A. Mục tiêu
- Qua bài kiểm tra, giáo viên đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh về câu rút gọn, câu đặc biệt, thêm trạng ngữ cho câu
- Rèn kĩ năng vận dụng, kĩ năng viết đoạn văn
- Giáo dục ý thức tự giác, sáng tạo, trung thực trong kiểm tra
B.Chuẩn bị
- GV: Ra đề, biểu điểm, đáp án.
- HS : Ôn bài, giấy kiểm tra.
C. Tiến trình giờ dạy
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 23, 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
?) Trong bài văn nghị luận, ta thường xếp luận cứ theo trình tự nào?
- Thời gian, không gian, nguyên nhân – kết quả...
?) Trạng ngữ có vai trong gì trong trình tự đó?
- Liên kết các câu, đoạn -> mạch lạc
*1 HS đọc ghi nhớ => HS chốt tác dụng của trạng ngữ?
4. Ghi nhớ : sgk(46)
Hoạt động 2
HS quan sát ví dụ
?) Hãy xác định trạng ngữ của câu 1?
- Để tự hào với tiếng nói của mình
?) Hãy so sánh trạng ngữ trên với câu 2?
- Giống: về ý nghĩa đều chỉ mục đích cho CN – VN (2 trạng ngữ mục đích nếu gộp 2 câu lại)
- Khác: trạng ngữ 2 được tách thành câu riêng
?) Tách trạng ngữ thành câu như thế có tác dụng gì?
- Nhấn mạnh ý của trạng ngữ
* VD khác: Bóng họ ngả vào nhau ở cuối đường -> nhấn mạnh tình huống
?) Khi nào thì tách trạng ngữ thành câu riêng?
- 2 HS -> GV chốt theo ghi nhớ
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng
1. Ví dụ
2. Phân tích
3. Nhận xét
- Tác dụng: nhấn manh ý, chuyển ý, thể hiện tình huống cảm xúc
4. Ghi nhớ: sgk (47)
Hoạt động 3
- HS trả lời miệng
- HS thảo luận -> đại diện trình bày
- HS làm vào phiếu học tập
III. Luyện tập
1. BT 1
a) – ở loại bài thứ nhất Liên kết các luận cứ (đoạn văn)
- ở loại bài thứ hai
b) Đã bao lần - Bổ sung những thông tin,
Lần đầu tiên...đi tình huống
Lần đầu tiên tập bơi - Liên kết các luận cứ để lập
Lần đầu tiên chơi bóng bàn luận chặt chẽ
Lúc còn học phổ thông
Về môn Hoá
2. BT 2
a) Năm 72 -> nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật nói trong câu trước
b) Trong lúc...bồn chồn -> nổi bật thông tin ở nòng cốt câu, nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin so với nòng cốt câu
3. BT 3 (48)
- Đoạn văn từ 3 -> 5 câu
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, hoàn thành bài tập 3
- Ôn tập Tiếng việt để kiểm tra 45’
- Chuẩn bị: Cách làm bài văn: Lập luận chứng minh
E. Rút kinh nghiệm
...............…………………………………………………………………………………
Soạn : Tuần 23, Tiết 90
Kiểm tra tiếng việt 45’
A. Mục tiêu
- Qua bài kiểm tra, giáo viên đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh về câu rút gọn, câu đặc biệt, thêm trạng ngữ cho câu
- Rèn kĩ năng vận dụng, kĩ năng viết đoạn văn
- Giáo dục ý thức tự giác, sáng tạo, trung thực trong kiểm tra
B.Chuẩn bị
- GV: Ra đề, biểu điểm, đáp án.
- HS : Ôn bài, giấy kiểm tra.
C. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra
I. Đề bài: kèm theo
II. Đáp án – biểu điểm
* Trắc nghiệm: 5 điểm
1) B: CN (0,5đ)
2) D: đọc sách (0,5đ)
3) A, C, D (1,5đ)
4) A (0,5đ)
5) Các trạng ngữ (1,5đ)
A. Từ hồi học mẫu giáo
B. Qua cách nói năng
C. Sau rặng núi
D. Từ ngày đầu mới mở công trường
* Trạng ngữ B không tách thành câu riêng (0,5đ)
* Tự luận
1) HS viết đoạn văn Có 1 câu rút gọn: 1đ
Có 1 câu đặc biệt: 1đ
2) HS viết đoạn văn, chủ đề: Tả cảnh
- Cả 3 trạng ngữ khác nhau + nêu ý nghĩa: 3đ
D. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại văn nghị luận chứng minh
- Chuẩn bị: Cách làm bài văn nghị luận chứng minh
E. Rút kinh nghiệm
...............…………………………………………………………………………………
...............…………………………………………………………………………………
--------------------&0&-------------------------
Soạn : Tuần 23, Tiết 91
Tập làm văn
Cách làm bài văn lập luận chứng minh
A. Mục tiêu
- Giúp HS ôn lại những kiến thức cần thiết (về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh...) để việc học cách làm bài có cơ sở chắc chắn hơn.
- Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm 1 bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh lúc làm bài
B. Phương tiện
- GV: soạn bài, chuẩn bị đoạn văn mẫu
- HS : chuẩn bị bài: đề (48)
C. Cách thức tiến hành
- Câu hỏi, giảng bình
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Hãy cho biết bố cục bài văn nghị luận chứng minh?
3- Bài mới
* Giới thiệu bài: Khi có một đề bài tập làm văn thì phải biết cách làm bài mới làm được đúng, được hay. Vậy với văn chứng minh thì sẽ làm bài như thế nào?....
Hoạt động 1(20’)
HS đọc đề bài
?) Tìm hiểu đề trên là ta làm gì?
- Thể loại: chứng minh
- Nội dung (luận điểm): có chí thì nên
- Phạm vi, giới hạn: cuộc sống + văn học
?) Bài cần có những luận cứ nào?
- Giải thích: chí là gì? Tại sao có chí thì làm việc gì cũng thành công?
- Khẳng định: nếu không có ý chí
-> không thành công
- Dẫn chứng: HS nghèo vượt khó, anh hùng lao động, vận động viên, nhà khoa học...
?) Em sẽ sắp xếp các luận cứ tên như thế nào? Mở bài có nội dung gì? Thân bài làm gì? Kết bài?
- 2 HS nêu -> GV chốt
I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
1. Ví dụ: đề (48)
2. Nhận xét
a) Tìm hiểu đề – tìm ý
- Thể loại: chứng minh
- Nội dung: có chí thì nên
- Phạm vi: cuộc sống + văn học
* Tìm ý: Tìm các luận cứ
b) Lập dàn bài
* Mở bài: Nêu vai trò của ý chí trong cuộc sống
* Thân bài: chứng minh
- Lí lẽ:
+ Chí là điều cần thiết để giúp con người vượt qua trở ngại
+ Không có chí thì không làm được gì
- Dẫn chứng:
- Những người có chí đều thành công: Nguyễn Ngọc Ký...
+ Chí giúp con người vượt khó khăn: Đừng sợ....
* Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng ý chí từ bé
?) Sau lập dàn bài là thao tác nào?
- Viết bài
?) Khi viết mở bài có cần lập luận không? – Có
?) 3 cách mở bài khác nhau về luận điểm như thế nào? Có phù hợp với yêu cầu của bài không?
- Mở bài 1: đi thẳng vào vấn đề phù hợp
- Mở bài 2: Suy từ cái chung -> cái riêng với yêu cầu
- Mở bài 3: Suy từ tâm lý con người của bài
?) Làm thế nào để thân bài liên kết với mở bài?
- Dùng các từ ngữ chuyển đoạn
?) Cách làm cho các đoạn trong thân bài liên kết với nhau?
- Dùng các từ ngữ chuyển đoạn hoặc các trạng ngữ
?) Nên viết đoạn phân tích lí lẽ như thế nào? Nên phân tích lí lẽ nào trước? Cách phân tích?
- Nêu lí lẽ (luận điểm phụ) -> phân tích hoặc ngược lại
?) Đoạn dẫn chứng viết như thế nào?
