Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 10, 11

A. Mục tiêu

- Giúp HS cảm nhận được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ

- Nắm được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ, hình ảnh gần gũi, tự nhiên, bình dị.

- Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp và nghệ thuật trong thể thất ngôn bát cú

B. Phương tiện

- SGK, SGV, bài soạn, TLTK.

C. Cách thức tiến hành

- Phát vấn câu hỏi, giảng bình.

D. Tiến trình giờ dạy

1- Ổn định tổ chức (1)

2- Kiểm tra bài cũ (5)

? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Xa ngắm thác Núi Lư” và phân tích?

3- Bài mới

* Giới thiệu bài( 2): Sống nơi thị thành chan hoà ánh điện người ta thường thờ ơ với ánh trăng hoặc khó thấy hết vẻ đẹp và ý nghĩa của vầng trăng. Thế nhưng với các thi nhân trăng lại là đề tài muôn thuở để gửi gắm lòng mình. Lí Bạch đã giúp ta hiểu được điều đó qua bài thơ “Cảm nghĩ.”

 

doc18 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1013 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 10, 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : Tuần 10, Tiết 37 Văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh A. Mục tiêu - Giúp HS cảm nhận được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ - Nắm được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ, hình ảnh gần gũi, tự nhiên, bình dị. - Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp và nghệ thuật trong thể thất ngôn bát cú B. Phương tiện - SGK, SGV, bài soạn, TLTK. C. Cách thức tiến hành - Phát vấn câu hỏi, giảng bình. D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Xa ngắm thác Núi Lư” và phân tích? 3- Bài mới * Giới thiệu bài( 2’): Sống nơi thị thành chan hoà ánh điện người ta thường thờ ơ với ánh trăng hoặc khó thấy hết vẻ đẹp và ý nghĩa của vầng trăng. Thế nhưng với các thi nhân trăng lại là đề tài muôn thuở để gửi gắm lòng mình. Lí Bạch đã giúp ta hiểu được điều đó qua bài thơ “Cảm nghĩ...” Hoạt động 1(10’) ?) Nhắc lại những nét lớn về Lí Bạch? ?) Nêu xuất xứ của bài thơ? ?) Bài thơ thuộc thể thơ nào? Giống bài nào đã học? - Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt -> Giống bài “Phò giá về Kinh” *GV : Cũng có ý kiến cho rằng bài thơ thuộc thơ cổ thể (xuất hiện trước thơ Đường) vì không phối hợp các thanh điệu trong mỗi câu và cặp câu theo luật bằng trắc của thơ đường luật *GV hướng dẫn cách đọc : ngắt nhịp 2/3 chậm, buồn - GV đọc mẫu-> gọi 2 HS đọc lại - Yêu cầu HS giải thích một số từ khó. I. Tác giả - tác phẩm 1. Tác giả 2. Tác phẩm - Viết trong thời gian xa quê trong một đêm trăng sáng - Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt 3. Đọc - tìm hiểu chú thích Hoạt động 2( 20’) ?) Bài thơ kết hợp phương thức miêu tả, biểu cảm. Vậy phương thức nào là mục đích? Phương thức nào là phương tiện? *GV: 4 câu thơ đan xen,vừa tả cảnh vừa biểu hiện tình cảm của tác giả. Cảnh và tình quan hệ khăng khít trong từng cặp câu thật khó tách bạch * Yêu cầu HS theo dõi 2 câu đầu ?) Nội dung của 2 câu đầu là gì? - Tả trăng sáng -> vẽ chân dung -> bộc lộ tâm trạng của tác giả. ?) Em hiểu “Sàng” nghĩa là gì? Qua đó gợi cho em điều gì về hành động của chủ thể? - Sàng (giường) -> nhà thơ nằm trên giường không ngủ được nên nhìn ánh trăng xuyên qua cửa ?) Trăng được gợi tả như thế nào trong 2 câu thơ đầu? - ánh trăng sáng (minh nguyệt quang) Khác nào sương trên mặt đất (địa thượng sương) *HS đọc 2 câu tiếp ?) Trăng tiếp tục được gợi tả như thế nào ở câu 3? - Minh nguyệt -> vầng trăng sáng ?) Từ “minh nguyệt” lặp lại 2 lần có tác dụng gì? - Trăng như sương trên mặt đất, trăng sáng loáng trên bầu trời -> cảnh đêm trăng sáng đẹp dịu êm mơ màng, yên tĩnh... *GV : Cả một không gian tràn ngập ánh trăng. Trăng là sự sống thanh tĩnh của đêm khuya vắng lặng là chất liệu để tạo nên vần thơ dào dạt. ?) Qua miêu tả trăng như thế, em thấy điều gì ở tác giả - Tâm trạng ngỡ ngàng, bồi hồi - Câu 1, 3 tả trăng bằng trực giác, câu 2 tả bằng cảm giác => Một không gian nghệ thuật vừa thực, huyền ảo lung linh -> gợi tả 1 tâm trạng, 1 tình cảm yêu quý, thân thiện gần gũi với thiên nhiên GV Chuyển ý: Đêm thanh tĩnh ấy gợi tình quê của con người II. Phân tích văn bản 1. Cảnh đêm thanh tĩnh - Là cảnh đêm trăng sáng, đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh Yêu cầu HS theo dõi 2 câu cuối ?) Vì sao nhìn trăng tác giả lại nhớ quê? - Tác giả đang xa quê, trong đêm thanh tĩnh chỉ có trăng và tác giả. Dùng trăng để tả nỗi nhớ quê là đề tài quen thuộc của thơ cổ “vọng nguyệt hoài hương” ?) Phân tích 2 câu 3, 4 - Phép đối: 2 tư thế : ngẩng đầu >< cúi đầu 2 tâm trạng: nhìn >< nhớ 2 đối tượng: trăng sáng >< cố hương => yêu thiên nhiên và quê hương tha thiết ?) Theo em “nhớ cố hương” là thế nào? - Nhớ gia đình, người thân, nhớ thời thơ ấu, nhớ bao mộng tưởng và kỉ niệm đẹp, nhớ những thăng trầm của một đời người ?) Vậy, với tác giả, đây là ánh trăng của hiện tại hay còn là ánh trăng của ngày xưa ở quê nhà? Dụng ý? - Gợi nhớ đêm trăng xưa ở quê, gợi nỗi lòng nhớ quê. *GV : ánh trăng hiện tại là ánh trăng gợi nhớ gợi sầu, vấn vương một hoài niệm, làm sống dậy bao bâng khuâng của một hồn thơ, một tình quê man mác. Trăng lênh láng tràn ngập cho hồn thơ bay lên ?) Hình ảnh “cúi đầu nhớ cố hương” gợi em suy nghĩ gì về cuộc đời tác giả, tình cảm quê hương của con người? - Cảm thương cuộc đời phiêu bạt, thiếu quê hương của tác giả -> sự bền chặt mãi mãi của tình cảm quê hương trong tâm hồn con người ?)Tại sao bài thơ được đánh giá là bài thơ “Trăng tuyệt bút” 2. Cảm nghĩ của tác giả - Nhà thơ bày tỏ tấm lòng yêu quê mãi mãi như vầng trăng sáng ?)Bài thơ giúp em hiểu gì về tâm hồn, tài năng của nhà thơ? - Ngôn ngữ thơ hàm súc, đơn giản mà chắt lọc - Hình tượng hoa lệ, cảm xúc mênh mang -> thể hiện một cách nhịp nhàng mà thấm thía tình cảm quê hương III. Tổng kết * Ghi nhớ: sgk(121) Hoạt động 3 (5’) - HS làm ra phiếu học tập IV. Luyện tập 1. Đọc diễn cảm bài thơ 2. Viết một đoạn văn ngắn thể hiện tình yêu quê hương của em 4. Củng cố - Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài, tập phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ - Chuẩn bị: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê... E. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ----------------------------&0&---------------------------- Soạn : Tuần 10, Tiết 38 Văn bản Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê A. Mục tiêu - Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của tác giả - Biết nhận ra phép đối trong câu cùng tác dụng của nó B.Chuẩn bị - SGK, SGV, giáo án - Bảng phụ, tài liệu tham khảo C. Cách thức tiến hành - Phát vấn câu hỏi, giảng bình. D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Đọc diễn cảm và phân tích bài: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh? 3- Bài mới * Giới thiệu bài: Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn đời Đường, là bạn vong niên của thi tiên Lý Bạch. Bài thơ viết khi ông trở về quê nhà... Hoạt động 1( 10’) ?) Nêu những hiểu biết của em về tác giả? - Ông đỗ tiến sĩ năm 36 tuổi, là đại quan của triều Đường, được Hoàng đế Đường Thái Tông trọng vọng - 86 tuổi ông về quê, một năm sau thì mất - Thơ ông thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm bộc lộ một trái tìm hồn hậu, đáng yêu *GV hướng dẫn HS cách đọc - Nhịp 4/3; riêng câu 4 (2/5) - Giọng chậm / buồn - Câu 3: ngạc nhiên, câu 4: Cao giọng - GV đọc 1 lần sau đó gọi HS đọc lại - Gọi HS giải thích một số từ khó I. Tác giả - tác phẩm 1. Tác giả : sgk 2. Tác phẩm 3. Đọc - tìm hiểu chú thích Hoạt động 2( 20’) ?) Phương thức biểu đạt của bài thơ là gì? - Biểu cảm thông qua tự sự. ?) Em hiểu như thế nào về “ngẫu nhiên”? - Ngẫu nhiên viết: vì thời gian không chủ định làm thơ ngay lúc mới đặt chân tới quê nhà. ?) Có gì đặc biệt trong lần về quê này? - Sau 50 năm xa quê - Lần về quê cuối cùng của tác giả? ?) Tác giả nghĩ gì về cuộc đời mình trong lúc về quê? - Nghĩ về tuổi trẻ trong quá khứ, tuổi già trong hiện tại và tình quê không thay đổi - Câu1: kể ; Câu 2: miêu tả ?) Hãy giải thích phép đối trong câu 1 và cho biết tác dụng? - Đối vế: Thiếu tiểu li gia >< lão đại hồi - Đối từ loại: Thiếu tiểu >< lão đại (DT) li >< hồi ( ĐT) - Đối cú pháp: mỗi vế là một cụm ( C- V ) =>làm rõ sự việc đi – về của tác giả, nêu bật ý nghĩa trở về của tác giả, tạo nhạc điệu câu đối cho lời thơ ?) Em hiểu “giọng quê” nghĩa là gì? - Là chất quê, hồn quê biểu hiện qua giọng nói -> “Giọng quê không đổi” -> giọng nói vẫn mang bản sắc chất quê, hồn quê không hề thay đổi ?) Cho biết tác dụng của phép đối lập ở câu 2? - Tuổi tác thay đổi >< Tình quê hương không hề thay đổi -> khẳng định sự bền bỉ trong tình cảm của con người đối với quê hương ?) Qua miêu tả “Tóc đã khác bao” em hiểu tâm trạng của tác giả như thế nào? - Buồn sâu xa vì tuổi già không còn được gắn bó lâu dài với quê hương ?) Tình quê hương được bộc lộ như thế nào qua 2 câu đầu? *GV : Với phương thức biểu cảm giao tiếp, ngôn từ và hình ảnh nhẹ nhàng cất lên, thấm thía biết bao cảm xúc dường như ẩn chứa cả tiếng thở dài của tác giả... II. Phân tích văn bản 1. Hai câu đầu - Tình quê hương đậm đà bền chặt trong cuộc đời tác giả và cuộc đời mỗi con người * Gọi HS đọc 2 câu cuối ?) Vì sao tác giả thân thiện ngay với những đứa trẻ không quen biết mình? ấn tượng rõ nhất về bọn trẻ làng là gì? Tại sao? - Vì bọn trẻ làng là sự sống của làng, là hình ảnh tương lai của làng -> tác giả là người yêu quê nên yêu lũ trẻ làng - ấn tượng về lũ trẻ làng là tiếng cười và giọng nói hồn nhiên tươi sáng => Vì gợi lên bản sắc quen thuộc và