Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 10 - Trường THCS Cửa Ông

I. Mục tiêu

 Giúp học sinh

 - Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.

 - Thấy được một số nét NT đặc sắc: Hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình cảm giao hoà.

 - Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp (2/2) trong một số bài thơ tuyệt cú và thủ pháp đối và tác dụng của nó.

 -Giáo dục tình yêu quê hương. đất nước.

II. Chuẩn bị :

 

doc17 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 10 - Trường THCS Cửa Ông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/10/2008 Duyệt:Tiết 37->40 Ngày giảng: Tuần 10 Tiết 37 cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ - Lý Bạch) I. Mục tiêu Giúp học sinh - Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ. - Thấy được một số nét NT đặc sắc: Hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình cảm giao hoà. - Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp (2/2) trong một số bài thơ tuyệt cú và thủ pháp đối và tác dụng của nó. -Giáo dục tình yêu quê hương. đất nước. II. Chuẩn bị : -Thầy : SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ. - Trò : học bài cũ , chuẩn bị bài mới theo CHĐH Văn bản . III. Phương pháp : - Gợi tìm, vấn đáp, bình giảng. IV.Tiến trình bài dạy : 1. ổn định: Lớp 7T sĩ số 45............................................. Lớp 7B sĩ số 43............................................. 2. Bài cũ(4’) GV? Thuộc lòng bài thơ "Xa ngắm …". Cảm nhận gì qua bài thơ. HS: Trả lời : 3. Bài mới: * GT: Thơ Lý Bạch tràn đầy ánh trăng ,hình ảnh trăng trong thơ ông hết sức đa dạng, ý nghĩa vô cùng phong phú “Tĩnh dạ tứ” được coi là bài thơ có ma lực lớn nhất trong những bài thơ “Nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình.”… Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV? Nhắc lại một vài nét cơ bản về tg Lý Bạch? HS. Nhắc lại theo sgk/111 GV? Quan sát chú thích sgk/124, nêu chủ đề của bài thơ? HS. Nêu chủ đề GV. Ghi bảng - Bổ sung thêm: Thơ lý Bạch tràn ngập ánh trăng. Hình ảnh trăng trong thơ LB đa dạng và ý nghĩa cũng vô cùng phong phú. + Chủ đề của bài thơ là một chủ đề quen thuộc trong thơ cổ -> cách thể hiện giản dị mà độc đáo. + Trăng - Lý Bạch có mối quan hệ gắn bó, gần gũi vì lý Bạch rất yêu trăng. Từ thuở nhở ông thường lên đỉnh núi Nga Mi để ngắm trăng quê nhà -> tương truyền rằng. Lý Bạch ôm bóng trăng nhảy xuống sông -> chết. + 25 tuổi Lý Bạch xa quê -> xa mãi -> trăng là biểu Bi tượng của quê hương, thấy trăng ă nhớ quê hương GV? Theo em, bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? HS. Khi tác giả xa quê - nhớ quê hương GV Nêu y.c đọc: Đúng nhịp 2/3, giọng trầm buồn - Đọc mẫu HS. 2 em đọc G. Nhận xét cách đọc của học sinh GV. Treo bảng phụ ghi bài thơ (cả 3 phần) GV? Đối chiếu với bài "Tụng giá hoàn kinh sư" đã học bài thơ có đặc điểm nào giống về thể thơ ? thể thơ này cần những đặc điểm gì? HS - Thơ : Ngũ ngôn tứ tuyệt. - Đặc điểm + 4 câu, mỗi câu 5 tiếng. + Nhịp 2/3, vần …, cái tiếng 2 và 4 thanh đối nhau. GV? Trong bài thơ "Cảm nghĩ … tiếng thứ 2 - 4 của câu 2-3 có đối nhau khng? HS: Không. GV: Không theo những quy định chặt chẽ niêm luật đối như thơi Đ.luật đã học -> thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể. GV? Đặc điểm của thơ cổ thể? HS. Giải thích theo chú thích/124. GV. Cần phân biệt: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đ.luật với ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể. GV? PTBĐ của bài thơ? Đặc điểm của PTBĐ ấy? HS . Biểu cảm -> bày tỏ cảm xúc. khơi gợi cảm xúc trong lòng người đọc -> thơ trữ tình. GV? Bài thơ có 23 tiếng nhưng thực chất chỉ có 19 tiếng (vì có 4 chữ dùng 2 lần). Trong 19 chữ còn lại rất quen thuộc, đều trở thành yếu tố HV. Tìm những chữ quen thuộc em vẫn dùng để ghép từ HV. HS: - Tĩnh : Bình tĩnh, Tĩnh tâm, Yên tĩnh, Tĩnh mịch, Tĩnh tại. - Tứ : ý tứ, lao tâm khổ tứ … - Dạ : dạ hội, dạ khúc, dạ hương … - Quang: quang minh, quang cảnh … GV. Ngay từ đầu bài thơ, chúng ta đã thấy sự gần gũi, quen thuộc mặc dù đó là bài thơ của nhà thơ Trung Quốc đời Đường. - Bài thơ được đánh giá "Bài thơ có khuôn khổ nhỏ nhất , ngôn từ đơn giản tinh khiết nhất song cũng là bài thơ: có ma lực lớn nhất , được truyền tụng rộng rãi nhất ”. - HD tìm hiểu bài thơ. GV? Có người nói rằng trong bài “Tĩnh dạ tứ ”,hai câu đầu thuần tuý tả cảnh , hai câu sau thuần tuý tả tình . Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? HS: 2 câu đầu , 2 câu cuối không phải là tả cảnh hay tả tình thuần tuý vì trong cảnh vẫn có suy tư, cảm nghĩ của con người, chủ thể vẫn là con người, còn ánh trăng chỉ là đối tượng biểu cảm -> . Trong cảnh có tình, , trong tình có cảnh -> tìm hiểu mối quan hệ giữa cảnh và tình. HS . Đọc 2 câu thơ đầu GV? Nêu nội dung 2 câu thơ đầu ? (B.chính) Cách dùng từ "sàng"(giường) giúp người đọc hình dung ntn về tư thế và trạng thái của nhà thơ? HS. Tác giả nằm trên giường ở trạng thái nằm mà không ngủ nhìn thấy ánh trăng sáng đầu giường -> cảm nhận về ánh trăng. GV? Nếu thay từ sàng bằng từ án (bàn) thì ý nghĩa câu thơ sẽ thay đổi ntn? HS. Tự bộc lộ: GV: Định hướng: ý nghĩa câu thơ sẽ khác vì tác giả người đọc sẽ nghĩ tác giả đang ngồi đọc sách -> không thấy được tâm trạng trằn trọc, không ngủ được của nhà thơ. GV? Chữ nào trong 2 câu thơ đầu diễn tả tâm trạng trằn trọc, nửa tỉnh , nửa mơ của tác giả? HS: Chữ: Nghi thị (ngỡ là) GV? Nghi thị thuộc từ loại nào, nó có tác dụng biểu đạt trạng thái, tâm lý ntn và ánh trăng ở đây được cảm nhận ra sao? HS. PB như bản chính -> G chốt ghi GV. Có nhiều nhà thơ miêu tả ánh trăng. Ví dụ như Tiêu Cương: Miêu tả ánh trăng như sương thu. Còn Lý Bạch cảm nhận: Trăng - Sương trên mặt đất. GV? Sự cảm nhận của 2 nhà thơ có đặc điểm gì khác nhau? HS: Tự bộc lộ GV. Tiêu Cương: Miêu tả ánh trăng bằng thị giác và phép so sánh. Lý Bạch: Cảm nhận = thị giác + suy nghĩ nội tâm. V? Cách cảm nhận