Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 21 đến tuần 23

A. Mục tiêu

- Giúp HS hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

- Nắm được cách nghị luận chặt chẽ, sáng tạo, ngắn gọn, có tính chất mẫu mực của bài văn.

- Nhớ được câu chốt của bài và những câu có hình ảnh so sánh trong bài văn

B. Chuẩn bị

- SGK, SGV, bài soạn, bảng phụ và tài liệu tham khảo

C. Cách thức tiến hành

- Phát vấn câu hỏi, giảng, bình, thảo luận

D. Tiến trình giờ dạy

1- Ổn định tổ chức (1)

2- Kiểm tra bài cũ(5)

? Đọc thuộc lòng bài tục ngữ về con người và về xã hội. Phân tích nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của 3 câu tục ngữ đầu?

3- Bài mới

* Giới thiệu bài: HS nhắc lại khái niệm về văn bản nghị luận?

GV: “Tinh thần yêu nước” là một bài văn ngắn gọn nhưng có thể xem là mẫu mực về văn bản nghị luận chứng minh.

 

doc18 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 21 đến tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : Tuần 21, Tiết 81 Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta A. Mục tiêu - Giúp HS hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Nắm được cách nghị luận chặt chẽ, sáng tạo, ngắn gọn, có tính chất mẫu mực của bài văn. - Nhớ được câu chốt của bài và những câu có hình ảnh so sánh trong bài văn B. Chuẩn bị - SGK, SGV, bài soạn, bảng phụ và tài liệu tham khảo C. Cách thức tiến hành - Phát vấn câu hỏi, giảng, bình, thảo luận D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ(5’) ? Đọc thuộc lòng bài tục ngữ về con người và về xã hội. Phân tích nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của 3 câu tục ngữ đầu? 3- Bài mới * Giới thiệu bài: HS nhắc lại khái niệm về văn bản nghị luận? GV: “Tinh thần yêu nước” là một bài văn ngắn gọn nhưng có thể xem là mẫu mực về văn bản nghị luận chứng minh. Hoạt động 1(5’) ?) Nhắc lại vài nét về tác giả? ?) Bài văn được viết trong hoàn cảnh nào? - Là đoạn trích trong văn kiện báo cáo chính trị do chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần II của Đảng Lao động VN tại Việt Bắc Tháng 2/1951 - Gọi 2 HS đọc văn bản - Gọi HS giải thích một số từ khó: công chức, hậu phương, điền chủ I. Giới thiệu tác giả - văn bản 1. Tác giả 2. Văn bản - Là đoạn trích trong văn kiện báo cáo chính trị do chủ tịch Hồ Chí Minh đọc... 3. Đọc, tìm hiểu chú thích Hoạt động 2(18’) ?) Văn bản bàn về vấn đề gì? Xác định câu văn diễn tả vấn đề đó? - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Câu: Dân ta có một lòng...yêu nước ?) Hãy xác định bố cục của văn bản? - 3 phần: + Từ đầu -> cướp nước: Nhận định chung về lòng yêu nước + Tiếp -> yêu nước: chứng minh những biểu hiện của lòng yêu nước + Còn lại: Nhiệm vụ của chúng ta ?) Tác giả làm thế nào để đạt mục đích của văn bản? - Dùng lí lẽ + Dẫn chứng => khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân ta ?) Văn bản biết theo phương thức nào? - Nghị luận -> Văn bản nghị luận * GV chuyển ý ?) Em hiểu tình cảm như thế nào được gọi là “nồng nàn yêu nước” - Tình yêu nước mãnh liệt, sôi nổi, chân thành ?) Lòng yêu nước đó được tác giả nhấn mạnh ở lĩnh vực nào? Tại sao? - Đấu tranh chống ngoại xâm. Vì: + Đặc điểm lịch sử dân tộc luôn có giặc ngoại xâm và chống giặc ngoại xâm + Văn bản được việt khi ta đang chống Pháp ?) Nổi bật trong đoạn văn mở đầu văn bản là hình ảnh nào? Nhận xét về ngôn từ? Tác dụng? - Lòng yêu nước kết thành làn sóng...