Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:
- Giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của Lượm.
- Ý nghĩa cao đẹp về sự hi sinh của Lượm
Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu, nắm được thể thơ bốn chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự.
Thái độ:Giáo dục lòng tự hào về những tấm gương anh dũng của tuổi trẻ Việt Nam.
Các bước lên lớp:
Ổn đinh lớp:
Kiểm tra bài cũ: Hình tượng Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn của anh đội viên và được miêu tả từ những phương diện nào?
Trả lời:
Hình tượng Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn của anh đội viên và được miêu tả từ những phương diện: hình dáng, tư thế, vẻ mặt (ngồi lặng yên, mặt trầm ngâm – ngồi đinh ninh), cử chỉ, hành động (đốt lửa sưởi ấm cho các chiến sĩ, dém chăn, nhón chân nhẹ nhàng) và lời nói (bộc lộ nỗi lòng, sự lo lắng của Bác cho bộ đội và nhân dân) Hình tượng Bác Hồ hiện lên giản dị, gần gũi, chân thực mà hết sức lớn lao.
Nội dung bài mới: Đất nước chúng ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp và chống Mĩ. Cùng với các thế hệ cha anh cũng có biết bao các anh hùng nhỏ tuổi hi sinh xương máu cho cuộc sống hòa bình ngày hôm nay.Hình ảnh những anh hùng nhỏ tuổi ấy đã được các nhà văn- thơ ngợi ca trong các tác phẩm của mình. Hôm nay, cô trò ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài thơ “ Lượm” của nhà thơ Tố Hữu.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1872 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài: Lượm - Tố hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LƯỢM
- Tố Hữu –
Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:
- Giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của Lượm.
- Ý nghĩa cao đẹp về sự hi sinh của Lượm
Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu, nắm được thể thơ bốn chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự.
Thái độ:Giáo dục lòng tự hào về những tấm gương anh dũng của tuổi trẻ Việt Nam.
Các bước lên lớp:
Ổn đinh lớp:
Kiểm tra bài cũ: Hình tượng Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn của anh đội viên và được miêu tả từ những phương diện nào?
à Trả lời:
Hình tượng Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn của anh đội viên và được miêu tả từ những phương diện: hình dáng, tư thế, vẻ mặt (ngồi lặng yên, mặt trầm ngâm – ngồi đinh ninh), cử chỉ, hành động (đốt lửa sưởi ấm cho các chiến sĩ, dém chăn, nhón chân nhẹ nhàng) và lời nói (bộc lộ nỗi lòng, sự lo lắng của Bác cho bộ đội và nhân dân) à Hình tượng Bác Hồ hiện lên giản dị, gần gũi, chân thực mà hết sức lớn lao.
Nội dung bài mới: Đất nước chúng ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp và chống Mĩ. Cùng với các thế hệ cha anh cũng có biết bao các anh hùng nhỏ tuổi hi sinh xương máu cho cuộc sống hòa bình ngày hôm nay.Hình ảnh những anh hùng nhỏ tuổi ấy đã được các nhà văn- thơ ngợi ca trong các tác phẩm của mình. Hôm nay, cô trò ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài thơ “ Lượm” của nhà thơ Tố Hữu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
? Dựa vào phần chú thích, em hãy nêu những hiểu biết của mình về nhà thơ Tố Hữu?
? Có những tập thơ nào của tác giả mà em biết?
? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ này? Bài thơ được in trong tập thơ nào?
GV hướng dẫn cách đọc (Giọng thơ chậm lại và lắng xuống ở những câu cảm thán, câu hỏi tu từ, buồn ở đoạn cuối).
Chú ý một số từ khó trong bài.
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì và sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Em hãy nêu đại ý của bài thơ?
? Em chia bài này thành mấy phần? Nội dung của từng phần?
? Hình ảnh của Lượm được miêu tả như thế nào về:
Dáng điệu, cử chỉ?
? Tại sao tác giả lại so sánh Lượm như con chim chích?
+ “Lượm như con chim chích “nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp hồn nhiên trong sáng, vui tươi, bé bỏng non nớt mà nhanh nhẹn.
- Trang phục?
“Ca lô đội lệch
Cái xắc xinh xinh”
à thể hiện tính chất công việc làm liên lạc của chú bé Lượm. Và vì Lượm còn nhỏ tuổi nên cái xắc đeo bên mình chỉ “xinh xinh” với chiếc mũ ca lô đội lệch rất hiên ngang, hiếu động.
? Lượm khiến em liên tưởng đến hình ảnh gì?
- các anh vệ quốc quân thông minh, dũng cảm
- Lời nói?
GV cho HS đọc thầm 7 khổ thơ tiếp.
? Khi nghe tin Lượm hi sinh, thái độ của tác giả như thế nào?
- Tác giả đau đớn thốt lên:
“Ra thế
Lượm ơi!...” diễn tả sự đau xót tột cùng.
? Nhà thơ kể cho chúng ta điều gì về Lượm trong đoạn thơ này?
