A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối ví cuộc đời mỗi con người.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cách đọc và nắm nội dung nghệ thuật của truyện.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thương cha mẹ, thầy cô và bạn bè.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giấy trong, máy chiếu.
2. HS: Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
213 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 7 (chuẩn cả năm), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN1: TIẾT1: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA.
Ngày soạn: 22. 8. 2006 ( Lý Lan)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối ví cuộc đời mỗi con người.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cách đọc và nắm nội dung nghệ thuật của truyện.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thương cha mẹ, thầy cô và bạn bè.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giấy trong, máy chiếu.
2. HS: Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. ổn định tổ chức: 7C: 7D: 7E:
II. Kiểm tra bài cũ: KT việc chuẩn bị vở.
III. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Ai trong chúng ta cũng đã trải qua ngày đầu tiên đi học. Vậy tâm trạng của mỗi người trong thời điểm đó như thế nào?Bên cạnh những người đi học, tâm trạng của các bậc phụ huynh ra sao? Hôm nay ta vào tìm hiểu bài để nắm rõ nội dung truyện.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Đọc- Chú thích:
GV: Nhắc lại về văn bản nhật dụng. Gọi HS đọc văn bản, tìm hiểu phần chú thích.
CH1: Văn bản chia làm mấy phần? Hãy xác định và nêu nội dung chính của từng phần?
HĐ2: Phân tích văn bản.
CH2: Trong phần đầu, người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào?
CH3: Thời điểm này gợi cảm xúc gì trong tình cảm của hai mẹ con?
CH4: Những chi tiết nào diễn tả nỗi vui mừng, hy vọng của mẹ?
CH5: Theo em, vì sao người mẹ trằn trọc không ngủ được? Trong đêm không ngủ, mẹ đã làm gì cho con?
CH6: Em cảm nhận tình mẫu tử được thể hiện trong đoạn trên như thế nào?
CH7: Trong đêm không ngủ, tâm trí mẹ nhớ lai những kỹ niệm thời quá khứ lòng mẹ lai " rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến" Hãy nhận xét cách dùng từ trong lời văn trên và nêu tác dụng của cách dùng từ đó?
CH8: Em hình dung về một người mẹ như thế nào qua đoạn trích trên?
CH9: Theo dõi phần cuối và cho biết, trong đêm không ngủ người mẹ đã nghĩ về điều gì?
CH10: ở nước ta, ngày khai trường có diễn ra như là ngày lễ của toàn xã hội không?
CH11: Đoạn cuối có xuất hiện câu tục ngữ" Sai một ly đi một dặm" Em hiểu câu tục ngữ này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp GD?
CH12: Câu nói của mẹ" Bước qua cánh cổng…mở ra. " Em hiểu câu nói đó như thees nào?
CH13: Đoạn cuối VB diễn tả tình yêu và lòng tin của người mẹ. Yheo em, mẹ dành tình yêu, lòng tin cho ai?
CH14: Những kỹ niện sâu sắc nào thức dậy trong em khi đọc VB?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ.
I. Đọc - Chú thích:
* Bố cục: Chia 2 phần.
+ Phần 1: Từ đầu đến " thế giới mà mẹ vừa bước vào" ( Nỗi lòng yêu thương của mẹ)
+ Phần2: Phần còn lại.( Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của XH và nhà trường trong giáo dục trẻ em)
II. Phân tích văn bản:
1: Nỗi lòng người mẹ.
- Đêm trước ngày con vào lớp Một.
- Hồi hộp, vui sướng và hy vọng.
- Mừng vì con đã lớn.
- Hy vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con.
- Thương yêu con, luôn nghĩ về con.
- Một lòng vì con .
- Lấy giấc ngũ của con làm niềm vui cho mẹ.
ð Dùng từ láy liên tiếp.
+ Gợi tả cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ vui, nhớ, thương.v..v..
-Yêu thương người thân.
- Yêu quý, biết ơn trường học.
- Sẵn sàng hy sinh cho sự tiến bộ của con.
- Tin tưởng ở tương lai con cái.
2:Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường.
- Ngày hội khai trường.
- ảnh hưởng của giáo dục đối với trẻ em.
- Khai trường là ngày lễ của toàn xã hội.
- Không được sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyệt định tương lai của một đất nước.
- Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con người.
- Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục
- Khích lệ con đến trường học tập.
Dành tình yêu, lòng tin cho con, nhà trường và xã hội.
* Ghi nhớ: SgkT19.
III. Luyện tập:
IV. Củng cố: Tâm trạng của người mẹ và đứa con như thế nào trong ngày khai trường đầu tiên của đứa con?
- Dặn dò Về học bài cũ, soạn bài Mẹ tôi tiết sau học.
* Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TIẾT 2: M Ẹ T ÔI
Ngày soạn: 22. 8. 2006 ( Ét- môn- đô đơ A- mi- xi )
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cách đọc và cảm thụ văn bản.
3. Thái độ: Luôn tôn trọng tình cảm của cha mẹ đối với con cái.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giấy trong, máy chiếu.
2. HS: Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. ổn định tổ chức: 7C: 7D: 7E:
II. Kiểm tra bài cũ: KT vở soạn..
III. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Trong cuộc đời chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được đièu đó. Vậy văn bản Mẹ tôi nhắn nhủ chúng ta điều gì? Hôn nay, ta vào tìm hiểu để nắm rõ nội dung, nghệ thuật của truyện.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Giới thiệu tác giả- tác phẩm
GV: gọi HS đọc chú thích *
HĐ2: Đọc- Chú thích:
GV: Đọc một đoạn, gọi HS đọc văn bản, tìm hiểu phần chú thích.
HĐ3: Tìm hiểu văn bản.
CH1: Bức thư là tâm trạng của người cha. Tâm trạng trong bức thư được chia làm mấy phần?Hãy xác định và nêu nội dung chính của từng phần?
HĐ3: Phân tích văn bản.
CH2: Hình ảnh người mẹ của En- ri- cô hiện lên qua các chi tiết nào?
CH3: Em cảm nhận phẩm chất cao quý nào của mẹ qua các chi tiết đó?
CH4: Cảm xúc của người cha như thế nào khi En-ri-cô phạm lỗi với mẹ?
CH5: Vì sao người cha cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy?
CH6: Quan sát đoạn 2 và cho biết? Đâu là những lời khuyên sâu sắc của người cha đối với con mình? Nhận xét của em về lời khuyên đó?
CH7: Em hiểu gì về tìm cảm thiêng liêng trong lời nhắn nhủ " Con hãy nhớ….thiêng liêng hơn cả"
CH8Em hiểu gì về người cha từ những lời khuyên đó?
CH9: Thái độ của người cha như thế nào? trước lỗi lầm của con qua những lời lẽ trên?
CH10: Cách thể hiện văn bản này có gì độc đáo? Nêu tác dụng cách thể hiện đó?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ.
HĐ4: Luyện tập.
HĐ5: Đọc thêm.
I. Giới thiệu chung:
1. tác giả- tác phẩm:
( SgkT11)
2. Đọc - Chú thích:
*. Bố cục: Chia 3 phần.
+ Phần 1: Từ đầu " sẽ là ngày con mất mẹ"
( hình ảnh người mẹ)
+ Phần2: Tiếp theo " tình yêuthương đó" ( những lời nhắn nhủ dành cho con)
+ Phần3: Còn lại. ( thái đọ dứt khoát của cha trước lỗi lầm của con)
II. Phân tích văn bản:
1: Hình ảnh người mẹ.
- Dành hết tình thương cho con.
- Quên mình vì con.
+ Hết sức đau lòng trước sự thiếu lễ độ của đứa con hư.
- Hết mực yêu quý, thương cảm mẹ của En- ri-cô.
+ Cha đã thất vọng vì con hư, phản lại tình yêu thương của cha mẹ.
2:Những lời nhắn nhủ của người cha.
- Những đứa con hư không thể xứng đáng với hình ảnh dịu dàng hiền hậu của mẹ.
- Cha muốn cảnh tỉnh những đứa con bội bạc với cha mẹ.
- Tình cảm tót đẹp đáng tôn thờ là kính trọng cha mẹ.
- Là người vô cùng yêu quý tình cảm gia đình.