tốt đẹp của quê hương hay thời niên thiếu với những kỉ niệm đẹp của tác giả ?) Thử hình dung cảm xúc của tác giả khi đặt chân về quê lại được bọn trẻ chào như khách lạ? - Vui vì bọn trẻ hồn nhiên, ngoan ngoãn - Buồn: vì xa quê quá lâu nên thành người xa lạ trong con mắt lũ trẻ làng ?) Hình ảnh bọn trẻ có ý nghĩa gì trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả? - Gợi vui, buồn và hi vọng -> khẳng định tình yêu quê hương thắm thiết, bền bỉ của tác giả *GV bình: Tình huống và giọng điệu của 2 câu cuối vừa hài, vừa bi như muốn cười ra nước mắt... ?) Phương thức biểu cảm của bài thơ này có điểm gì khác so với bài thơ trước? - Biểu cảm giao tiếp qua kể và tả ?) Bài thơ đã bộc lộ vẻ đẹp nào trong tâm hồn con người - Vẻ đẹp tâm hồn, chung thuỷ với quê hương * GV chốt bằng ghi nhớ 2. Hai câu cuối - Khẳng định tình yêu quê hương thắm thiết, bền bỉ cùng năm tháng III. Tổng kết * Ghi nhớ: sgk(128) Hoạt động 3 (5’) - HS trình bày miệng ? Qua hai bài thơ của Lí Bạch và Hạ Tri Chương em cảm nhận được tình cảm thiêng liêng nào của con người II. Luyện tập Tình yêu quê hương không thể thiếu vắng trong cuộc đời của mỗi con người 4. Củng cố: - Nêu vài cảm nhận của em về nội dung – nghệ thuật của bài thơ 5. Hướng dẫn về nhà (2’) - Học thuộc lòng bài thơ và phân tích bài thơ - Chuẩn bị: + Bài ca nhà tranh + Từ trái nghĩa E.Rút kinh nghiệm ...............………………………………………………………………………………… ...............………………………………………………………………………………… Soạn : Tuần 10, Tiết 39 Tiếng việt Từ trái nghĩa A. Mục tiêu - Giúp HS củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa - Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa B.Chuẩn bị - SGK, SGV, bài soạn, TLTK, bảng phụ C. Cách thức tiến hành - Phát vấn câu hỏi D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Thế nào là từ đồng nghĩa? Nêu cách sử dụng? Bài tập 8 (117) 3- Bài mới Hoạt động 1(10’) ?) ở tiểu học các em đã được học về từ trái nghĩa. Vậy hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong 2 bài thơ? - GV treo bảng phụ chép 2 bài thơ - Gọi HS đọc và tìm từ trái nghĩa a) Ngẩng – Cúi : Trái nghĩa về hành động b) Trẻ – Già : Trái nghĩa về tuổi tác c) Đi – Trở lại : Trái nghĩa về sự di chuyển * Yêu cầu HS quan sát VD 2 ở bảng phụ ?) Tìm từ trái nghĩa với từ “già” trong trường hợp - Già Rau già >< rau non Cau non >< cau non Tuổi già >< tuổi trẻ - VD khác Lành Vị thuốc (lành) >< độc Tính (lành) >< dữ áo (lành) >< rách Bát (lành) >< mẻ, vỡ ?) Em có nhận xét gì về nghĩa của các cặp từ trên? - Nghĩa trái ngược nhau *GV : Sự trái nghĩa của từ xét trên một cơ sở chung nào đó như trái nghĩa về chiều dài, rộng, cao... ?) Các từ “già”, “lành” thuộc loại từ gì?Nhận xét? - Là từ nhiều nghĩa -> từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau ?) Hãy tìm từ 1 -> 2 cặp từ trái nghĩa. Đặt câu? - HS nêu -> GV nhận xét uốn nắn... *GV : Các cặp từ trái nghĩa chiếm đa số còn DT, ĐT thì ít hơn. Các cặp từ trái nghĩa thường có k/n tổ hợp cú pháp giống nhau I. Lý thuyết 1. Thế nào là từ trái nghĩa a. Ví dụ b. Phân tích c. Nhận xét - Các từ trên có nghĩa trái ngược nhau - Các nghĩa của từ nhiều nghĩa tạo thành nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau 2. Ghi nhớ 1: sgk Hoạt động 2(7’) ?) Trong 2 bài thơ dịch trên, việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì? - Làm cho câu thơ sinh động, tư tưởng, tình cảm được bộc lộ một cách sâu sắc *GV : Phép đối tạo nên tính cân xứng trong thơ văn. Có 2 cách đối + Đối cân + Đối tương phản (nghịch đối) -> muốn tạo ra nghịch đối phải dùng từ trái nghĩa VD: Chết vinh còn hơn sống nhục ?) Tìm một số từ trái nghĩa trong các thành ngữ mà em biết? Tác dụng? - Lên thác xuống ghềnh - Dấu đầu hở đuôi - Khôn nhà dại chợ - Nồi tròn vung méo *GV đưa thêm VD: Đoạn thơ trong bài “Tuổi 25” của Tố Hữu: “Thiếu tất cả............. ........... mạnh hơn cường bạo” *HS đọc ghi nhớ 2 (128) 3. Sử dụng từ trái nghĩa * Tác dụng: - Lời văn thêm sinh động - Tạo hình ảnh tương phản, gây ấn tượng mạnh 4. Ghi nhớ 2: sgk Hoạt động 3(17’) - HS trả lời miệng - Gọi HS lên bảng làm - HS trả lời miệng 5 thành ngữ - GV hướng dẫn HS viết đoạn văn -> HS làm vào phiếu học tập II. Luyện tập Bài 1 ( 129) - Lành >< ngắn - Giàu >< ngày - Sáng >< tối Bài 2( 129) a) Cá tươi – cá ươn ăn yếu – ăn khoẻ hoa tươi - hoa héo học yếu – học giỏi b) Chữ xấu - chữ đẹp đất xấu - đất tốt Bài 3 ( 1129) a) mềm d) mở g) trọng k) ráo b) về d) ngửa h) đực c) xa e) phạt i) cao Bài 4( 129) Viết đoạn văn 4. Củng cố : - Em hiểu như thế nào là từ trái nghĩa? Ví dụ? 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài, hoàn thiện các bài tậpcòn lại. - Chuẩn bị: Đề 1, 3 trong bài luyện nói văn biểu cảm E. Rút kinh nghiệm ...............………………………………………………………………………………… ...............………………………………………………………………………………… Soạn : Tuần 10, Tiết 40 Tập làm văn Luyện nói văn biểu cảm về sự vật - con người A. Mục tiêu: Giúp HS : - Rèn luyện kĩ năng nói theo chủ đề biểu cảm - Rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn bài B. Chuẩn bị - Giáo án, TLTK, dàn bài mẫu C. Cách thức tiến hành - Học sinh xây dựng ý, trình bày trước lớp D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh 3- Bài mới Hoạt động 1(5’) A. Đề bài Cảm nghĩ về thầy cô giáo những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai I. Chuẩn bị - HS xem lại dàn bài chuẩn bị ở nhà đảm bảo các ý sau 1) Mở bài: - Giới thiệu thầy (cô):là giáo viên cấp 2 gắn bó thân thiết với em -> là người em yêu quý... 2) Thân bài: Kể và tả cụ thể về thầy cô * Hình dáng, phẩm chất: - Không có gì đặc biệt ngoài ánh mắt dịu dàng, giọng nói ân cần, cử chỉ nhẹ nhàng như người mẹ... - Tấm lòng vị tha, sự tận tuỵ, lòng yêu thương và hi sinh thầm lặng vì học sinh * Với bản thân: một kỉ niệm vui ( hoặc buồn) - Sự quan tâm của cô giáo về học tập, tu dưỡng của em... 3) Kết bài:Lòng yêu quý, biết ơn đối với thầy cô... Hoạt động 2(3’) II. Yêu cầu - Tác phong nhanh nhẹn, tự tin, lịch sự - Nội dung đầy đủ, rõ ràng, giàu cảm xúc - Diễn đạt: nói to, rõ, truyền cảm Hoạt động 3(30’) III. Tiến hành 1) Chia nhóm trình bày: mỗi tổ một nhóm - Mỗi HS trình bày một phần 2) Chọn 2 -> 4 HS nói tốt nhất lên trình bày - Mỗi HS trình bày một phần - GV nhận xét, uốn nắn 4. Củng cố 5. Hướng dẫn về nhà - Ôn lại văn biểu cảm và cách làm - Soạn: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá E. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ----------------------------&0&-------------------------- Soạn : Tuần 11, Tiết 41 Văn bản Bài ca nhà tranh bị gió thu phá A. Mục tiêu - Giúp HS cảm nhận được tư tưởng nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ - Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tổ miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình, đặc điểm và bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự B.Chuẩn bị - SGK, SGV, giáo án, TLTK C. Cách thức tiến hành - Phát vấn câu hỏi, giảng bình. D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Đọc diễn cảm và phân tích bài “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”? 3- Bài mới * Giới thiệu bài( 1’): Đời Đường (618 - 907) thi ca NT phát triển vô cùng mạnh mẽ thu được những thành tựu rực rỡ. Thơ Đường được liệt vào hàng thơ ca ưu tú nhất của nhân loại. Trong đó Đỗ Phủ là một trong những nhà thơ vĩ đại được tôn vinh là “thánh thơ” Hoạt động 1( 10’) ?) Nêu những nét lớn về tác giả? - Là nhà thơ giàu lòng yêu nước, thương dân, lo đời, ghét cường quyền bạo ngược -> hơn 1400 bài thơ phản ánh tâm hồn cao đẹp của “nhà thơ dân đen” - Cuộc đời Đỗ Phủ trải qua nhiều bất hạnh: công danh lận đận, con chết, lưu lạc tha hương, càng cuối đời càng nghèo đói và chết trên một chiếc thuyền rách nát ở quê ?) Nêu xuất xứ của bài thơ? - Viết bài thơ vào những năm cuối đời -> là một trong số 100 bài thơ hay của Đỗ Phủ - Năm 760 (761) loạn An Lộc Sơn đang diễn ra khốc liệt, Đỗ Phủ được bạn bè giúp đỡ dựng được một mái nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía tây Thành Đô -> mấy tháng sau bị mưa bão phá sát... ?) Bài thơ đọc với những giọng đọc như thế nào thì phù hợp - 3 khổ đầu : Buồn - Khổ cuối: phấn chấn - Yêu cầu HS giải thích một số từ khó I. Giới thiêu tác giả- tác phẩm 1. Tác giả: ( 712 – 770) - Là nhà thơ nổi tiếng đời Đường - Được mệnh danh là “Thi thánh” - Để lại gần 1500 bài thơ 2. Tác phẩm - Viết 760 thể hiện bút pháp hiện thực và nhân đạo cao cả 3. Đọc, tìm hiểu chú thích Hoạt động 2( 20’) ?) Bố cục của bài thơ? 4 phần + P1: Từ đầu -> sương sa: Cảnh nhà bị phá trong gió thu + P2: Tiếp -> ấm ức: Cảnh cướp phá khi nhà bị gió tốc + P3: Tiếp -> cho trót : Cảnh đêm trong nhà bị tốc mái + P4: Còn lại: ước muốn của tác giả Hoặc 2 phần: + P1: 18 câu đầu: Kể và miêu tả + P2: 5 câu còn lại: hiện thực... và ước mơ... ?) Nếu bố cục 4 phần, hãy xác định phương thức biểu đạt của mỗi phần? - P1: miêu tả P3: miêu tả + biểu cảm - P2: Tự sự + biểu cảm P4: biểu cảm ?) Tại sao bài thơ được gọi là “bài ca” ? - Bài thơ là tiếng lòng cao đẹp của tác giả ?) Những phần nào phản ánh nỗi khổ của kẻ nghèo trong hoạn nạn? - P1 +2 +3 ?) Nhà của Đỗ Phủ bị phá trong hoàn cảnh nào? Nhận xét về căn nhà và chủ nhân của nó? - Gió thét già -> thế gió nhanh, mãnh liệt, dữ dội - Nhà đơn sơ, không chắc chắn -> chủ nhà là người nghèo ?) Chi tiết nào miêu tả cảnh nhà tranh bị phá? Nhận xét? - Mảnh tranh lợp nhà bị gió đánh + Tranh bay sang sông + Mảnh cao treo tót... + Mảnh thấp quay lộn... => Cảnh tan tác, tiêu điều... GV : Cuộn, bay, sang sông, treo tót, quay lộn là những động thái liên tiếp hợp thành một bức tranh rõ nét làm chấn động tâm khảm của nhà