Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 16

A -MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS :

– Hiểu được các yêu cầu trong việc sử dụng từ .

– Trên cơ sở nhận thức các yếu tố đó , tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ đúng chuẫn mực , tránh thái độ cẩu thả khi nói , viết .

B – HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1 . Ổn định lờp :

2 . Kiểm tra bài cũ

· Em hãy cho biết những hiểu biết của em về luật thơ lục bát : Số tiếng , số câu , cách gieo vần , luật B _ T ?

3 . Bài mới:

– Trong giao tiếp hằng ngày , đôi khi chúng ta phát âm chưa chính xác hoặc sử dụng từ chưa đúng nghĩa và chưa thể hiện từ đúng sắc thái biểu cảm dễ gây hiểu lầm và khó hiểu . Vậy để sử dụng từ cho chính xác , các em sẽ tìm hiểu qua bài : “ Chuẩn mực sử dụng từ “

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Tiết CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ --------oOo-------- A -MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS : Hiểu được các yêu cầu trong việc sử dụng từ . Trên cơ sở nhận thức các yếu tố đó , tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ đúng chuẫn mực , tránh thái độ cẩu thả khi nói , viết . B – HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1 . Ổn định lờp : 2 . Kiểm tra bài cũ Em hãy cho biết những hiểu biết của em về luật thơ lục bát : Số tiếng , số câu , cách gieo vần , luật B _ T ? 3 . Bài mới: Trong giao tiếp hằng ngày , đôi khi chúng ta phát âm chưa chính xác hoặc sử dụng từ chưa đúng nghĩa và chưa thể hiện từ đúng sắc thái biểu cảm …… dễ gây hiểu lầm và khó hiểu . Vậy để sử dụng từ cho chính xác , các em sẽ tìm hiểu qua bài : “ Chuẩn mực sử dụng từ “ Tiến trình tổ chức hoạt động Ghi bảng Hoạt Động 1 : Gv gọi HS đọc phần 1 SGK / 166 Các câu từ in đậm trong câu sau đây , sai âm , sai chính tả như thế nào ? Các em sửa lại cho đúng . Từ “ dùi “ sửa lại “ vùi “ Từ “ lên “ sửa lại “ nên “ Từ “ tập tẹ “ sửa lại “ bập bẹ “ Từ “ khoảng khắc “ sửa lại “ khoảnh khắc “ Vậy thì nguyên nhân dẫn đến sai âm , sai chính tả là do đâu ? Do phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả , hoặc viết sai chính tả do nhiều nguyện nhân Do ảnh hưởng tiếng địa phương , không phân biệt L / N ; X / S hoặc không phân biệt hỏi / ngã Do liên tưởng sai . GV đưa ra ví dụ những từ mà các em thường mắc lỗi : Cây tre viết thành cây che Giữ gìn viết thành giù . Hoạt Động 2 : Gv gọi HS đọc phần II SGK / 166 Các từ in đậm trong các câu sau đây dùng sai nghĩa như thế nào ? Giải thích …? Em hãy dùng từ khác để sửa lại cho đúng nghĩa câu diễn đạt . “ sáng sủa” sửa lại thành “Văn minh, tiến bộ” “cao cả” sửa lại thành “ Quý báu” “biết” sửa lại thành “ Có” Giải thích : Sáng sủa : nói vbề khuôn mặt , màu sắc , sự vật .. Cao cả đó là những hành động , việc làm tốt được mọi người tôn trọng . Biết : Hiểu biết . è Do đó những từ sử dụng ở những câu trên sai nghĩa và không phù hợp . Nguyên nhân nào dẫn đến dùng từ sai nghĩa ? Do không nắm vững khái niệm của từ Không phận biệt các từ đồng nghĩa và gần nghĩa Do đó muốn dùng từ đúng nghĩa ta phải căn cứ vào những yếu tố nào ? Căn cứ vào câu cụ thể , vào ngữ cảnh để nhận xét lỗi và tìm từ ngữ thích hợp để sửa . Gv gọi HS cho ví dụ và tìm cách sửa sai Hoạt động 3 : GV goi5 HS đọc phần III SGK / 167 Các từ in đậm trong câu sau đây sai về ngữ pháp như thế nào ? ( HS thảo luận ) Em hãy giải thích và tìm các từ thích hợp để thay thề các từ đó ? Từ “ hào quang “ là danh từ không thể sử dụng làm vị ngữ như tính từ Từ “ ăn mặc “ là động từ không thể làm chủ ngữ . Từ “ Thảm hại “ là tính từ không thể dùng như danh từ Từ “ Giả tạo phồn vinh “ là trái qui tắc trật tự từ tiếng việt : tính từ phải đứng sau danh từ . è Sửa lại : Hào quang à đẹp Aên mặc à bằng cách đảo : CHị ăn mặc thật giản dị . Thảm hại à tổn thất Giả tạo phồn vinh à phồn vinh giả tạo . Hoạt động 4 : Gv gọi HS đọc phần 4 SGK / 167 Các từ in đậm trong câu sau đây sai về sặc thái biểu cảm và không phù hợp với tình huống giao tiếp như thế nào ? Em hãy giải thích và tìm các từ thích hợp để thay thế các từ đó ? Từ “ lãnh đạo “ : Mang sắc thái trân trọng dùng trong câu trên là sai nghĩa không phù hợp với quân giặc đi xâm lược . Từ “ Chú hổ “ đặt ở đây không ổn vì “chú “ đặt trước danh từ chỉ động vật là mang sắc thái đáng yêu . è Sửa lại : Từ “ Lãnh đạo “ à “ cầm đầu “ Từ “ chú hổ “ à “ nó hoặc con hổ “ Hoạt động 5 : Gv gọi HS đọc phần 5 SGK / 167 Trong trường hợp nào ta không nên dùng từ địa phương ? Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt ? cho Ví dụ và giải thích ? (thảo luận ) Nếu chúng ta là người miền trung ( quảng bình – quảng ngãi ) đến miền Nam hoặc các vùng đất khác ta sử dụng câu “ Bầy choa có chộ mô mồ “ ( Bạn ta có thấy đâu nào ? ) thì sẽ gây khó hiểu thậm chí không thể hiểu được , ta phải thay bằng chữ toàn dân .Do đ1o không nên lạm dụng từ địa phương . Tuy vậy trong tác phẩm văn học cũng có lúc dùng từ địa phương vì mục đích nghệ thuật . So sánh 2 cặp câu sau , chú ý từ gạch dưới : Ngoài sân , trẻ em đang nô đùa Ngoài sân , nhi đồng đang nô đùa Ta nên sử dụng từ nào ? Vì sao . Từ “ trẻ em “ vì từ Hán Biệt thiếu tự nhiên ó phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp . Hoạt Động 6 : Tổng Kết Vậy nói tóm lại muốn sử dụng từ một cách chuẩn mực ta phải lưu ý mấy điều ? à Ghi nhớ SGK / 167 I . Sử dụng từ đúng âm , chính tả : VD : Một số người …….dùi ( vùi ) đầu ……. Em bé đã tập tẹ ( bập bẹ ) biết nói Đó là những khoảng khăc ( khoảnh khắc) II . Sừ dụng từ đúng nghĩa: VD : Đất nước ta ngày càng sáng sủa ( tươi đẹp ) ……… câu tục ngữ cao cả ( quý giá) Con người phải biết ( có ) lương tâm . III . Sử dụng đúng tính chất ngữ pháp của từ : VD : Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào quang ( sáng sủa ) Aên mặc ( cách ăn mặc ) của chị …. Bọn giặc ……. Thảm hại ( tồn thất ) ……. Giả tạo phồn vinh à phồn vinh giả tạo IV.Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách Quân Thanh … lãnh đạo (à cầm quân ) ……. Quần nhau với chú hổ ( à con hổ ) V . Ghi nhớ : SGK / 167 4 . Củng cố : Gọi HS cho vài ví dụ 5 . Dặn dò : HTL ghi nhớ Chuẩn bị : “ Ôn Tập Văn Bản Biểu Cảm ” Tiết : ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM A – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Qua hình thức ( hỏi – đáp ) giúp HS : Ôn lại những điểm quan trọng nhất về lí thuyết làm văn biểu cảm . Đó là những điểm phân biệt văn tự sự , miêu tả , với yếu tố tự sự . miêu tả trong văn bản biểu cảm , cách lập ý và lập dàn bài cho một để văn biểu cảm . Ngôn ngữ văn biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ . B – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1 . Ổn định lớp 2 . Kiểm tra bài cũ Muốn sử dụng từ đúng chuẩn mực em phải lưu ý điều gì ? 