(Câu 3) - Lặp nhiều lần đại từ “nó” + Các động từ mạnh dùng liên tiếp: kết thành, lướt qua, nhấn chìm => Tác dụng: Gợi tả sức mạnh của lòng yêu nước Tạo khí thế mạnh mẽ Thuyết phục người đọc ?) Đoạn văn mở đầu có ý nghĩa gì? Cảm xúc của tác giả biểu hiện như thế nào? - Tạo luận điểm chính cho văn bản, bày tỏ nhận xét chung về lòng yêu nước của nhân dân ta -> Rưng rưng tự hào. ?) Để làm rõ lòng yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã đưa ra dẫn chứng và sắp xếp theo trình tự như thế nào? - Theo trình tự thời gian Trong quá khứ: Lịch sử... Trong hiện tại: Đồng bào ta.. - Dẫn chứng: Thời đại Bà Trưng... ?) Vì sao tác giả khẳng định: Chúng ta có quyền tự hào...đó? - Các thời đại gắn liền với những chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm ?) Nhận xét về các dẫn chứng trong giai đoạn lịch sử này? - Tiêu biểu -> Chứng minh cho lòng yêu nước trong lịch sử dân tộc -> thuyết phục người đọc ?) Đọc lại đoạn văn “Đồng bào ta ngày nay...nồng nàn” và cho biết vai trò của câu đầu, câu cuối - Câu đầu: mở đoạn -> liên kết với đoạn trước - Câu cuối: kết đoạn: lòng yêu nước của đồng bào ta ?) Tác giả đã chứng minh cho lòng yêu nước của đồng bào ta ngày nay như thế nào? - Tất cả mọi người đều có lòng yêu nước: từ các cụ già...giết giặc - Tất cả mọi nơi đều có lòng yêu nước: Từ những chiến sĩ...của mình - Mọi nghề nghiệp tầng lớp: Từ nam nữ...cho chính phủ ?) Các dẫn chứng được sắp xếp theo cách nào? Theo kiểu mô hình liên kết nào? Tác dụng? + Theo thủ pháp liệt kê dẫn chứng + Mô hình liên kết: Từ ...đến (lặp cấu trúc 6 lần) => Thể hiện sâu sắc, toàn diện và cụ thể tư tưởng nêu ở đầu bài “Dân ta...yêu nước” ?) Qua đoạn văn em thấy cảm xúc của tác giả như thế nào? - Cảm phục, ngưỡng mộ đồng bào ta GV: Với tài năng Hồ Chí Minh, các câu văn, dẫn chứng vừa toàn diện vừa giữ được mạch văn thông thoáng, cuốn hút người đọc ?) Câu mở đầu phần kết tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng? - So sánh đặc sắc: Tinh thần yêu nước/ cũng như các thứ của quý Trừu tượng vô hình/cụ thể, hữu hình => Đề cao giá trị của lòng yêu nước ?) Em hiểu như thế nào về lòng yêu nước “trưng bày” và lòng yêu nước “dấu kín”? - Lòng yêu nước có 2 dạng Nhìn thấy được Không nhìn thấy được ?) Nhận xét về cách dùng câu trong đoạn văn? Cách lập luận? - 3 câu rút gọn: Câu 2, 3, 5 -> Dùng hình ảnh để diễn đạt *GV: Với cách nói ngắn gọn, tượng hình, người đọc dễ dàng hiểu được 2 trạng thái của lòng yêu nước, ý tưởng sâu sắc mang tầm khái quát cao nhưng lời văn và ngôn ngữ giản dị, đúng như nhận xét: Văn Hồ Chí Minh đạt được chuẩn mực “4 dễ”: dễ đọc, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ vận dụng ?) Khi bàn về “bổn phận” tác giả bộc lộ quan điểm yêu nước như thế nào? - Động viên, khích lệ tiềm năng yêu nước của mọi người. Phải ra sức giải thích, tuyên truyền... II. Phân tích văn bản 1. Bố cục: 3 phần 2. Phân tích a) Nhận định chung về lòng yêu nước - “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” là luận điểm chính