đổi ngôi thứ ba trong đoạn văn 1 thành ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” được không ? Vì sao?
GV thay từ tôi cho học sinh kể lại.
GV: Qua những gợi mở ở trên em rút ra những nhận xét gì?
GV: Bài học hôm nay ta cần nắm nội dung cơ bản nào.
GV: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn,
GV: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ nhất và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn .
GV: Truyện ‘ Cây bút thần” kể theo ngôi nào? Vì sao vậy?
GV: Vì sao các truyện cổ tích , truyền thuyết , người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất .
GV: Khi viết thư em sử dụng ngôi kể nào?
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. ( 22 phút)
*Nhận xét chung :
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể hay sử dụng khi kể chuyện .
*Ví dụ 1
+Nhận xét ( GV ghi vào cột thứ nhất )
HS: Người kể gọi tên các nhân vật bằng chính tên của chúng.
HS: Gạch dưới các từ: vua, thằng bé, hai cha con, sứ giả, chim sẻ, họ, em bé , cha , mình , nhà vua.
HS: Tác giả tự giấu mặt đi như là không có mặt( nhưng người kể vẫn có mặt mọi nơi trong toàn chuyện ).
HS: Đây là ngôi kể hay được sử dụng khi kể các câu chuyện như truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn..
1. Các ngôi kể thường gặp trong tác phẩm tự sự
a. Ngôi kể thứ ba
HS: +Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng , người kể tự giấu mình đi tức là kể theo ngôi thứ ba người kể có thể kể linh hoạt tự do những gì diễn ra với nhân vật
* Ví dụ2
HS: Nhân vật Dế Mèn tự xưng là tôi
( HS lên bảng gạch tên dưới các từ đó)
HS: Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe , mình thấy , mình trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng ,ý nghĩ, tình cảm của mình . Đây cũng là cách kể thường gặp trong tác phẩm tự sự.
HS: Đoạn văn 1 tác giả tự giấu mặt đi.
Đoạn văn 2 người kể trực tiếp kể ra.
b. Ngôi kể thứ nhất
HS: Khi tự xưng là tôi kể theo ngôi thứ nhất người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy , mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra tình cảm , ý nghĩ của mình.
HS: Khi sử dụng ngôi kể thứ nhất có thể xảy ra hai khả năng:
+ Nhân vật tôi chính là tác giả.
+Nhiều khi nhân vật xưng tôi không phải là tác giả mà hòan toàn do tác giả sáng tạo.
Vậy : Đoạn văn 2 không phải là tác giả Tô Hoài mà là nhân vật Dế Mèn .
HS:- Ngôi kể thứ ba (đoạn văn1) kể tự do không hạn chế.
- Ngôi kể thứ nhất( đoạn văn 2) chỉ kể những gì mình biết và trải qua.
2. Vai trò của ngôi kể trong văn tự sự
HS: Thay các từ Dế Mèn vào các từ” tôi” kể lại đoạn văn.
+Nếu thay ngôi kể đoạn văn 2 vào ngôi kể thứ ba đoạn văn không thay đổi nhiều , chỉ làm cho người kể giấu mình.
HS: Không nên đổi ngôi kể thứ ba thành ngôi kể thứ nhất trong đoạn văn 1 vì nếu đổi thì phải cấu tạo lại hầu như cả đoạn văn , phá vỡ cách kể ban đầu và nội dung truyện cũng phải thêm bớt mới phù hợp với cách kể mới.
HS: Để kể chuyện linh hoạt thú vị người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp .
+ Người kể xưng tôi trong tác phẩm không nhất thiết là chính tác giả .
* Ghi nhớ :(SGK- 89)
II. Luyện tập ( 15 phút)
1.Bài tập 1
HS: Thay từ ‘ tôi” bằng Dế Mèn hoặc nó để chuyển ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba.
Ta thấy:
- Các hành động cụ thể của công việc đào hang được kể như khách quan từ bên ngoài nhìn vào để kể .
- Những ý nghĩa ( như rồi cũng lo xa như những cụ già ...) mang tính phỏng đoán không chắc chắn .