3 . Bài mới Năm lớp 6 các em đả học hai thể loại : Văn tự sự và miêu tả . Văn tự sự và miêu tả khác với văn biểu cảm như thế nào ? Và ngược lại tự sự , miêu tả đóng vai trò liên quan đến văn biểu cảm ra sao ? Tiến trình tổ chức hoạt động Ghi bảng Hoạt Động 1: Gv gọi HS đọc bài tập 1 : Đọc lài đoạn văn “ Hoa hải đường” ( bài 5 ) và “ Hoa học trò” ( Bài 6 ) Gv ôn lại bài văn miêu tả : văn miêu tả làloại văn giúp cho người đọc hình dung ra được những đặc điểm tính chất nổi bật của một sự vật , sự việc con người , phong cảnh … làm cho những cái đó như hiện ra trước mắt người đọc . Khi miêu tả năng lực quan sát của người viết thường bộc lộ rõ nhất . Vậy em hãy cho biết văn miêu tả và biểu cảm khác nhau như thế nào? ( Thảo luận ) Văn miêu tả nhằm tái hiện lại đối tượng ( người , vật , cảnh vật ) sao cho người ta cảm nhận được nó . Miêu tả hay sử dụng tính , ẩn dụ , so sánh . Văn biểu cảm : Nhằm mượn những đặc điểm , phẩm chất của mà nói lên suy nghĩ , cảm xúc của mình . Do đặc điểm này mà văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu tù , so sánh , ẩn dụ , nhân hoá. Hoạt động 2 : Gọi HS đọc bài tập 2 . Đọc lại bài “ Kẹo mầm “ ( bài 11) Hảy cho biết biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào ? ( thảo luận ) GV nhắc lại văn tự sự : Là phương thức kể lại một chuỗi sựviệc , sự việc này dẫn đến sự việc kia , cuối cùng tạo thành một kết thúc có ý nghĩa . Văn biểu cảm : Yếu tố tự sự chỉ để làm nền nói lên cảm xúc qua sự việc . DO đó tự sự trong văn biểu cảm thường nhớ lại những sự việc trong quá khứ , những sự việc ấn tượng sâu đậm chứ không cần đi sâu vào nguyên nhân kết quả . Hoạt động 3 : Tự sự ,miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì ? Chúng phục tùng nhiệm vụ biểu cảm như thế nào ? Nêu ví dụ ? Tự sự : là giới thiệu , kể , xác định các con người , sự việc và diễn biến của chúng . Biểu cảm : Thường là lời thơ trữ tình viết lên trong tự sự với những dấu hiệu như đã nói trên . è DO đó , tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tác giả bộc lộ tình cảm , cảm xúc . Thiếu tự sự , miêu tả thì tình cảm mơ hổ , không cụ thể bởi vì cảm xúc của con người nảy sinh từ sự việc , cảnh vật cụ thể . Nêu ví dụ : Hãy đánh dấu tự sự ( TS ) và biểu cảm ( BC) vào các ví dụ sau đây : Lão Hạc ngồi lặng lẽ , hưởng chút khoái lạc con con ấy . Tôi cũng ngồi lặng lẽ . Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi ( TS) ……Oâi ! những quyển sách rất nâng niu . …. ( BC) không ! Lão Hạc ơi ! ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu ? ( BC ) Que kẹo mầm tuổi thơ ……….( TS) Mẹ ơi còn có bao giờ được thấy mẹ ngồi gỡ tóc như thế nữa ? ( BC) Hải đường rộ lên hàng tăm đoá ở đầu cành , phơi phới như một lời chào hạnh phúc ( BC) Hoạt động 4 : GV gọi HS đọc bài tập 4 ( SGK / 185 ) Cho một đề bài biểu cảm , chẳng hạn “ CẢm nghĩ mùa xuân “ , em sẽ thực hiện bài làm qua những bước nào ? Tìm ý và sắp xếp ý như thế nào ? ( Xem phần ghi bảng ) Hoạt động 5 : GV gọi HS đọc bài tập 5 ( SGK / 185) Bài văn biểu cảm thường sự dụng những biện pháp tu từ nào ? Các biện pháp tu từ thường gặp trong văn biểu cảm : SO sánh , ẩn dụ , nhân hoá , điệp ngữ … Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ , em có đồng ý không ? Vì sao ? Ngôn ngữ văn biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ vì văn biểu cảm còn gọi là văn bản trữ tình bao gồm các thể loại như thơ , ca dao … để biểu hiện tình cảm , cảm xúc . I . Khác nhau giữa văn biểu cảm và văn miêu tả : 1 . Văn biểu cảm : Bộc lộ tình cảm , cảm xúc của tác giả 2 . Văn miêu tả: Nhằm tái hiện lại đối tượng ( người , sự vật , cảnh ) sao cho người ta cảm nhận được II . Khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm tự sự : 1 . VĂn tự sự : Nhằm kể lại 1 chuỗi sự viễc , sự việc này dẫn tới sự việc kia cuối cùng tạo thành 1 kết thúc . 