3: Thái độ của người cha trước lỗi lầm của con:
- Vừa dứt khoát như ra lệnh, vừa mềm mại như khuyên nhủ.
- Người cha muốn con thành thật.
- Là người yêu thương con và là người yêu sự thực tế, căm ghét sự bội bạc.
- Dùng hình thức viết thư để người viết bày tỏ trực tiếp cảm xúc, thái độ một cách chân thành.
* Ghi nhớ: SgkT19.
III. Luyện tập:
IV. Đọc thêm.
IV . - Củng cố: Theo em, điều gì khiến En-ri-cô xúc động vô cùng khi độc thư bố?
- Dặn dò: )Về học bài cũ, soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê tiết sau học.
* Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TIẾT 3: T Ừ GH ÉP
Ngày soạn: 22. 8. 2006
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm đ ược cấu tạo c ủa hai loại từ ghép.Từ ghép chính phụ và từ ghép đẵng lập.
2. Kỹ năng: Hiêu được nghĩa và biết cách sử dụng các loại từ ghép.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng từ ghép trong khi nói và viết.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: 1 số từ ghép..
2. HS: Giấy trong, bút dạ.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. ổn định tổ chức: 7C: 7D: 7E:
II. Kiểm tra bài cũ: KKT
III. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Từ ghép là gì? từ ghép có nghĩa như thế nào so với nghĩa của mỗi tiếng? Có bao nhiêu loại từ ghép? Cách tao nghĩa của mỗi loại như thế nào? Hôm nay, ta vào tìm hiểu để nắm rõ được điều đó.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu các loại từ ghép?
GV: Gọi HS đọc bài tập.
CH1: Từ bà ngoại, thơm phức tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ?
CH2: Các từ ghép quần áo, trầm bỗng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không? vì sao?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ.
HĐ2: Tìm hiểu nghĩa của từ ghép?
CH1: So sánh nghĩa của từ bà với nghĩa của từ bà ngoại nghĩa của từ nào rộng hơn?
CH2: Nghĩa của từ quần áo so với nghĩa của mỗi tiếng có gì khác nhau?
HS trả lời, GV nhận xét bổ sung.
GV: Goi HS đọc phần ghi nhớ.
HĐ3: Luyện tập:
Bài tập1: HS chia nhóm thảo luận và đại diện nhóm trình bày.
GV: Nhận xét, bổ sung
Bài tập2: GV hướng dẫn HS thực hiện.
Bài tập4: Tại sao có thể nói 1 cuốn sách nhưng không thể nói 1 cuốn sách vở?
Bài tập5: GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập này.
I. Các loại từ ghép:
1. Bài tâp:
a. bà ngoại: bà- tiếng chính
ngoại- tiếng phụ.
- thơm phức: thơm- tiếng chính
phức -tiếng phụ.
b. Quần áo, trầm bổng không phân ra tiếng chính, tiếng phụ.
Các tiếng bình đẵng về mặt ngữ pháp.
2. Ghi nhớ: ( SgkT14)
II. Nghĩa của từ ghép:
1.Bài tập1:
a. Nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà.
- Nghĩa của từ thơm phức hẹp hơn thơm.
b. Quần áo: Quần áo nói chung.
- Trầm bổng: (âm thanh) lúc trầm luc bổng nghe rất êm tai.
2. Ghi nhớ: ( SgkT14)
III. Luyện tập:
1. Bài tập1:
- Từ ghép chính phụ: Xanh ngắt, nhà may, nhà ăn, cười nụ.
- Từ ghép đẵng lập: Suy nghĩ, lâu đời, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi.
2. Bài tâp2: Bút bi, thước kẻ, mưa rào, làm bài tập, ăn cơm, trắng bạch.
3. Bài tâp4: - Không nói được một cuốn sách vở vì đây là từ ghép đẵng lập.
4. Bài tập5:
a. không
b. Đúng vì áo dài là áo may mà hai vạt đều dài quá đầu gối.
c. Không vì đây là loại cá quý.
IV . - Củng cố: Có mấy loại từ ghép? Nghĩa của mỗi loại như thế nào so với nghĩa của từng tiếng?