trăng ngỡ là sương mặt đất gợi cho ta thấy điều gì về tâm hồn tác giả? + Buồn, lạnh lẽo -> người xa xứ. GV? Trong 2 câu thơ đầu trăng là chủ thể, hay con người là chủ thể? cách dịch từ "rọi" "phủ" đã sát chưa? HS. con người tg là chủ thể trữ tình -> cách dịch chưa sát -> nhầm tưởng chủ thể là ánh trăng. GV. ánh trăng là đối tượng biểu cảm, là cái duyên cớ đánh thức tâm tư của tác giả. Chỉ 1 động từ chỉ trạng thái tâm lý "Nghi thị" (ngỡ là), câu thơ đã bộc lộ rõ cái tình trong cảnh -> cảnh là ánh trăng tình là tâm trạng của người trong cảnh.… 2 câu thơ đầu đã bộc lộ sự giao hoà giữa cảnh và tình. HS. Đọc 2 câu cuối (phần dịch nghĩa, dịch thơ) GV? 2 câu cuối dịch sát với phiên âm chưa? (chính xác, sát) GV? Câu thơ thứ 3 trong bài thơ có td như 1 bản lề tiếp nối 2 câu trên với câu dưới. Theo em ý nào được tiếp tục nói đến ở 2 câu dưới và 2 câu dưới ý thơ được chuyển hướng ntn? HS. ý ánh trăng sáng được tiếp nối ở 2 câu dưới tạo sự liên kết. - 2 câu cuối chuyển sang hành động khác. GV? Đó là những h/đ nào? Chỉ ra ý nghĩa của những h/đ ấy. HS: + Cử đầu vọng minh nguyệt. + Đê đầu tư cố hương. ă ý nghĩa hđ: Tự bộc lộ GV: Định hướng - H/đ cử đầu -> hướng ngoại ngắm trăng sáng 1 hđ tất yếu để kiểm nghiệm điều mà câu thơ thứ 2 đã đặt ra: Sương hay trăng? -> ánh mắt của LB chuyển từ trong ra ngoài, từ mặt đất -> bầu trời , từ chỗ chỉ thấy ánh trăng ănhìn rõ trăng sáng . - Đê đầu …-> hđ hướng nội thể hiện tâm trạng suy tư của con người: nhớ cố hương GV? Giải thích từ "cố hương" ? Đây là cách gọi của những người có hoàn cảnh ntn? HS: Cố: Cũ, hương: Quê hương -> cách gọi của những người có hoàn cảnh sống xa quê hương -> luôn nhớ quê hương. GV? Tâm trạng nhớ cố hương được tác giả bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp? TN nào thể hiện điều đó? HS. Bộc lộ trực tiếp qua từ "nhớ"? GV: Một ánh trăng bất chợt -> gợi nhớ cố hương, hình ảnh ánh trăng là biểu tượng cho quê hương, gợi nhớ quê hương -> đó là 1 đề tài, chủ đề phổ biến trong thơ nói riêng, thơ cổ nói chung. GV: Tuy không phải là bài thơ Đ.luật "Tĩnh dạ tứ" cũng sử dụng phép đối. Tìm phép đối ? Tác dụng ? GV hướng dẫn HS so sánh về mặt từ loại, các chữ tương ứng ở 2 câu cuối để bước đầu hiểu về phép đối, phân tích tác dụng của phép đối trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả: - SL câu chữ bằng nhau, cấu trúc ngữ pháp giống nhau, từ loại các chữ tương ứng trong 2 câu cũng giống nhau . -> T.yêu quê hương thiết tha, trĩu nặng của tác giả GV bình: Hai tư thế "ngẩng đầu - Cúi đầu", 2 tâm trạng nhìn (vọng), nhớ (tư), 2 hình ảnh sóng đôi: Trăng sáng và cố hương đã góp phần thể hiện sâu sắc tình cảm yêu quê hương, nhớ quê hương của tác giả. Chỉ trong1 khoảnh khắc đã động mối tình quê, đủ thấy bình thường, tình cảm đó thường trực và sâu nặng biết bao! GV? Chỉ ra các ĐT trong bài và tìm CN của hành động ở ĐT? HS: - Có 5 ĐT: Nghi (ngỡ), cử (ngẩng), đê (cúi), tư (nhớ), vọng (ngắm) . - CN đều bị lược