A. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ, nội dung tư tưởng, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, vần điệu, cách lập luận ) và ý nghĩa (nghĩa đen, nghĩa bóng) của các câu tục ngữ trong văn bản.
- Tích hợp với phần Tiếng việt oẻ bài ôn tập và Tw ở bài “Tìm hiểu chung về văn nghị luận.
- Rèn k/n phân tích ý nghĩa của các câu tục ngữ.
- Bước đầu vận dụng các câu tục ngữ vào cuộc sống, tạo lập văn bản
B.Chuẩn bị:
- Giáo viên: giáo án, sgk, sgv
- Học sinh: soạn bài
C.Các bước lên lớp
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra đầu giờ:
Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài , sách vở của học sinh
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tiết 73 – Tục ngữ về thiên nhiên và lao động, sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 73 – Tôc ng÷ vÒ thiªn nhiªn
vµ lao ®éng, s¶n xuÊt
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ, nội dung tư tưởng, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, vần điệu, cách lập luận…) và ý nghĩa (nghĩa đen, nghĩa bóng) của các câu tục ngữ trong văn bản.
- Tích hợp với phần Tiếng việt oẻ bài ôn tập và Tw ở bài “Tìm hiểu chung về văn nghị luận.
- Rèn k/n phân tích ý nghĩa của các câu tục ngữ.
- Bước đầu vận dụng các câu tục ngữ vào cuộc sống, tạo lập văn bản
B.Chuẩn bị:
- Giáo viên: giáo án, sgk, sgv
- Học sinh: soạn bài
C.Các bước lên lớp
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra đầu giờ:
Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài , sách vở của học sinh
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Khởi động
Trong lao động sản xuất, trong cuộc sống hàng ngày ông cha ta đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm..Những kinh nghiệm ấy được thể hiện rõ qua các tục ngữ.Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản
- Gv hướng dẫn đọc: giọng đọc chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở các vế đối trong câu hoặc phép đối giữa hai câu.
- Gv đọc mẫu.
- Học sinh đọc 3-4 em -> học sinh nhận xét
- Gv sửa chữa.
- Học sinh theo dõi chú thích sgk.
? Tục ngữ là gì?
? Các câu tục ngữ trong bài có thể chia làm mấy nhóm? Gọi tên từng nhóm đó?
(Có thể chia làm hai nhóm.
+ Nhóm 1: câu 1,2,3,4: tục ngữ về thiên nhiên
+ Nhóm 2: câu 5,6,7,8: lao động sản xuất )
? Đọc câu tục ngữ số 1?
? Em hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu tục ngữ?
Đêm tháng năm/chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười/ chưa cười đã tối
- Nhịp 3/2/2
- Vần lưng
- Phép đối: đối xứng và đối lập: đêm- ngày, tháng năm – tháng mười, nằm - cười, sáng - tối
- Cường điệu: chưa nằm đã sáng
Chưa cười đã tối
? Câu tục ngữ trên có bắt nguồn từ cơ sở khoa học nào không? Nghĩa thực của nó là gì?
( Không dựa vào cơ sở khoa học chỉ dựa vào kinh nghiệm quan sát thực tế )
? Em nhận xét gì về cách nói trong câu tục ngữ
(Cách nói hình ảnh, dễ hiểu, dễ nhớ )
? Ngoài nội dung trên câu tục ngữ còn mang ý nghĩa gì khác
? Đọc thầm câu tục ngữ số 2
Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa
? Giải thích từ “ mau”, “ vắng”
( Mau: nhiều, dày, vắng:ít, thưa )
? So sánh câu 2 và 1 về nội dung và nghệ thuật
(Thảo luận nhóm 2 thời gian 2phút. Báo cáo
Gièng: Nội dung: cùng nói về thời tiết
Nghệ thuật: sử dụng vần lưng, đối
Kh¸c: Câu 2: nêu khái niệm về thời tiết bằng cách xem sao trên trời, ít nhiều có cơ sở khoa học )
? Theo em kinh nghiệm đó hoàn toàn chính xác không? Vì sao?
( Kinh nghiệm đó chưa tuyệt đối chính xác vì nhiều khi vắng sao mà vẫn nắng hoặc ngược lại )
? Câu trúc cú pháp của câu tục ngữ như thế nào?
( Cấu trúc theo kiểu điều kiện- giả thiết-kết quả)
GV: Người Việt chủ yếu làm nông nghiệp nên họ rất quan tâm đến việc nắng , mưa vì thời tiết ảnh hưởng đến việc được mùa hay mất mùa
- Học sinh theo dõi câu tục ngữ số 3
“ Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”
? Em hiểu “ ráng’ và “ ráng mỡ gà” là gì?
- Ráng: màu sắc: vàng, trắng, đỏ phía chân trời do ánh nắng mặt trời chiếu vào mây
- Ráng mỡ gà: ráng có màu mỡ gà
? Câu này sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
( Hình thức: câu này sử dụng ẩn dụ : Ráng mỡ gà: màu mây: màu mỡ gà )
? Nội dung của câu tục ngữ này?
? Em đã học văn bản nói đến tác hại của hiện tượng thời tiết này?
( Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Đỗ phủ
GV: Câu tục ngữ này cho thấy bão giông , lũ lụt là hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm khôn lường cũng cho thấy ý thức thường trực chống giông bão của nhân dân ta mà tiêu biểu là truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh )
? Câu tục ngữ khuyên ta điều gì?