- Nêu, phân tích, kể những dẫn chứng tiêu biểu: người nổi tiếng...
* HS đọc các kết bài
?) Kết bài ấy đã hô ứng với mở bài chưa?
?) Kết bài cho thấy luận điểm đã được chứng minh chưa? - 1 HS đọc ghi nhớ (50)
c) Viết bài
* Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu luận điểm
- Dẫn câu trích – giới hạn
* Thân bài: chứng minh
- Luận điểm phụ 1: luận cứ: lí lẽ -> dẫn chứng
- Luận điểm phụ 2: luận cứ: lí lẽ -> dẫn chứng
* Kết bài: Tóm lại, khẳng định vấn đề
- Rút bài học
d) Đọc lại và sửa chữa
3. Ghi nhớ: sgk(50)
Hoạt động 2(15’)
- HS trả lời miệng
II. Luyện tập
* Dàn bài: tương tự “Có chí thì nên”
* So sánh:
- Giống: khuyên nhủ con người phải có ý chí, bền lòng, không được nản chí...
- Khác: 2 câu TN nhấn mạnh ý: kiên trì, bền bỉ, có ý chí sẽ làm được mọi việc
Bài thơ: Không bền lòng không làm được việc
Quyết chí thì sẽ làm được tất cả dù là việc lớn lao
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thành bài tập + học ghi nhớ
- Chuẩn bị: Đề (51) phần chuẩn bị ở nhà
E. Rút kinh nghiệm
...............…………………………………………………………………………………
...............…………………………………………………………………………………
----------------------------&0&------------------------------
Soạn : Tuần 23, Tiết 92
Tập làm văn
Luyện tập lập luận chứng minh
A. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh
- Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gẫn gũi, quen thuộc
B. Phương tiện
- GV: soạn bài, tài liệu tham khảo
- HS : chuẩn bị bài ở nhà
C. Cách thức tiến hành
- Phát vấn câu hỏi, giảng bình
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Nêu các bước làm bài văn chứng minh? Bố cục?
3- Bài mới
Hoạt động 1(15’)
GV chép đề lên bảng
?) Phân tích đề? Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì? Em hiểu như thế nào về nội dung ý nghĩa 2 câu TN?
?) Lập luận chứng minh như thế nào?
- Lí lẽ -> Dẫn chứng
?) Đạo lí sống trong 2 câu TN đó là gì?
- Phải biết ơn...
?) Nếu “ăn quả” mà không “nhớ kẻ trồng cây” thì sẽ như thế nào?
- Là kẻ vô ơn...
?) Tìm những biểu hiện trong cuộc sống để chứng minh cho đạo lí đó?
?) Người Việt Nam có thể sống thiếu các phong tục, lễ hội ấy được không? Vì sao?
- Không -> bản sắc dân tộc của người Việt Nam
?) Đạo lí sống này gợi cho em suy nghĩ gì?
I. Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “ăn quả...”, “Uống nước nhớ nguồn”
II. Cách làm
1. Tìm hiểu đề, tìm ý
a) Tìm hiểu đề
* Thể loại: Chứng minh
* Nội dung (luận điểm): Lòng biết ơn những người đã tạo quả để mình được hưởng – 1 đạo lí sống đẹp của dân tộc VN...
* Giới hạn: trong cuộc sống + văn học
b) Tìm ý
* Lí lẽ: ý nghĩa 2 câu tục ngữ (nghĩa bóng)
* Dẫn chứng:
- Con cháu biết ơn ông bà
- Các lễ hội văn hóa: giỗ tổ Hùng Vương...
- Các ngày lễ, kỉ niệm: thương binh liệt sĩ, nhà giáo Việt Nam...
- Các câu ca dao khuyên: ghi nhớ công ơn ông bà, cha mẹ...
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa...
* Suy nghĩ về đạo lí sống
* HS lập dàn bài
GV lưu ý HS: các dẫn chứng phải nêu theo trình tự thời gian: từ xưa -> nay
- Từ xưa: người VN luôn nhớ cội nguồn, biết ơn...