thể hiện niềm tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta b) Những biểu hiện của lòng yêu nước * Trong quá khứ - Lòng yêu nước được thể hiện qua những chiến công hiển hách với các anh hùng dân tộc * Trong hiện đại - Trong thời đại ngày nay lòng yêu nước biểu hiện ở mọi lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn... xứng đáng với truyền thống dân tộc c) Nhiệm vụ Bổn phận của chúng ta là khích lệ động viên lòng yêu nước của mọi người Hoạt động 3(5) ?) Nghệ thuật nghị luận có gì đặc sắc? - Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc - Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng, dùng nhiều thư pháp so sánh, liệt kê - Giọng văn tha thiết, sôi nổi giàu cảm xúc ?) Bài văn giúp em hiểu thêm về lòng yêu nước như thế nào? Hiểu thêm về Hồ Chí Minh - 2 HS phát biểu -> GV chốt bằng ghi nhớ III. Tổng kết Hoạt động 4 (5’) Viết vào phiếu học tập, GV thu chấm IV. Luyện tập Viết đoạn văn theo lối liệt kê (4 – 5 câu) có dùng mô hình liên kết “Từ...đến”\ 4. Củng cố 5. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc lòng đoạn 1, 3. Tập phân tích - Nêu cảm nghĩ của em về văn bản - Soạn: Sự giàu đẹp của Tiếng việt..., Câu đặc biệt D. Rút kinh nghiệm ...............………………………………………………………………………………… ...............………………………………………………………………………………… Soạn : Tuần 21, Tiết 82 Tiếng việt Câu đặc biệt A. Mục tiêu - Giúp HS nắm được khái niệm: câu đặc biệt - Hiểu được tác dụng của câu đặc biệt, biết sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống cụ thể B.Chuẩn bị - Soạn bài, TLTK, bảng phụ C. Cách thức tiến hành - Phát vấn câu hỏi, thảo luận, phiếu học tập D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ?) Thế nào là câu rút gọn? Tác dụng? Cách dùng? Ví dụ? 3- Bài mới GV đưa ra 2 VD: a) Đám người nhốn nháo lên. Tiếng reo, tiếng vỗ tay (Nam Cao) b) Chị gặp anh ấy bao giờ? Một ngày mùa xuân => HS xác định và khôi phục thành phần -> Câu (a) không khôi phục được đó là câu đặc biệt Hoạt động 1(5’) GV treo bảng phụ -> Gọi 1 HS đọc - Yêu cầu HS thảo luận, chọn đáp án đúng (đáp án c): Câu không thể có chủ ngữ, vị ngữ * GV: Đó là câu đặc biệt ?) Thế nào là câu đặc biệt? - Gọi 1 HS trả lời. GV chốt bằng ghi nhớ ?) Thử nêu dấu hiệu phân biệt 3 kiểu câu: câu đơn bình thường, câu rút gọn, câu đặc biệt? + Câu đơn bình thường: đủ chủ ngữ, vị ngữ + Câu rút gọn: bị lược bớt chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc cả chủ ngữ, vị ngữ (khôi phục lại được) + Câu đặc biệt: không thể có chủ ngữ, vị ngữ (không khôi phục được) I. Lý thuyết 1. Thế nào là câu đặc biệt a. Ví dụ b. Phân tích c. Nhận xét - Câu không thể có chủ ngữ, vị ngữ * Ghi nhớ : sgk(28) Hoạt động 2(8’) - GV treo bảng phụ -> HS đọc - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm, trình bày (1 – c); (2- b); (3 – a); ( 4- d) ?) Hãy nêu tác dụng của câu đặc biệt? - 2 HS phát biểu -> GV chốt bằng ghi nhớ * GV: Câu đặc biệt thường được cấu tạo bằng danh từ hoặc vị từ VD: Nước (lời người ốm gọi ); Mùa xuân Im lặng quá (Nam Cao); Cháy nhà! 2. Tác dụng của câu đặc biệt a. Ví dụ b. Phân tích c. Nhận xét * Ghi nhớ: sgk (29) Hoạt động 3 (20’) - Thảo luận nhóm-> Gọi đại diện trình bày - 2 HS lên bảng. Mỗi HS thực hiện 1 yêu cầu ( 1kiểu câu) - HS viết vào phiếu học tập, GV thu chấm III. Luyện tập 1. BT 1 (29) a) – Không có câu đặc biệt - Câu rút gọn: Câu 2, 3, 5 b) Câu đặc biệt 3 giây...4 giây...5 giây...Lâu quá! - Không có câu rút gọn c) Câu đặc biệt: 1 hồi còi - Không có câu rút gọn d) Câu đặc biệt: Lá ới! - Câu rút gọn: Hãy kể chuyện...