Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 12

A -MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS :

– Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu người phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong bài thơ .

– Biết được thể thơ vàchỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của 2 bài thơ

B – HOẠT ĐỘNG DẠY VÀHỌC

1 . Ổn định lờp :

2 . Kiểm tra bài cũ

· Đọc ghi nhớ SGK/152 ? Từ đó nhận xét về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm?

· Kể lại bằng văn xuôi bài “Bài ca nhà tranh .” ?

3 . Bài mới:

– Trong các tiết học trước, các em đã được học nhiều bài thơ trong văn học cổ Việt Nam và Trung Quốc. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về thơ hiện đại Việt Nam, trong đó 2 bài thơ “ Cảnh khuya”, “ Nông tiêu” của Hồ Chí Minh là tiêu biểu. Tuy bài thơ hiện đại nhưng “Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu” lại rất đậm màu sắc cổ điển , từ thể thơ đến hình ảnh tứ thơ và ngôn ngữ . Các em có thể vận dụng những hiểu biết về thơ cổ đã được trang bị để tìm hiểu 2 bài thơ này .

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Bài RẰM THÁNG GIÊNG - CẢNH KHUYA A -MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS : Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu người phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong bài thơ . Biết được thể thơ vàchỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của 2 bài thơ B – HOẠT ĐỘNG DẠY VÀHỌC 1 . Ổn định lờp : 2 . Kiểm tra bài cũ Đọc ghi nhớ SGK/152 ? Từ đó nhận xét về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm? Kể lại bằng văn xuôi bài “Bài ca nhà tranh ..” ? 3 . Bài mới: Trong các tiết học trước, các em đã được học nhiều bài thơ trong văn học cổ Việt Nam và Trung Quốc. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về thơ hiện đại Việt Nam, trong đó 2 bài thơ “ Cảnh khuya”, “ Nông tiêu” của Hồ Chí Minh là tiêu biểu. Tuy bài thơ hiện đại nhưng “Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu” lại rất đậm màu sắc cổ điển , từ thể thơ đến hình ảnh tứ thơ và ngôn ngữ . Các em có thể vận dụng những hiểu biết về thơ cổ đã được trang bị để tìm hiểu 2 bài thơ này . Tiến trình tổ chức hoạt động Ghi bảng Hoạt Động 1 : Đọc Và Tìm Hiểu Chung Về Bài Thơ Gv đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc . Lưu ý HS ngắt nhịp đúng , đặc biệt ở câu 1 , 4 bài “CK” câu 2, 4 bản dịhc bài “NT” Tìm hiểu tác giả tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác 2 bài thơ ? SGK / 156 Hai bài thơ “ CK” và “NT” được làm theo thể thơ nào ? Vận dụng những hiểu biết về thể thơ này qua những bài thơ Đường mà em đã học , hãy chỉ ra các đặc điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ , số câu của 1 bài , cách gieo vần , ngắt nhịp của 2 bài thơ nói trên à THơ tứ tuyệt ( Còn gọi là tuyệt cú ) là 1 thể thơ cổ có từ lâu đời ở TQ và VN . Theo nghĩa rộng đây là thể thơ 4 câu , mỗi câu 5 tiếng hoặc 7 tiếng ( gọi là ngũ ngôn tuyệt thị , thất ngôn tuyệt cú ) Giữa các câu có thể đối nhau ( từng cặp một và 2 , 3 hoặc 4 hoặc chỉ 1 trong 2 cặp trên ) , cũng có thể không cần đối nhau . Thơ của Hồ Ch í Minh, Nhất là thơ chữ Hán, thường là thơ tứ tuyệt. à Bài “Cảnh khuya”: được làm theo thể tứ tuyệt có 4 câu, mỗi câu 7 tiếng, ba vần (ở các câu 1,2,4) giống với mô hình chung của thể tứ tuyệt của thất ngôn Vế cấu trúc bài thơ cũng theo trình tự: Khai, thừa chuyển hớp với 2 câu đầu tả cảnh, 2 câu thể hiện tâm trạng. Nhịp: chỗ khác biệt rõ nhất về hình thức của bài thơ so với mô hình chung là cách ngắt nhịp ở câu 1,4. Hai câu này không ngắt nhịp 4/3 như thông thường mà là 3/4 – 2/5 