- Đến nay: đạo lí vẫn được giữ gìn, tiếp tục phát huy
2. Lập dàn bài
a) Mở bài: luận điểm: Lòng biết ơn những người.
b) Thân bài: Chứng minh
- Lí lẽ
- Dẫn chứng
c) Kết bài: suy nghĩ, bài học rút ra
Hoạt động 2
- HS tham khảo các mở bài, kết bài Tiết 91
- HS viết -> GV thu chấm một số bài
- HS đọc, nhận xét -> GV uốn nắn
3. Viết bài
Viết đoạn văn mở bài, kết bài
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thành bài tập
- Ôn tập văn chứng minh, chuẩn bị các đề (58, 59) để viết bài số 5
- Chuẩn bị: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Theo câu hỏi SGK)
E. Rút kinh nghiệm
...............…………………………………………………………………………………
...............…………………………………………………………………………………
----------------------------&0&------------------------------
Soạn : Tuần 24, Tiết 93
Văn bản
đức tính giản dị của bác hồ
A. Mục tiêu
- Giúp HS cảm nhận được qua bài văn: một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói.
- Hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biêtẹ là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng kết hợp với giải thích, biện luận ngắn gọn và sâu sắc.
B. Chuẩn bị
- GV: Soạn bài + Tài liệu tham khảo
- HS: Soạn bài
C. Cách thức tiến hành
- Phát vấn câu hỏi, giảng bình.
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ(5’)
? Trình bày những cảm nhận của em về bài “Sự giàu đẹp của Tiếng việt”?
3- Bài mới
* Giới thiệu bài: Chúng ta đã được nghe nhiều người kể chuyện về Hồ Chí Minh – Bác Hồ kính yêu của dân tộc. Suốt mấy chục năm sống bên cạnh Bác Hồ, với sự hiểu biết tường tận và lòng kính yêu chân thành, thắm thiết của mình, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết về Bác Hồ.
Hoạt động 1(5’)
?)Nêu những hiểu biết của em về tác giả và văn bản?
- 1 HS nêu -> GV chốt
GV nêu yêu cầu đọc -> 2 HS đọc
?) Giải thích từ: thanh bạch, tao nhã, hiền triết...
- 2 HS giải thích
I. Giới thiệu tác giả - văn bản
1. Tác giả: sgk
2. Văn bản
3. Đọc
4. Tìm hiểu chú thích
Hoạt động 2(20’)
?) Văn bản viết theo kiểu nghị luận nào?
- Chứng minh là chính (còn có giải thích, biện luận)
?) Mục đích chứng minh của văn bản này là gì?
- Để mọi người hiểu rõ về đức tính giản dị của Bác Hồ
?) Tác giả lập luận theo trình tự nào? Bố cục văn bản?
- Nhận xét khái quát -> biểu hiện cụ thể
- Bố cục: 2 phần
+ Từ đầu -> tuyệt đẹp: nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác Hồ
+ Còn lại: những biểu hiện của tính giản dị
?) Em nhận xét gì về 2 câu văn mở đầu văn bản?
- Câu 1: nêu nhận xét chung
- Câu 2: giải thích nhận xét trên
?) Hãy tìm luận điểm ở câu 1?
- Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác
?) Luận điểm chính trên có mấy luận điểm phụ? Tác giả tập trung vào luận điểm phụ nào?
- Có 2 luận điểm phụ đời sống cách mạng to lớn
đời sống hàng ngày giản dị ->
tập trung nổi bật luận điểm phụ 2
?) Đức tính giản dị trong đời sống hàng ngày của Bác được đánh giá như thế nào?
- Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp
?) Trong nhận xét trên, từ nào quan trọng nhất? Vì sao? Thái độ của tác giả?
- Từ “thanh bạch”. Vì từ này thâu tóm đức tính giản dị của Bác (trong sáng, giản dị, đẹp trong lối sống)
=> ngợi ca, tin ở nhận định của mình
?) Nhận xét về cách diễn đạt của tác giả ở câu 1? Tác dụng?
