Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 6 - Tiết 21 đến tiết 24 - Trường THCS Tân Hà

1.MỤC TIÊU: :

1.1. Kiến thức: Giúp HS:

- Cảm nhận được sự hoà nhập nên thơ, thanh cao của NguyễnTrãi với cảnh trí Côn Sơn qua đoạn thơ trong bài “ Côn Sơn ca”, sơ giản về Nguyễn Trãi, về đặc điểm thể thơ lục bát, thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Cảm nhận được bức tranh làng quê thôn dã, tâm hồn cao đẹp của một vị vua tài đức và hồn thơ thắm thiết của Trần Nhân Tông trong bài “ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”.

- Tích hợp giáo dục môi trường.

1.2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nhận biết thể thơ lục bát.

- Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng việt theo thể thơ lục bát.

- Nhận biết một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong hai bài thơ.

-Thấy được sự tinh tế trong lựa chọn ngôn ngữ của trần Nhân Tông để gợi tả bức tranh đậm đà tình quê hương.

1.3. Thái độ:

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 6 - Tiết 21 đến tiết 24 - Trường THCS Tân Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bi 6 - Tiết :21 CÔN SƠN CA ( Nguyễn Trãi) – Đọc thêm BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA (Trần Nhân Tông - Tự học có hướng dẫn) Tuần dạy: 6 1.MỤC TIÊU: : 1.1. Kiến thức: Giúp HS: - Cảm nhận được sự hoà nhập nên thơ, thanh cao của NguyễnTrãi với cảnh trí Côn Sơn qua đoạn thơ trong bài “ Côn Sơn ca”, sơ giản về Nguyễn Trãi, về đặc điểm thể thơ lục bát, thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Cảm nhận được bức tranh làng quê thôn dã, tâm hồn cao đẹp của một vị vua tài đức và hồn thơ thắm thiết của Trần Nhân Tông trong bài “ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”. - Tích hợp giáo dục môi trường. 1.2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận biết thể thơ lục bát. - Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng việt theo thể thơ lục bát. - Nhận biết một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong hai bài thơ. -Thấy được sự tinh tế trong lựa chọn ngôn ngữ của trần Nhân Tông để gợi tả bức tranh đậm đà tình quê hương. 1.3. Thái độ: - GD hs ý thức tôn trọng lối sống thanh cao, tình yêu quê hương đất nước. - Tích hợp giáo dục môi trường. 2.TRỌNG TÂM: -Đặc điểm thơ thơ lục bát, thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật; cảm nhận cái hay, cái đẹp của VB. 3.CHUẨN BỊ : 3.1.GV: Sưu tầm tài liệu về Nguyễn Trãi. 3.2. HS : SGK + VBT, đọc bài thơ, tìm hiểu trước các câu hỏi trong phần đọc hiểu. 4..TIẾN TRÌNH : 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số: 7A2 4. 2.Kiểm tra miệng: Câu hỏi của GV Câu trả lời của HS àCâu hỏi kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1:  Bài thơ “ Sông núi nước Nam” làm theo thể thơ nào? Câu hỏi 2:  Bài thơ “ Sông núi nước Nam” nêu bật nội dung gì? A. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh. B. Nước Nam là một nước văn hiến. C. Nước Nam là một nước có chủ quyền, không kẻ thù nào xâm phạm được. D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm. Câu hỏi 3:  Đọc thuộc lòng bài thơ “ Phò giá về kinh”, cho biết nội dung chính của bài thơ. Em cảm thấy như thế nào về truyền thống dựng nước và giữ nước của nhân dân ta? àCâu hỏi kiểm tra bài mới: Câu hỏi 4:  Hai bài thơ: “ Côn sơn ca” và “ Buổi chiều đứng ở phủ thiên Trường trông ra” là của các tác giả nào? lA. Thất ngôn bát cú. B. Ngũ ngôn. C. Thất ngôn tứ tuyệt.. A. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh. B. Nước Nam là một nước văn hiến. C. Nước Nam là một nước có chủ quyền, không kẻ thù nào xâm phạm được. D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm. l ự chiến thắng hào hùng của dân tộc và lời động viên tinh thần xây dựng đất nước. Tự hào và hãnh diện. l “ Côn sơn ca” ( Nguyễn Trãi) “ Buổi chiều đứng ở phủ thiên Trường trông ra” (Trần Nhân Tông) 4.3.Bài mới : Hoạt động của thầy trò Nội dung bài à Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta sẽ học hai bài thơ, một bài của vị vua yêu nước có công lớn trong công cuộc chống ngoại xâm đồng thời cũng là một nhà văn hoá, nhà thơ tiêu biểu đời Trần, một bài thơ của danh nhân lịch sử dân tộc, đã được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới. Hai tác phẩm này là hai sản phẩm tinh thần cao đẹp của hai cuộc đời lớn, hai tâm hồn lớn hẳn sẽ đưa đến cho chúng ta nhiều điều bổ ích, lí thú. ô HĐ 1 :Hướng dẫn HS tìm hiểu bài “ Côn Sơn ca”  Tóm tắt vài nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Trãi. l Nguyễn Trãi ( 1380- 1442 ) quê xã Chi Ngại- Chí Linh- Hải Dương( làng Nhị Khê ) Thường Tín - Hà Tây, là người tài giỏi.  Hãy nêu xuất xứ của tác phẩm? l Có lẽ được viết khi ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn, ông bị ghen ghét nên muốn về quê sống cuộc sống thanh cao  GV hướng dẫn cách đọc : ngắt nhịp 2/2/2 hoặc 2/4, và 4/4.  GV đọc mẫu, gọi hs đọc và nhận xét.  Gọi hs giải nghĩa 1 số từ và xác định từ loại của mỗi từ. ô HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản .  GV cho hs lấy VBT, treo bảng có bài thơ.  Cho biết số câu, số chữ, cách gieo vần trong bài thơ? l Bài có 8 câu : 1 câu 6 xen 1 câu 8. Chữ cuối câu 6 vần với chữ 6 câu 8. Chữ cuối câu 8 vần với chữ cuối câu 6.  Cách gieo vần lưng, chân. Luật bằng trắc như thế nào, ta sẽ tìm hiểu ở bài làm thơ lục bát.  Với đoạn thơ này, những điều cần được phân tích làm rõ là gì?  Từ “ta” trong bài thơ được nhắc đến mấy lần? Đó là biện pháp nghệ thuật gì? l 5 lần, điệp ngữ.  Theo em ta ở đây là ai? Thuộc từ loại gì?  Nhân vật ta đã làm gì ở Côn sơn? l Ngồi trên ghế đá nghe tiếng suối chảy, nằm ngâm thơ.  Qua đó, em biết cách sống và tâm hồn của ta như thế nào? Bài thơ có sử dụng nghệ thuật gì rất đặc trưng? l So sánh.  Cho biết tác giả đã so sánh : tiếng suối chảy và đá rêu phơi như thế nào? l Tiếng đàn cầm, chiếu êm.  Em biết được điều gì về nhân vật ta qua cách ví von ấy? l Rất say mê, sành điệu âm nhạc, yêu thiên nhiên ( Ngoài sống vui, thanh thản, thảnh thơi.)  Em có suy nghĩ gì về chi tiết “ nhân vật ta” ngâm thơ dưới màu xanh mát của trúc? l Sự giao hoà tuyệt đối giữa con người và cảnh vật.  Ngoài việc sống vui, thanh nhàn, ta còn thấy Nguyễn Trãi sống thế nào với thiên nhiên? ó GV liên hệ: HCM cũng có một tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện trong một số bài thơ : “ Cảnh khuya”, “ Rằm tháng giêng”, “ Tin thắng trận”.  Qua những chi tiết trên, giúp em biết rõ nguyễn Trãi là người như thế nào? à Gd hs biết sống tốt, yêu thiên nhiên. à GV chuyển ý : Với cách sống và tâm hồn như thế ta thấy cảnh ở Côn Sơn như thế nào trong tâm hồn Nguyễn Trãi?  