thơ. ?) Tâm trạng tác giả - chủ nhân của ngôi nhà như thế nào? -Lo, tiếc, bất lực, sốt ruột, ai oán, phẫn nộ trước cảnh cuồng phong... ?) Em có nhận xét gì về cách gieo vần? Tác dụng? - Gieo vần bằng: Hào, mao, giao, sao, ao -> âm vang như truyền tiếng gió “từng trận” 2 => Âm điệu thơ như tiếng khóc, tiếng thở than II. Phân tích văn bản 1. Bố cục: 4 phần 2. Phân tích a.Nỗi thống khổ của người nghèo trong hoạn nạn * Cảnh nhà bị gió thu phá ->là cảnh tan tác, tiêu điều * Gọi HS đọc P2 ?) Cảnh cướp giật mái tranh diễn ra như thế nào? Cảnh tượng này gợi cho em suy nghĩ gì? - Lũ trẻ con hàng xóm kéo đến cướp tranh ngay trước mắt chủ nhà ( đạo tặc ) - Thái độ của bọn trẻ + Khinh nhà thơ “già yếu” + Trơ tráo trước tiếng kêu của chủ nhà + Ngang nhiên đi về * GV :Sau thiên tai gia đình nhà thơ lại gặp “đạo tặc” một sản phẩm của xã hội đại loạn -> Đạo lí suy đồi đến cùng cực =>Ta thấy cuộc sống khốn khổ, đáng thương ?) Thái độ của Đỗ Phủ như thế nào? Vì sao? - ấm ức vì tuổi già xót xa cho những cảnh vì nghèo khổ nghèo khó -> nhân đạo... * Gọi HS đọc khổ 3 ?) Nhận xét gì về cảnh không gian trong đêm đó? - Gió lặng, mây tối mực, trời đêm đen đặc => Bóng tối dày đặc bao phủ lạnh lẽo... ?) Các chi tiết trên gợi cho em suy nghĩ như thế nào về thực trạng xã hội lúc bấy giờ? Về cuộc đời của tác giả? - Xã hội đen tối, bế tắc, đói khổ -> cuộc đời đen tối ?) Cảnh sống gia đình của tác giả trong đêm thu được tả như thế nào? - Nhà dột, chăn ướt và rách, giường ướt => Nghèo khổ không có đường tránh ?) Tâm trạng của tác giả lúc này như thế nào? Câu hỏi tu từ ở cuối đoạn có ý nghĩa gì? - Thương vợ con, thương mình -> Đêm như dài ra -> Nỗi đau khổ như dần lại trút lên đầu tác giả một con người bất hạnh - Câu hỏi tu từ: + Mong cho đêm chóng hết + Đắng cay, lo lắng trước + Nỗi khổ của gia đình + Ngầm lên án giai cấp thống trị + Mong cho xã hội đổi thay *GV: Khổ thơ là tiếng nói xót xa cho thân phận mình và kiếp người trước thiên tai và tai ương do con người gây ra.. -> Mỗi dòng thơ như một dòng nước mắt cứ tuôn rơi... * Cảnh cướp giật khi nhà bị gió thu phá - Gây nỗi xót xa cho những cảnh đời nghèo khó * Cảnh đêm trong nhà đã bị phá mái * Gọi HS đọc P4 ?) Tác giả đã ước mơ gì? Mục đích? - Có ngôi nhà rộng, vững chắc để che chở cho kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ - Vì ông là kẻ sĩ nghèo nên ông thấu hiểu... ?) Từ ước vọng của tác giả em có nhận xét gì về thực trạng xã hội? - Người có tài đức mà nghèo khổ - Xã hội đói khổ, không có công bằng ?) Hai câu kết bài đem bất ngờ đến cho mọi người. Vì sao? Hãy phân tích? - Dùng thán từ - Dùng lời nói biểu cảm trực tiếp bộc bạch => Tấm lòng vị tha, tư tưởng nhân đạo của nhà thơ ?) Ước vọng đẹp đẽ, cao cả nhưng tại sao lại mở đầu bằng lời than - Tác giả không tin ước vọng trở thành hiện thực - Là ước vọng cao cả nhưng chua xót => Phê phán hiện thực xã hội bế tắc, bất công *GV : 5 câu thơ cuối thẫm đẫm tình người, chứa chan tư tưởng nhân đạo, thể hiện sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, tạo giá trị nhân bản sâu sắc cho bài thơ. b. Ước vọng của nhà thơ - Nhà thơ mong có ngôi nhà rộng, vững chắc cho kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ ->Là ước vọng đẹp đẽ, cao cả Hoạt động 3( 2’) ?) Em cảm nhận như thế nào về ND - NT của bài thơ? - Phản ánh nỗi khổ của người nghèo, khát vọng nhân đạo cao cả, lòng vị tha, tinh thần vượt lên nỗi khổ của bản thân.... - Kết hợp biểu cảm, miêu tả, tự sự III. Tổng kết * Ghi nhớ: sgk(134) Hoạt động 4( 3’) IV. Luyện tập Bài 2 (134) Bài thêm :Những bài thơ của VN cũng mang tình cảm nhân đạo và cách biểu cảm giống bài thơ của Đỗ Phủ: Em bé trong nhà lao Tân Dương, Người bạn tù thổi sáo, Phu làm đường... 4. Củng cố : - Cảm nhận của em sau khi đọc xong bài thơ 5. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc lòng bài thơ. Phân tích nội dung, nghệ thuật - Soạn: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng E. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ----------------------------&0&------------------------------- Soạn : Tuần 11, Tiết 42 Bài kiểm tra văn 45’ A. Mục tiêu - Đánh giá được kiến thức, kĩ năng của HS về phần ca dao và văn học trung đại đã học - HS thể hiện kĩ năng cảm nhận, phân tích được văn bản - GV có hướng rèn luyện HS khắc phục hạn chế khi phân tích văn bản B.Chuẩn bị - Đáp án, đề bài, biểu điểm C. Cách thức tiến hành - Phát vấn câu hỏi D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) 3- Bài mới A. Đề bài I. Trắc nghiệm (4đ): Em hãy chọn các đáp án đúng trong những câu hỏi dưới đây 1. Bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” của Trần Nhân Tông được làm theo thể loại gì? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú C. Ngũ ngôn tứ tuyệt D. Ngũ ngôn bát cú 2. Em hãy xác định ý kiến đúng A. “Bánh trôi nước” là một bài thơ vịnh vật B. “Bánh trôi nước” là một bài thơ tả cảnh ngụ tình C. “Bánh trôi nước” là một bài thơ tả tình D. “Bánh trôi nước” là một bài thơ lấp lánh nhiều ý nghĩa 3. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là của tác giả nào? A. Nguyễn Trãi C. Nguyễn Khuyến B. Nguyễn Du D. Nguyễn Đình Chiểu 4. Trong thể thơ “ thất ngôn bát cú đường luật” nghệ thuật đối thường được sử dụng ở những cặp câu nào? A. Cặp câu đề - thực C. Cặp câu đề - luận B. Cặp câu thực - luận D. Cặp câu luận - kết II. Tự luận (6đ) Câu1 (3đ) Em hãy sưu tầm những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”. Trong những bài ca dao ấy em thích nhất bài nào? Vì sao? Câu 2 (3đ) Trình bày cảm nghĩ của em về bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của tác giả Nguyễn Khuyến B. Đáp án - Biểu điểm I. Phần trắc nghiệm (4đ) 1. A (1đ) 3. C (1đ) 2. D (1đ) 4. B (1đ) II. Phần tự luận (6đ) Câu 1(3đ) * (1điểm ) a) Thân em như chẽn lúa đòng đòng... b) Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày c) Thân em như dải lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai d) Thân em như giếng giữa đàng Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân đ) Thân em như trái bần trôi... * 1điểm : Viết một đoạn văn giải thích lí do dựa trên phân tích nội dung + nghệ thuật Câu 2(3đ): Cảm nghĩ về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” * Nghệ thuật: - Giọng thơ nhỏ nhẹ, chân chất, thật thà, hóm hỉnh - Phép đối - Từ ngữ: 1 loạt TT - Thậm xưng: Tạo cảm giác hóm hỉnh... * Nội

File đính kèm:

  • docTuan 1011.doc