Để ở ngôi thứ nhất thì những việc ở tỉ mỉ hơn , trở lên thật hơn...
2.Bài tập2
HS : Thay tôi vào các từ ; Thanh, chàng , ta thấy cái nhìn , hành động của con mèo , suy nghĩ của Thanh đều xuất phát từ cái nhìn của Thanh.
Ngôi kể tôi tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn.
3.Bài tập 3
HS: Truyện’ Cây bút thần” được kể theo ngôi thứ ba như vậy mới có thể kể được tự do thoải mái , không hạn định thời gian , địa điểm và nới rộng được các quan hệ giữa Mã Lương với các sự việc.
4 .Bài tập 4
HS: Người kể là tập thể nhân dân sáng tác , truyền từ đời này sang đời khác . Ngôi thứ ba đảm bảo cho tính bền vững của các sự kiện ,lược bỏ những cảm giác riêng lẻ của các nhân vật một yếu tố khó tồn tại trong truyện dân gian
5.Bài tập 5
HS: Khi viết thư em thường sử dụng ngôi kể thứ nhất.
* Củng cố( 1 phút)
GV : Nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài :
Ngôi kể , vai trò của ngôi kể trong văn tự sự:
Có hai ngôi kể : Ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất .
- Tuỳ từng thể loại cụ thể ta có thể sử dụng , lựa chọn ngôi kể cho phù hợp
III. Hướng dẫn học sinh làm bài và học bài ở nhà ( 1 phút)
Học thuộc ghi nhớ sách giáo khoa , làm bài tập 6( 90)
Đọc và ghi lại các sự kiện chính truyện ‘ Ông lão đánh cá và con cá vàng”
Tìm hiểu các câu hỏi sách giào khoa và định hướng cách trả lời bài : Thứ tự kể trong văn tự sự .( Câu hỏi khó thảo luận theo nhóm)
Ngày soạn:28/10/2006 Ngày giảng: 6A:31/10/2006
6C: 3/11/2006
Tiết 35+35
Văn bản
Ông lão đánh cá và con cá vàng
(Truyện cổ tích của A.PU- SKIN)
( Hướng dẫn đọc thêm)
A.Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu cần đạt.
+ Hiểu được nội dung , ý nghĩa của truyện cổ tích ‘ Ông lão đánh cá và con cá vàng”
Nắm được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc trong truyện . Kể lại câu chuyện
+ Giáo dục học sinh trân trọng sự hiền lành nhưng phê phán sự nhu nhựợc , giáo dục tinh thần phê phán thói tham lam, hách dịch và sự phản bội.
+ Rèn kỹ năng kể truyện diễn cảm theo mô típ cổ tích.
II. Chuẩn bị
Thầy; - Đọc tìm hiểu truyện.
Soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa.
Đọc thêm một số câu chuyện cổ tích.
Tranh dân gian.
Trò:
Học bài cũ ,đọc , kể chuyện.
Đọc và lắm chắc nôi dung phần chú thích.
Soạn bài theo câu hỏi SGK.
Tìm đọc một số câu chuyện có nội dung tương tự.
B.Phần thể hiện khi lên lớp
I. Kiểm tra bài cũ ( 10 phút)
GV: Kể tóm tắt truyện cây bút thần, nêu ý nghĩa của truyện .
HS: Yêu cầu tóm tắt 10- 15 dòng.
*ýnghĩa thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội ,thể hiện niềm tin và ước mơ về khả năng kỳ diệu của con người.
II. Bài mớ ( 1 phút)
Nhân dân ta thường có câu nói để dăn dạy con cháu ‘ở hiền gặp lành, ác gặp ác” sống ở đời người tham lam thuờng kèm theo thói tệ bạc , ích kỉ lòng tham vô độ của con người và cuồi cùng cũng phải trả giá và bị trừng phạt một cách thích đáng . Điều này thể hịên rất rõ trong câu chuyện cổ tích: ‘ Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Cô cùng các em cùng tìm hiểu truyện ở tiết hôm nay.
