Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
(Theo Minh Hạnh và Phan Hồng Sơn)
Chú thích
(*) Truyện ngụ ngôn: loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
(1) Chúa tể (chủ tể): kẻ có quyền lực cao nhất, chi phối những kẻ khác.
(2) Dềnh lên: (nước) dâng cao.
(3) Nhâng nháo: ngông nghênh, không coi ai ra gì.
Ghi nhớ
Định nghĩa truyện ngụ ngôn: loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng
tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
Thành ngữ: “Ếch ngồi đáy
giếng”.
Đọc hiểu
1. Vì sao ếch tưởng bầu trời
trên đầu chỉ bé bằng cái vung
và nó thì oai như một vị chúa
tể?
2. Do đâu ếch bị con trâu đi
qua giẫm bẹp?
3. Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi
đáy giếng nhằm nêu lên bài
học gì? Ý nghĩa của bài học?
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 15231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Văn bản Ếch ngồi đáy giếng (truyện ngụ ngôn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HỌC
Văn bản
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
(Truyện ngụ ngôn)
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
(Theo Minh Hạnh và Phan Hồng Sơn)
Chú thích
(*) Truyện ngụ ngôn: loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
(1) Chúa tể (chủ tể): kẻ có quyền lực cao nhất, chi phối những kẻ khác.
(2) Dềnh lên: (nước) dâng cao.
(3) Nhâng nháo: ngông nghênh, không coi ai ra gì.
Ghi nhớ
Định nghĩa truyện ngụ ngôn: loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng
tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
Thành ngữ: “Ếch ngồi đáy
giếng”.
Đọc hiểu
1. Vì sao ếch tưởng bầu trời
trên đầu chỉ bé bằng cái vung
và nó thì oai như một vị chúa
tể?
2. Do đâu ếch bị con trâu đi
qua giẫm bẹp?
3. Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi
đáy giếng nhằm nêu lên bài
học gì? Ý nghĩa của bài học?
Luyện tập
1. Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong
việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện.
2*. Thử nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ: “Ếch ngồi đáy giếng”.
TỪ VỰNG
Nối các từ cột bên trái với ý nghĩa giải thích cột bên phải
Chúa tể to ngang quá mức bình thường, làm mất cân đối, trông khó
coi.
Bất đắc dĩ không còn cách nào khác, đành phải thế.
Chần chẫn tròn lẳn.
Lên giọng nói giọng bề trên (hàm ý xấu).
Dềnh lên người có kiến thức rộng và sâu.
Ì ạch phải nhận ngông nghênh, không coi ai ra gì.
Nhà thông thái đi giao thiệp với nước ngoài theo lệnh của vua.
Đi sứ nhận một cách khó khăn, nặng nề.
Nhâng nháo (nước) dâng cao.
Thầy bói đòn làm bằng đoạn tre nguyên cả ống, đẽo vát hai đầu cho
thon lại để xóc những bó củi, rơm rạ,... mà gánh.
Đòn càn người giàu có.
Quạt thóc loại quạt lớn bằng tre phất vải, dùng để quạt cho thóc lép và
bụi bay đi, tách khỏi thóc chắc.
Xướng lên người làm nghề chuyên đoán những việc lành, dữ cho người
ta (theo mê tín), thường là người mù.
Phú ông nêu ra, đề ra ý kiến.
Tề tựu hết sức có lí, hết sức đúng.
Truyện ngụ ngôn co lại, chun lại thành các nếp.
Chí lí ân huệ mà con cháu được hưởng nhờ công đức quyền thế
của tổ tiên.
Sun sun loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần. khuyên nhủ.
Truyện răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Tổ ấm cùng đến, đến đông đủ.
Tun tủn tước công (tước được nhà vua phong), bậc thứ hai sau Quốc
công.
Chổi sể kẻ có quyền lực cao nhất, chi phối những kẻ khác.