những câu ngắt nhịp khác bình thường như thế sẽ tạo ra sự thay đổi về mặt nhịp điệu để thể hiện về Nội Dung và cảm xúc à Bài “Nguyên tiêu” : Theo rất sát mô hình cấu trúc bài thơ tứ tuyệt, kể cả tính cách ngắt nhịp các dòng thơ. Bản dịch “Rằm Tháng Giêng” theo sát từng ý của từng câu, nhưng chuyển thành thơ lục bát, có thêm những tính từ miêu tả như “lồng lộng” (câu 1) và bát ngát cùng với động từ “ngân” (câu 4) Hoạt Động 2 : Tìm Hiểu Vẻ Đẹp Của Cảnh Trăng Rừng Và Tâm Trạng Của Tác Giả Trong Cảnh Khuya. Hai bài Thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng trong mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào ?(thảo luận) à Cảnh trăng trong bài “ Rằm Tháng Giêng” mang vẻ đẹp phong thoáng, ánh trăng mênh mông bao phủ cả sông nước. Cảnh trăng trong bài “Cảnh Khuya” mang vẻ đẹp của sự hoà hợp gắn bó giữa ánh trăng cây thụ và hoa. Phân tích 2 câu đầu của bài “Cảnh Khuya”. Chú âm thanh và cách so sánh trong thứ nhất, vẻ đẹp hình ảnh trong khổ thơ thứ 2 ? à Câu thơ “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa” có cách so sánh đặc sắc. Người thường ví tiếng đàn với tiếng suối hoặc tiếng với tiếng đàn. Nay Hồ Chí Minh ví tiếng suối như tiếng hát. Cách so sán ấy làm cho tiếng suối gần gũi con người hơn, có sức sống, trẻ trung. Câu thơ 2 “Trăng lồng cổ thu trăng lồng hoa”: Hình ành trong câu thơ này có vẻ đẹp của bức tranh của nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng có dang hình vươn cao tỏa rộng của vòng cổ thụ ở trên cao lấp loáng ánh trăng, có bông lá, bông cây in vào khóm hoa, in trên măt đất thành hình như bông hoa thêu dệt. Bức tranh có 2 màu sáng tối, trắng đen tạo nên vẻ lng linh chập chờn lại ấm áp hoà hợp quần quít bởi âm hương của hai từ “ lồng” ở mỗi câu thơ. Hai câu thơ cuối của bài “Cảnh Khuya” đã biểu hện những tâm trạng gì của tác giả? Trong 2 câu thơ ấy 2 từ nào được lặp lại và việc sử dụng điệp ngữ ở đây có tác dung như thế nào đối với sự thể hiện tâm trạng của bài thơ ? à Tâm trạng tác giả thể hiện trong 2 câu thơ cuối: 2 chữ “chưa ngư” ở cuối câu thơ thứ 2 được lặp lại ở đầu câu 4 cho tháy nét tâm được mở ra trước và sau 2 chữ ấy đồng thời bộc lộ chiều sâu của tác giả Câu 3 : Thể hiện trong tâm hồn Hồ Chí Mnh đó là sự rung động, miền say mê trước vẻ đẹp như tranh của cản rừng Việt Bắc Câu 4 : Bất ngờ mở ra vẻ đẹp vàchiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ : tao thức, suy tư, trăn trở trí vận mệnh của đất nước. Hoạt Động3 : Tìm Hiểu Vẻ Đẹp Của Hình Aûnh Không Gian Trong Bài Thơ “Nguyên Tiêu” Nhận xét về hình ảnh không gian vàcách miêu tả không gian trong bài “Nguyên tiêu” Câu thơ thứ ha có đặc biệt gì về từ ngữ và đã gợi tả vẻ đẹp bát ngát cả không gian như thế nào ? à Nếu như bài “Cảnh Khuya” ở trên là cảnh trăng rừng tuyệty đẹp thì 2 câu thơ đầu của bài “Rằm Tháng Giêng” đã vẽ ra một không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng. Câu thơ đầu mở ra bầu trời cao rộng trong trẻo nổi bật trên bầu trời ấy là vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng khắp mặt đất. Câu 2 : Vẽ ra một không gian xa rộng bát ngát như không có giới hạn, với con sông mặt nước tiếp liền với bầu trời. Trong nguyên văn chữ Hán, câu thơ này có 3 từ “xuân” được lặp lại, đã nhấn mạnh sự diễn tả vẻ đẹp sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời. Cách miêu tả không gian ở đây cũng giống như trong thơ cổ phương đông, chủ ý đến toàn cảnh, sự hòa hợp, thống nhất của các bộ phận trong cái toàn thể, không miêu tả tỉ mỉ chi tiết đường nét. Hoạt động 4: Tìm hiểu phong thái ung dung lạc quan của HCM thể hiện trong 2 bài thơ (HS thảo luận) à Cả 2 bài thơ đều được làm trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ. Bài “CK” viết năm 1947, năm đầu của cuộc kháng chiến, vận nước đaqng khó khăn. Bài “Nguyên tiêu” được viết đầu 1948, sau chiến thắng Việt Bắc rất quan trọng của quân dân tađáng bại cuộc tấn công quy mô lớn của giặc Pháp lê chiến khu. Đặt trong hoàn cảnh ấy chúng ta càng thấy rõ sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan của vị lãnh tụ. Phong thái ấy toát ra từ những rung động tinh tế và dồi dào trước cái đẹp của TN đất nước Phong thái ung dung và lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn bạc việc quân trở về , lướt đi phơi phới , chở đầy ánh trăng giữa cảnh trời nước bao la cũng ngập ánh trăng Phong thái ấy cũng được toát ra từ giọng thơ vừa cổ điển , vừa hiện đại , khoẻ khoắn trẻ trung . Hoạt Động 5 : Tổng Kết Về Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật Của 2 Bài Thơ Phần ghi nhớ ( SGK / 158 ) I . Tác giả – Tác phẩm : (SGK / 156) II . Tìm Hiểu Văn Bản : Cảnh Tiếng suốt như tiếng hát xa Trăng lồng …..lồng hoa à So sánh , điệp ngữ Kim dạ nguyên tiêu …… viên Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên à điệp ngữ è Cảnh trăng đạp ở chin khu Việt Bắc thể hiện tình yêu TN sâu đậm của bác . Người Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Yên ba thâm xứ đàm quân sự è Tấm lòng yêu nước của vị lãnh tụ và tinh thần lạc quan , phong thái ung dung . II . GHI NHỚ : (SGK / 158 ) 4 . Củng cố : Cho HS đọc diễn cảm 2 bài thơ . 5 . Dặn dò : HTL bài thơ + phần ghi nhớ Chuẩn bị : “Thành Ngữ” Tiết : THÀNH NGỮ A – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ . Tăng thêm vốn thành ngữ và có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp . B – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1 . Ổn định lớp 2 . Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc lòng bài thơ “Cảnh Khuya” và cho biết nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? Đọc thuộc lòng bài thơ “ NT và cho biết nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? 3 . Bài mới Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày nhiều lúc để cho lời nói thêm sinh động , gây ấn tượng mạnh mẽ , chúng ta hay sử dụng 1 số cụm từ mà người ta gọi là thành ngữ . Những Thành ngữ này chiếm khối lượng khá lớn trong tiếng việt . Vậy thành ngữ là gì ? Bài học hôm nay chúng ta c2ung đi vào tìm hiểu . Tiến trình tổ chức hoạt động Ghi bảng HĐ 1: Thành ngữ là gì ? Cho HS đọc 2 đoạn văn trong SGK / 158 GV ghi những cụm từ “ Nước đổ lá khoai” và “Lòng lang dạ thú“ lên bảng Em hiểu “Nước đổ lá khoai “ và “ Lòng lang dạ thú “ nghĩa là gì ? Nước đổ lá khoai : trôi tuột đi hết , không ghi nhận gì cả . Lòng lang dạ thú : độc ác , tàn bạo . Có thể thay 1 vài từ trong các thành ngữ trên bảng bằng các từ khác ( Chẳng hạn nước đổ lá rau , lòng lang dạ hổ ) được không ? Không được bởi nghĩa của thành ngữ có thể thay đổi . Vd: Nước đổ lá khoai thì trôi tuột đi hết nhưng nước đổ lá rau thì chưa chắc trôi tuột đi . Từ đó em có nhận xét gì về mặt cấu tạo của những thành ngữ này ? Cấu tạo cố định , các từ trong thành ngữ khó thay đổi thêm bớt . GV : Tuy nhiên cũng có 1 số trường hợp trong sử dụng người ta có thể thay đổi chút ít kết cấu của thành ngữ . Chẳng hạn , thành ngữ “ Châu chấu đá xe” có thể có những biến thể sau : “Dẫu có thiêng liêng đành phận gái “ Lẽ nào châu chấu đá ông voi “ ( Nguyễn Công Trứ) Cho biết ý nghĩa của những thành ngữ sau : Nhắm mắt xuôi tay : chết Lên thác xuống ghềnh : gian nan , vất vả , cực khổ . Đè đầu cưỡi cổ : ý sức mạnh ức hiếp kẻ khác yếu hơn. à cho HS đọc đặc điểm 1 ghi nhớ 1 / 144. Hoạt động 2 : Ý Nghĩa của Thành Ngữ . GV lập bảng có 2 