2 . Văn biểu cảm : Để làm nền nói lên cảm xúc qua sự việc III . Vai trò của tự sự và miêu tả : Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tác giả bộc lộ tình cảm , cảm xúc Thiếu tự sự và miêu tả thì tình cảm sẽ mơ hồ . IV . Cảm nghĩ về mùa xuân : 1 . Thực hiện các bước : Tìm hiểu đề Lập ý ( xác định những biểu hiện gì đối với người hay vật ) Lập dàn bài Viết bài Đọc bài và sửa bài . 2 .Lập ý và sắp xếp các ý như sau : Mùa xuân mang lại cho mỗi người 1 tuổi trong đời . Mùa xuân là mùa đâm chồi nẩy lộc của thực vật , sinh sôi nảy lộc của thực vt , sinh sôi của muôn loài . Mùa xuân mở đầu cho 1 măn , 1 kế hoạch , 1 dự định à mùa xuân đem lại cho em biết bao nhiêu suy nghĩ về mình và mọi người xung quanh . V . Các biệp pháp tu từ thường gặp VI . Đọc lại các đoạn văn về : (Hoa hải đường / 73 ; An giang / 89; hoa học trò / 87; cây sấu Hà nội / 1000; các đoạn văn biểu cảm / 118 à 121 ) à miêu tả + biểu cảm Bài kẹo mầm / 137+138 à tự sự + biểu cảm 4 . Củng cố : Thế nào là văn biểu cảm ? 5 . Dặn dò : Chuẩn bị : “Sài gòn tôi yêu “ Tiết Sài Gòn Tôi Yêu A – MỤC ĐÍCH DẠY HỌC : Giúp HS: Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và phong cách con người Sài Gòn. Nắm được nghệt thuật biểu hiện tình cảm cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn. B – HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : Em có cảm nhận như thế nào về hương vị của cốm sau khi học xong bài thơ “Một thứ quà của lúa non: cốm” – Thạch Lam ? 3. Bài mới : Từ lâu Sài Gón nay là Thành Phố Hồ Chí Minh được xem là “Hòn Ngọc Viễn Đông” và miền tự hào của bao người dân thành phố. Vì thế chúng ta không lạ gì khi có nhiều tác phẩm thơ, văn, nhạc viết về Sài Gòn. Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu thêm về thành phố thâ thương này qua bài tuỳ bút của Minh Hương bài “Sài Gòn tôi yêu” Tiến trình tổ chức hoạt động Ghi bảng Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản GV đọc mẫu đoạn đầu – gọi HS đọc tiếp GV giải thích một số từ khó – từ địa phương Qua bài văn tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào? Bài văn thể hiện tình cảm yêu mến và những ấn tượng bao quát của tác giả về Sài Gòn trên phương diện chính: thiên nhiên khí hậu thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người Sài Gòn. Bố cục bài văn như thế nào? Nội dung? Bài văn có bố cục ba đoạn sau: Đoạn 1 : từ đầu đến tông chi họ hàng à Nêu lên những ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của mình với thành phố ấy. Đoạn 2 : “ở trên đất địa này … leo lên hơn trăm triệu” à Cảm nhận vàbình luận về phong cách con người Sài Gòn Đoạn 3 : từ “vậy đó mà” đến hết à Khẳng định lại về tình đố với thành phố ấy . Hoạt động 2 :Đọc lại đoạn 1 và yêu cầu : 1. HS tóm tắt ý chính của đoạn 2. Trong đoạn mở đầu, tác giảđã bày tỏ gì về tình cảm Sài Gòn và có những cảm nhận nào về thiên nhiên và cuộc sống ở nơi ấy? à GV hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn văn , tập trung vào 2 điểm: a) Sự cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên nhiên, khí hậu đặc biệt của Sài Gòn được thể hiện ở: Cảm nhận qua hiện tượng thời tiết với những nét riêng (nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cây mưa nhiết đới bỗng bất ngờ kéo đến và mau dứt). Cảm nhận về sự thay đổi nhanh chóng