GV: Dựa vào chú thích SGK em khái quát vài nét về tác giả.
GV yêu cầu: Đọc to rõ ràng phân biệt giọng đọc của từng nhân vật.
( Phân đọc theo vai : người dẫn truyện, ông lão, cá vàng , mụ vợ)
GV: Tóm tắt bố cục câu truyện bằng lời văn của mình.
GV: Phần đầu câu chuyện cho ta biết phẩm chất gì của ông lão đánh cá.
GV: Trong truyện mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng.
( học sinh ghi váo bảng phụ)
GV: Mỗi lần ông ra biển gọi cá vàng cảnh biển thay đôỉ như thế nào ? Vì sao?
GV: Sau mỗi lần mụ vợ đòi hỏi ông lão lại lóc cóc ra biển, cảnh biển lại thay đổi.Vì sao cảnh biển lại có sự thay đổi như vậy.
GV: Em thấy ông lão đã xử sự thế nào trước những mệnh lệnh kèm theo sự mắng nhiếc của vợ .
GV: Từ việc sử sự trên em có thể rút ra nhận xét gì.
GV: Em thấy ông lão là người như thế nào ?
GV: Nhân vật ông lão là( nhân vật đệm ) làm rõ sự tham lam của mụ vợ.Vậy mụ vợ ông lão được giới thiệu là người như thế nào?
GV: Mở đầu câu chuyện giới thiệu đội nét về vợ ông lão em thấy bà là nguời như thế nào?
* Ông lão bắt được cá vàng về nhà kể cho vợ nghe.
GV: Khi được biết tin cá vàng mụ vợ đã đòi hỏi và bắt buộc ông lão xin những gì?
HS liệt kê ra bảng phụ những lần đòi hỏi của bà lão.
GV: Em hãy nhận xét về mức độ yêu cầu của mụ vợ.
GV: Thái độ của mụ vợ qua mỗi lần đòi hỏi được diễn tả như thế nào?
GV: Thái độ đó cho ta biết tính nết của mụ vợ ra sao.
GV: Ngoài tính tham lam hách dịch , tính nết mụ vợ có gì đáng nói ? . Biểu hiện của nó như thế nào?
GV: Mỗi lần tham lam mụ vợ tăng lên thì biển cả , cá vàng điều có những phản ứng gì?
GV: Kết cục những lần đòi hỏi của mụ vợ là gì?
GV: Cách kết thúc truyện như vậy có ý nghĩa gì?
GV: Cá vàng đã trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay tội bội bạc .
GV: Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng.
GV: Khái quát lại nội dung và giá trị nghệ thuật của câu chuyện.
GV: Có người cho rằng truyện này lên đặt tên là : Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng . ý kiến của em như thế nào?
( HS thảo luận)>
GV: Em đặt tên nhan đề khác cho câu chuyện.
GV: Em hãy kể tóm tắt câu chuyện.
I. Đọc và tìm hiểu chung ( 20 phút)
1. Tác giả , tác phẩm
- Là nhà thơ Nga vĩ đại .Người đặt nền móng cho nền thơ ca Nga ông viết cả thơ cả truyện.
- Đây là truyện thơ của A. PUSKIN ông dựa vào mô típ cổ tích và sáng tạo lại nhằm thể hiện tư tưởng của mình đối vời thời đại.
2. Đọc và kể
HS: - Ông lão thả lưới đến lần thứ ba thì bắt được cá vàng , thả xuống và không đòi hỏi gì cả.
- Mụ vợ bắt lão đi đòi trả ơn . Đòi cái máng mới - biển gợi sóng êm ả . Đòi ngôi nhà -bỉên xanh nổi sóng . Đòi làm nhất phẩm phu nhân - biển xanh nổi sóng dữ dội ., Đòi làm nữ hoàng nổi sóng mù mịt . Đòi làm Long Vương một cơn giông tố kinh hoàng kéo đến , mặt biển nổi sóng ầm ầm .
- Lần cuồi cá vàng không trả lời và tước đi tất cả những gì nó đã cho để trừng phạt.