- Dặn dò: Về học bài cũ, làm bài tập còn lại, soạn bài từ láy tiết sau học.
* Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
TIẾT 4: LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
Ngày soạn: 24. 8.2006.
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS biết được, muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy cần thể hiện cả hai mặt hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.
2. Kỹ năng: Vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được ngững văn bản có tính liên kết.
3. Thái độ: Có ý thức nhận ra tác dụng liên kết trong văn bản.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: 1 số đoạn văn.
2. HS: Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. ổn định tổ chức: 7C: 7D: 7E:
II. Kiểm tra bài cũ: KKT
III. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Văn bản là gì? Văn bản có những đặc điểm nào? Muốn một văn bản mạch lạc trở nên dễ hiểu ta phải làm gì? Cách làm đó như thế nào? Hôm nay, ta vào tìm hiểu bài để nắm rõ điều đó.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu về liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản?
CH1: Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu đó thì En-ri-cô có thể hiểu điều bố muốn nói chưa? Nếu chưa hiểu thì vì lí do gì?
CH2: Muốn đoạn văn hiểu được thì nó cần có tính chất gì?
Tìm hiểu phương tiện liên kết trong văn bản?
CH3: Đoạn văn trên thiếu ý gì mà nó trở nên khó hiểu?
CH4: Hãy chỉ ra sự thiếu liên kết của các đoạn văn sau? Hãy chữa lại cho đoạn văn có nghĩa?
HĐ2: Luyện tập:
Bài tập1: HS chia nhóm thảo luận và đại diện nhóm trình bày.
GV: Nhận xét, bổ sung
Bài tập2,3: GV chia HS theo 4 nhómlàm bài tập này.
HS Thảo luận, đại diện nhóm trình bày.
GV: Nhận xét đánh giávà bổ sung.
HĐ3: Luyện tập.
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản:
1. Tính liên kết của văn bản:
a. En-ri-cô chưa hiểu điều bố muốn nói.
b. Giữa các câu chưa có sự liên kết.
c. Viết đúng ngữ pháp, nội dung rõ ràng và có sự liên kết giữa các câu.
2. Phương tiện liên kết trong văn bản:
a. Liên kết trước hết là sự liên kết về nội dung, ý nghĩa.
b. Còn bây giờ, đứa trẻ thay = con, liên kết về phương diện hình thức ngôn ngữ.
* Ghi nhớ: ( Sgkt18)
II. luyện tập
1.Bài tập1:
(1)- (4)- (2)-(5)-(3)
2. Bài tập2:
Các câu văn đó không nói về cùng một nội dung.
3.Bài tập3: Bà, bà, cháu,bà,bà,cháu,thế là.
III. Đọc thêm:
IV . - Củng cố: Để văn bảncó tính liên kết, người viết cần phải làm gì?
- Dặn dò: Về học bài cũ, làm bài tập còn lại, soạn bài Bố cục trong văn bản tiết sau học.
* Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TUẦN 2: TIẾT 5: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
Ngày soạn: 2. 9. 2006
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong truyện. Cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cách đọc và cảm thụ văn bản một cách chủ động.
3. Thái độ: Có thái độ thông cảm chia sẽ với những bạn, những gia đình như vậy.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: Đọc văn bản, tranh
2. HS: Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. ổn định tổ chức: 7C: 7D: 7E:
II. Kiểm tra bài cũ: KT vở soạn..
III. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Cuộc chia tay của những con búp bê viết về vấn đề gì? Chúng ta suy nghĩ như thế nào về vấn đề đó? Hôm nay, ta vào học văn bản trên để nhận xét, đánh giá đúng đắn hơn.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Giới thiệu tác giả- tác phẩm
GV: gọi HS đọc chú thích *
HĐ2: Đọc- Chú thích:
GV: Đọc một đoạn, gọi HS đọc văn bản, tìm hiểu phần chú thích.
CH1: Văn bản chia thành mấy phần? Hãy xác định và nêu nọi dung chính của từng phần?
HĐ3: Phân tích văn bản.
CH2: Búp bê có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của hai anh em?
CH3: Vì sao phải chia búp bê ra?