bỏ. GV? Hãy phục hồi CN và NX chủ ngữ duy ở đây là ai? Điều đó có tác dụng gì đối với những suy tư, cảm xúc của bài thơ? HS: CN duy nhất là: Từ xưng hô của chủ thể trữ tình -> tạo tính thống nhất, liền mạch của CX trong bài thơ. GV: Bổ sung thêm: Việc lược bỏ các CN cũng có thể xem chủ thể trữ tình là LB nhưng cũng có thể là những người khác có cùng tâm trạng -> tính chất điển hình của những cảm xúc trong thơ trữ tình, yếu tố tạo nên sức cộng hưởng lớn của thơ. GVbình : Bài thơ khép lại nhưng đọng trong tâm hồn người đọc là hình ảnh ánh trăng và cố hương . Hai hình ảnh ấy gắn bó với nhau trong mạch cảm hứng trữ tình , hoà quện thành một liên tưởng thấm thía, cảm động , nâng cánh cho hồn thơ bay lên. Có thể nói bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch là bài thơ tuyệt bút. Tác giả đã rất tinh tế lấy ngoại cảnh là ánh trăng miền đất lạ để gửi trọn tâm tình : nỗi buồn nhớ quê hương . Ai đã từng trải qua nhiều năm tháng xa quê, ai đã từng mang một tâm hồn yêu trăng hẳn sẽ bồi hồi xúc động khi đọc bài thơ thấm đẫm nỗi niềm nhớ thương này . GV? Khái quát những nét đặc sắc về giá trị nội dung và NT của bài thơ. 1. Nghệ thuật: A. Ng, giản dị TN mà tinh luyện B. Phép đối được sử dụng hiệu quả C. Lời thơ nhẹ nhàng mà thấm thía, tình cảnh giao hoà D. Cả A,B,C 2. Nội dung: ? Bài thơ bộc lộ tình cảm yêu quê hương, gắn bó sâu nặng với quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. Đúng hay sai A: Đúng B: Sai HS. Đọc ghi nhớ Hđ4: Luyện tập I. Tác giả, tác phẩm 1. Tác giả: sgk/111 2. Tác phẩm - Chủ đề: Vọng nguyệt (Trông trăng nhớ quê) II.Đọc – Tìm hiểu văn bản. 1. Đọc: Tìm hiểu chú thích 2. Thể thơ - Ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể 3.Đọc ,hiểu. Hai câu đầu. -ánh trăng giàn giụa, dịu êm ,mơ màng, yên tĩnh (là đối tượng nhận xét, cảm nghĩ của chủ thể con người) - b) Hai câu cuối - tâm trạng suy tư trĩu nặng, nhớ cố hương. -> T.yêu quê hương thiết tha, sâu nặng của tác giả. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật -Từ ngữ giản dị , tự nhiên mà tinh luyện . - Phép đối được sử dụng hiệu quả. - Lời thơ nhẹ nhàng, thấm thía , chứa chan cảm xúc. 2. Nôị dung. -Tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng. 3. Ghi nhớ:SGK/124 IV. Luyện tập HS : Thảo luận câu hỏi luyện tập sgk. GV. Chữa theo đáp án: sgk/138 HS . Đọc diễn cảm bài thơ. 4. Củng cố: GV: Khái quát bài học 5.Hướng dẫn học bài. - Thuộc lòng bài thơ (phiên âm, dịch thơ) , thuộc ghi nhớ . - Viết 1 đoạn văn ngắn PBCN về bài thơ. - Tiết sau: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. V. Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- Ngày soạn: 25/10/2008 Tiết: 38 Ngày giảng: ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư - Hạ Tri Chương) I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ. - Biết được phép đối trong câu và tác dụng của nó. - Rèn kỹ năng phân tích, cảm thụ thơ biểu cảm thông qua tự sự. - Giáo dục tình yêu quê hương. II. Chuẩn bị : - Thầy : SGK, SGV, tài liệu tham khảo, B.phụ. - Trò : Học thuộc bài cũ .Soạn bài theo CHĐH văn bản . III. Phương pháp : - Phương pháp diễn dịch, vấn đáp, trao đổi, thảo luận, hđ nhóm, cá người. IV. Tiến trình. 