đi ! Bình thường lắm...đâu 2. BT 2(29) Câu Tác dụng Câu đặc biệt - 3 câu đầu Ví dụ - Câu 4(VD b) - VD c - Câu 1 VD d Câu rút gọn - VD a - Câu 2 VD d - Câu 1 VD d - Xác định thời gian - Bộc lộ cảm xúc - Liệt kê, thông báo về sự tồn tài của sự vật - Gọi đáp - Câu gọn, tránh lặp từ - Rút gọn chủ ngữ -> câu gọn hơn (câu mệnh lệnh) 3. BT 3 (29) Viết đoạn văn 4. Củng cố 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài, lấy ví dụ, hoàn thiện Bài tập 3 - Soạn: Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận E. Rút kinh nghiệm ...............………………………………………………………………………………… ...............………………………………………………………………………………… ----------------------------&0&------------------------------ Soạn : Tuần 21, Tiết 83 Tập làm văn Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận A. Mục tiêu - Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận - Nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận B. Phương tiện - Soạn bài, SGV, SGK,TLTK, bảng phụ - HS: chuẩn bị bài: Trả lời câu hỏi trong SGK C. Cách thức tiến hành - Câu hỏi, giảng D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Thế nào là luận điểm, luận cứ, lập luận? Nêu các bước lập ý trong bài văn nghị luận? 3- Bài mới Hoạt động 1(25’) HS đọc bài “Tinh thần yêu nước...” - GV treo bảng phụ: Sơ đồ (30) ?) Chỉ ra bố cục của bài văn? - Mở bài: I (1) - Thần bài: II (2, 3) - Kết bài: III (4) ?) Mỗi phần có mấy đoạn? Các luận điểm? - Mở bài, kết bài: 1 đoạn - Thân bài: 2 đoạn + Luận điểm chính xuất phát: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước + Luận điểm phụ: Lòng yêu nước trong quá khứ Lòng yêu nước hiện tại + Luận điểm kết luận: Bổn phận của chúng ta (mục đích) * Chú ý tới quan hệ hàng ngang ?) Hàng 1, 2 lập luận theo quan hệ gì? Tại sao? - Lập luận theo quan hệ nhân – quả + Có nồng nàn yêu nước -> truyền thống quí báu...nước + Lịch sử có nhiều...-> chúng ta phải... ?) Hàng 3 lập luận theo quan hệ gì? - Quan hệ: tổng – phân – hợp: Nhận định chung – dẫn chứng – kết luận (mọi người đều có lòng yêu nước) ?) Nêu cách lập luận ở hàng 4? - Suy luận tương đồng: Từ truyền thống -> bổn phận: phát huy lòng yêu nước => là kết luận, mục đích, nhiệm vụ trước mắt * Chú ý quan hệ hàng dọc ? Nói quan hệ hàng dọc (1) là lập luận tương đồng có đúng không? - Là suy luận tương đồng theo dòng thời gian: nêu nhận định -> hiện tại -> nhiệm vụ trước mắt ?) Bố cục bài nghị luận nói chung? Cách lập luận? - 2 HS phát biểu -> GV chốt - HS đọc ghi nhớ I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận 1. Ví dụ: Tinh thần yêu nước. 2. Nhận xét a) Bố cục: 3 phần - Mở bài: nêu vấn đề - Thân bài: 2 luận diểm + Lòng yêu nước trong quá khứ + Lòng yêu nước hiện tại - Kết bài: khẳng định vấn đề b) Lập luận - Hàng ngang: nhân quả, tổng phân hợp, tương phản - Hàng dọc: suy luận, tương đồng 3. Ghi nhớ: Sgk( 31) Hoạt động 2(15’) - HS thảo luận -> trình