1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: Những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
-Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.
- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục lòng thương yêu, kính trọng bà, tình cảm quê hương đất nước.
2.TRỌNG TÂM:
Lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ gắn liền những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
3. CHUẨN BỊ
3.1 GV: Tranh : Bà soi trứng.
3.2 HS: Đọc bài thơ, tìm hiểu nét chính về nội dung và nghệ thuật.
4. TIẾN TRÌNH:
4. 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số 7A2:
4.2. Kiểm tra miệng:
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 14 - TrườngTHCS Tân Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG GÀ TRƯA
( Xuân Quỳnh)
BÀI :14 - Tiết 54
Tuần dạy : 14
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: Những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
-Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.
- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục lòng thương yêu, kính trọng bà, tình cảm quê hương đất nước.
2.TRỌNG TÂM:
Lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ gắn liền những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
3. CHUẨN BỊ
3.1 GV: Tranh : Bà soi trứng.
3.2 HS: Đọc bài thơ, tìm hiểu nét chính về nội dung và nghệ thuật.
4. TIẾN TRÌNH:
4. 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số 7A2:
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1:
Đọc thuộc lòng hai bài thơ “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng”?.(5đ)
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Câu hỏi 2:( 3 đ)
Bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả nào? Tiếng gà trưa gợi nhớ điều gì về tuổi thơ không thể nào quên của người chiến sĩ?
KT VBT ( 2 đ)
l HS đọc .
l TGT gợi nhớ những kỉ niệm về người bà soi trứng, dành dụm, chắt chiu mua quần áo mới cho cháu khi tết đến xuân về.
4.3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
à Giới thiệu bài: Kỉ niệm tuổi thơ thường là những kỉ niệm đẹp và luôn theo ta trên mọi nẻo đường, để cảm nhận rõ hơn về điều này chúg ta sẽ đi vào tìm hiểu bài “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
ô HĐ 1 :Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
à GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Đọc ngắt nhịp 3/2, 2/3
Tóm tắt vài nét về tác giả Xuân Quỳnh. Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh nào?
Kiểm tra việc nắm nghĩa một số từ khó.
ô HĐ 2 : :Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
Bài thơ thuộc thể thơ nào? Số câu, số chữ như thế nào?
l Ngũ ngôn, không hạn định số câu, bắt nguồn từ dân ca phường vải và thơ vè kể chuyện.
l Dùng cả vần liền và vần cách, có khổ thơ nhiều hơn 4 câu, số chữ trong câu ít hơn 5 chữ (3 chữ).
Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được gợi lên từ sự việc gì?
l Tiếng gà trưa.
Mạch cảm xúc của bài thơ diễn biến như thế nào? Ở khổ 1, (2) (3, 4, 5, 6) khổ (7, 8)
- Mạch cảm xúc :
Trên đường hành quân, nghe tiếng gà (hiện tại) làm nhân vật nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ về đàn gà, gà mái (quá khứ) và nghĩ về kỉ niệm gắn với hạnh phúc và cuộc sống chiến đấu ngày nay (hiện tại).
" Hiện tại và quá khứ đan xen nhau.
- Phân tích VB theo bố cục 3 phần.
Tiếng gà hiện tại ở khổ thơ 1 có ý nghĩa như thế nào?
Khổ thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Có tác dụng như thế nào? Viết theo phương thức biểu đạt nào?
l Kể kết hợp biểu cảm.
Tiếng gà trưa ở khổ thơ 1 làm cho tác giả cảm thấy như thế nào?
Khổ thơ thứ nhất là lời của ai?
l Lời của nhân vật trữ tình là bộ đội đang trên đường hành quân.
I.Đọc hiểu văn bản :
1. Đọc :
2. Tác giả, tác phẩm:
SGK/150
3. Chú thích :
II. Tìm hiểu văn bản :
1.Thể thơ :
Ngũ ngôn.
