Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 27 – Tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:

- Nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích.

- Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, STK, SGV.

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1/. Ổn định

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 27 – Tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 01/03/2005 Tuần 27 – Tiết 107 CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Qua tiết học, HS cần tiếp thu được: - Nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích. - Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, STK, SGV. D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/. Ổn định Ngày : Tiết : Lớp : SS : VM : 2/. Kiểm tra bài cũ ? Em hãy khái quát giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”? => Hiện thực : Phản ánh sự đối lập gay gắt và hoàn toàn giữa cuộc sống của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại tiêu biểu là tên quan phủ lòng lang dạ thú trước sinh mạng của dân. => Nhân đạo: Sự cảm thông sâu sắc của tác giả trước cảnh nhân dân hộ đê vô cùng vất vả và cảnh nhân dân điêu linh sau khi đê vỡ. ? Về nghệ thuật, truyện hấp dẫn nhờ yếu tố nào? => Kết hợp biện pháp đối lập – tương phản và tăng cấp. Đối thoại ngắn, sinh động. Kể chuyện, miêu tả cụ thể, gọn gàng. 3/. Bài mới Giới thiệu bài mới: Quá trình làm một bài nghị luận giải thích, về cơ bản cũng tương tự như quy trình làm một bài văn nghị luận chứng minh mà chúng ta từng học ở tuần 22 tiết 86. Tuy nhiên, ở kiểu bài này vẫn có những đặc thù riêng, thể hiện ngay trong từng bước, từng khâu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS BÀI HS GHI Hoạt động 1: Tìm hiểu đề và tìm ý. ? Đề bài nêu trong SGK đặt ra yêu cầu gì? ? Người làm bài có cần giải thích tại sao “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” không ? Vì sao? ? Làm thế nào để tìm hiểu chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ? ? Em có thể rút ra kết luận gì về việc tìm hiểu để và tìm ý cho một bài văn lập luận giải thích? Hoạt động 2: Lập dàn bài. GV tổ chức cho HS thảo luận. ? Bài văn lập luận giải thích có nên gồm 3 phần chính giống như bài văn lập luận chứng minh không? Vì sao? ? Phân mở bài phải đạt yêu cầu gì? ? Phần thân bài phải làm nhiệm vụ gì? ? Để làm cho ý nghĩa của câu Đi một ngày đàng, học một sàng khôn trở nên dễ hiểu đối với người đọc thì nên sắp xếp ý đã tìm được theo thứ tự nào? ? Phân kết bài làm nhiệm vụ gì? ? Em có thể rút ra kết luận gì về việc lập dàn bài cho một bài văn lập luận giải thích? Hoạt động 3: Viết đoạn văn. GV cho HS đọc các đoạn mở bài trong SGK/85 và nêu câu hỏi. ? Các đoạn mở bài này có đáp ứng yêu cầu của đề bài lập luận giải thích không? ? Có phải với mỗi bài văn chỉ có một cách mở bài duy nhất không? GV cho HS đọc lần lượt các đoạn thân bài trong SGK/85-86. GV cho HS đọc phần kết bài trong SGK/86. ? Kết bài đó có làm rõ vấn đề giải thích không? => Đề yêu cầu giải thích một câu tục ngữ. => Phải giải thích rõ. => Hỏi người hiểu biết hơn, đọc sách báo, tra từ điển, tự mình suy nghĩ thấu đáo hơn,.. => Phần mở bài mang tính định hướng giải thích, phải gợi nhu cầu được hiểu. => Lần lượt trình bày những nội dung giải thích. => Giải thích nghĩa đen như thế nào? (Giải thích nghĩa đen của từng từ ngữ, từng vế câu trước, rồi giải thích nghĩa đen của cả câu) Tương tự, giải thích nghĩa bóng, nghĩa sâu như thế nào? => Nêu ý nghĩa điều giải thích với mọi người. => Giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các đoạn, các câu phải có sự liên kết. I.CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH. Đề : Nhân dân ta có câu tục ngữ : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. 1/. Tìm hiểu đề và tìm ý. - Để tìm hiểu câu tục ngữ ta có thể tra từ điển. - Để tìm ý, ta có thể liên hệ với các câu ca dao, tục ngữ tương tự. 2/. Lập dàn bài. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nhgiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết. Thân bài: Triển khai việc giải thích. - Nghĩa đen - Nghĩa bóng - Nghĩa sâu. Kết bài: Nêu ý nghĩa điều giải thích với mọi người. 3/. Viết bài và sửa chữa. 4/. Củng cố ? Muốn làm bài văn lập luận giải thích cần thực hiện các bước nào? => Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc và sửa chữa. 5/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới : Luyện tập lập luận giải thích” + Xem trước đề trong SGK/87. + Thực hiện các bước – Chia tổ (mỗi tổ một dàn bài)

File đính kèm:

  • docTIET107.doc