bày -> HS nhận xét, bổ sung -> GV uốn nắn IV. Luyện tập Tư tưởng của bài văn: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn -> Luận điểm chính * Luận điểm phụ: - ở đời...cho thành tài -... ai luyện tập động tác cơ bản...tiền đồ - Chỉ những ông thầy lớn biết dạy cho học trò... - Thầy giỏi đào tạo trog giỏi * Bố cục: 3 phần - Mở bài: câu 1 - đoạn 1 - Thân bài: đoạn 2 - Kết bài: đoạn 3 * Lập luận - Mở bài: Nhiều người > lập luận tương phản - Thân bài: Câu chuyện để chứng minh cho luận điểm “Học cơ bản...” -> lí lẽ + dẫn chứng - Kết bài: khẳng định luận điểm – bài học rút ra * Quan hệ nhân quả + Chịu khó luyện tập...-> Có tiền đồ + Thầy lớn -> Dạy trò những điều cơ bản + Thầy giỏi -> Trò giỏi 4. Củng cố 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài, tìm ví dụ để minh hoạ - Chuẩn bị: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận E. Rút kinh nghiệm ...............………………………………………………………………………………… ...............………………………………………………………………………………… Soạn : Tuần 21, Tiết 84 Tập làm văn Luyện tập về phương pháp Lập luận trong văn nghị luận A. Mục tiêu - Giúp HS: qua luyện tập mà hiểu sâu thêm về khái niệm lập luận - HS phân biệt được luận điểm, luận cứ và rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận B. Phương tiện - Soạn bài, TLTK, bảng phụ - HS: chuẩn bị bài ở nhà C. Cách thức tiến hành - Câu hỏi, giảng bình D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Trình bày bố cục của bài văn nghị luận? Có những phương pháp lập luận nào?Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận? 3- Bài mới Hoạt động 1(10’) ?) Em hiểu như thế nào về lập luận? - 2 HS trả lời - 1 HS dọc VD ?) Trong các câu trên, bộ phận nào là luận cứ? Bộ phận nào là kết luận thể hiện tư tưởng của người nói? ?) Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận là như thế nào? - Luận cứ nêu nguyên nhân, kết luận nêu kết quả ?) Có thể thay đổi vị trí của luận cứ và kết luận cho nhau không? - Có.Vì nội dung không thay đổi * GV treo bảng phụ chép bài tập 2 - HS lên điền luận cứ phù hợp * Lưu ý: 1 kết luận có thể có nhiều luận cứ * GV treo bảng phụ chép bài tập 3 Cách làm tương tự bài 2 * Lưu ý: một luận cứ có thể có nhiều kết luận - 2 HS phát biểu -> GV chốt - HS đọc ghi nhớ I. Lập luận trong đời sống 1. Bài tập 1 (32) a. Luận cứ: Vế 1 – kết luận: V2 b. Luận cứ: Vế 2- kết luận:Vế 1 c. Luận cứ: Vế 1 – kết luận: V2 * Luận cứ: nguyên nhân Kết luận: kết quả => Nhân – quả * Có thể thay đổi vị trí luận cứ- kết luận 2. Bài tập 2 (33) a) ...vì đó là nơi chắp cánh ước mơ cho em b)...vì chẳng có ai tin mình c) Mệt mỏi quá... d) Cha mẹ là thầy dạy đầu tiên... e) Nghỉ hè đã đến... 3. Bài tập 3(33) a) ...đi xem phim đi !(đi dạo đi) b) ...phải ôn suốt ngày thôi! c)...ai cũng khó chịu d) ...phải độ lượng (gương mẫu( chứ) e)...nên học hành sút kém hẳn đi Hoạt động 2(10’) ?) Nhận xét về luận điểm trong văn nghị luận? - Là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội * HS đọc lại 3 VD ở bài tập 1 (32) ?) Thử tìm luận điểm ở đó? - Là các kết luận ?) Hãy so sánh với luận điểm trong văn nghị luận? - Lập luận trong đời sống: mang tính cảm tính, tính hàm ẩn, không tường minh - Lập luận trong nghị luận: có tính lí luận, chặt