2. Phân tích :
a.Tiếng gà hiện tại:
- Tiếng gà làm xao động nắng trưa, bàn chân đỡ mỏi, nhớ về tuổi thơ.
- Điệp từ “nghe”à nhấn mạnh sự xao động.
- Kể kết hợp biểu cảm.
à Nhớ về kỉ niệm đẹp.
Tiết: 2
áGiới thiệu bài : Tiết trước, các em đã được tìm hiểu về tiếng gà trong hiện tại. Tiết này, chúng ta se tiếp tục tìm hiểu về những kỉ niệm tuổi thơ, hình ảnh người bà và tình bà cháu trong bài “Tiếng gà trưa” ( tiếp theo).
Tiếng gà trưa được lặp lại 4 lần ở đầu các khổ thơ, mỗi lần nhắc lại, câu này lại gợi ra 1 hình ảnh kỉ niệm thời tuổi thơ, nó vừa như một sợi dây liên kết các hình ảnh ấy, lại vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Những hình ảnh và kỉ niệm gì trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa?
Phần này tác giả thành công với những nghệ thuật gì?
Qua đó bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì của tác giả?
Trong những kỉ niệm tuổi thơ ,hình ảnh nào nổi bật nhất trong tâm hồn người chiến sĩ?
l Hình ảnh người bà.
l GV treo tranh - yêu cầu HS cảm nhận.
à GV treo bảng phụ giới thiệu câu hỏi thảo luận:
Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ?
ó HS thảo luận nhóm 5’( GV nhắc HS ghi tất cả các ý kiến cá nhân trong nhóm)
ó Đại diện nhóm trình bày; GV ghi ý kiến lên bảng.
à GV nhận xét, ý kiến nào ứng dụng được, ý kiến nào chưa ứng dụng được.
õ GD HS về tình cảm yêu quý bà và những người thân trong gia đình.
à GV chuyển y.
Em hiểu thế nào về khổ thơ cuối bài “Cháu chiến đấu… tuổi thơ” ?
l Khổ thơ cuối bài đã khái quát một quy luật của tình cảm: Những kỉ niệm nhỏ bé nhất về tuổi thơ mà những người thân đã vun góp vào càng làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
Em cảm nhận được điều gì trong hai câu thơ “Giấc ngủ hồng sắc trứng” và “ Ổ trứng hồng tuổi thơ”?
l Đẹp, hồn nhiên, hạnh phúc, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Hai câu thơ trên, câu nào cho biết hình ảnh ổ trứng vẫn đeo đuổi trong lòng nhà thơ?
l Giấc ngủ hồng sắc trứng
Quan hệ từ “vì” giúp ta biết tác giả vẫn nghĩ về mục đích cuộc sống của mình như thế nào? Có tác dụng gì?
õ GDHS ý thức bảo vệ tổ quốc.
Qua những chi tiết trên, giúp em biết được tình yêu quê huơng và tình cảm gia đình có mối quan hệ như thế nào?
à GV liên hệ đến tác giả Ê-ren- bua nói về lòng yêu nước.(lớp 6).
õ GD HS về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước.
Nội dung chủ yếu của bài thơ là gì?
l Nd:Tình cảm gia đình (bà cháu) và tình yêu quê hương đất nước.
Qua tìm hiểu văn bản em thấy bài thơ có gì đặc sắc về nghệ thuật?
ó HS trả lời, GV nhận xét chốt ý.
l NT:Mạch cảm xúc diễn tả quá khứ hiện tại đan xen. Dùng điệp từ, câu để nhấn mạnh tình cảm.
Rút ra được ý nghĩa gì từ nội dung bài?
à Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/151
ô Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
à Gọi HS đọc BT2.
à GV hướng dẫn HS làm
ó HS làm vào vở bài tập.
ó Gọi đại diện trình bày.
à GV nhận xét, sửa chữa.
2. Tiếng gà gợi kỉ niệm:
à Những kỉ niệm tuổi thơ:
- Hình ảnh gà mái mơ, mái vàng, ổ trứng hồng.