1. ổn định: Lớp 7T sĩ số 45.................................... Lớp 7B sĩ số 43.................................. 2. Bài cũ: - Thuộc lòng bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh "cảm nhận của em về bài thơ ? 3. Bài mới * Giới thiệu bài: Nỗi buồn xa xứ, nỗi nhớ quê hương là đề tài quen thuộc trong thơ trung đại phương Đông nhưng mỗi nhà thơ có cách thể hiện riêng. Nếu ở Lý Bạch là tiếng nói tình quê là tiếng nói "Vọng nguyệt hồi hương" thì ở Hạ Tri Chương, tiếng nói ấy lại cất lên khi tác giả mới trở về thăm quê sau 50 năm xa cách. trong chuyến hồi hương ấy có cả niềm xúc động, có cả tình huống thật bất ngờ -> tìm hiểu bài thơ. * Tổ chức các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng ?Nêu những hiểu biết về tg Hạ Tri Chương? HS.Dựa vào chú giải SGK GV: Bổ sung: -Đỗ tiến sĩ năm 36 tuổi –Làm quan 50 năm dưới đời vua Đường Huyền Tông -Được cả triều đình trọng vọng . - Năm 744( 86 tuổi ) cáo quan về quê, chưa đầy 1 năm sau thì mất tại quê nhà. - Là bạn vong niên của thi tiên Lý Bạch ? Nếu như LB để lại >1000 bài thơ với phong cách lãng mạn bay bổng thì HTC có số lượng sáng tác ntn? Phong cách viết của ông? -Thơ: Thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm, bộc lộ một trái tim hồn hậu, đáng yêu. ? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? -. PBYK như bảng chính. GV. Chốt ghi. GV: Nêu yêu cầu đọc Nhẹ nhàng, sâu lắng, thoáng buồn Phiên âm: 4/3; câu 4: 2/5 Bản dịch thơ: bản 1. Nhịp 3/3, bản 2 nhịp 2/4. GV: Đọc mẫu (phiên âm) 2HS đọc: dịch nghĩa, dịch thơ) GV. Treo bảng phụ có cả phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. ? Bản phiên âm với 2 bản dịch có gì khác nhau về thể thơ? Bản phiên âm giống với bài thơ nào đã học ? - Phiên âm: TNTT Đ.luật -> giống "Nam quốc..." Dịch thơ: Lục bát ? Nhắc lại đặc điểm thể thơ. + Nhắc lại: Câu, chữ, vần chân , câu 1,2,4, vần bằng nhịp 4,3. ? Bài thơ viết theo thể bằng hay trắc ? (trắc) - 2 bản dịch -> thể lục bát -> dịch giả đã cố gắng chuyển tải được nội dung, ý nghĩa bài thơ, là bài dịch th/công nhất ?Theo em bài thơ này được tg viết để kể chuyện về làng hay nhân chuyến về làng mà bày tỏ tình cảm ? Lời kể chuyện nhân chuyến về làng mà bày tỏ tình quê hương. ? Vậy phương thức biểu đạt của VB là gì? Biểu cảm thông qua tự sự. ?Qua tiêu đề của bài thơ có thể thấy sự biểu hiện tình quê hương ở HHNT có gì khác so với TDT của LB? ở TDT tình cảm quê hương thể hiện qua nỗi buồn xa xứ .Còn ở HHNT tình quê được thể hiện ngay lúc đặt chân tới quê nhà. ? Vì sao em biết điều đó ?