đột ngột của thời tiết ( trời đang nắng ưu tư, bỗng nhiên trong vắt lạ như thuỷ tinh) Cảm nhận về không khí, nhịp sống đa dạng của thành phố b) Tình yêu thiết tha nồng nhiệt của tác giả với thành phố Hồ Chí Minh Chính tình yêu này tác giả đã cảm nhận được vẻ đẹp và nét riêng của thành phố Thậm chí cả những đều tưởng chừng không dễ dịu như vậy “ Trái chứng”, sự thay đổi đột ngột của thời tiết, những cơn mưa nhiệt đới ào ào đông đúc trong những giờ cao điểm, với tác giả tất cũng trở thành cái đáng yêu, nhớ . Trong đoạn 1 tác giả đã sử dụng biện pháp ngôn ngữ nổi bật nào để thể hiện tình cảm của mình ? (Thảo luận) Tác giả đã sử dụng biện pháp điệp từ ở đầu câu, điệp cấu trúc câu để tạo hiệu quả nhấn mạnh tình cảm của mình và thể hiện sự phong phú của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn Hoạt động 3 : Tìm hiểu đoạn 2 Qua sự trình bày của tác giả, em hãy cho biế nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn là gì ? Thái độ tình cảm của tác giả vời con người Sài Gòn được biểu hiện như thế nào? Nét nổi bật trong phong cách người Sài Gòn là cởi mở, bộc trực, chân thành tự nhiên Thái đô tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện qua việc trình bày hững hiểu tường tận của mình về con người với gần năm mươi năm gần gũi họ. GV chốt: Cả d0oạn văn thể hiện tình cảm sâu đậm và niềm trân trọng của tác giả dành cho con người Sài Gòn. Tình cảm ấy cần được duy trì và phát triển trong lòng mỗi người dân thành phố chúng ta. Hoạt động 4 Dự vào phần tìm hiểu văn bản trên, em hãy trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản ? (thảo luận) à Ghi nhớ /173 I . Tìm hiểu bài : 1 . Sự cảm nhận với thiên nhiên , khí hậu và tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn : Nắng sớm , buổi chiều lộng gió , cơn mưa nhiệt đới bất ngờ . Trời đang ui ui bỗng trong vắt như thuỷ tinh . Tôi yêu đêm khuya thưa tiếng ồn ,phố phường náo động , dập dùi xe cộ , yêu làn hương khí mát dịu êm à điệp ngữ è cảm nhận tinh tế về sự thay đổi đột ngột của thời tiết Sài GÒn à Tình yêu nồng nhiệt , tha thiết của tác giả. 2 . Phong cách con người Sài GÒn : Ăn nói tự nhiên , ít dàn dựng , tính toán , rất chân thành , bộc trực -à Nét đẹp riêng của người Sài Gòn , của thành phố Sài Gòn . II . Ghi nhớ : SGK / 173 4. Củng cố : Qua bài văn này em cảm nhận được điều gì mới mẻ, sâu sắc về Sài Gòn và tình cảm với mảnh đất ấy của tác giả? 5 . Dặn dò : Học thuộc lòng ghi nhớ . Chuẩn bị : “ Mùa xuân của tôi “ Tiết : MÙA XUÂN CỦA TÔI ( VŨ BẰNG ) A -MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS : Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miêu tả Miền Bắc tái hiện trong bài tuỳ bút . Thấy được tình quê hương thiết tha sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa , tinh tế , giàu cảm xúc và hình ảnh . B – HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1 . Ổn định lờp : 2 . Kiểm tra bài cũ Em hãy trình bày nét đẹp về phong cách của con người Sài Gòn qua bài : “ SÀi Gòn tôi yêu “ mà em đã được học ? Nêu nghệ thụât biểu hiện tình cảm , cảm xúc của tác giả ? 