nhóm : Nhóm 1 : Gồm những thành ngữ có thể trực tiếp suy ra từ nghĩa đen Tham sống sợ chết : hèn nhát . Bùn lầy nước đọng : Aåm thấp , bẩn thỉu Năm châu bốn biển : rộng lớn Nhóm 2 : Gồm những thành ngữ có hàm ẩn Lòng lang dạ thú : độc ác , tàn bạo . Đi guốc trong bụng : ( nói quá ) : hiểu rành rõ ý định tâm cang của người khác Cách hiểu nghĩa của 2 nhóm này giống hay khác nhau ? Khác Nhóm 1 : Hiểu 1 cách trực tiếp từ những yếu tố cấu tạo thành ngữ ( nghĩa đen ) . Nhóm 2 : Không thể hiểu 1 cách trực tiếp từ những yếu tố cấu tạo nên thành ngữ . Vậy ở nhóm 2 , em phải hiểu theo nghĩa nào ? Nghĩa bóng ( nghĩa hàm ẩn ) Theo em , MGH liên tưởng giữa nghĩa bề mặt và nghĩa hàm ẩn là MGH gì ? ( Thảo luận ) Ẩn dụ , hoán dụ , nói quá , so sánh . è GV : Phần lớn thành ngữ mang ý nghĩa hàm ẩn . EM hãy nói hiểu biết của em về nghĩa của thành ngữ ? Cho HS đọc đặc điểm ghi nhớ 1 / 144 Hoạt động 3 : Tác dụng của Thành NGữ Em hãy thay thế thành ngữ có trong câu sau = 1 cụm từ đồng nghĩa rồi so sánh 2 cách diễn đạt xem cách nào hay hơn ? Sáu tự đắc vì đã đi guốc trong bụng họ , khoái trí cười hơ hớ ,…. Sáu tự đắc vì đã hiểu rõ họ , … Sủ dụng thành ngữ có tác dụng gì ? Làm cho câu văn thêm bóng bẩy , giàu tính hình tượng và tính biểu cảm . Hoạt động 4 : Luyện tập Bài 1 / 145 Bài 2 / 145 Bài 3 / 145 Bài 4 / 145 ( thảo luận ) I . Tìm hiểu bài : 1 . Thành ngữ là gì ? Lên thác xuống ghềnh : cơ cực , vất vả Nước đổ lá khoai : Trôi tuột đi hết , không ghi nhận gì cả à Thành ngữ có tính cố định 2 . Ý nghĩa của thành ngữ Tham sống sợ chết : hèn nhát à Nghĩa đen Đi guốc trong bụng : hiểu rõ ý định người khác à nghĩa bóng ( hàm ẩn) 3 / Tác dụng : II . Ghi nhớ ( SGK / 159) III . Luyện tập : Bài 1 / 145 Bài 2 / 145 Bài 3 / 145 Bài 4 /145 4 . Củng cố : Thành ngữ và tục ngữ khác nhau như thế nào ? Thành ngữ : Phản ánh 1 hiệng tượng trong đời sống Tục ngữ : có ý khuyên răn và đúc kết kinh nghiệm trong cuộc sống 5 . Dặn dò : HTL ghi nhớ 1 + 2 / 144 Tiết : TRẢ BÀI TLV SỐ 2 A – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Làm cho HS : Thấy được năng lực của mình trong việc làm văn biểu cảm , những ưu điểm , nhược điểm . Tự đánh giá đúng ưu khuyết đặc điểm bài TLV đầu tiên về văn biểu cảm trên các mặt hiểu biết , lập ý , bố cục , vận dụng các phép tu từ với sự hướng dẫn , phân tích của GV . B – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1 . Ổn định lớp 2 . Kiểm tra bài cũ 3 . Bài mới Đề bài : VIẾT VỀ LOÀI CÂY EM YÊU . I . Định hướng : Thể loại : văn biểu cảm Nội dung : Biểu cảm về loài cây em yêu II . Dàn bài : Mở bài : Nêu loài cây và lí do mà em yêu thích Thân bài : Miêu tả những nét nổi bật của cây , nêu cảm xúc Nêu những đặc điểm , phẩm chất của cây Ích lợi của cây trong cuộc sống con người , cuộc sống của em Mối quan hệ hoặc kì niệm của em với loài cây ấy Xem kĩ suy nghĩ ,cảm xúc , mong muốn của em Kết bài : Tình yêu của em với loài cây đó III . Nhận xét : Ưu điểm : HS đã bước đầu nắm được thể loại văn biểu cảm Các ý ít trùng lặp Một số bài có cảm xúc chân thành , xúc động Viết liên hệ nhiều với thực tế . Khuyết : Còn 1 số HS chưa hiểu văn biểu cảm nên các em lạc sang kể hoặc miêu tả nhiều Có những em viết bài làm văn lan man , diễn đạt lúng túng Vẫn còn víêt sai lỗi chính tả nhiều IV . Sửa : Tả cây phượng và nêu cảm xúc Chưa biết cách liên hệ Nêu ích lợi và nêu MGH , kỉ niệm của em đối với cây phượng Biểu cảm về cây Chưa tự nhiên khéo léo còn liệt kê những phẩm chất , đặc điểm Lồng cảm xúc vào 1 cách tự nhiện ,hợp lí 4 . Củng cố : Đọc cho các em nghe vài bài của các em khá giỏi của lớp 5 . Dặn dò : Chuẩn bị bài tiếp theo

File đính kèm:

  • docTUAN_12.DOC