Chuyện gẫu nói chuyện linh tinh cho qua thời gian.
Quận công rất ngắn.
Chúa tể chổi quét sân, thường làm bằng nhánh cây thanh hao.
Bất đắc dĩ nói giọng bề trên (hàm ý xấu).
Chần chẫn to ngang quá mức bình thường, làm mất cân đối, trông khó
coi.
Lên giọng không còn cách nào khác, đành phải thế.
Bè bè (nước) dâng cao.
Dềnh lên tròn lẳn.
Ì ạch phải nhận nhận một cách khó khăn, nặng nề.
Nhà thông thái đi giao thiệp với nước ngoài theo lệnh của vua.
Đi sứ người có kiến thức rộng và sâu.
Nhâng nháo người làm nghề chuyên đoán những việc lành, dữ cho người
ta (theo mê tín), thường là người mù.
Thầy bói ngông nghênh, không coi ai ra gì.
TIẾNG VIỆT
Chủ đề:Danh từ
Kiến thức
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
1. Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy điền các danh từ ở câu
sau vào bảng phân loại:
Vua nhớ công ơn tráng sĩ, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ
ngay ở làng Gióng, nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
(Theo Thánh Gióng)
Bảng phân loại
Danh từ chung
Vua,……
Danh từ riêng
Hà Nội,……
2. Nhận xét về cách viết các danh từ riêng trong câu trên.
3. Nhắc lại các quy tắc viết hoa đã học, cho ví dụ minh họa. Cụ thể:
— Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam;
— Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài;
— Quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, các danh hiệu, giải thưởng,
huân chương, ...
GHI NHỚ
Danh từ chỉ sự vật gồm danh từ chung và danh từ riêng. Danh từ
chung là tên gọi một loại sự vật. Danh từ riêng là tên riêng của từng
người, từng vật, từng địa phương,...
Khi viết danh từ riêng, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ
phận tạo thành tên riêng đó. Cụ thể:
— Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước
ngoài phiên âm qua âm Hán Việt: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
— Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp (khô
qua âm Hán Việt): viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên
riêng đó; nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch
nối.
Tên riêng của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân
chương,... thường là một cụm từ. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo
thành cụm từ này đều được viết hoa.
Luyện tập
1. Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong câu sau:
Ngày xưa,/ ở/ miền/ đất/ Lạc Việt,/ cứ/ như/ bây giờ/ là / Bắc Bộ/ nước/ ta,/
có/ một/ vị/ thần/ thuộc/ nòi/ rồng,/ con trai/ thần/ Long Nữ,/ tên/ là/ Lạc
Long Quân.
(Con Rồng cháu Tiên)
2. Các từ được in đậm dưới đây có phải là danh từ riêng không? Vì sao?
a. Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã
làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.
(Võ Quảng)
b. Nàng Út bẽn lẽn dâng lên vua mâm bánh nhỏ.
(Nàng Út làm bánh ót)
c. [...] Khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về
sau gọi là làng Cháy.
(Thánh Gióng)
3. Có bạn chép đoạn thơ sau đây của nhà thơ Tố Hữu mà quên viết hoa một số
danh từ riêng. Em hãy viết lại các danh từ riêng ấy cho đúng.
Ai đi Nam Bộ
Tiền giang, hậu giang
Ai vô thành phố
Hồ Chí Minh
rực rỡ tên vàng.
Ai về thăm bưng biền đồng tháp
Việt Bắc miền Nam, mồ ma giặc pháp
Nơi chôn rau cắt rốn của ta!
Ai đi Nam — Ngãi, Bình — Phú, khánh hòa
Ai vô phan rang, phan thiết
Ai lên tây nguyên, công tum, đắc lắc
Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền trung
Ai về với quê hương ta tha thiết
Sông hương, bến hải, cửa Tùng...
Ai vô đó với đồng bào, đồng chí
Nói với Nửa — Việt nam yêu quý
Rằng: nước ta là của chúng ta
Nước việt nam dân chủ cộng hòa!
