A – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
o Hệ thống lại những kiến thức đã học ở học kì I
o Biết vận dụng , sử dụng những kiến thức đã học
B – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1 . Ổn định lớp :
2 . Kiểm tra bài cũ :
· Tại sao gọi là thơ trữ tình ?
· Có mấy cách biểu hiện tình cảm trong thơ trữ tình ?
3 . Bài mới :
· Hôm nay các em sẽ có hai tiết để hệ thống và củng cố lại những kiến thức mà các em đã học .
v Tiến trình tổ chức hoạt động
ơ Từ phức :
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tiết: Ôn tập Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
Hệ thống lại những kiến thức đã học ở học kì I
Biết vận dụng , sử dụng những kiến thức đã học
B – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1 . Ổn định lớp :
2 . Kiểm tra bài cũ :
Tại sao gọi là thơ trữ tình ?
Có mấy cách biểu hiện tình cảm trong thơ trữ tình ?
3 . Bài mới :
Hôm nay các em sẽ có hai tiết để hệ thống và củng cố lại những kiến thức mà các em đã học .
Tiến trình tổ chức hoạt động
Từ phức :
Từ phức là từ có cấu tạo như thế nào ?
Do hai hoặc 3 tiếng tạo thành .
Tứ phức có mấy loại?
2 loại : Từ ghép và từ láy
Em hãy nhắc lại từ ghép là gì ?
Là từ được cấu tạo bằng …….
Từ ghép được chia làm mấy loại ? cho ví dụ mỗi loại ?
Từ ghép chính phụ : bút mực , xe đạp …..
Từ ghép đẳng lập : nhà cửa , quần áo ….
Thế nào là từ láy ?
Là những từ phức có sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng .
Từ láy có mầy loại ? Cho ví dụ mổi loại ?
Từ láy bộ phận : lom khom , la đà …
Từ láy toàn bộ : xinh xinh , thăm thẳm .
Từ Hán Việt :
Yếu tố Hán Việt là gì ?
Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt
Từ ghép Hán Việt có mấy loại ?
Từ ghép H _ V đẳng lập :giang sơn , sơn hà .
Từ ghép H_ V chính phụ : ái quốc , cư dân .
Từ Đồng Nghĩa :
Thế nào là từ đồng nghĩa ?
Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
Có mấy loại từ đồng nghĩa ? Cho ví dụ mỗi loại ?
2 loại :
Đồng nghĩa hoàn toàn : Ba – bố , vitamin – sinh tố
Đồng nghĩa không hoàn toàn : ăn – xơi – chén …….
Từ Trái nghĩa :
Thế nào là từ trái nghĩa ? Cho ví dụ ?
Là từ có nghĩa trái ngược nhau ,xét trên cơ sở chung nào đó .
Ví dụ : ( người ) xấu >< ( người ) tốt : tính nết
( người ) xấu >< ( người ) đẹp : hình dáng
Từ đồng âm :
Thế nào là từ đồng âm ? Cho ví dụ ?
Là những từ phát âm giống nhau những nghĩa khác xa nhau , không liên quan gì tới nhau .
Ví dụ : cờ ( lá cờ ) . cờ ( bàn cờ ).
Thành ngữ :
Thành ngữ là gì ?
Là loại cụm từ có đặc điểm : cấu tạo cố định , và có tính biểu cảm cao .
Có mấy cách hiểu nghĩa của thành ngữ ?
Hiểu trực tiếp :
Vd : Mưa to gió lớn ,năm châu 4 bể .
Thông qua phép chuyển nghĩa :
Vd : đi guốc trong bụng , lá lành đùm lá rách …
Điệp ngữ :
Điệp ngữ là gì ? Tác dụng của điệp ngữ ?
Điệp ngữ :là cách lặp lại từ ngữ
Tác dụng : làm nổi bật ý , gây cảm xúc mạnh .
Có mấy loại điệp ngữ ?
3 loại :
Nối tiếp
Cách quảng
Vòng
Chơi chữ :
Chơi chữ là gì ?
Là lợi dụng đặc sắc về âm , về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm .
Có mấy loại chơi chữ ?
Có 5 lối chơi chữ .
Dùng từ ngữ đồng âm
Dùng từ ngữ trái âm
Dùng từ ngữ điệp âm
Dùng từ ngữ nói lái
Dùng từ ngữ trái nghĩa
Các chuẩn mực sử dụng từ :
Khi sử dụng từ , ta cần phải chú ý :
Đúng âm , đúng chính tả
Đúng nghĩa .
Đúng sắc thái biểu cảm , hợp với tình huống .
Đúng tính chất ngữ pháp của từ .
Không lạm dụng từ địa phương , từ Hán Việt
5 . Củng cố :
Gv cho HS tìm thêm các ví dụ và đặt câu với các ví dụ ấy .
6 . Dặn dò :
Học thuộc lòng các khái niệm và tìm được ví dụ .
File đính kèm:
- TUAN_18.DOC