chẽ và tường minh - Cả 2 đều là kết luận * GV: Luận cứ và kết luận trong văn nghị luận không thể tuỳ tiện, linh hoạt như trong đời sống. Trong văn nghị luận, mỗi luận cứ chỉ cho phép rút ra một kết luận * HS trả lời câu hỏi 2 (34) – phần l2 “ Sách là người bạn...” như tiết 80 II. Lập luận trong văn nghị luận 1. Ví dụ: SGK (33) 2. Nhận xét - Lập luận phải khoa học và chặt chẽ * Yêu cầu: - Mỗi luận cứ chỉ rút ra một kết luận - Luận điểm là kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến Hoạt động 3(15’) ?) Xác định luận điểm? ?) Câu chuyện có những lí lẽ và dẫn chứng nào?(Luận cứ nào?) ?) Cách sắp xếp các luận cứ? - HS thảo luận nhóm - Tương tự bài 1 III. Luyện tập 1. BT 1 Luận điểm và lập luận: Thầy bói xem voi 1) Luận điểm: phải đánh giá sự việc một cách toàn diện 2) Lập luận - Đánh giá sự việc một cách chủ quan , phiến diện không đúng, dẫn tới thái độ và hành động sai trái + Do ế hàng -> các thày xem voi + Mỗi thầy sờ một bộ phận của voi và nhận xét + Đánh nhau - Bài học: phải xem xét sự vật toàn diện, đầy đủ 2. BT 2: Luận điểm và lập luận: ếch ngồi đáy giếng 1) Luận điểm: không nên sống kiêu căng, tự phụ 2) Lập luận: - Hiểu biết hạn hẹp sẽ đánh giá sai về sự việc + ếch sống lâu trong giếng -> Tự cho mình là giỏi + Trời mưa -> ếch lên bờ + ếch quen thói cũ ->bị trầu giẫm bẹp - Bài học: Hiểu biết sâu rộng, không tự phụ sẽ có những hành động đúng 4. Củng cố 5. Hướng dẫn về nhà - Ôn lại các khái niệm: luận cứ, luận điểm, lí lẽ trong văn nghị luận - Chuẩn bị: Sự giàu đẹp của tiếng việt ? Trả lời câu hỏi SGK ? Sưu tầm dẫn chứng minh hoạ ? Tìm luận điểm, luận cứ và nhận xét cách lập luận E. Rút kinh nghiệm ...............………………………………………………………………………………… ...............………………………………………………………………………………… ----------------------------&0&------------------------------ Soạn : Tuần 22, Tiết 85 Văn bản Sự giàu đẹp của tiếng việt A. Mục tiêu - Giúp HS hiểu được những nét chung sự giàu đẹp của tiếng việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả - Nắm được những nét nổi bật tong nghệ thuật nghị luận của bài văn: Lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong có tính khoa học - Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản. B. Phương tiện - GV: Soạn bài, TLTK - HS: chuẩn bị bài, tìm dẫn chứng minh hoạ C. Cách thức tiến hành - Phát vấn câu hỏi, giảng bình. D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Trình bày những cảm nhận của em về nội dung, nghệ thuật của văn bản “Tinh thần yêu nước...”? 3- Bài mới Hoạt động 1(5’) ?) Nêu những hiểu biết của em về tác giả? - (1902 – 1984) Thanh Thương – Nghệ An. Là nhà văn, nhà nghiên cứu văn hoá, nhà hoạt động xã hội có uy tín Trước cách mạng: hoạt động cách mạng, sáng tác văn học Sau cách mạng: giữ nhiều trọng trách trong chính quyền và các cơ quan văn nghệ, nhà nghiên cứu xã hội - Được phong tặng danh hiệu giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật ?) Xuất xứ đoạn trích? * GV nêu yêu cầu đọc: rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh ở những từ ngữ, hình ảnh thể hiện rõ luận điểm - 2 HS đọc -> GV đọc mẫu 1 đoạn ?) Em hiểu như thế nào về âm bình, dựng bình? Âm giai?... ?) Tác giả dùng phương thức nào để tạo văn