3 . Bài mới: Tiết học trước , chúng ta có dịp nhìn lại nét đẹp về thiên nhiên và con người Sài Gòn . trong tiết học hôm nay , chúng ta lại tiếp tục đi vào tìm hiểu thêm về một địa danh khác của đất nước đó là thủ đô Hà Nội qua tuỳ bút “Mùa xuân của Tôi “ của nhà văn Vũ Bằng . Tiến trình tổ chức hoạt động Ghi bảng Hoạt Động 1 : Đọc và tìm hiểu chung về Văn bản Gv đọc mẫu đoạn đầu 7 gọi HS đọc tiếp Cho HS tìm h iểu về tác giả , xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài văn trong chú thích Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu ? Em thử hình dung hoàn cạnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này ? Bài tuỳ bút này đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong thàng giêng ở Hà NỘi và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của 1 người xa quê . Bài văn có mấy đoạn , nội dung chính của mỗi đoạn là gì ? Đoạn 1 : ( từ đầu à “ mê luyến mùa xuân “ ) : Tình cảm của con người với mùa xuân là một qui luật tất yếu , tự nhiên . Đoạn 2 : ( từ “ Tôi yêu ………….. mở hội liên hoan “ ) : Cảnh sắc không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người . Đoạn 3 : Cảnh sắc riêng của trời đất mùa xuân từ khoãng sau ngày rằm tháng giêng ở Miền Bắc . Hoạt Động 2 : Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào ? Qua những chi tiết gì ? Cảnh sắc thiên nhiên : mưa riêu riêu , gió lành lạnh . Không khí mùa xuân ầm áp nồng nàn từ những âm thanh của tiếng nhạn , tiếng trống cheo , từ khung cảnh với bàn thơ ……… Mùa xuân đã đem lại và khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào ? Nhận xét về giọng điệu và ngôn ngữ trong đoạn văn ? Tác giả không dừng lại ở miêu tả cảnh vật mà tập trung thề hiện nổi bật sức sống của mùa xuân thiên nhiên và trong lòng người = nhiều hình ảnh gợi cảm và so sánh cụ thể : “ Nhựa sống trong người ……… căng lên “ . Bằng giọng điệu vừa sôi bổi , vừa tha thiết của tác giả đã tạo nên sức truyền cảm của đoạn văn . Hoạt động 3 : Xem lại đoạn 3 Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng có nét gì riêng biệt ? Nhận xét về cách thể hiện của tác giả ở đoạn văn ngày ? A . tác giả phát hiện và miêu tả sự thay đổi chuyển biến của không khí và cảnh sắc thiên nhiên . Tết ……chưa hết hẳn , đào hơi phai …. Màu pha lê mờ “ B . Nhận xét : ( Cho HS nhận xét – Gv bình chốt ) Tác giả đã chọn , những hình ảnh , chi tiết tiêu biểu , đặc sắc tạo nên nét riêng biệt của không khí và cảnh sắc thiên nhiên sau rằm tháng giêng . Qua đoạn văn , tác giả bộc lộ sự quan sát và cảm nhận tinh tế , đồng thời cũng cho chúng ta thấy được tình yêu quê hương đất nước sâu đậm , thái độ biết trân trọng sự sống và biết tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống . Hoạt động 4 : Tổng kết về giá trị bài văn . Nêu cảm nhận đậm nét nhất của em về mùa xuân , tình cảm của tác giả và ngòi bút tài hoa tinh tế ? ( Thảo luận) Nêu giá trị về nội dung , nghệ thuật của bài văn ? è ghi nhớ / 178 I . Tác giả – tác phẩm : SGK II . Tìm hiểu bài : 1 . Cảnh sắc và không khí của đất trời và lòng người Mưa riêu riêu , gió lành lạnh , tiếng nhạn kêu , tiếng trống trào , câu hát huê tình Nhựa sống trong lòng người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai , như mần non của cây cối …….. tor62i ra thành những lá nhỏ li ti . è sự sống mạnh mẽ hình ảnh gợi cảm , so sánh cụ thể , giọng điệu sôi nổi thiết tha . 2 . Cảnh sắc riêng của đất rời mùa xuân từ khảong từ sau rằm tháng giêng . Đào hơi phai nhưng nhuỵ còn phong , cỏ không mướt xanh ,……. Nhưng lại nức mùi hương man mắc, mùa xuân thay thề cho mua phùn . è cảnh sắc thay đổi , chuyển biến Chi tiết hình ảnh tiêu biểu , đặc sắc thể hiện qua sự quan sát và cảm nhận tinh tế . II . Ghi nhớ . SGK / 178 4 . Củng cố : Nhắc lại nội dung bài tuỳ bút . 5 . Dặn dò : HTL ghi nhớ + Chuẩn bị : “ Luyện Tập sử dụng từ “

File đính kèm:

  • docTUAN_16.DOC