4. Chính tả (nghe — viết): Ếch ngồi đáy giếng (cả bài)
Gợi ý:
1. Trước hết, học sinh tìm các danh từ trong câu — danh từ là từ chỉ người, chỉ
vật.
(Những từ: ở, cứ, như, là, ta, có, một, thuộc không phải là danh từ).
— Phân loại những danh từ tìm được thành hai nhóm:
+ Danh từ chung (tên gọi chung của một loại sự vật): ngày xưa, miền, đất,
bây giờ, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên.
+ Danh từ riêng (tên gọi riêng của một người, một vật, một địa
phương,....): Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
2.
— Các từ chim, mây, nước, hoa đã được cá thể hóa để chỉ những nhân vật
cụ thể.
— Các từ út, cháy vốn không phải là danh từ riêng, nhưng trong các câu b,
c, chúng được dùng để chỉ một người và một làng cụ thể.
Tóm lại, các từ in đậm trong các câu đã cho được coi là các danh từ riêng.
3. Học sinh đọc kĩ đoạn thơ đã cho, tìm danh từ riêng; tốt nhất nên gạch dưới
các danh từ riêng trong đoạn, rồi viết hoa các danh từ riêng đã tìm được.
Lưu ý: Có những danh từ chung như bến, cửa khi được ghép thành tên
riêng vẫn viết hoa theo quy tắc viết tên riêng: Ví dụ: Bến Hải, Cửa Tùng,
v.v...
đọc them
NHỮNG ĐIỀU LÍ THÚ VỀ TÊN NGƯỜI
Các dân tộc trên thế giới, thậm chí các vùng trong một nước có những tục lệ rất khác nhau trong việc đặt và sử dụng tên người.
Ở nhiều dân tộc, tên người gồm họ và tên. Ngoài họ, tên, một số dân tộc còn thêm tên đệm (người Việt), phụ danh (người Nga). Ví dụ: đọc tên một người Nga là Vích-to Xéc-ghê-ê-vích Rô-ma-nốp, ta biết anh ấy tên là Vích-to, bố là Xéc-gây, thuộc dòng họ Rô-ma-nốp.
Ngược lại, người một số dân tộc khác chỉ có tên, không có họ. Người Hà Nhì ở Lai Châu, Nghĩa Lộ lấy tên cha làm họ cho con. Ở một số vùng thuộc tỉnh Hà Tây, người ta lấy tên đệm của cha làm họ cho con gái. Ví dụ: cha là Đỗ Minh Vượng, con gái là Minh Thị Phúc, còn con trai vẫn mang họ bố. Người một số nước Hồi giáo ghép cả tên cha, tên ông nội bên cạnh tên riêng thành một cái tên đầy đủ. Ví dụ: tên anh A-li có thể được ghép thêm tên cha là Nát-xe, tên ông nội là Mô-ha-mét thành A-li Nát-xe Mô-ha-mét.
Thời xưa, phụ nữ ở nhiều nước không có tên riêng. Ở một bộ lạc da đỏ châu
Mĩ, những người chưa trả được nợ không được gọi bằng tên riêng và không
được coi là một thành viên bình đẳng trong bộ lạc.
(Tổng hợp từ báo chí trong nước và nước ngoài)
LÀM VĂN
Chủ đề: Luyện nói kể chuyện
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
I. CHUẨN BỊ
Lập dài bài kể miệng trên lớp theo một trong các đề bài sau và kể theo
dàn bài:
1. Kể về một chuyến về quê
2. Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.
3. Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử.
4. Kể về một chuyến ra thành phố.
Dàn bài tham khảo
“Kể về một chuyến về quê”
— Mở bài: Lí do về thăm quê, về quê với ai.
— Thân bài:
+ Lòng xôn xao khi được về quê;
+ Quang cảnh chung của quê hương;
+ Gặp họ hàng ruột thịt;
+ Thăm phần mộ tổ tiên, gặp bạn bè cùng lứa;
+ Dưới mái nhà người thân.