(Từ “Ngẫu”-Ngẫu nhiên ngay ở đầu bài thơ. ?Hãy giải thích nhan đề bài thơ ?Em hiêu từ “Ngẫu”là Ntn? HS: Không có chủ ý, chủ định, không có ý định làm thơ khi mới bước chân về quê hương-> bỗng dưng lại viết. ? Không chủ định làm, vì sao tác giả lại có 1 bài thơ hay nổi tiếng như vậy? GV. Gợi ý: - Lý do sẽ được lý giải sau khi đọc và phân tích bài thơ ->Đó chính là tình huống tạo nên tính độc đáo của bài thơ. HS. Đọc 2 câu đầu (phiên âm, nghĩa, dịch thơ) ? 2 câu thơ đầu tg diễn tả điều gì? -Kể và tả về mình. HS: Tìm/sgk. Thiếu tiểu li gia > < - lão đại hồi ( Khi đi trẻ - Lúc về già ) ?Câu thơ thứ nhất kể về điều gì?Nét đặc sắc về NT? -Căp tiểu đối , cặp từ trái nghĩa . ->Khái quát một cách ngắn gọn quãng đời xa quê làm quan ,giờ già mới trở về quê . ?Cũng là thủ pháp đối nhưng ở câu 2 có gì độc đáo so với câu 1? ? Hương âm vô cải - mấn mao tồi VN VN -Cả “vô cải” và “tồi” đều là VN -> Đối rất chỉnh cả cả về ý và cấu trúc ngữ pháp. ?Theo em sự tinh tế trong ngòi bút HTC trong việc diễn tả ở câu 2 là gì? - Dùng một yếu tố thay đổi mái tóc để k/đ một yếu tố ko thay đổi là giọng quê -> tác giả đã khéo léo dùng 1 chi tiết vừa có tính chân thực ( Giọng quê ) vừa có ý nghĩa tượng trưng ( Tình quê ) -(giọng quê vẫn thế) (Tóc đà khác bao) Ko thay đổi thay đổi. ? Em hiểu "giọng quê" là gì? XN cách dùng chi tiết này? HS:Giọng quê: là giọng nói mang âm sắc riêng của mỗi vùng quê, là tâm hồn của con người, gắn bó với vùng quê ấy giọng quê ấy, là xóm làng, dòng nước mát quê hương....... ->Tất cả đã thấm sâu vào máu thịt , vào tâm hồn của HTC, và của mỗi chúng ta - Đây là chi tiết chân thực, có giá trị gợi cảm cao. ? Giọng quê không thay đổi chứng tỏ tình cảm của tác giả ntn? (ghi ) Bình: Giọng quê vẫn thế là chi tiết cảm động về tấm lòng gắn bó thiết tha với quê hương. Hơn nữa đời người làm quan, đứng trên đỉnh cao danh vọng vậy mà tình cố hương của ông vẫn dâng tràn trong trái tim. Giọng quê vẫn đậm đà -> sự kỳ diệu của 1 tâm hồn đôn hậu, đáng ngợi ca, trân trọng. Như vậy trong cái biến đổi và cái ko thể đổi thay --nhà thơ đã chân thành thổ lộ tấm lòng gắn bó thuỷ chung ,đằm thắm của mình với nơi chôn rau, cắt rốn của mình.... ? Qua 2 câu thơ đầu em cảm nhận được nét đẹp nào trong tâm hồn nhà thơ HTC? Đồng thời hé mở tâm trạng nào? GV:Nỗi buồn li gia -> nỗi buồn khi nhận thấy "Tóc đà khác bao" -> không còn được gắn bó lâu dài với quê hương -Tâm trạng bồi hồi, xao xuyến, nao nao – Một tâm trạng rất thực của con người bao năm xa cách quê hương giờ mới trở về..buồn – vui lẫn lộn...tủi tủi, mừng mừng như những đợt sóng lòng cứ dâng lên... ( Nhịp thơ 4/3 như gợi bước chân hấp tấp, lập cập ,líu ríu của một ông già - Nước mắt rơi xuống ướt cả nụ cười trên mi.... Ngày đi tóc hãy còn xanh Mai về dù bạc tóc anh vẫn về (Tố Hữu ) HS : Đọc 2 câu thơ cuối. ? NX giọng điệu 2 câu thơ? - Giọng ngậm ngùi, phảng phất buồn. ? 2 câu thơ cuối tg kể về điều gì?(Cuộc gặp gỡ với những người trong làng) ?Theo em khi xa quê trở về, tác giả sẽ tưởng tượng ntn khi đặt chân lên quê hương?