Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 13 - Tiết 51, 52: Viết bài tập làm văn số 3

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :

- Học sinh viết được bài văn biểu cảm chân thật đối với con người và năng lực tự sự, miêu tả cùng cách viết văn biểu cảm.

II. Chuẩn bị :

- GV : Đề kiểm tra.

- HS : Tham khảo các đề trong SGK

III. Tiến trình hoạt động dạy - học :

1).Ổn định lớp : KTSS

2).Bài mới : phát đề kiểm tra.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 13 - Tiết 51, 52: Viết bài tập làm văn số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13: Tiết 51,52 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : Học sinh viết được bài văn biểu cảm chân thật đối với con người và năng lực tự sự, miêu tả cùng cách viết văn biểu cảm. II. Chuẩn bị : GV : Đề kiểm tra. HS : Tham khảo các đề trong SGK III. Tiến trình hoạt động dạy - học : 1).Ổn định lớp : KTSS 2).Bài mới : phát đề kiểm tra. Phần trắc nghiệm : (3đ) Câu 1 :Bài thơ “Qua đèo ngang” được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Nghị luận. D. Miêu tả. Câu 2 :Vìsao mà em biết bài thơ “Qua đèo ngang”thuộc phương thức biểu dạt mà em đã chọn : Vì bài thơ nêu ý kến, đánh giá, bàn luận. Vì bài thơ tái hiện trạng thái sự vật, con người. Vì bài thơ bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Câu 3 : Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình là : A. Đúng B. Sai. Câu 4 : Điền tiếp vào chỗ chấm: Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn ……………………………………………………… Câu 5 : Lời văn trong biểu cảm phải : Bóng bẩy, gợi cảm. Chau chuốt, gợi cảm. Thích hợp, gợi cảm. Câu 6 : Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Nghị luận. D. Miêu tả. Phần tự luận : (7đ) Đề : Cảm nghĩ về một người thân. (Hướng dẫn : HS tự do chọn để trình bày cảm nghĩ về một nguời thân : ông, bà, cha, mẹ,…) Đáp án Phần trắc nghiệm: (3đ) Câu 1 : B Câu 2 : C Câu 3 : A Câu 4 : Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm. Câu 5 : C Câu 6A Phần tự luận : (7đ) Mở bài : Giới thiệu khái quát về người thân và nêu cảm nghĩ về người thân. Thân bài : Trình bày những cảm xúc, tình cảm cụ thể của em về người thân thông qua việc chọn lọc những chi tiết tiêu biểu để kể, tả qua đó để bộc lộ tình cảm. Kết bài : Khẳng định cảm xúc, tình cảm đối với người thân. v Biểu điểm : ♦ Điểm 9 – 10 : Thể hiện nhuần nhuyễn kỹ năng làm bài văn biểu cảm; biết chọn lọc các yếu tố tả và tự sự để biểu lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc,… chân thành tự nhiên sâu sắc. Diễn đạt trong sáng, gợi cảm. Bố cục chặt chẽ, cân đối, không sai lỗi chính tả ngữ pháp. ♦ Điểm 7 – 8 : Nắm vững kiểu bài, biết chọn lọc các yếu tố tả và tự sự để biểu cảm tuy có chỗ chưa sâu sắc. Diễn đạt mạch lạc trôi chảy, mắc dưới 3 lỗi diễn đạt. Bố cục cân đối. ♦ Điểm 5 – 6 : Nắm được kiểu bài, có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự để biểu cảm tuy mức độ chưa sâu sắc, thiếu tự nhiên, gượng ép. Diễn đạt tuy có chỗ còn vụng về, tối nghĩa, mắc không quá 8 lỗi. Bố cục rõ ba phần. ♦ Điểm 3 – 4 : Chưa nắm được kiểu bài, nặng phần tự sự và mieu tả, có bộc lộ một vài tình cảm nhưng không tự nhiên, còn gượng, không phù hợp. Bố cục ba phần chưa rõ. Diễn đạt vụng, dài dòng , lủng củng, mắc nhiều lỗi. ♦ Điểm 1 – 2 : Chưa đúng yêu cầu đề bài, ý lan man xa đề. Biễn đạt không thành câu, sai nhiều lỗi về nhận thức. ♦ Điểm 0 : Bỏ giấy trắng hoặc viết đôi ba dòng. Củng cố – dặn dò : Coi lại bài làm. Soạn bài : “Tiếng gà trưa”. …………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docV7T133.doc