Tác giả miêu tả cảnh ở Côn Sơn như thế nào? l Có suối rì rầm, đá rêu phơi, sự xanh mát của rừng thông, rừng trúc.  Qua đó em thấy cảnh trí ở Côn Sơn như thế nào?  Em có nhận xét gì về cảnh ở đây? Sống trong cảnh trí đó, con người sẽ như thế nào? l Môi trường sống trong lành, không khí không bị ô nhiễm, tâm hồn thanh thản, khỏe mạnh, cảnh quan thơ mộng góp phần làm đẹp thêm cho đất nước.  Chúng ta phải làm gì để có được môi trường sống trong lành như vậy? l Bảo vệ cảnh trí thiên nhiên, trồng thêm cây xanh, giữ bầu không khí trong lành.. à Giáo dục HS ý thức giữ gìn môi trường sống trong lành…  Treo bảng phụ cho hs tìm nghệ thuật bài thơ: l Tiếng suối = tiếng đàn, rêu phơi = chiếu êm, thông mọc = nệm à so sánh ngang bằng. l Từ láy : rì rầm. Điệp từ : ta, Côn Sơn, trong.  Các biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng gì? ó GD hs ý thức sử dụng những biện pháp nghệ thuật vào bài làm có hiệu quả.  Qua tìm hiểu bài thơ giúp em biết được những gì? à Gọi hs đọc ghi nhớ. ô HĐ 3 : Hướng dẫn luyện tập . à Cho HS thảo luận theo nhóm. à GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép. Vòng 1: Nhóm 1: Tìm hiểu sự giống nhau trong hai câu thơ “Côn Sơn…..bên tai”, “ Tiếng suối ..xa”. Nhóm 2: Tìm hiểu sự khác nhau trong hai câu thơ “Côn Sơn…..bên tai”, “ Tiếng suối ..xa” ..xa”, Vòng 2 : Hình thành nhóm mới:  So sánh sự giống nhau và khác nhau trong hai câu thơ trên. l HS chia sẻ thông tin và hoàn thành câu trả lời. l HS trình bày. à Nhận xét.  Đầu tiên chúng ta tìm hiểu về điều gì? Bằng cách nào? l Đọc phần chú thích.  Bước thứ hai làm gì ?  Bước thứ 3 ta làm gì?  Dựa vào những câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản, suy nghĩ, trả lời rút ra nộidung bài học, chú ý làm VBT.  Chú ý về thời gian, địa điểm, ánh sáng, âm thanh, cảnh vật, màu sắc.  Qua các chi tiết trong bài, em thấy tâm hồn nhà thơ như thế nào?Em cảm thấy đất nước như thế nào khi có những vị vua như Trần Nhân Tông? A.Côn Sơn ca : I. Đọc hiểu văn bản : 1.Tác giả – tác phẩm: -. Tác giả : Nguyễn Trãi sgk/79. -. Tác phẩm : sgk/79 2.Đọc : 3. Giải nghĩa từ : II. Tìm hiểu văn bản : 1.Cảnh sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn : - Ta : thi sĩ Nguyễn Trãi. - Sống vui, thảnh thơi, thanh nhàn. - Hoà hợp với thiên nhiên. à Người có tâm hồn cao đẹp: thanh thản, tràn đầy thi hứng trước cảnh vật ở Côn Sơn; yêu thiên nhiên. .2. Cảnh ở Côn Sơn trong tâm hồn thi sĩ : - Thanh tĩnh, nên thơ, khoáng đạt, mát mẻ. *Nghệ thuật : + so sánh, điệp từ, từ láy. + Đan xen các chi tiết tả cảnh và tả người. + Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái. à làm cho cảnh vật thêm cụ thể, ấn tượng. *. Ý nghĩa: Sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên. Bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của nguyễn Trãi. * Ghi nhớ :sgk/81. IV. Luyện tập : 1.Giống : đều là sản phẩm của tâm hồn thi sĩ, hoà hợp với thiên nhiên. - Khác : tiếng đàn, tiếng hát. B. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra ( tự học có hướng dẫn ) I. Tác giả- tác phẩm : II. Đọc hiểu văn bản : III. Tìm hiểu văn bản : 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu hỏi của GV Câu trả lời của HS Câu hỏi 1:  Văn bản “ Bài ca Côn Sơn “ nói về điều gì? Câu hỏi 2:  Nội dung của đoạn thơ “Bài ca Côn Sơn” là gì? A. Diễn tả cảnh tượng Côn Sơn nên thơ hấp dẫn. B. Diễn tả sự giao hoà trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên. C. Thể hiện nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi. D. Tất cả đều đúng. Câu hỏi 3:  Từ “ xanh mát” thuộc kiểu từ ghép nào? l Ghi nhớ SGK – 81. l A. Diễn tả cảnh tượng Côn Sơn nên thơ hấp dẫn. B. Diễn tả sự giao hoà trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên. C. Thể hiện nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi. D. Tất cả đều đúng l Từ ghép đẳng lập. 4.5. Hướng dẫn HS tự học: à Đối với bài học tiết này: - Học thuộc hai bài thơ, hai phần ghi nhớ, đọc bài đọc thêm sgk/77,81. - Trình bày nhận xét về hình ảnh nhân vật ta được miêu tả trong đoạn trích “Côn Sơn ca”, nhớ được 8 yếu tố Hán Việt trong bài thơ của Trần Nhân Tông.. à Đối với bài học tiết sau: -Đọc, tìm hiểu trước bài “ Sau phút chia ly”, “ Bánh trôi nước”, trả lời các câu hỏi phần Đọc - hiểu văn bản. 5. RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng ĐDDH: TỪ HÁN VIỆT (tiếp theo ) Bài 6 - Tiết :22 Tuần dạy: 6 1.MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: Giúp HS: - Hiểu được các sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt. Tích hợp với phần văn và TLV. 1.2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng từ Hán Viết đúng ý nghĩa sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh lạm dụng từ hán việt trong nói viết, nhằm tạohiệu quả biểu cảm và thêm sức thuyết phục. 1.3. Thái độ: -GD hs ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa săc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh lạm dụng từ Hán Việt. 2.TRỌNG TÂM: - Sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt. 3.CHUẨN BỊ : 3.1.GV : bảng phụ, tham khảo tài liệu. 3.2.HS : đọc, tìm hiểu việc sử dụng từ Hán Việt. 4..TIẾN TRÌNH : 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số: 7A2 4. 2.Kiểm tra miệng: Câu hỏi của GV Câu trả lời của HS àCâu hỏi kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1:  Các yếu tố Hán Việt được dùng như thế nào? Cho 2 vd về yếu tố Hán Việt dùng để tạo từ ghép. Câu hỏi 2:  Gọi hs sửa bài tập số 8. àCâu hỏi kiểm tra bài mới: Câu hỏi 3:  Theo em, việc sử dụng từ Hán Việt có tác dụng gì? l Dùng để tạo từ ghép , một số từ có khả năng dùng độc lập như : hoa, quả, bút. l a. Chính trước, phụ sau : hữu ích, phát thanh. bảo mật, phòng hoả. b. Phụ trước, chính sau :thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi. l Tạo sắc thái trang trọng, tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục… 4.3. Bài mới Hoạt động của thầy trò Nội dung bài học à Giới thiệu bài: Giờ trước chúng ta đã học về từ Hán Việt đã thấy được cấu tạo của từ Hán Việt là do các yếu tố Hán Việt tạo nên và gồm có hai loại từ ghép đẳng lập và chính phụ. Sử dụng như thế nào cho phù hợp chúng ta cùng học bài hôm nay. ô HĐ 1 :Hướng dẫn HS tìm hiểu về việc sử dụng từ Hán Việt.  Em hãy nhắc lại “biểu cảm” là gì? l Thể hiện tình cảm, cảm xúc.  GV chuyển ý : treo bảng có ghi vd . -a. Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. -b. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân đến thăm Trung Quốc. - c. Các bác sĩ đang khám tử thi. -d. Công chúa La-ha-ba-na đã hi sinh anh dũng. à GV nêu vd b/82.  Hãy tìm các từ thuần Việt có nghĩa tương đương với các từ trên? l Đàn bà, vợ, xác chết, chết.?  