II. Phân tích văn bản ( 40 phút)
1. Nhân vật ông lão.
HS: Là lão ngư nghèo . chăm chỉ làm ăn lương thiện ,tốt bụng. Ba lần kéo lưới mới bắt được cá vàng ., vậy mà ông thả cá vàng ra . kèm theo những lời cầu chúc tốt đẹp
“ Trời phụ hộ cho ngươi ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy , ta không đòi gì cả , cũng chẳng cần gì ?”
- Thật nhân hậu và độ lượng
HS: Năm lần ông ra biển gọi cá vàng ?
HS: Biển gợn sóng êm ả.
Biển xanh đã nổi sóng.
Biển nổi sóng dữ dội.
Biển nổi sóng mù mịt.
Biển nổi sóng ầm ầm.
HS: Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá cảnh biển lại thay đổi theo chiều hướng dữ dội hơn . Khi những đòi hỏi của mụ vợ ngày càng tăng lên quá mức đến không thể chấp nhận được.
HS: Ông đã phục tùng vô điều kiện những yêu cầu của vợ , ông chỉ biết vâng lời duy nhất có một lần ông định căn ngăn khi mụ vợ đòi làm nữ hoàng . nhưng kết quả ăn một cái tắt . ông không dám làm trái lời vợ .
HS: Cách cư sử của ông lão là nhu nhược hết sức , chính sự nhu nhược đã tiếp tay cho cái ác , cho quyền lực của mụ vợ và gây ra những tai hại cho ông lão, ông đã quên mất rằng cá vàng là của ông nó sẵn sàng đền ơn và phục vụ ông chứ không phải là mụ vợ . Vậy mà ông không hề nghĩ đến một điều gì để thay đổi tình thế.
HS: Là người hiền lành chăm chỉ nhưng quá nhu nhược, cũng cần phê phán cách cư sử nhu nhược của ông.
2. Nhân vật mụ vợ
HS: Bà làm nghề kéo sợi , cuộc sống vất vả không có địa vị gì trong xã hội.
GV: Mụ vợ đã đòi hỏi:
Một cái máng lợn
Một ngội nhà rộng
Làm nhất phẩm phu nhân
Làm Nữ Hoàng
Làm Long Vương bắt cá vàng hầu hạ.
HS: Mức độ yêu cầu của mụ vợ cứ mãi tăng lên từ một cái nhỏ đến một cái lớn từ vật chất sang chức tước quyền lực từ chức tứơc thấp đến chức tước cao.
HS: Mụ vợ đòi hỏi rất kẻ cả, chua ngoa , thô tục , không một lần nào mụ nói ôn tồn ,tử tế với chồng .
Đầu tiên là mắng , rồi quát , mắng như tát nước vào mặt , nổi trận lôi đình , nổi cơn thịnh nộ ,nhưng thái độ đó khiến ông lão hiền lành đã phải than thở với cá vàng về sự càu nhàu , mắng mỏ, phát khùng, nổi cơn điên quái ác của mụ vợ.
HS: Mụ vợ vừa là người xấu nết vừa tham lam ‘’ Được voi đòi tiên “ được đằng chân lân lên đằng đầu, đòi được một thứ đã nghĩ đến thứ khác .
HS: Mụ còn là kẻ vong ơn , chính nhờ ông lão mà mụ thoả mãn.Các đòi hỏi từ vật chất đến chức tước nhưng càng thoả mãn mụ càng tỏ ra khinh bỉ thậm chí đánh chồng và chừng phạt chồng , mụ dùng quyền lực để bắt ông lão thực hiện những đòi hỏi vô lý với cá vàng cũng vậy nhờ cá vàng mụ có đủ thứ thế mà mụ còn muốn bắt cá vàng phải hầu hạ mụ.
Lòng tham đã lớn lên và cùng với nó sự vô ơn cũng tăng mãi thành sự phản bội.
HS: Sau lần đòi hỏi của mụ vợ : làm Long Vương ngự trên mặt biển , cá vàng không đáp ứng . ông lão đợi mãi và trở về ,.