bản? Tại sao? - Phương thức nghị luận vì chủ yếu dùng lí lẽ và dẫn chứng ?) Mục đích của văn bản này là gì? - Khẳng định sự giàu đẹp của tiếng việt để mọi người t hào và tin tưởng vào tương lai của tiếng việt I. Tác giả và văn bản 1. Tác giả: SGK(36) 2. Văn bản: Là phần đầu bài nghiên cứu Tiếng việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc” viết 1967 3. Đọc văn bản 4. Tìm hiểu chú thích Hoạt động 2(20’) ?) Bố cục của văn bản? - Lập luận bằng 2 nội dung lớn + Từ đầu...thời kì lịch sử: nhận định chung và giải thích “Tiếng việt giàu đẹp” + Còn lại: chứng minh sự giàu đẹp của tiếng việt * Mở đầu bài viết tác giả dẫn dắt người đọc vào vấn đề bằng 2 câu biểu cảm ?) Em nhận xét gì về cấu tạo và tác dụng của cách viết đó? - Câu rút gọn (Câu 2) + 2 từ biểu cảm “tự hào, tin tưởng” => Tình yêu và thái độ trân trọng của tác giả đối với tiếng việt -> lôi cuốn người đọc vào vấn đề ?) Luận điểm chính của văn bản? - Tiếng việt có những đặc sắc của 1 thứ tiếng đẹp, 1 thứ tiếng hay -> bao trùm, hàm chứa các luận điểm phụ khác: Tiếng việt đẹp + Tiếng việt hay ?) Tác giả đã giải thích như thế nào về nhận định đó? - Ngắn gọn, rõ ràng về 2 đặc tính * Tiếng việt đẹp + Nhịp điệu: hài hoà âm hưởng, TĐ + Cú pháp: tế nhị, uyển chuyển trong đặt câu * Tiếng việt hay: + Đủ khả năng diễn đạt tư tưởng, tình cảm của người VN + Thoả mãn được yêu cầu đời sống văn học qua các thời kì lịch sử ?) Nhận xét về cách lập luận của tác giả? Tác dụng? - Ngắn gọn, rành mạch. Đi từ khái quát -> cụ thể => dễ theo dõi, dễ hiểu ?) Luận điểm phụ “Tiếng việt, trong cấu tạo của nó là một thứ tiếng khá đẹp” được chứng minh như thế nào? - Giàu chất nhạc Ngữ âm: TĐ phong phú: B - T Cú pháp: cân đối, nhịp nhàng Từ vựng: dồi dào vốn từ cả về thơ, nhạc hoạ ?) Hãy tìm 1 - 2 dẫn chứng trong văn thơ mà em cho là giàu chất nhạc? - “Lượm”: Chú bé...vàng - Cảnh khuya ? Em hiểu như thế nào về câu nói của một giáo sĩ “Tiếng việt là một thứ tiếng đẹp...những câu TN”? Hãy chứng minh? - Tác giả khẳng định: “Tiếng việt rất uyển chuyển - VD: Người sống, đống vàng Đứng bên ni đồng... => Đối về - vần lưng - vần chân -> uyển chuyển, linh hoạt ?) Nhận xét về cách nghị luận của tác giả về vẻ đẹp của tiếng việt? - Kết hợp chứng cớ khoa học và đời sống -> Lí lẽ sâu sắc - Là nghị luận khoa học nên trừu tượng, khó hiểu, khô cứng... * GV chuyển ý ?) Tác giả quan niệm như thế nào về cái “hay” của tiếng việt? - Thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa người – người - Thoả mãn yêu cầu của đời sống văn hoá ngày 1 phức tạp... ?) Tác giả dùng dẫn chứng như thế nào để chứng minh “Tiếng việt hay”? - Về từ vựng: tăng lên mỗi ngày 1 nhiều - Ngữ pháp: chính xác, uyển chuyển hơn - Dồi dào về cấu tạo từ ngữ...về hình thức diễn đạt - Không ngừng đặt ra những từ mới ?) Hãy tìm 1 - 2 dẫn chứng minh hoạ cho cái hay của tiếng việt? - Cách dùng đại từ “ta” trong: Qua đèo ngang và Bạn đến chơi nhà - Thu điếu (Nguyễn Khuyến): đặc tả mùa thu ở nông thôn... - Từ mới: văn bản nhật dụng: các văn bản có nội dung cập nhật đời sống hiện tại ?) Nhận xét cách lập luận của tác giả trong đoạn văn này? - Dùng lí lẽ và các chứng cớ khoa học -> thuyết phục người đọc - Thiếu những dẫn chứng cụ thể, sinh động ?) Để khẳng định tiếng việt đẹp và hay, tác giả đã chứng minh qua những phương diện nào? - Hình thức: Tiếng việt đẹp - Nội dung: Tiếng việt hay * GV: Cái đẹp của tiếng việt đi liền với cái hay và ngược lại cái hay cũng tạo ra vẻ đẹp của tiếng việt. Câu cuối khẳng định sức sống của tiếng nói VN chính là biểu hiện sức sống của dân tộc VN... II. Phân tích văn bản A. Bố cục: 2 đoạn B. Phân tích 1. Nhận định về phong cách của tiếng việt - “Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” 2. Biểu hiện giàu đẹp của tiếng việt a. Tiếng việt là một thứ tiếng đẹp - Tiếng việt giàu chất nhạc, cân đối, nhịp nhàng, uyển chuyển b. Tiếng việt là một thứ tiếng hay - Tiếng việt là phương tiện trao đổi tình cảm, ý nghĩ giừa người – người Hoạt động 3 (5’) ?) Văn bản có gì đặc biệt về phương pháp nghị luận? - Kết hợp giải thích, chứng minh, bình luận - Luận cứ nêu ra có sức thuyết phục vì tính khoa học ?) Văn bản giúp em hiểu biêt s2 nào về TV? Tác giả? - Tiếng việt đẹp, hay do cấu tạo và khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử? - Tác giả am hiểu tiếng việt, yêu tiếng việt, có tinh thần dân tộc và tin tưởng vào tương lai III. Tổng kết * Ghi nhớ: SGK (37) Hoạt động 4 (5’) IV. Luyện tập 1. Bài tập 1: Trong học tập và giao tiếp em đã ladm gì cho sự giàu đẹp của tiếng việt? - Rèn kĩ năng nói: không ngọng, lắp, không dùng từ “lóng”, không nói tục - Sử dụng câu đúng cấu tạo ngữ pháp - Say mê đọc, tìm hiểu các tác phẩm văn học 2. Đọc thêm: 4. Củng cố: 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài, sưu tầm ví dụ và nhận xét về tiếng việt...... - Soạn bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ - Chuẩn bị: Thêm trạng ngữ cho câu E. Rút kinh nghiệm ...............………………………………………………………………………………… ...............………………………………………………………………………………… ...............………………………………………………………………………………… ----------------------------&0&------------------------------ Soạn : Tuần 22, Tiết 86 Tiếng việt thêm trạng ngữ cho câu A. Mục tiêu - Giúp HS nắm được đặc điểm của trạng ngữ trong câu - Ôn lại các trạng ngữ đã học ở tiểu học B. Chuẩn bị - GV: soạn bài, TLTK, bảng phụ - HS: chuẩn bị bài, tìm ví dụ C. Cách thức tiến hành - Phát vấn câu hỏi, phiếu học tập, thảo luận D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng? Ví dụ? 3- Bài mới Hoạt động 1(15’) - GV treo bảng phụ –> HS đọc ?) Xác định trạng ngữ trong mỗi câu? Các trạng ngữ bổ sung cho câu nội dung gì? Có thể chuyển vị tí của các trạng ngữ đó không? - Dưới bóng tre xanh -> bổ sung y nghĩa: nơi chốn, địa điểm - Đã từ lâu đời -> bổ sung ý nghĩa: thời gian - Đời đời, kiếp kiếp -> bổ sung ý nghĩa: thời gian - Từ nghìn đời nay -> bổ sung ý nghĩa: thời gian - Có thể thay đổi vị trí đầu, giữa hoặc cuối câu dùng dấu phẩy ngăn cách với nòng cốt câu (đặc biệt là cuối câu) * Chú ý: cuối câu * GV treo bảng phụ và yêu cầu HS xác định nội dung ý nghĩa của trạng ngữ Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc -> nguyên nhân Ong cần mẫn, tích luỹ bay hết rừng nọ đến rừng kia tìm hoa để dâng hương thơm mật ngọt cho đời -> mục đích 3. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước -> cách thức 4. Với t

File đính kèm:

  • docTuan 2122.doc