(Cảnh tay bắt mặt mừng....) ?Nhưng thực tế ntn? Miêu tả bức tranh sgk? Nhi đồng tương kiến , bất tương thức Tiếu vấn : Khách tòng hà xứ lai - Thực tế: Gặp tình huống bất ngờ. +, Gặp mọi người không ai biết, +, Không ai chào... Bị coi là khách lạ . -->Đây là một bất ngờ, thật đột ngột, thật hụt hẫng , đau xót làm sao.. ?ở 2 câu thơ cuối em thấy vang lên âm thanh nào?Trước tiếng cười vui ,hồn nhiên của trẻ thơ tg có tâm trạng ntn?Ông có vui lên k? -Một nỗi buồn tủi nghẹn ngào dâng lên trong lòng tg ,bởi về quê mình –nơi đau đáu nhớ thương thì lại chẳng ai nhận ra ,bị coi là khách – là người xa lạ....TG thấy mình trở lên xa lạ ở ngay chính quê hương mình (Thật trớ trêu làm sao ...) ?Vậy 2 câu thơ 3-4 có mối quan hệ ntn với 2 câu đầu? - Quan hệ nhân quả . vì nhà thơ ra đi từ lúc đầu xanh ,tuổi trẻ ,khi tuổi tác, vóc dáng đã thay đổi hoàn toàn mới trở về nên ko ai nhận ra cũng là điều đương nhiên. ? Em còn cảm nhận được sự thay đổi nào nữa? - Sự thay đổi của quê hương...bạn bè chẳng ai còn.. ? Trước sự thay đổi của quê hương, tâm trạng của nhà thơ được thể hiện một cách kín đáo ntn? - Vậy tính độc đáo về mặt NT trong cách sử dụng hình ảnh và giọng điệu của hai câu thơ cuối là gì? HS: Tự bộc lộ. GV: Định hướng. -Dùng những hình ảnh vui tươi (tiếng cười câu hỏi hồn nhiên của các em) để thể hiện tình cảm ngậm ngùi , buồn tủi. ->Ngậm ngùi ,buồn tủi vì bị coi là khách- Đây là một tình huống đặc thù trớ trêu tạo nên màu sắc đặc biệt của 2 câu thơ .Đó là giọng điệu nào? - Giọng bi hài thấp thoáng ẩn hiện sau những lời tường thuật khách quan, hóm hỉnh. ? Em cảm nhận được điều gì sau nỗi ngậm ngùi ,buồn tủi của nhà thơ? GV:Như ở phần đầu đã nói :Việc viết bài thơ này là có tính ngẫu nhiên –Tức là ko có chủ định làm thơ tại sao lại có lời thơ hay và cảm động như vậy Đến đây em đã lý giải được vì sao tg làn bài thơ này chưa? - Đằng sau duyên cớ ngẫu nhiên ấy là một nhân tố ,một điều kiện có tính chất tất yếu là tình quê hương sâu nặng –mà tình cảm đó lại luôn thường trực trong lòng nhà thơ như một sợi dây đàn căng hết mức chỉ khẽ chạm vào là ngân lên mãi –mà tình huống bị coi là “Khách”là một cú va đập mạnh vào cả phím đàn ->Đây là duyên cớ để tg viết bài thơ này .Vì vậy chữ “NGẫu” ở đề ko hề làm giảm ý nghĩa của TP mà trái lại nó còn nâng ý nghĩa đó lên gấp bội. GVBình: Câu thơ khép lại bài thơ song mở ra một tâm trạng với nhiều cung bậc tình cảm: Buồn, vui, nhớ thương, ngậm ngùi, chua xót. Nhưng có lẽ những ngày sống ở quê hương là những ngày tràn ngập niềm vui của ông. ? Đến đây, em hiểu thêm gì về tình cảm của nhà thơ? GV? Khái quát NT-ND đoạn thơ GV: Đưa B,phụ để học sinh chọn đáp án (BT trắc nghiệm ngữ văn 7) *NT: Biểu cảm qua tự sự - MT. - Phép đối trong câu, hình ảnh chân thực, giàu ý nghĩa. - Giọng điệu biến đổi đa dạng *ND: Tình yêu quê hương sâu nặng… HS. Đọc ghi nhớ / 128 HS. Thảo luận : Câu hỏi luyện tập ? 2 bài thơ "Tĩnh dạ tứ" và "Hồi hương ngẫu thư" có đặc điểm gì giống và khác nhau? HS: - Giống cùng chủ đề tình yêu quê hương. - Khác : * Tĩnh dạ tứ: Tình yêu quê hương của người sống xa quê, nhìn trăm nhớ quê. *Hồi hương … T/yêu quê hương của người đi xa trở về mới đặt chân lên mảnh đất quê hương. ? 