CH4: Hình ảnh hai anh em hiện lên như thế nào khi mẹ ra lệnh chia đồ chơi?GV Gợi dẫn HS tìm các chi tiết đó.
CH5: Các chi tiết đó cho ta thấy hai anh em Thành và Thuỷ đang trong tâm trạng như thế nào?
CH6: Cuộc chia búp bê diễn ra như thế nào?
HS: Tìm hiểu và trả lời.
CH7: Vì sao Thuỷ dận dữ rồi lại vui vẻ?
CH8:Theo em, vì sao Thành và Thuỷ không thể mang búp bê chia ra?
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả- tác phẩm:
( SgkT26)
2. Đọc - Chú thích:
* Bố cục: Chia 3 phần.
+ Phần 1: Từ đầu " hiếu thảo như vậy"
+ Phần2: Tiếp theo "trùm lên cảnh vật"
+ Phần3: Phần còn lại
III. Phân tích văn bản:
1: Cuộc chia búp bê:
- Là đồ chơi thân thiết gắn liền với tuổi thơ của hai anh em.
- Bố mẹ chia tay, hai anh em phải xa nhau.
- Búp bê cũng phải chia.
+ Buồn khổ
+ Đau xót
+ Bất lực
Không chấp nhận chia búp bê và vui vẻ khi búp bê được ở bên nhau.
- Búp bê gắn với gia đình sum họp.
- Búp bê là hình ảnh anh em ruột thịt.
IV . - Củng cố: Truyện Cuộc chia tay của những con búp bê viết về vấn đề gì?
- Dặn dò: Về học bài cũ, soạn tiếp phần còn lại tiết sau học.
* Rút kinh nghiệm:…………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TIẾT 6: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ (tiếp)
Ngày soạn: 2. 9. 2006
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Tiếp tục giúp HS thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong truyện. Cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cách đọc và cảm thụ văn bản một cách chủ động.
3. Thái độ: Có thái độ thông cảm chia sẽ với những bạn, những gia đình như vậy.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: Đọc văn bản, tranh
2. HS: Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. ổn định tổ chức: 7C: 7D: 7E:
II. Kiểm tra bài cũ: Hãy tóm tắt văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê?
III. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Với nhan đề là cuộc chia tay cua những con búp bê, Vậy búp bê có chia tay không? Vì sao chúng phải chia tay? Để nắm rõ nội dung, diễn biến truyện, hôm nay ta vào tìm hiểu phần còn lại của văn bản để nắm rõ điều đó.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
Thực hiện ở tiết 5
HĐ3: Phân tích văn bản.
CH1: Tại sao khi đến trường,Thuỷ lại bật lên khóc thút thít?
CH2: Chi tiết cô giáo ôm chặt lấy Thuỷ nói: "Cô biết chuyện rồi, cô thương em lắm; các bạn cùng lớp thì sững sờ khóc thút thít" nó có ý nghĩa gì?
CH3: Chi tiết cô giáo tái mặt nước mắt giàn giụa, còn bọn trẻ khóc mỗi lúc một to khi biết Thuỷ không được đi học có ý nghĩa gì?
CH4: Tai sao khi dắt em ra khỏi trường Thành lại kinh ngạc thấy mọi người…lên cảnh vật?
CH5: Vừa lúc đó đồ đạc đã được chất lên xe tải chuẩn bị cho sự ra đi, hình ảnh Thuỷ hiện lên qua những chi tiết nào?
HS: Tìm các chi tiết trên.
CH6: Em hiểu gì về Thuỷ từ những chi tiết đó?.
CH7: Văn bản viết về cuộc chia tay không đáng có đã toát lên một thông điệp gì về quyền trẻ em?
CH8:Qua văn bản trên, em hãy nêu một số nét nghệ thuật sử dụng trong bài?
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả- tác phẩm:
2. Đọc - Chú thích:
II. Phân tích văn bản::
1: Cuộc chia búp bê:
2: Cuộc chia tay với lớp học:
- Trường học là nơi khắc ghi những kỉ niệm đẹp.
- Thuỷ sắp phải chia xa mãi mãi với nơi này.
- Thuỷ không còn được đi học.
