Giáo án ngữ văn 7 - Tiết 48: Thành ngữ năm học 2008 – 2009

A- Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh nắm rõ đặc điểm cấu tạo của thành ngữ

- Mở rộng vốn thành ngữ của học sinh.

- Rèn kĩ năng giải thích nghĩa hàm ẩn của thành ngữ, biết sử dụng thành ngữ trong nói và viết.

B- Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ, tham khảo sách. Từ điển thành ngữ Tiếng Việt

- Trò : Soạn bài.

C- Các bước lên lớp:

1/ ổn định tổ chức:

2/ Kiểm tra bài cũ:

? Thế nào là từ đồng âm? Cho VD.

? Tìm từ đồng âm với từ: Đào, đường, bàn.

3/ Bài mới:

a- Giới thiệu bài

b- Tiến trình tổ chức các hoạt động

Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của thành ngữ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 7 - Tiết 48: Thành ngữ năm học 2008 – 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tuần 12 - Bài 12 Tiết 48 Thành ngữ A- Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh nắm rõ đặc điểm cấu tạo của thành ngữ - Mở rộng vốn thành ngữ của học sinh. - Rèn kĩ năng giải thích nghĩa hàm ẩn của thành ngữ, biết sử dụng thành ngữ trong nói và viết. B- Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ, tham khảo sách. Từ điển thành ngữ Tiếng Việt - Trò : Soạn bài. C- Các bước lên lớp: 1/ ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là từ đồng âm? Cho VD. ? Tìm từ đồng âm với từ: Đào, đường, bàn. 3/ Bài mới: Giới thiệu bài Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của thành ngữ. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Yêu cầu HS đọc VD trên bảng phụ ? Có thể thay cụm từ: lên thác xuống ghènh bằng từ khác được không? vì sao? ? Thử thêm một vài từ vào cụm từ trên và rút ra nhận xét ? có thể đổi vị trí các từ trong cụm từ được không? Vì sao? GV Những cụm từ có cấu tạo như trên được gọi là thành ngữ . Vởy em hiểu thành ngữ là gì? HS đọc VD Không thay thế vì nếu thay thế thì ý ý nghĩa của nó sẽ trở lên lỏng lẻo Không thể thêm vào… Không thể đổi trật tự các từ vì nó đã là một cụm từ cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh, thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. HS ghi nhớ ( SGK ) I/ Thế nào là thành ngữ: 1- Ví dụ: 143 Gv lưu ý HS: Tính chất cố định trong NT rất cao nhưng chỉ là tương đối. VD: Bảy nổi ba chìm => Ba chìm bảy nổi Hoạt đông 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về nghĩa của thành ngữ ( 5 phút ) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Cho HS so sánh ý nghĩa của 2 nhóm thành ngữ và nhận xét: Nhóm 1:+Tham sống sợ chết +Bùn lầy nước đọng +Mưa to gió lớn +Mẹ goá con côi Nhóm 2:+Ruột để ngoài da +Lòng lang dạ thú +Rán sành ra mỡ +Khẩu phật tâm xà ? Qua các trường hợp trên em rút ra kết luận gì về ý nghĩa của thành ngữ? - Gợi ý học sinh đọc ghi nhớ 2. ? Tìm đọc một vài thành ngữ mà em biết? - GV: Theo dõi sửa các ví dụ mà học sinh nhầm với tục ngữ +Trao đổi nhận xét. - Nhóm 1:Các TN có nghĩa trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó. - Nhóm 2: Các TN có nghĩa hàm ẩn(nghĩa bóng) thông qua ẩn dụ so sánh. - Nghĩa của từ ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó, những thường thông qua nghĩa hàm ẩn - Đọc ghi nhớ 2(SGK) - Đọc ghi nhớ một số TN thông dụng. +Hai sương một nắng +Năm châu bốn biển 2. Ghi nhớ (SGK) Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh cách sử dụng thành ngữ (5 phút) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt - Cho học sinh đọc câu ca dao “Thân co…nay” ? Xác định kết cấu C-V trong câu ca dao trên? ? Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh giữ vai trò gì? ? Vậy thành ngữ “tắt lửa tối đèn” có vai trò gì NP gì trong câu? ? Qua các ví dụ, em rút ra kết luận gì về vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu? ? Hãy tìm các từ đồng nghĩa thay thế cho các thành ngữ trên và nhận xét về cách diễn đạt? ? Vậy sử dụng thành ngữ khi giao tiếp có tác dụng gì? - CN: Thân cò VN: Lên thác xuống ghềnh bấy nay - Làm vị ngữ trong câu - Là phụ ngữ của danh từ Khi - có thể làm CN,VN hoặc phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ - “Lên thác xuống ghềnh” = “lận đận” “Tắt lửa tối đèn” = “khó khăn hoạn nạn”=> TN có tính hiện tượng, biểu cảm hơn. - VD: Diễn đạt ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng và biểu cảm cao. II/ Sử dụng thành ngữ: 1- Ví dụ. 2- Ghi nhớ. Hoạt động 4: Luyện tập ( 20 phút ) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt - Tổ chức cho HS chơi tiếp sức ( 5 phút ): Tìm các TN ( Thi 3 nhóm ) - Chia lớp thành 3 nhóm giao bài tập cho các nhóm. - Hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận các bài tập. - Yêu cầu HS cử đại diện trình bày bài tập. - Tổ chức cho HS nhận xét bổ sung. - GV bổ sung, sửa chữa(nếu HS trình bày sai hoặc thiếu ) - Mỗi HS tham gia một lần - Cùng giáo viên tính điểm cho các nhóm + Trao đổi bài tập theo nhóm cử đại diện trình bày bài tập – bổ sung - nhận xét. Nhóm 1- Bài 1 a- Sơn hào hải vị: Những món ăn ngon quý trên rừng, dưới biển - Nem công chả phượng: những món ăn ngon sang trọng. b- Khoẻ như voi: Sức khoẻ phi thường, tứ cố vô thân: một thân, một mình, không ai nương tựa c- Da mồi tóc sương: Già, tuổi cao. Nhóm 2: Bài 3 ( ý a,b,c ) - Lời ăn tiếng nói: Cách ăn nói. - Một nắng hai sương: Vất vả, khó nhọc ngoài ruộng đồng. - No cơm ấm cật: ăn mặc đầy đủ. III/ Luyện tập: Bài 1 ( SGK/145 ) Bài 3 ( SGK/145 ) Nhóm 3: Bài 4 ( SGK/145 ) - Dựng tóc gáy: Khiếp vía - Há miệng mắc quai: Không dám nói ra chuyện gì vì mình cũng có lỗi trong đó - Được voi đòi tiên: Tham lam quá mức - Mắng như tát nước vào mặt: Mắng thậm tệ - Trong ấm, ngoài êm: Cuộc sống hoà thuận, hạnh phúc, đoàn kết - Nhất bên trọng, nhất bên khinh: Đối sử thiên vị - Rán sành ra mỡ: Keo kẹt, bủn xỉn - Tôn sư trọng đạo: Tôn kính thày, cô giáo, coi trọng lẽ phải - Tương thân, tương ái: Đoàn kết giúp đỡ, thương yêu nhau IV/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà ( 3 phút ) - Học thuộc ghi nhớ ( SGK/144 ) - Viết một đoạn văn biểu cảm về quê hương, có sử dụng thành ngữ ( VD: Người dân quê em quanh năm đầu tắt mặt tối nhiều nghĩa tình… ) - Ôn tập kiến thức về văn - tiếng Việt chuẩn bị trả bài VH và TV./. ============ ****** =========== Ngày soạn: Ngày giảng: Tuần 13 - Bài 12 Tiết 49 Trả bài kiểm tra văn Và bài kiểm tra tiếng việt A- Mục tiêu cần đạt: - Củng cố kiến thức về ca dao, theo trữ tình trung đại và thơ Đường - Củng cố kiến thức về cấu tạo từ, nghĩa của từ, từ loại và từ Hán Việt - Rèn kĩ năng làm bài trắc nghiệm, kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn và diễn đạt. B- Chuẩn bị: - GV: Chấm bài, trả bài học sinh trước hai ngày. - Trò : Xem bài và sửa lỗi C- Các bước lên lớp: 1/ ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra: 3/ Bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu mục đích, yêu cầu của bài kiểm tra Tiến trình tổ chức các hoạt động * Trả bài kiểm tra Văn: Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đề- biểu điểm: I/ Đề bài: 1- Trắc nghiệm ( 4 điểm ) mỗi câu đúng 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B D A C D D A 2- Tự luận ( 4 điểm ) Câu 1 ( 2 điểm ) Câu 2 ( 4 điểm ) Nêu được lí do thích bài ca dao….. Hoạt động2: Nhận xét chung II/ Nhận xét chung: 1- Ưu điểm: - Phần lớn HS nắm được kiến thức cơ bản, làm phần trắc nghiệm khá tốt - Một số bài trình bày khá tốt phần tự luận( Hồng, Hoa, Dung… ) 2- Nhược điểm:- Một số HS nắm được kiến thức cơ bản - Đoạn văn tự luận sơ sài, diễn đạt lủng củng, chưa viết đúng hình thức đoạn …. ( Tiến, Hùng, Tùng, Cương, Tuấn ) - Chữ viết sai lỗi chính tả ( Đạt, Linh, Thư ) Hoạt động3: Chữa lỗi. GV hướng dẫn HS tự sửa những lỗi trong bài làm HS đổi bài và chữa chéo * Trả bài kiểm tra Tiếng Việt: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và biểu điểm. I/ Đề bài: 1- Trắc nghiệm ( 4 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án D B D C C B A: Rách B: Dữ C: Sống D: Xanh 2- Tự luận: Hoạt động 2: Nhận xét chung. II/ Nhận xét chung. 1- Ưu điểm: - Nhìn chung HS xác định đúng yêu cầu của đề. - Nắm vững kiến thức cơ bản. - Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt để viết đoạn theo yêu cầu. - Một số làm bài tốt ( Hương, Hồng, Hằng, Hoa ) 2- Nhược điểm: - Một số em chưa có kĩ năng làm bài tự luận ( Tuấn, Tiến, Cương, Hùng ) - Cách trình bày đoạn văn chưa đúng yêu cầu, diễn đạt còn vụng ( Huyền, Yến ) Hoạt động 3: Chữa lỗi. III/ Chữa lỗi. GV hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài làm của mình HS đổi bài và chữa chéo * GV lưu ý: Một số lỗi thường mắc trong hai bài kiểm tra: Chính tả, cách diễn đạt, cách trình bày đoạn văn, sử dụng từ ngữ. * HS lưu ý rút kinh nghiệm * Thống kê điểm Lớp/điểm 1 - 2 3 - 4 Tổng % 5 - 6 7 - 8 9 - 10 % Văn 7A Văn 7B TV 7A TV 7B D- Hướng dẫn HS học bài. - Tiếp tục sửa lỗi trong bài làm - Luyện viết đoạn văn - Soạn bài, cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học ( Đọc trả lời câu hỏi, SGK )

File đính kèm:

  • docVan 7 Tiet 4849 3 cot .doc