— Kết bài: Chia tay — cảm xúc về quê hương.
Bài tham khảo
Em quê ở nông thôn nhưng lại sinh ra và lớn lên ở thành phố. Mười mấy tuổi đầu mà chưa mộtlần về quê. Nhiều lần chúng em đòi về quê, bố mẹ em đều bảo chờ dịp, vì đường xa lắm. Rồi một ngày ở quê làm giỗ Tổ, thế là cả nhà em có dịp về quê.Nói đến quê, lòng em rất háo hức. Người ta hát “Quê hương làm chùm khế ngọt”, “Quê hương là con đò nhỏ”. Còn em, em hình dung quê hương là những bà con thỉnh thoảng ghé thăm cho em nào nếp, nào lạc.
Nhà em ở cách quê rất xa. Thoạt đầu cả nhà đi xe lửa, sau một đêm ngủ trên tàu thì đi xe lam, qua đò và cuối cùng đi bộ. Mẹ em bảo, về nhà chú chỉ còn khoảng một cây số thôi, đi bộ mà xem cho
biết. Xung quanh làng đồng lúa trải rộng tít tắp. Nhìn về làng, rặng tre xanh um bao bọc tất cả. Qua cánh đồng đến những mương nước, máy bơm đang xả nước rào rào. Vượt qua cổng làng là
những ngôi nhà ngói, có cổng và vườn bao bọc. Có những người quen đứng ở cổng cất tiếng chào bố mẹ em.Quá giữa làng là đến nhà chú em. Bà con nhiều nơi đã về, tay bắt mặt mừng, hỏi thăm rối rít. Chú thím hỏi bố mẹ em: “Cháu Lâm đã lớn bằng ngần này a? Cái Lan nữa, sắp thành cô gái rồi”. Bố em hỏi chuyện cúng giỗ đã chuẩn bị đến đâu, còn mẹ em đem các thứ đã chuẩn bị đưa cho thím. Mẹ em cũng đem quà cho các em con chú thím. Lũ trẻ con hàng xóm cũng đến. Mẹ em đem kẹo phân phát cho chúng.
Sáng hôm sau, bố đưa chúng em đi thăm mộ các cụ, thắp hương, rồi về thăm nhà thờ họ. Chúng em ra xem sông, xem cây cổ thụ,trưa trở về thì cả họ đang cúng ở nhà thờ. Chúng em cũng vào lạy. Trưa hôm ấy, trong bữa cỗ đông đúc, mọi người nói chuyện vui vẻ, ồn ào. Chiều hôm ấy, em và lũ trẻ mới quen rủ nhau đi chơi như những người đã quen từ lâu.Tối hôm ấy, chúng em ăncơm và nhìn ngắm nhà chú em. Bố em bảo: “Đây là nhà ông cố để lại cho ông, ông để lại cho bố và chú. Bố con mình ra thành phố để lại nhà cho chú”.
Nhà tuy lợp ngói nhưng đã cũ, đồ đạc cũng cũ. Chỉ có cái tủ li và ti vi là mới bởi làng mới có điện và nhà chú cũng khá giả. Chú hỏi thăm em học tập thế nào, hẹn đem mấy em con chú ra thành phố chơi. Cuối cùng chú thím lại đem quà quê, nếp và lạc, gói mỗi thứ một ít cho mẹ em cầm về. Mẹ em từ chối thế nào cũng không được.
Cả nhà lên đường từ sáng sớm cho kịp tàu. Chú thím cũng ra tiễn một đoạn xa, tận cổng làng.Thế là em hiểu được làng quê. Đó là nơi mồ mả tổ tiên nhiều đời, là nơi thờ cúng dòng họ. Nơi những người cùng dòng máu dù xa xôi đều nhận ra nhau và có tình thân với nhau. Em thích rặng tre râm mát, thích lũ trẻ con dễ gần, thích không khí vắng lặng. Em mong làng quê giàu có hơn, đời sống khấm khá hơn và cầu chúc đời sống gia đình chú em ngày càng thịnh vượng hơn nữa.