Tại sao đã có các từ thuần Việt mà ta vẫn dùng các từ Hán Việt? l Vì có sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa.  Vậy các từ Hán Việt trên thể hiện sắc thái ý nghĩa gì? l Sắc thái trang trọng, tôn kính, tao nhã, lịch sự.  Ở vd b/ 82 thử thay thế các từ in đậm bằng các từ thuần Việt : “ nơi vua ở, gặp, ta. Vua, tôi” , em thấy sắc thái ý nghĩa ở đây như thế nào? l Không phù hợp với việc đang nói chuyện với vua, không tạo sắc thái cổ, không phù hợp với không khí xã hội xưa.  Qua các vd em thấy dùng từ Hán Việtcó thể tạo ra những sắc thái ý nghĩa gì? Nêu vd cụ thể. à HS đọc ghi nhớ, gv nhấn mạnh ý. l VD : từ trần, qua đời, tử vong, phụ huynh.  GV lưu ý :một số từ Hán Việt không có từ thuần Việt đồng nghĩa, thì bản thân nó cũng không mang sắc thái ý nghĩa riêng biệt. VD : công nghệ, tự nhiên, hoặc một số từ Hán Việt có từ thuần Việt đồng nghĩa tương đương nhưng sự phân biệt về sắc thái ý nghĩa cũng không rõ nét : ngoại quốc – nước ngoài, nhân loại – loài người. à GD hs ý thức sử dụng từ Hán Việt khi cần thiết. ô Hướng dẫn HS tìm hiểu phần 2.  GV nêu vấn đề :ghi vd sgk/81 a, b vào bảng phụ. - c. Em đi xa nhớ bảo vệ sức khoẻ nhé. - Em đi xa nhớ giữ gìn sức khoẻ nhé !  Nhận xét cách diễn đạt ở mỗi cặp câu? Vì sao ? l a. Thưởng : thể hiện sự gần gũi, tự nhiên. b. Trẻ em : hồn nhiên, hợp với ngữ cảnh. c. Giữ gìn : gần gũi, thân thiết.  Cho biết ta có nên lạm dụng từ Hán Việt không? Vì sao? l Không. Vì thiếu tự nhiên không phù hợp với hoàn cảnh. à Gọi hs đọc ghi nhớ. à GD hs ý thức không nên lạm dụng từ Hán Việt . ô HĐ 2 : Hướng dẫn HS luyện tập.  Gọi hs lên bảng điền từ vào bài tập 1. à Nhận xét, sửa chữa.  HS thảo luận nhóm : BT 2 nhóm 1, 2. BT 3 nhóm 3, 4. à Cho HS lên trình bày. à Nhóm khác nhận xét, sửa chữa. à Nhắc HS làm bài vào vở bài tập. I.Sử dụng từ Hán Việt : 1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm : Vd:a. - Phụ nữ: sắc thái trang trọng. - Từ trần , mai táng: Trang trọng, thái độ tôn kính. - Tử thi: sắc thái tao nhã, tránh cảm giác thô tục, ghê sợ. b. kinh đô, trẫm, bệ hạ: Tạo sắc thái cổ. * Ghi nhớ : sgk/82. 2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt. a. lạm dụng từ: đề nghị b. lạm dụng từ :nhi đồng c. lạm dụng từ:bảo vệ áGhi nhớ :sgk/83. III. Luyện tập : 1 .a. Mẹ – thân mẫu. b. Phu nhân – vợ. c. Sắp chết – lâm chung. d. Giáo huấn – dạy bảo. 2. Vì từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng. VD : Hải, Giang, Hà, Vân, Tuyền. 3. Giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu, nhan sắc tuyệt trần. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu hỏi của GV Câu trả lời của HS Câu hỏi 1:  Chúng ta nên sử dụng từ Hán Việt như thế nào? Câu hỏi 2:  Gạch chân dưới từ Hán Việt trong các câu sau : A. Gác mái ngư ông về viễn phố. Gõ sừng mục tử lại cô thôn. B. Mục đồng sáo vẳng trâu về hết Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng. C. Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai. Câu hỏi 3:  Xếp các từ Hán Việt vừa tìm được vào các sắc thái khác nhau. l Ghi nhớ – SGK – 82,83. l A. Gác mái ngư ông về viễn phố. Gõ sừng mục tử lại cô thôn. B. Mục đồng sáo vẳng trâu về hết Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng. C. Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai. l Sắc thái trang trọng, tao nhã, sắc thái cổ. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: à Đối với bài học tiết này: -Học thuộc lòng hai phần ghi nhớ sgk /82, 83. -Làm bài tập số 4 sgk/84. -Tiếp tục tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán- Việt xuất hiện nhiều trong các văn bản đã học. à Đối với bài học tiết sau: - Chuẩn bị tiết học sau : Quan hệ từ . + Cần nắm được thế nào là quan hệ từ? +Việc sử dụng quan hệ từ. Tìm vd? 5. RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng ĐDDH: ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BIỂU CẢM. Bài :6 - Tiết :23 Tuần dạy: 6 1.MỤC TIÊU : 1.1. Kiến thức: Giúp HS: - HS biết được các đặc điểm cụ thể của bài văn biểu cảm. - HS hiểu được các đặc điểm của phương thức biểu cảm khác với văn miêu tả là nhằm mục đích tái hiện đối tượng được miêu tả. - Tích hợp với phần văn qua văn biểu cảm. 1.2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận diện các văn bản, tìm ý, lập dàn bài, đánh giá. 1.3. Thái độ: - GD hs ý thức viết văn bản theo các đặc điểm thể loại. 2.TRỌNG TÂM: - Văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. 3.CHUẨN BỊ : 3.1.GV : Bảng phụ. 3.2.HS : Đọc, tìm hiểu trước về đặc điểm của văn bản biểu cảm.. 4..TIẾN TRÌNH : 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số: 4. 2.Kiểm tra miệng: Câu hỏi của GV Câu trả lời của HS àCâu hỏi kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1:  Văn biểu cảm là loại văn như thế nào? Thể hiện qua những thể loại nào? Câu hỏi 2:  Tình cảm trong văn biểu cảm có tính chất như thế nào? Có những cách biểu hiện nào? àCâu hỏi kiểm tra bài mới: Câu hỏi 3:  Theo em, văn biểu cảm có đặc điểm nổi bật nào? l Biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh. Thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút. l Tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. l Văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu, thường mượn cảnh vật, đồ vật, con người dễ dàng bày tỏ tình cảm. 4.3. Bài mới: Hoạt động của thầy, trò Nội dung bài học à Giới thiệu bài :Để nắm vững về thể loại văn biểu cảm, hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu những đặc điểm của văn biểu cảm. ô HĐ I : Hướng dẫn HS tìm hiểu văn miêu tả và văn biểu cảm  Ở lớp 6 em đã học về văn miêu tả, hãy cho biết thế nào là văn miêu tả? l Là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung được đặc điểm tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh, làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Thể hiện năng lực quan sát, tưởng tượng, liên tưởng của người viết, người nói.  Văn biểu cảm là loại văn như thế nào? l Khêu gợi cảm xúc và sự đánh giá của người nói, người viết ô HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm  Gọi hs đọc văn bản “ tấm gương”, sgk/ 84.  Bài văn biểu đạt ca ngợi điều gì?  Ghét điều gì?  Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm như thế nào? l Ví tấm gương như người bạn trung thực, gương luôn phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh. Nói với gương, ca ngợi gương là gián tiếp ca ngợi người chân thật.  Bài văn này có bố cục mấy phần? MB nói lên vấn đề gì?  Phần Thân bài nêu lên những ý gì?  Những ý đó tập trung biểu hiện rõ điều gì của bài văn? l Chủ đề của bài văn.  Phần kết bài khẳng định điều gì?  