- Xem trộm gà đẻ bị bà mắng.
- Hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chăm sóc, lo cho cháu.
- Niềm vui và mong ước nhỏ bé tuổi thơ: Được quần áo mới từ tiền bán gà.
- Điệp từ “ này”, điệp câu “Tiếng gà trưa”à nối liền mạch cảm xúc.
à Tâm hồn trong sáng hồn nhiên và tình cảm trân trọng, yêu quí bà.
à Hình ảnh người bà:
- Hình ảnh người bà: + Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo khó.
+ Dành trọn tình yêu thương chăm lo cho cháu.
+ Bảo ban, nhắc nhở cháu.
àTình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết.
3.Tình cảm của cháu:
- Cháu chiến đấu vì lòng yêu Tổ quốc, xóm làng,vì bà, vì tiếng gà (tuổi thơ)
- Điệp từ “vì” à Nhấn mạnh tình cảm .
=> Tình yêu quê hương đất nước, bắt nguồn từ tình cảm gia đình. (tình bà cháu).
à Nghệ thuật:
- Sử dụng hiệu quả điệp từ Tiếng gà trưa, có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về.
à Ý nghĩa:
Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận.
* Ghi nhớ :SGK/151
III. Luyện tập :
Bài 2: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ.
4. 4.Câu hỏi và bài tập củng cố:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi 1:
Nêu nét chính về nội dung của bài thơ ?
Câu hỏi 2:
Hình ảnh nổi bật nhất xuyên suốt bài thơ là gì?
l Ghi nhớ :SGK/151.
l Tiếng gà trưa: gợi nhớ những kỉ niệm về người bà soi trứng, dành dụm, chắt chiu mua quần áo mới cho cháu khi tết đến xuân về.
4.5. Hướng dẫn HS tự học :
- Học thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ, bài giảng.
- Làm đầy đủ vào VBT.
- Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ.
- Viết đoạn văn ngắn ghi lại một kỉ niệm về bà bà nội hoặc bà ngoại)
- Chuẩn bị bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm.
- Đọc trước nội dung bài, tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Hiểu nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong một món quà độc đáo, giản dị: Cốm.
-Vì sao cốm là sản vật mang đậm nét văn hóa?
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:
Nghệ thuật:
Sử dụng ĐDDH:
ĐIỆP NGỮ
BÀI:14 - Tiết 55
Tuần dạy : 14
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Khái niệm điệp ngữ.
-Các loại điệp ngữ.
- Tác dụng của điệp ngữ trong văn bản.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kị năng nhận biết điệp ngữ.
- Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục HS tính sáng tạo khi sử dụng điệp ngữ trong nói, viết.
- Giáo dục kĩ năng sống: KN lựa chọn điệp ngữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp.
2TRỌNG TÂM:
Phép điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 GV: Bảng phụ (ghi vd I, sơ đồ :bản đồ tư duy)
3.2 HS: Xem lại kiến thức văn biểu cảm, việc sử dụng điệp ngữ trong văn bản.
Tìm vd về những dạng của điệp ngữ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
KT sĩ số 7A2:
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1 (6 đ)
Thế nào là thành ngữ? Nêu một ví dụ về thành ngữ?
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Câu hỏi 2: ( 2 đ)
Em hiểu thế nào là phép điệp ngữ? Có mấy dạng điệp ngữ?
KT VBT ( 2 đ)
lThành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
VD: Mèo mù vớ cá rán.( Sự may mắn bất ngờ)
lĐiệp ngữ là biện pháp lặp lại từ, ngữ ( câu) nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
Có ba dạng điệp ngữ: ngắt quãng, nối tiếp, chuyển tiếp.
4. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
áGiới thiệu bài: Khi ta nói, viết những từ, ngữ được nhắc lại nhiều lần có giá trị nghệ thuật. Đó là chúng ta đã sử dụng nghệ thuật điệp ngữ. Vậy điệp ngữ là gì, có những kiểu nào? Qua tiết học ngày hôm nay, các em sẽ được hiểu qua bài “Điệp ngữ”.
ô HĐ 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm điệp ngư và giúp HS phân biệt phép lặp và lỗi lặp.
à GV ghi vd vào bảng phụ.
l a. Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai?
b. Mỗi khi tới mùa lúa chín thì em cùng với bố mẹ ra đồng gặt lúa, lúa có thân hình dài, bông lúa màu vàng.
c. Vì lòng…. tiếng gà cục tác (Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
d. Cùng trông lại…. hơn ai. (Sau…li - Đoàn Thị Điểm)
e. Đoàn kết…. đại đoàn kết.
Cho biết vd c, d trích trong những văn bản nào?
l Tiếng gà trưa, Sau phút chia li.
Tìm những từ được nhắc lại nhiều lần?
l Ai, lúa, vì, cùng, thấy, ngàn dâu, đoàn kết.
- Giáo dục KN sống: Việc lặp lại các từ ngữ ở trên, trường hợp nào có thể ứng dụng được?
- HS lựa chọn.
Ở vd a, c, d, e. các từ nhắc lại có tác dụng gì?
l Nhấn mạnh, làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh à phép lặp (điệp từ).
Ở vd b: từ “lúa” được nhắc lại có tác dụng gì?
l Không có tác dụng, câu văn rườm rà, do vốn từ nghèo nàn à lỗi lặp từ.
Qua tìm hiểu cho biết dùng điệp từ có giá trị gì?
ó HS đọc ghi nhớ.
õ GD HS ý thức sử dụng tốt các điệp ngữ.(việc lặp lại các từ ngữ phải có giá trị nghệ thuật mới là điệp ngữ)
ô HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu các dạng điệp ngữ.
GV nêu lại các vd vừa tìm hiểu.
Em hãy nhận xét cách điệp ở các vd: c, d, và e.
- GV gợi ý: vị trí của các từ ngữ được lặp lại trong câu, đoạn như thế nào?
l c : Điệp cách quãng. d : nối tiếp. e : vòng tròn.
Em thấy có mấy cách điệp? Đó là những cách nào?
ó HS đọc ghi nhớ.
ô HĐ 3 : Hướng dẫn HS luyện tập .
Bài tập 1 yêu cầu làm gì?
l Tìm điệp ngữ và tác dụng của nó.
ó HS làm bài tập số 2.
Cho biết bài văn dùng điệp ngữ hay mắc lỗi lặp? Em hãy sửa lại cho đúng?
à Yêu cầu HS viết trong khoảng 5’sau đó trao đổi bài nhận xét cho nhau. GV thu một số bài tập kiểm tra, nhận xét.
I.Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:
1. Điệp ngữ :
VD:
Ghi nhớ : SGK/152.
II. Các dạng điệp ngữ :
VD:
c : Điệp cách quãng.
d : nối tiếp.
e : vòng tròn.
* Ghi nhớ : SGK/152.
III. Luyện tập :
Bài 1:
- Điệp : một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó à nhấn mạnh ý : dân tộc ta xứng đáng được độc lập tự do.
- Điệp : đi cấy, trông à nhấn mạnh công việc của người nông dân và sự trông ngóng thời tiết thuận lợiđể công việc đỡ vất vả.
Bài 2:
- Xa nhau à cách quãng
- Một giấc mơ à nối tiếp
Bài 3:
Lỗi lặp từ. Vì :không có giá trị biểu cảm.
Bài 4:
HS viết đoạn văn.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi 1
Gạch chân dưới các điệp ngữ và cho biết giá trị biểu cảm?
“ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”
Câu hỏi 2:
Vẽ sơ đồ tư duy trình bày các dạng điệp ngữ?