+ Diễn tả niềm đồng cảm xót thương của thầy bạn dành cho Thuỷ
- Diễn tả tình thầy trò ấm áp trong sáng.
+ Diễn tả sự ngạc nhiên, thương xót và oán ghét cảnh gia đình chia lìa.
+ Thành cảm nhận được sự bất hạnh của hai anh em.
3: Cuộc chia tay của hai anh em:
- Tâm hồn trong sáng, nhạy cảm.
- Thắm thiết nghĩa tình với anh trai.
- Chịu nỗi đau không đáng có.
ðĐây là cuộc chia tay không bình thường.
4. Tổng kết:
- Văn bản viết về cuộc chia tay không đáng có.
- Không thể đẩy trẻ em vào tình cảnh bất hạnh.
- Người lớn và xã hội hãy chăm lo và bảo vệ hạnh phúc của trẻ em.
+ Cách kể chuyện ngôi thứ nhất theo trình tự thời gian.
* Ghi nhớ: (SgkT27)
III. Đọc thêm:
IV . - Củng cố: Truyện Cuộc chia tay của những con búp bê viết về vấn đề gì?
- Dặn dò: Về học bài cũ, soạn tiếp phần còn lại tiết sau học.
* Rút kinh nghiệm:…………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TIẾT 7: BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
Ngày soạn: 5. 9.2006.
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu rõ tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng: Xây dựng được bố cục gồm ba phần.
3. Thái độ: Có ý thức xây dựng bố cục trước khi xây dựng văn bản.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: Văn bản.
2. HS: Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. ổn định tổ chức: 7C: 7D: 7E:
II. Kiểm tra bài cũ: KKT
III. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Thông thường một văn bản có mấy phần? Chức năng chính ủa mỗi phần là gì? Hôm nay, ta vào tìm hiểu bài Bố cục trong văn bản để biết rõ điều đó.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu bố cục và những yêu cầu của nó trong văn bản ?
CH1: Khi viết một lá đơn, những nội dung trong đơn cần được sắp xếp theo một trình tự không?
CH2: Bố cục là gì?
CH3: Vì sao khi xây dựng văn bản cần phải quan tâm tới bố cục?
CH4: Câu chuyện trên đã có bố cục chưa? Vì sao?
GV: Goi HS đọc câu chuyện 2
CH5: Cach kể tren bất hợp lý ở chỗ nào?
CH6: Qua phần trên, em hãy nêu yêu cầu về bố cục trong văn bản?
CH7: Bố cục có mấy phần? Hãy nêu nhiệm vụ của từng phần trong văn bản?
GV nêu câu hỏi phần b và gọi HS đọc ghi nhớ.
HĐ2: Luyện tập:
Bài tập2: GV hướng dẫn HS làm BT này.
I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản:
1. Bố cục của văn bản:
-Nội dung trong đơn phải sắp xếp một cách trình tự, rành mạch và hợp lý.
- Sự sắp đặt nội dung các phần theo một trình tự hợp lý được gọi là bố cục.
- Vì văn bản không được viết một cách tuỳ tiện mà phải viết nột cách rõ ràng.
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản:
a. Chưa có bố cục.
Sắp xếp lộn xộn chưa rõ ràng từng phần, từng đoạn.
b. Không còn gây cười và tạo ra ý nghĩa phê phán nữa (bố cục không hợp lý)
ðBố cục phải hợp lý thì văn bản đạt được mục đích giao tiếp cao.
3. Các phần của bố cục:
-Có 3 phần.
+ MB: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
+ TB: Kể lại diễn biến của sự việc.
+ KB: Kể kết cục của sự việc.
* Ghi nhớ: ( SgkT30)
II. luyện tập
1.Bài tập2:
Hợp lý nhưng có thể theo một bố cục khác.
IV . - Củng cố: Khi tao lập một văn bản, ta cần căn cứ vào điều gì? Vì sao?
- Dặn dò: Về học bài cũ, làm bài tập còn lại, soạn bài Mạch lạc trong văn bản tiết sau học.
* Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TIẾT 8: MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
Ngày soạn: 5. 9.2006.
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết làm cho văn bản không đứt đoạn.