Em thấy phần mở bài, kết bài có quan hệ với nhau như thế nào? l Quan hệ hô ứng với nhau (MB nêu vấn đề, KB khẳng định )  Các ý trong bài văn này như thế nào? l Thống nhất vào một chủ đề chung.  Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài văn như thế nào? l Rõ ràng, chân thật không thể bác bỏ.  Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn. l Hình ảnh tấm gương có giá trị cao cho bài văn. Trong bài văn này tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? l Ẩn dụ, tượng trưng.  Qua tìm hiểu bài văn, em thấy tác giả bày tỏ tình cảm của mình trực tiếp hay gián tiếp? l Gián tiếp.  Gọi hs đọc đoạn trích “ Những ngày thơ ấu” .  Đoạn văn trên biểu đạt tình cảm gì?  Tình cảm ấy được biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp? l Trực tiếp.  Dựa vào đâu em biết? l Dấu hiệu : tiếng kêu, lời than, câu hỏi tu từ, từ biểu cảm.  Qua tìm hiểu em thấy văn biểu cảm có đặc điểm gì? à Gọi hs đọc ghi nhớ. ô HĐ 3 : Hướng dẫn HS luyện tập  Gọi hs đọc bài văn “ Hoa học trò” l Mạch ý của bài văn, các phần, các đoạn, các câu trong bài nói về một đề tài, một chủ đề xuyên suốt. Hoa học trò, được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý trước sau,hô ứng, làm cho chủ đề liền mạch. c. Biểu cảm gián tiếp : diễn tả tình cảm qua việc miêu tả hoa phượng I. Phân biệt văn miêu tả và văn biểu cảm : 1. Văn miêu tả : 2. Văn biểu cảm : II. Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm : - Văn bản “ Tấm gương” - Ca ngợi đức tính trung thực, chân thật của con người. - Ghét thói xu nịnh, dối trá. - Tác giả mượn hình ảnh cái gương để bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình. - Bố cục : ba phần : MB, TB, KB. + MB : phẩm chất trung thực của tấm gương. + TB : các đức tính của gương. + KB : khẳng định lại phẩm chất của gương. * Đoạn trích “ Những ngày thơ ấu” - Thể hiện tình cảm cô đơn đau khổ mong sự giúp đỡ của mẹ. * Ghi nhớ : sgk/86 III. Luyện tập : a.Bày tỏ nỗi buồn khi phải xa trường xa bạn. - Hoa phượng là phương tiện biểu đạt. - Hoa phượng nở là kết thúc năm học, biểu tượng của sự chia ly ngày hè đối với học trò. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu hỏi của GV Câu trả lời của HS Câu hỏi 1:  Nêu những đặc điểm của văn biểu cảm? Câu hỏi 2:  Tình cảm trong văn biểu cảm như thế nào? l Tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. Có thể biểu lộ trực tiếp hoặc gián tiếp. l Rõ ràng, trong sáng, chân thật. à GD hs ý thức viết bài văn biểu cảm đúng theo đặc điểm thể loại. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: à Đối với bài học tiết này: - Học thuộc phần ghi nhớ sgk. - Tham khảo bt 1, 2, 3 sbt/44. à Đối với bài học tiết sau: - Đọc tìm hiểu trước phần I, tóm tắt yêu cầu phần II bài “ Đề văn biểu cảm”. 5. RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng ĐDDH: Bài :6 - Tiết :24 Tuần dạy: 6 ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM 1.MỤC TIÊU : 1.1. Kiến thức: Giúp HS: -HS nhận biết kiểu đề văn biểu cảm, nắm được các bước làm bài văn biểu cảm. - HS hiểu được yêu cần của đề văn biểu cảm. 1.2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý cho bài văn biểu cảm. 1.3. Thái độ: - GD hs ý thức làm đúng yêu cầu của đề văn biểu cảm. 2.TRỌNG TÂM: - Các bước tiến hành một bài văn biểu cảm. 3.CHUẨN BỊ : 3.1.GV : Sưu tầm một số dạng đề văn biểu cảm. 3.2.HS :Tìm hiểu trước về các bước làm bài văn biểu cảm.. 4..TIẾN TRÌNH: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số: 4. 