2 bài thơ gợi cho em cảm xúc gì? -Yêu quê hương cũng chính là yêu TQ ->Tâm hồn của 2 thi sĩ thật là cao đẹp. GV. Tình yêu quê hương là một tình cảm lâu bền, sâu sắc mang tính nhân bản. Ai chả có một quê hương,ai chẳng yêu nơi "Chôn rau cắt rốn" của mình . Dù quy luật thời gian có thay đổi, con người có thể già đi, có thể khác xưa nhưng tình cảm sâu sắc , gốc rễ ấy thì khó phai mờ. Không ít thơ ca đã nói về điều ấy. - CD: Anh đi anh nhớ…….. - Đỗ Trung Quân: "Quê hương nếu ai………… -Tế Hanh: “Tôi nhớ ko nguôi ánh nắng màu vàng... I. Tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả: Hạ Tri Chương (659 - 744) - Là một trong những thi sỹ lớn đời Đường. 2. Tác phẩm - Để lại >20 bài .Thơ ông thanh đạm, nhẹ nhàng , gợi cảm –biểu hiện một trái tim hồn hậu. - Sáng tác năm 774 khi tác giả vừa đặt chân về đến quê hương sau 50 năm xa cách. II. Tìm hiểu văn bản. 1.Đọc - tìm hiểu chú thích 2.Thể thơ. - Thất ngôn tứ tuyệt Đ.luật 3.Đọc,hiểu. . a. 2 câu đầu +Câu1:Khái quát ngắn gọn quãng đời li hương của tgăNổi bật sự thay đổi có tính K.q + C2: Lấy yếu tố thay đổi ă nổi bật cái không thay đổi: Giọng quê (tình quê ). - Chi tiết chân thực, tượng trưng. ăT/cảm gắn bó, thuỷ chung, sâu nặng với quê hương. Tình quê hương sâu nặng , đằm thắm, thuỷ chung. b. Hai câu cuối b. Nỗi ngậm ngùi, xót xa khi bị coi là “Khách” ngay ở chốn quê nhà ->Một biểu hiện sâu sắc của tình yêu qh thiết tha. III. Tổng kết 1. nghệ thuật. - Giọng thơ nhẹ nhàng, gợi cảm. Biểu cảm thông qua tự sự , miêu tả. -Sử dụng phép đối độc đáo 2. Nội dung. -Tình quê hương thắm thiết, sâu nặng của một người con xa quê lâu ngày mới được trở về quê cũ. 3. Ghi nhớ: sgk/128 IV. Luyện tập 4. Củng cố: - Bài thơ là một bức tranh sinh hoạt rất giản dị , tự nhiên –Bài thơ là tiếng lòng của Hạ Tri Chương vói quê hương –cũng là tiếng lòng của mỗi chúng ta. 5.Hướng dẫn học bài ở nhà. - Thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ - Viết đoạn văn cảm nhận về 2 câu cuối của bài thơ. -Chuẩn bị cho bài “Từ trái nghĩa” (Tìm các từ trái nghĩa trong 2 bài thơ đã học) V. Rút kinh nghiệm ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------- Ngày soạn : 27/10/2008 Ngày giảng: Tiết 39 từ trái nghĩa I. Mục tiêu: Giúp HS : Củng cố nâng cao kiến thứcvề từ trái nghĩa; thấy được tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa. II. Chuẩn bị : - Thầy : Sgk, sgv, tài liệu tham khảo. - Trò : Học thuộc bài cũ . Làm đủBT. III. Phương pháp : - Phương pháp quy nạp + hoạt động nhóm, cá nhân + thảo luận vấn đáp, đàm thoại. IV. Tiến trình bài dạy: 1, ổn định: 2, Bài cũ: Làm BT 7, 8, 9 (đáp án: sgv/128 – 129). 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm từ trái nghĩa. HS: Đọc VD sgk /128 (Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Hồi hương…). ? Tìm cặp từ trái ngh

File đính kèm:

  • doctuan 10.doc