2. Kỹ năng: Ren luyện cách tạo lập văn bản cho mạch lạc.
3. Thái độ: Luôn chú ý đến sự mạch lạc trong khi tạo lập văn bản.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: Máy chiếu.
2. HS: Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. ổn định tổ chức 7C: 7D: 7E:
II. Kiểm tra bài cũ: Vì sao sau khi tạo lập văn bản ta cần phải có bố cục?
III. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt, phân chia.Còn để cho văn bản dễ hiểu có tính mạch lạc ta phải làm gì? Yêu cầu của mạch lạc trong văn bản như thế nào?Các điều kiện nào để nó có tính mạch lạc? Hôm nay, ta vào tìm hiểu bài để biết được điều đó.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu Về mạch lạc và yêu cầu của mạch lạc trong văn bản ?
CH1: Dựa vào những hiểu biết trên, xác định mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì trong các tính chất đã nêu?
GV: Nêu câu hỏi b HS trả lời.
* Tìm hiểu các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc?
GV: Gọi HS đọc câua và nêu câu hỏi cho HS trả lời.
CH4: Các từ ngữ trên có phải là chủ đề liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất không?
GV: Nêu câu hỏi và yêu cầu của phần c để HS trả lời?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ.
HĐ2: Luyện tập:
GV: Dặn dò HS về nhà làm bài tập 1 a.
Cho HS thảo luận làm Bài tập b1, b2 trong Sgk.
GV : Gọi HS trả lời GV nhận xét, bổ sung.
I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản:
1. Mạch lạc trong văn bản:
a. Trôi chảy thành dòng, thành mạch.
- Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn.
- Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.
b. Đúng vì các phần các câu đều nói về một đề tài.
2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc:
a. Nội dung xoay quanh sự chia tay của hai anh em Thành và Thuỷ.
- Tất cả các sự việc đều liên quan đến sự chia tay.
b. Các từ ngữ được lặp lại là chủ đề liên kết các sự việc trên thành một thể thống nhất.
- Mạch lạc và liên kết có sự thống nhất với nhau.
c. Các đoạn ấy được nối với nhau theo mối quan hệ thời gian, không gian, tâm lý và ý nghĩa.
- Sự liên hệ ấy hợp lý, tự nhiên.
* Ghi nhớ: ( SgkT32)
II. Luyện tập:
1. Bài tập1: b1: -MB: 2 câu đầu.
-TB: 14 câu tiếp.
-KB: 4 câu cuối.
b2: Sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông giữa ngày mùa.
+ Câu đầu: Giới thiệu bao quát về sắc vàng :
- Thời gian.
- Không gian.
+ Tiếp là những biểu hiện cụ thể của sắc vàng trong thời gian, không gian đó.
+ Hai câu cuối: Nhận xét cảm xúc về màu vàng.
IV . - Củng cố: Hãy nêu lên những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản?
- Dặn dò: )Về học bài cũ, làm bài tập còn lại, soạn bài Quá trình tạo lập văn bản tiết sau học.
* Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
TUẦN 3: TIẾT 9: CA DAO- DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH.
Ngày soạn: 10. 9.2006.
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được khái niệm Ca dao- Dân ca.
- Nắm được nội dung ý nghĩa về một só hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao- dân ca trong những bài đó.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cách đọc, cảm thụ những bài ca theo chủ đề tình cảm gia đình.
3. Thái độ: Giáo dục về tình cảm gia đình qua những bài ca đó.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: Tham khảo mãng Ca dao- Dân ca.
2. HS: Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. ổn định tổ chức: 7C: 7D: 7E:
II. Kiểm tra bài cũ: KT việc chuẩn bị?
III. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Ca dao- Dân ca là "tiếng hát đi từ trái tim lên miệng" Là thơ ca trữ tình dân gian. Nó phát triển và tồn tại để đáp ứng những nhu cầu và những hình thức bộc lộ tình cảm của nhân dân. Nó đã, đang và sẽ còn ngân vang mãi trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam chúng ta.Tình cảm của con người bắt đầu là những tình cảm gia đình. Vậy nội dung của những bài ca đó như thế nào? Hôm nay, ta vào tìm hiểu để
File đính kèm:
- GIAO AN7.doc