HS: Trước mặt lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
HS: ý nghĩa
+Những kẻ vong ơn bội nghĩa: tham thì thâm +Phải tự mình lao động mới gặp được những điều may mắn.
+Phải biết tự phấn đấu để có giàu sang và địa vị và phải biết khả năng của mình đến đâu chứ không đòi hỏi quá đáng, viển vông.
+Phải sống giàu ân tình, ân nghĩa và nhân hậu chứ không lên bội bạc : có mới nới cũ
HS: Cá vàng trừng trị mụ vợ cả sự tham lam và bội bạc hai điều này là nguyên nhân và kết quả của nhau.
HS: Hình tượng cá vàng chính là công lý của nhân dân và thái độ của nhân dân với những người nhân hậu và những kẻ tham lam bội bạc.
III. Tổng kết ( 4 phút)
*Nội dung : Dùng mô típ cổ tích , nhà thơ để thể hiện sự phê phán mạnh mẽ đối với lòng tham lam , sự vô ơn, bạc nghĩa của mụ vợ và sự nhu nhược tạo cho cái ác , tác quái của mụ vợ . Bài học giữa ông lão và mụ vợ là lời cảnh tỉnh cho những kẻ tham lam, bội bạc.
+Nghệ thuật : Sự lặp lại tăng tiến của các tính huống cốt truyện .
Sự đối lặp giữa các nhân vật.
Sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.
IV. Luyện tập ( 14 phút)
HS: Nếu đặt tên truyện như vậy thì cũng có cơ sở , Mụ vợ là nhân vật chính trong truyện , ý nghĩa của truyện cũng nhằm phê phán kẻ tham lam sự vong ơn bạc nghĩa
HS: Có thể : Hai vợ chồng ông lão và con cà vàng
Hai vợ chồng người đánh cá
+ Có thể có nhiều tên gọi khác nhưng cách đặt tên như trong sách là hợp lý .
HS: Kể diễn cảm ,đủ nội dung.
GV nhận xét , khuyến khích cho điểm.
III. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà. ( 1 phút)
Đọc lại câu chuyện , kể lại diễn cảm . Có thể đóng vai các nhân vật trong truyện.
Ôn lại khái niệm truyện cổ tích . Kể tên và nắm nội dung các truyện đã học.
Đọc tìm hiểu phần chú thích SGK -100 nắm khái nịêm Truyện ngụ ngôn.
Đọc, tập kể ,soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa các văn bản :ếch ngồi đáy giếng , Thầy bòi xem voi .
Ngày soạn Ngày giảng
Tiết 36
Thứ tự kể trong văn tự sự
A.Phần chuẩn bị
I.Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
+ Trong tự sự có thể kể xuôi , có thể kể ngược tuỳ theo nhu cầu thể hiện : Cụ thể:
-Nắm được thứ tự kể chuyện theo hai cách( theo trình tự thời gian, không theo trình tự thời gian)
-Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể xuôi và kể ngược , biết được muốn kể ngược phải có điều kiện.
+ Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại.
II.Chuẩn bị
Thầy: - Đọc tóm tắt các sự việc chính trong truyện ‘ ông lão đánh cá và con cá vàng”.
- Sắp xếp thứ tự thực hiện của bài vắn SGK
- Tìm hiểu các câu hỏi hướng dẫn học sinh trả lời
Trò : - Học , nắm chắc ngôi kể , lời kể trong văn tự sự.
- Đọc truyện ‘ Ông lão đánh cá và con cá vàng” tóm tắt các sự việc.
- Tìm hiểu ví dụ SGK
II. Phần thể hiện khi lên lớp
I. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
GV: Khi kể chuyện ta thường gặp ngôi kể nào?
Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn bài tập 1 em rút ra nhận xét gì?