- Học sinh đọc thầm câu tục ngữ số 4
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
? Phân tích hình thức nghệ thuật sử dụng trong câu tục ngữ?
- Vần lưng: bò - lo
? Hiện tượng trong câu tục ngữ là gì? Được báo trước bằng vấn đề gì?
- Hiện tượng bão lụt được báo trước bằng việc kiến di chuyển chỗ ở từng đàn vào tháng 7
? Qua câu tục ngữ, em thấy được gì về tâm trạng của người nông dân?
? Bốn câu tục ngữ vừa tìm hiểu có điểm gì chung?
( Đúc rút kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt ở đất nước ta )
- Học sinh theo dõi sgk.
? Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu tục ngữ?
Câu tục ngữ cho thấy điều gì?
? Tìm một câu ca dao có nội dung tương tự?
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
- Đọc câu tục ngữ số 6
“ Nhất canh từ, nhị canh viên, tam canh điền”
? Giải thích “ canh từ”, “ canh viên” , “ canh điền”
( Nuôi cá, làm vườn, làm ruộng )
? Nhận xét gì về hình thức của câu tục ngữ?
? Nội dung của câu tục ngữ là gì? Kinh nghiệm có hoàn toàn đúng không?
( Câu tục ngữ có tính chất tương đối, kinh nghiệm này chỉ áp dụng ở những nơi thuận tiện cho nghề trên phát triển và ngược lại)
? Ý nghĩa của câu tục ngữ?
- Theo dõi câu tục ngữ số 7
“ Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống”
? Kinh nghiệm gì được tuyên truyền phổ biến trong câu này? Qua hình thức nghệ thuật gì?
Thực tế cần phải kết hợp tốt bốn yếu tố trên -> đem lại năng suất cao
- Đọc câu số 8
“ Nhất thì nhì thục”
? Giải thích “ nhì” , “ thục’?
(Thì là thời, thời vụ
Thục: thành thạo, thuần thục )
? Nhận xét gì về hình thức của câu tục ngữ?
? Thể hiện nội dung gì?
Câu tục ngữ khuyên người lao động điều gì?
Hoạt động 3: Tổng kết
Học sinh đọc ghi nhớ sgk.Gv khái quát
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
Học sinh đọc, nêu yêu cầu
Làm bài
Gọi một số học sinh đọc kết quả -> nhận xét nhận xét
Gv sửa chữa, bổ sung
I. Đọc – Th¶o luËn chó thÝch:
1. Đọc :
2. Chú thích
- Tục ngữ ( tục: thói quen có từ lâu đời được mọi người công nhận, ngữ: lời nói) -> là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Câu số 1
- Sử dụng phép đối, cách nói cường điệu phóng đại.
- Tháng năm ( âm lịch) ngày dài, đêm ngắn.
Tháng mười( âm lịch) ngày ngắn đêm dài.
-> nhắc nhở chúng ta phải biết tranh thủ thời gian, tiết kiệm thời gian và sắp xếp công việc cho phù hợp
2. Câu số 2
-Sử dụng vần lưng, phép đối nêu lên kinh nghiệm dự đoán thời tiết nếu trời nhiều sao thì nắng ít sao thì mưa.
- Nhắc chúng ta có kế hoạch phù hợp thời tiết.
3. Câu số 3
- Sử dụng vần lưng, ẩn dụ.
- Nêu kinh nghiệm dự đoán gió bão khi trên trời xuất hiện ráng mây màu mỡ gà.
- Khuyên ta phải phòng vệ với hiện tượng thời tiết này
4. Câu số 4
- Câu tục ngữ nêu ra kinh nghiệm khi thấy kiến di chuyển từng đàn vào tháng 7 là sắp có lũ lụt.
- Sự lo lắng, tâm trạng bồn chồn sợ hãi của người nông dân trước hiện tượng bão lụt
5. Câu số 5
- Sử dụng so sánh, phóng đại, ẩn dụ
- Giá trị và vai trò của đất đối với người nông dân
6. Câu số 6
- Sử dụng từ Hán Việt, so sánh hiệu quả kinh tế công việc nuôi cá, làm vườn, làm ruộng
- Giúp con người biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất
7. Câu số 7
- So sánh -> tầm quan trọng của các yếu tố nước, phân, cần, giống trong sản xuất nông nghiệp
8. Câu số 8
- Kết cấu ngắn gọn, so sánh -> khẳng định tầm trọng của thời vụ và sự chuyên cần thành thạo trong sản xuất lao động
- Khuyên người làm ruộng không được quên thời vụ, không được sao nhãng việc đồng áng
II. Ghi nhớ
III. Luyện tập: Sưu tầm một số câu tục ngữ có nội dung p/n kinh nghiệm về các hiện tượng mưa , nắng, bão lụt
1.Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
2.Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy.
Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi.
4.Củng cố: Tám câu tục ngữ trên có điểm gì chung?
- Ngắn gọn, có vần ( chú yếu vần lưng) các vế đối xứng, lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh
- Nội dung: kinh nghiệm thiên nhiên, lao động sản xuất
5.Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc lòng 8 câu tục ngữ.Nắm nghệ thuật, nội dung 8 câu
- Chuẩn bị “ chương trình địa phương phần văn, tập làm văn”
Trả lời các câu hỏi sgk
File đính kèm:
- Tuc ngu ve thien nhien va lao dong san xuat.doc