2.Kiểm tra miệng: Câu hỏi của GV Câu trả lời của HS àCâu hỏi kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1:  Nêu đặc điểm của bài văn biểu cảm? Từ đó em rút ra được kinh nghiệm gì cho bản thân khi viết bài văn của mình? àCâu hỏi kiểm tra bài mới: Câu hỏi 2:  Làm thế nào để em có thể làm đúng yêu cầu của đề văn biểu cảm? l Tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu bằng những tình cảm rõ ràng trong sáng. l Đọc kĩ đề, xác định đối tượng biểu cảm, tình cảm cần biểu hiện trong đề bài. 4.3.Bài mới : Hoạt động của thầy trò Nội dung bài học à Giới thiệu bài : ô HĐ 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đề văn biểu cảm và các bước làm văn biểu cảm.  GV dùng bảng phụ cung cấp một số đề bài.  Hãy nêu đối tượng biểu cảm trong các đề : a, b, c, d, e.  Em hiểu cảm nghĩ là gì? l Suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình.  Những tình cảm được thể hiện trong các đề văn trên là gì? l Cảm nghĩ :( a, b, c.) Vui buồn : (d). Em yêu : (e.)  Làm thế nào để em có thể làm đúng yêu cầu của đề văn biểu cảm? l Đọc kĩ đề, xác định đối tượng biểu cảm, tình cảm cần biểu hiện trong đề bài. à GD hs ý thức tìm hiểu kĩ đề trước khi làm bài. ô HĐ 2 ; Hướng dẫn HS tìm hiểu các bước làm bài. à Cho hs thực hành làm đề c.  Bước 1 ta làm gì?  Đề văn thuộc thể loại gì?  Yêu cầu cụ thể của đề bài là gì?  Bước 2 ta làm gì?  Tìm ý bằng cách nào? l Nhớ lại những trường hợp em thấy mẹ cười.  Có phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười không? Đó là lúc nào?  Vắng nụ cười của mẹ em thấy thế nào?  Em phải làm sao để luôn thấy nụ cười của mẹ?  Tìm được những ý trên rồi em làm gì?  Hãy nêu các ý trong mỗi phần?  Yêu cầu hs viết phần MB, hoặc KB . à Nhận xét bài làm của HS. à GV viết sẵn đoạn văn biểu cảm cho hs đọc.  Qua phần tìm hiểu trên em có nhận xét gì về đề văn biểu cảm? l Nêu ra đối tượng cần biểu cảm và định hướng tình cảm.  Cách làm bài văn biểu cảm như thế nào? àGọi HS đọc phần ghi nhớ. à GD HS ý thức làm bài theo các bước làm văn biểu cảm. ô HĐ 3 : Hướng dẫn HS luyện tập  Gọi hs đọc bài văn của Mai Văn Tạo.  HS thảo luận trình bày. I.Đề văn biểu cảm và các bước làm văn biểu cảm: 1. Đề văn biểu cảm : a. Cảm nghĩ về dòng sông quê em. b. Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu. c. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. d. Vui buồn tuổi thơ. e. Loài cây em yêu. 2. Các bước làm bài văn biểu cảm - Đề bài : cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. - Bước 1 : tìm hiểu đề - Thể loại : văn biểu cảm. - Yêu cầu : cảm nghĩ nụ cười của mẹ. Bước 2 :tìm ý - Khi em chăm ngoan, học hành tiến bộ mẹ cười rất tươi. - Mẹ thường buồn khi em học kém, không ngoan. - Em cảm thấy buồn khi mẹ không cười. - Để mẹ luôn nở nụ cười em phải chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ. 3. Lập dàn ý : a. MB : Giới thiệu nụ cười của mẹ. - Cảm xúc về nụ cười. b. TB: Nêu các biểu hiện sắc thái của nụ cười. + Nụ cười vui, thương yêu. + Nụ cười khuyến khích. + Nụ cười an ủi. + Nụ cười buồn. + Vắng nụ cười của mẹ em thấy buồn. c. KB : Lòng yêu thương và kính trọng mẹ. 4. Viết bài : * Ghi nhớ :sgk/88. III. Luyện tập : a.Thổ lộ tình cảm tha thiết với quê hương An Giang.

File đính kèm:

  • doctuan 6.doc