- 2 vế đối lập: đời hoạt động lay trời chuyển đất đời sống bình thường vô cùng giản dị -> Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân, lỗi lạc vừa gần gũi thân thương với mọi người
*GV: Cách lập luận của tác giả ngắn gọn mà sâu sắc giúp ta thâý được phẩm chất vừa vĩ đại vừa giản dị của Bác. Đặc biệt đức tính giản dị của Bác toả sáng trong từng từ, từng câu. Giọng văn lôi cuốn, sang trọng, lí lẽ đanh thép, hùng hồn, ngôn từ chuẩn mực, biểu cảm.
*GV chuyển ý: Sự giản dị của Bác thể hiện trên nhiều phương diện: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống...
?) ở đoạn văn tiếp theo, tác giả đề cập đến lối sống giản dị của Bác ở những phương diện nào?
- Giản dị trong tác phong sinh hoạt
- Giản dị trong quan hệ với mọi người
?) Tác giả đã dùng những chứng cớ nào để chứng minh sự giản dị trong tác phong sinh hoạt của Bác? Nhận xét về các chứng cớ đó?
- Bữa cơm: vài 3 món giản đơn, không rơi vãi...
- Cái nhà sàn: chỉ vẻn vẹn vài 3 phòng...
=> Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, giản dị, đời thường
-> dễ hiểu, dễ thuyết phục...
?) Để chứng minh Bác giản dị trong quan hệ với mọi người, tác giả đã làm thế nào? Tác dụng?
- Liệt kê một số dẫn chứng: viết thư cho một đồng chí, nói chuyện đi thăm nhà tình thương, tự làm mọi việc, đặt tên...-> Bác là người trân trọng, tỉ mỉ, yêu quý tất cả
?) Chỉ ra những câu văn biện luận và biểu cảm trong đoạn văn? Tác dụng?
- “ở việc nhỏ đó...phục vụ”
-“ Một đời sống như vậy..biết bao”
=> khẳng định lối sống giản dị của Bác -> bày tỏ tình cảm quý trọng Bác, tác động tới tình cảm của người đọc
*GV: Để bạn đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác, tác giả đã lật lại vấn đề “Nhưng chớ hiểu lầm...ẩn dật” giúp người đọc chuyển hướng suy nghĩ, đi sâu hơn vào bản chất của vấn đề. Liên hệ “Tức cảnh...”
?) Em hiểu như thế nào về lời giải thích về lí do sống giản dị của Bác?
- Bác sống giản dị vì cuộc đời Bác gắn liền với cuộc đấu tranh của nhân dân
- Vì Bác được tôi luyện trong cuộc đấu tranh
=> đời sống giản dị, thanh bạch của Bác là một sự hòa hợp tuyệt đẹp, là gương sáng cho mọi người, lay động lòng người
?) Cách chứng minh cho sự giản dị trong cách nói và viết của Bác có gì đặc biệt? Tại sao?
- Tác giả dẫn những câu nói của Bác: không có gì, nước Việt Nam là một...
- Là những câu nói nổi tiếng về ý nghĩa, dễ thuộc, dễ nhớ về hình thức, mọi người đều biết và hiểu
?) Em hiểu thêm gì về tác dụng của lời nói và viết của Bác?
- Nói thật giản dị về những điều thật lớn lao
?) ý nghĩa của lời bình luận về tác dụng của lối nói giản dị?
- Đề cao sức mạnh phi thường, khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng của nhân dân
II. Phân tích văn bản
A. Bố cục: 2 phần
B. Phân tích
1. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ
- Bác Hồ là người trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp trong đời sống hàng ngày
2. Những biểu hiện của đức tính giản dị
a) Giản dị trong lối sống
- Trong sinh hoạt hàng ngày và trong quan hệ với mọi người Bác luôn trân trọng, yêu quý tất cả “nêu gương sáng cho thế giới ngày nay”
b) Giản dị trong cách nói
- Câu nói, lời văn Bác giản dị nhưng chứa nội dung sâu sắc, lôi cuốn, cảm hoá lòng người
Hoạt động 3(5’)
?) Văn bản này giúp em hiểu biết thêm gì về Bác Hồ?