( Khuyến khích HS phát huy tính sáng tạo trong vẽ sơ đồ tư duy)
l “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”
Giá trị biểu cảm : nhấn mạnh đất nước và con người Việt Nam không thể bị chia cắt.
Các dạng điệp ngữ
Chuyển tiếp
Nồi tiếp
Cách quãng
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
- Học thuộc ghi nhớ, tìm thêm các vd có điệp ngữ.
-Tập viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ, xác định dạng điệp ngữ và tác dụng.
- Đọc và chuẩn bị bài: Chơi chữ.
-Nắm được thế nào là chơi chữ, các lối chơi chữ.
Tìm hiểu kĩ trước các ví dụ SGK, tìm thêm VD có sử dụng phép chơi chữ. Làm BT.
- Ôn tập chuẩn bị thi học kì I theo đề cương.
5. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng ĐDDH:
LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
BÀI: 14 - Tiết 56
Tuần : 14
1.MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phát biểu miệng trước lớp.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục tính mạnh dạn, tự tin cho HS.
2. TRỌNG TÂM:
Diễn đạt bằng miệng cảm nghĩ về một tác phẩm văn học trước tập thể lớp.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 GV: Đề bài và dàn ý của bài văn nói.
3.2 HS: Dàn ý của bài nói.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số:
7A2:
4. 2. Kiểm tra miệng:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
4.3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy trò
Nội dung bài học
à Giới thiệu bài: Để tập cho mình kĩ năng mạnh dạn, nói năng lưu loát trước đông người, hôm nay, chúng ta đi vào tiết “Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học”.
ô HĐ1 : Hướng dẫn HS chuẩn bị.
à GV ghi tựa bài lên bảng.
à GV ghi dàn bài chung trong bảng phụ.
ó HS đối chiếu, bổ sung những ý thiếu.
ó HS thảo luận trong nhóm khoảng 10 phút, trình bày đóng góp ý kiến cho nhau.
ô HĐ2 : Thực hành nói trước lớp.
Gọi HS lên trình bày bài nói của mình trước lớp.
õ GD HS ý thức mạnh dạn, tự tin trước đông người, nói trôi chảy, mạch lạc.
à GV lưu ý HS dưới lớp:
- Chú ý lắng nghe để nhận xét nội dung, hình thức của bài nói, giọng nói, tư thế của người nói.
- Mở đầu bài nói cần có lời thưa, kết thúc bài nói cần có lời cảm ơn.
à Nhắc hs ngồi nghe cần phải ghi nhận cụ thể để nhận xét.
à Gọi HS nhận xét.
à GV nhận xét, chốt ý.
à Tuyên dương, khen thưởng những bài nói hay.
I.Chuẩn bị :
* Đề bài :
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ : “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lý Bạch.
* Dàn bài chung :
1. Mở bài :
Giới thiệu bài thơ, tác giả, cảm nghĩ chung của em.
Hoàn cảnh tiếp xúc.
2. Thân bài :
- Nêu cảm nghĩ của em.
+ Cảm nhận , tưởng tượng về hình tượng thơ trong tác phẩm.
+ Cảm nghĩ về từng chi tiết .
( theo thứ tự trước sau)
- Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ.
3.Kết bài :
Tình cảm của em đối với tác phẩm.
III. Thực hành nói trước lớp
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi 1
Sau bài nói em rút được kinh nghiệm gì khi nói trước đông người?
Câu hỏi 2
Để tăng thêm sự chú ý ,nội dung bài nói phải như thế nào?
l Cần tự tin, nói to, rõ, diễn cảm.
l Thống nhất, mạch lạc, có tính liên kết.
4.5. Hướng dẫn HS tự học :
- Chọn thêm tác phẩm khác và tập phát biểu cảm nghĩ của mình về tác phẩm đó.
- Xem lại cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Xem và lập dàn ý đề bài Tập làm văn số 3, tiết sau trả bài.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng ĐDDH:
File đính kèm:
- tuan 14.doc