? Khổ thơ nào thể hiện rõ hình ảnh của Lượm khi làm nhiệm vụ? Trong đó từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ và hành động của Lượm với công việc?
- Sử dụng động từ mạnh “vụt qua” và câu hỏi tu từ “Sợ chi hiểm nghèo”.
- Hành động: nhanh, dũng cảm.
- Thái độ: Thách thức hiểm nguy, đặt nhiệm vụ lên trên hết.
? Những cảm nghĩ của em về sự hi sinh của Lượm?
* Nhưng rồi:
“Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!’
à Câu thơ như tiếng nấc nghẹn,thảng thốt bị gãy đôi khi nhà thơ nhận thức về sự thật: Lượm đã hi sinh.
? Hình ảnh Lượm nằm trên cánh đồng lúa tay nắm chặt bông gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
“ Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng…”
=>Lượm đã ngã xuống trên chính mảnh đất quê hương, tay chú bé còn nắm chặt bông lúa đã nuôi chú lớn lên từng ngày. Mảnh đất quê hương, sản vật quê hương dang tay đón Lượm vào lòng trong một giấc ngủ dài.
GV gọi HS đọc đoạn cuối
? Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” đặt ở đầu đoạn cuối gợi cho ta suy nghĩ gì?
- Để diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, bàng hoàng, đau đớn, nghẹn ngào trước cái chết của Lượm.
- (sự bất tử, vẹn nguyên của chú bé anh dũng) như Tố Hữu đã từng viết: “ Có cái chết hóa thành bất tử”.
? Em có nhận xét gì về cách xưng hô của nhà thơ đối với Lượm?
- Cách xưng hô của tác giả:
+ Chú bé là cách gọi của người lớn với người em trai nhỏ, quan hệ thân mật.
+ Cháu là cách gọi biểu lộ sự trìu mến, tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt.
+ Chú đồng chí nhỏ là cách gọi vừa thân thiết, trìu mến, vừa trân trọng, ngang hàng giữa hai người đồng chí.
- Trong cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất của dân tộc, lịch sử vẻ vang của Đội và trong mỗi thế hệ thiếu nhi Việt Nam mãi mãi còn ghi danh những đội thiếu niên dũng cảm, mưu trí làm cho quân thù phải kinh sợ.
? Em có cảm nhận gì về hình ảnh chú bé Lượm?
- Học sinh trả lời theo cảm nhận.
Đội thiếu niên tình báo thành Huế, đội thiếu nhi Hoàng Văn Thụ ( Hà Nội), đội thiếu nhi Đồng Tháp Mười... và nhiều anh hùng liệt sỹ ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc khi đang còn trong tuổi thiếu nhi như Kim Đồng, Lê Văm Tám, Vừ A Dính, Nguyễn Bá Ngọc... đó là những tấm gương của dân tộc Việt Nam anh hùng, là những ngọn đuốc soi sáng mãi mãi cho các thế hệ mai sau.
Gọi HS đọc ghi nhớ
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
- Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002), quê ở Thừa Thiên Huế.
- Là một nhà cách mạng, một nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam.
- Các tập thơ tiêu biểu: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa…
2. Hoàn cảnh sáng tác:
- Viết năm 1949- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, in trong tập Việt Bắc.
3.Thể thơ và phương thức biểu đạt:
- Thể thơ 4 tiếng
- Phương thức biểu đạt: trữ tình + miêu tả + tự sự và biểu cảm.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đại ý:
- Bài thơ viết về Lượm- một chú bé liên lạc hồn nhiên, hi sinh anh dũng khi làm nhiệm vụ, lượm vẫn sống mãi trong lòng mọi người.
2.Bố cục: 3 phần:
- Phần 1: ( 5 khổ thơ đầu): hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với tác giả.
- Phần 2: ( 7 khổ tiếp): câu chuyện Lượm làm nhiệm vụ và hi sinh.
- Phần 3: ( 2 khổ cuối): hình ảnh Lượm còn sống mãi.
3. Phân tích:
a. Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với tác giả:
- Dáng điệu, cử chỉ:
+ Loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh à từ láy gợi hình ảnh nhỏ nhắn, nhanh nhẹn.
+ Cười híp mí, má đỏ bồ quân, như con chim chích. => So sánh.
- Trang phục: đơn giản, gọn gàng.
- Lời nói: Hồn nhiên, ngây thơ, chân thật.
b. Lượm làm nhiệm vụ và hi sinh.
- Lượm đang làm nhiệm vụ đưa thư.
à Hi sinh dũng cảm, hòa quyện với quê hương.
c. Hình ảnh Lượm còn sống mãi:
- Điệp khúc sống mãi cùng thời gian trong lòng tác giả và mọi người.
III. Tổng kết:
Nội dung:
- Ca ngợi hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh anh dũng nhưng hình ảnh em còn sống mãi trong lòng mọi người.
Nghệ thuật:
- Kết hợp miêu tả, tự sự và biểu cảm.
- Nhiều từ láy
- so sánh độc đáo.
* Ghi nhớ :SGK/ 77
File đính kèm:
- giao an bai luom lop 6 tap 2.doc