- Đức tính giản dị mà sâu sắc trong lối sống, lối nói và viết là một vẻ đẹp cao quý của Bác Hồ
?) Em học được gì từ cách nghị luận của tác giả?
- Kết hợp chứng minh – giải thích – biện luận => nghị luận hỗn hợp
- Chọn dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, gần gũi
- Bày tỏ tình cảm, thái độ trong nghị luận
III. Tổng kết
* Ghi nhớ: sgk(55)
Hoạt động 4 (5’)
- 1 HS đọc
- 3 HS trình bày
IV. Luyện tập
1. Đọc thêm: 56
2. Tìm một số ví dụ để chứng minh sự giản dị trong thơ văn: - Nhật kí trong tù
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, sưu tầm tư liệu về Bác
- Chuẩn bị bài: Chuyển câu chủ động -> bị động
D. Rút kinh nghiệm
...............…………………………………………………………………………………
...............…………………………………………………………………………………
Soạn : Tuần 24, Tiết 94
Tiếng việt
Chuyển câu chủ động thành câu bị động
A. Mục tiêu
- Giúp HS nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động
- Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Rèn kĩ năng viết câu, viết đoạn.
B.Chuẩn bị
- GV: Soạn bài, TLTK, bảng phụ
- HS : Chuẩn bị bài
C. Cách thức tiến hành
- Phát vấn câu hỏi, thảo luận, phiếu học tập
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Công dụng của trạng ngữ? Khi nào thì tách trạng ngữ thành câu riêng?
3- Bài mới
Hoạt động 1
GV treo bảng phụ -> Gọi 1 HS đọc VD
?) Hãy xác định chủ ngữ của các câu trên?
- Mọi người/ yêu mến em
- Em/ được mọi người yêu mến
?) Nghĩa của chủ ngữ trong 2 câu trên khác nhau như thế nào?
- Câu a: chủ ngữ biểu thị người thực hiện một hành động hướng đến người khác (chủ thể của hành động)
- Câu b: chủ ngữ biểu thị người được hành động của người khác hướng đến (chủ ngữ biểu thị đối tượng của hành động)
?) Câu a là câu chủ động, câu b là câu bị động. Vậy em hiểu như thế nào về 2 kiểu câu này?
- 2 HS nêu -> GV chốt
- 1 HS đọc ghi nhớ
I. Câu chủ động và câu bị động
1. Ví dụ
2. Phân tích
3. Nhận xét
- Chủ ngữ biểu thị người thực hiện hành động hướng đến người khác (chủ thể của hành động) -> câu chủ động
- Chủ ngữ biểu thị người được hành động khác hướng đến (đối tượng của hành động) -> câu bị động
4. Ghi nhớ : sgk(57)
Hoạt động 2
- GV treo bảng phụ chép VD 2 -> HS đọc
?) Chọn câu a hay b ở VD 2 để điền vào dấu 3 chấm? Vì sao?
- Câu b: vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn văn được tốt hơn. Chủ ngữ trong câu trước là Thuỷ (em tôi) -> Hợp logic và dễ hiểu hơn khi tiếp tục nói về Thuỷ
?) Qua ví dụ trên, hãy cho biết tác dụng của việc chuyển câu chủ động thành câu bị động?