HS: Ta thường kể theo ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất
Nếu thay chữ ‘tôi” trong đoạn văn thành chữ ‘nó” hay Dế Mèn tuy câu chuyện vẫn hiểu được nhưng lời kể sẽ trở thành trừu tượng , không biết là ai kể ,không còn mang cái cụ thể , xác thực của nó
II. Bài mới ( 1 phút)
Để làm tốt bài văn kể chuyện , người viết không chỉ chọn đúng ngôi kể , sử dụng tốt lời kể , mà cần phải biết chọn thứ tự kể thích hợp . Vậy thứ tự kể là như thế nào? Gồm có mấy cách. Ta tìm hiểu ở tiết học hôm nay.
GV: Trong tác phẩm tự sự ta thường gặp những ngôi kể nào ?
GV: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy.
GV: Em tóm tắt các sự việc nêu trong truyện .
Gọi một em lên bảng tóm tắt.
Dưới lớp làm theo nhóm .
GV Đây là những sự việc chính trong chuyện , những sự vịêc này phát triển như thế nào ? Ta tìm hiểu truyện ở tiết học sau.
GV: Em cho biết các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào?
GV: Vậy kể theo thứ tự trên tạo lên nghệ thuật gì cho câu chuyện.
GV: Nếu ta không tuân thủ theo thứ tự tự nhiên của câu chuyện thì có thể làm cho ý nghĩa của truyện nổi bật được không ?
Gv : Ta được học rất nhiều truyện cổ tích ‘ Cây bút thần , Sọ Dừa , Thạch Sanh.....”
GV: Sự việc nêu trong các truyện trên được kể theo thứ tự nào ?
GV: Theo em kể truyện theo thứ tự này có ưu điểm gì?
GV: Tuy có ưu điểm song theo thứ tự này có một số mặt hạn chế , mặt hạn chế đó là gì?
GV: Qua cách gợi mở trên em rút ra kết luận gì?
GV kể theo thứ tự naỳ ta còn có cách gọi . Kể theo trình tự thời gian hay kể xuôi. Cách kể này thường gặp trong tác phẩm tự sự dân gian.
HS đọc ví dụ
GV: Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn diễn ra như thế nào?
GV ghi bảng phụ các chi tiết trong bài văn.
GV: Bài văn được kể theo ngôi thứ mấy .
GV: Các sự việc trong bài văn này có được kể theo thứ tự tự nhiên không ? Vì sao?
GV: Vậy bài văn này được kể theo thứ tự nào?
GV: So sánh thứ tự thực tế của sự việc với thứ tự của bài văn em rút ra nhẫn xét gì?
GV Khi kể chuyện có thể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên , nhưng cũng có khi người kể lại không theo thứ tự như vậy mà kể ngược lại .. kể không theo trình tự thời gian mà theo mạch cảm xúc tâm trạng của nhà văn.
GV: Theo em cách kể như vậy có ưu, nhược điểm gì?
GV: Để gây bất ngờ gây sự chú ý em có thể chọn thứ tự kể như thế nào?
GV Kể theo thứ tự này ta còn có cách gọi : Kể không theo trình tự thời gian hay kể ngược cách kể này phù hợp với các truyện hiện đại .
GV: Bài học hôm nay ta cần nắm kiến thức cơ bản nào?
GV: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi ?
GV: Câu chuyện được kể theo thứ tự nào?
GV: Truyện kể theo ngôi nào?
GV: Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thế nào trong câu chuyện ?
GV: Cho đề văn “Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa” em hãy tìm hiểu đề và lập dàn bài.
I, Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự
HS: Ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất
ví dụ1
truyện ‘ Ông lão...vàng”
HS: Truyện kể theo ngôi thứ ba
HS: Các sự việc:
+ Giới thiệu vợ chồng ông lão đánh cá.
+ ông lão bắt được con cà vàng nhận lời hứa của con cá vàng.
+ Năm lần ông lão ra gặp con cá vàng và kết quả mỗi lần gặp.
HS: Việc gì xảy ra trước , việc gì xảy ra sau, cho đến kết thúc câu truyện.