(Bài làm của học sinh)
II. LUYỆN NÓI TRÊN LỚP
1. Chia tổ luyện nói theo dàn bài.
2. Chọn một số học sinh nói trước lớp.
Học sinh khi nói chú ý:
— Nói to, rõ, tự tin, nhìn thẳng vào người nghe;
— Chú ý diễn cảm. Không nói như đọc thuộc lòng.
TRẮC NGHIỆM
Tính chất nổi bật nhất của truyện ngụ ngôn là gì?
Ẩn dụ và kịch tính.
Lãng mạn.
Gắn với hiện thực.
Tưởng tượng kì ảo.
Nguyên nhân thất bại trong việc chống lại mèo của hội đồng chuột đó là chuột không bao giờ thực hiện được ý định chống lại mèo vì:
cả lũ lao xao, hớn hở khi kiếm được nhạc cụ đeo cổ mèo.
ông Cống bệ vệ, kẻ cả nên không thể làm cái việc đeo chuông cổ mèo.
cả lũ hèn nhát vô trách nhiệm và chỉ nghĩ về mình.
chuột Nhắt láu cá, chỉ thích cãi lí để thoát thân.
Lời khuyên chính từ truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo
Không được hèn nhát.
Không được thiếu trách nhiệm với cộng đồng.
Không được viển vông.
Phải cân nhắc tới những điều kiện và khả năng khi triển khai một công việc nào đó.
Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì?
Truyền đạt kinh nghiệm.
Gửi gắm ý tưởng, bài học.
Thể hiện cảm xúc.
Kể chuyện.
Tên người. tên địa danh nước ngoài phiên âm theo Hán Việt được viết như thế nào?
Viết hoa chữ cái đầu tiên của từ.
Không viết hoa tên đệm của người.
Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
Viết hoa toàn bộ chữ cái từng tiếng.
Tên người, tên địa danh nước ngoài phiên âm trực tiếp được viết hoa như thế nào?
Viết hoa toàn bộ từng chữ cái.
Viết hoa chữ cái đầu và có dấu gạch nối (nếu tên có nhiều tiếng).
Chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của tên riêng.
Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
Tên người, tên địa danh Việt nam được viết hoa như thế nào?
Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
Không viết hoa tên đệm của người.
Viết hoa chữ cái đầu tiên của từ.
Viết hoa toàn bộ chữ cái từng tiếng.
Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu như một cái vung và nó oai như một vị chúa tể?
Nó sống lâu ngày trong một cái giếng.
Các con vật trong thế giới nhỏ bé ấy hết sức sợ hãi ếch.
Ếch chỉ sống quanh quẩn dưới đáy một chiếc giếng nhỏ.
Ếch được lũi nhái, cua, ốc hầu hạ.
Ếch là chúa tể vì trời chỉ bằng cái vung.
Tên riêng của các tổ chức, cơ quan, giải thưởng, danh hiệu được viết hoa như thế nào?
Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
Viết hoa chữ cái đầu tiên của bộ phận tạo thành cụm từ.
Chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của tên tổ chức, cơ quan, giải thưởng.
Chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tên người.
Cách xem voi và lời nhận xét về voi của các thầy bói có những
điểm gì giống nhau?
Xem voi bằng cách dùng tay thay mắt.
Không xem nữa khi tay vừa chạm vào một bộ phận của voi.
Các thầy đánh nhau sau khi đã xem xét kĩ càng và tranh luận gay gắt.
Tìm hiểu vội vã, phiến diện.
Phủ nhận hoàn toàn ý kiến người khác để khẳng định ý kiến của mình là đúng.
File đính kèm:
- ech ngoi day gieng.doc