- Thay đổi cách diễn đạt, tránh lặp mô hình câu và liên kết các câu trong đoạn
* HS chuyển các câu sau và so sánh
1. Thầy giáo/phạt học sinh
-> HS bị thầy giáo phạt
* Giống: cùng nói về việc phạt mà chủ thể hành động “phạt” là thày giáo và kẻ chịu tác động là học sinh -> nội dung tương ứng
* Khác: về chủ đề (câu 1: nói về thầy; câu 2: Học sinh)
2. Nó rời sân ga
Nó vào nhà kođổi thành cây bị động được
Nhà gần hồ => tuỳ thuộc vào văn cảnh
* HS đọc ghi nhớ
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
1. Ví dụ
2. Phân tích
3. Nhận xét
- Liên kết câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất
* Lưu ý:
- Nội dung biểu thị của câu chủ động và bị động đồng nhất với nhau
- Không phải mọi câu chủ động đều biến đổi thành câu bị động được
4. Ghi nhớ: sgk (58)
Hoạt động 3
- Thảo luận nhóm-> Gọi đại diện trình bày
III. Luyện tập
1. BT 1 (58): Câu bị động
- Có khi được trưng bày trong tủ kính...lê
- Tác giả “Mấy vần thơ” liền được...thi sĩ
* Tránh lặp lại kiểu câu, tạo liên kết câu
2. BT 2: Đặt 2 câu chủ động rồi biến đổi thành câu bị động
- Cô giáo khen Lan -> Lan được cô giáo khen
- Cơn bão làm cho khu vườn tan hoang
-> Khu vườn bị cơn bão làm cho tan hoang
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, tập viết đoạn văn có câu chủ động và bị động
- Ôn tập văn chứng minh để viết bài
E. Rút kinh nghiệm
...............…………………………………………………………………………………
...............…………………………………………………………………………………
Soạn : Tuần 24, Tiết 95
Tập làm văn
Bài viết số 5: chứng minh
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh ôn tập về cách viết bài văn lập luận chứng minh cũng như về kiến thứuc văn và tiếng việt có liên quan đến bài làm, vận dụng vào làm bài văn chứng minh cụ thể.
- Có thể tự đánh giá chính xác trình độ tập làm văn của bản thân để có phương hướng.
B. Phương tiện
- GV: Ra đề, biểu điểm
- HS : ôn tập, chuẩn bị vở
C. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ
3- Bài mới
I. Đề bài: Tục ngữ có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”
Em hãy chứng minh lời dạy trên.
II. Phân tích đề
1. Thể loại: chứng minh
2. Nội dung (luận điểm): Kiên trì và nhẫn nại tất sẽ thành công
3. Phạm vi, tính chất: cuộc sống + văn học – khuyên nhủ
III. Dàn bài
A. Mở bài
- Dẫn dắt: Trong cuộc sống, khi làm việc gì mà vội vàng, hấp tấp sẽ hỏng việc
- Nội dung (luận điểm): Nếu cố gắng, bền chí, kiên trì và nhẫn nại sẽ thành công
- Trích dẫn: Tục ngữ có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”
B. Thân bài
1. Giải thích
a) Nghĩa đen: thanh sắt được mài mãi sẽ thành cái kim bé nhỏ, tiện lợi
b) Nghĩa bóng: Nếu kiên trì, nhẫn nại thì bất cứ việc gì ta cũng làm được.
2. Chứng minh
* Trong học tập: anh Nguyễn Ngọc Kí: liệt cả 2 tay -> tập viết bằng chân -> học đại học -> thầy giáo
- Lương Đình Của: vất vả, khó nhọc ngày này ngày khác để nghiên cứu giống lúa...
- Hai nhà bác học Pháp Pierre Curie và Mari Curie: mấy năm luyện 8 tấn quặng bã để thành 1/10 gram chất rađium
* Trong lao động sản xuất:
- Anh Hồ Giáo: 20 năm âm thầm làm việc -> anh hùng lao động
- Lều Vũ Điều (mỏ than MK): anh hùng lao động
* Trong chiến đấu:
- Kháng chiến chống quân Mông Nguyên của vua tôi nhà Trần
- Kháng chiến chống Pháp và Mĩ
+ “Chín năm làm một Điện Biên....vàng”
+ Chiến thắng 1975
- Bác Hồ: đã đúc kết
+ “...sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công”
+ Kiên trì và nhẫn nại
Không chịu lùi một phân”
* Kiên trì, nhẫn nại như kim chỉ nam trong mọi hoạt động, việc làm của chúng ta
C. Kết bài
- Đây là bài học chung cho mọi người
- Bản thân: rèn tính kiên trì, bền bỉ từ nhỏ, trong học tập và cuộc sống
IV. Thu bài - nhận xét
4. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại văn nghị luận
File đính kèm:
- Tuan 2324.doc