HS; ý nghĩa tố cáo và phê phán mạnh mẽ ; ta thấy lúc đầu cá vàng trả nghĩa cá vàng là có lý(đó là việc đền ơn) nhưng mụ vợ đòi hỏi quá nhiều thành ra đó là một việc lợi dụng ,lạm dụng. Cuối cùng mụ vợ làm việc phi nghĩa thì phải trả giá.
HS: Nếu không tuân theo thứ tự ấy thì không thể làm cho ý nghĩa của truyện nổi bật được.
HS: Kể theo thứ tự tự nhiên vì đặc điểm của truyện này chỉ có một cốt truyện sự việc đơn giản nối tiếp nhau , hành động lặp lại và tăng tiến.
HS: Tạo lên sự hấp dẫn , cốt truyện mạch lạc ,sáng tỏ ,dễ theo dõi..
HS: Thường hay đơn điệu, nhàn tẻ.
HS: Khi kể truyện có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên , việc gì xảy ra trước kể trước , việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.
*Ví dụ 2
Bài văn ‘Chuyện thằng Ngỗ”
HS:
+ Ngỗ mồ côi cha mẹ không được người nuôi dạy trở lên lêu lổng , hư hỏng bị mọi người xa lánh .
+ Ngỗ tìm cách trêu trọc đánh lừa mọi người làm họ mất lòng tin.
+ Khi Ngỗ bị chó dại cắn thật kêu cứu thì không ai đến.
+ Ngỗ bị chó cắn phải băng bó tiêm thuốc trừ bệnh dại.
HS: Kể theo ngôi thứ ba .
HS: Sự việc không được trình bày theo thứ tự tự nhiên vì theo thứ tự tự nhiên việc nào xảy ra trước kể trước , việc nào xảy ra sau kể ra sau cho đến hết .
HS: Thứ tự kể:
+Bắt đầu từ sự việc xấu rồi đến nguyên nhân.
+ Ngỗ bị chó cắn phải băng bó tiêm thuốc trừ bệnh dại.
+ Khi Ngỗ bị chó dại cắn thật kêu cứu thì không ai đến
+ Ngỗ mồ côi cha mẹ không được người nuôi dạy trở lên nêu lổng , hư hỏng bị mọi người xa lánh
+Ngỗ tìm cách trêu trọc đánh lừa mọi người làm họ mất lòng tin
HS: Thứ tự thực tế kể nguyên nhân sau đó mới đến hậu quả xấu.
Thứ tự bài văn kể hậu quả xấu ngược lên kể nguyên nhân.
HS:+ Ưu điểm : Sự việc phong phú gây bất ngờ , gây chú ý , thể hiện tình cảm với nhân vật .
+Nhược điểm; làm cho người đọc khó theo dõi ,hay bị trùng lặp.
HS: Nhưng để gây bất ngờ gây chú ý hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật ,người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước ,sau đó mới dùng cách kể bổ xung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó
*Ghi nhớ SGK Tr98
II. Luyện tập
Bài tập 1
HS: Câu chuyện kể không theo trình tự thời gian
HS: Truyện kể theo ngôi thứ nhất
HS: Đóng vai trò là cơ sơ cho việc kể ngược ( chất keo kết dính sâu chuỗi các sự việc quá khứ , hiện tại thống nhất với nhau).
Bài tập2
Yêu cầu của đề :
Thể loại : Văn tự sự
Nội dung: Lần đầu em được đi chơi xa
Lập Dàn ý
Mở bài
Em được đi chơi trong hoàn cảnh nào?
Ai đưa em đi.
Thân bài
*Trong chuyến về quê em đã nhìn thấy gì?
+ Trên đường: Những con đường....
Những dãy núi.......
+ Về đến quê: Thấy cảnh quê hương đổi mới.
Tâm trạng em như thế nào?
*Điều gì làm cho em thích thú và nhớ mãi.
Kết bài
Những ấn tượng của em trong và sau chuyến đi.
Suy nghĩ về quê hương
III.Hướng dẫn học sinh làm bài và học bài ở nhà
Học thuộc ghi nhớ SGK
Làm ho
File đính kèm:
- GA Ngu van 6 tuan 9.doc