Bố cục trong văn bản

Muốn viết một lá đơn xin gia nhập Đội thì

 nội dung của nó phải được sắp xếp thành

 một trật tự nhất định.

Trước hết phải khai họ tên, tuổi, địa chỉ,

 học ở đâu?

- Tiếp theo là lí do xin vào Đội.

- Sau đó là lời hứa, kí tên.

Không thể đảo lộn thứ tự, các điều kiện

 trên. Bởi như vậy sẽ là việc làm tuỳ tiện,

 lộn xộn, ý tứ không trật tự, không thành

 hệ thống.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2007 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bố cục trong văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Muốn viết một lá đơn xin gia nhập Đội thì nội dung của nó phải được sắp xếp thành một trật tự nhất định. Trước hết phải khai họ tên, tuổi, địa chỉ, học ở đâu? - Tiếp theo là lí do xin vào Đội. - Sau đó là lời hứa, kí tên. * Không thể đảo lộn thứ tự, các điều kiện trên. Bởi như vậy sẽ là việc làm tuỳ tiện, lộn xộn, ý tứ không trật tự, không thành hệ thống. CỘNG HOÀ - XÃ HỘI - CHỦ NGHĨA - VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN XIN NGHỈ HỌC Kính gửi: Ban giám hiệu trường Lê Hồng Phong Cô giáo chủ nhiệm lớp 7/2 Em tên là : Nguyễn Văn Anh Hiện là học sinh lớp 7/2 Làm đơn này kính mong nhà trường cho phép em được nghỉ học ngày hôm nay (15/9/2007) Lí do: em bị ốm Em xin hứa sẽ ghi chép lại bài đầy đủ khi đi học lại. Kính mong nhà trường và cô giáo đồng ý cho. Em xin chân thành cảm ơn. Đà nẵng, ngày 15 tháng 9 năm 2007 Kính đơn Kí tên TIẾT 7 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I. TÌM HIỂU BÀI: II. BÀI HỌC: 1. Bố cục của văn bản: Ghi nhớ (1) tr. 30 * Văn bản không thể được viết một cách tuỳ tiện mà phải có bố cục rõ ràng. * Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí. * Tìm hiểu yêu cầu về bố cục. Đọc hai câu chuyện tr.29 (1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dềnh lên tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tí, chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, vì nó mà đã cất tiếng kêu thì tất thảy bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều phải hoảng sợ. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đấy, trâu trở thành bạn của nhà nông. (2) Ngày xưa, có một anh tính rất hay khoe. Một hôm, anh ta may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm. Nhưng rồi anh ta cùng khoe được áo với một người rằng: “ Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Đấy là do người kia, tính cũng hay khoe, bỗng không biết từ đâu tất tưởi chạy đến hỏi anh ta: “ Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”. H.Em có nhận xét gì về văn bản (1)? * Các ý, câu trong văn bản (1) sắp xếp lộn xôn, khó tiếp thu. H. Văn bản (2) gồm có mấy đoạn văn? Nội dung mỗi đoạn văn ấy có thống nhất với nhau không? * Văn bản (2) gồm có hai đoạn. * Nội dung đoạn (1): Có một anh hay khoe đang muốn khoe mà khoe chưa được. * Nội dung đoạn (2): Anh ta đã khoe được áo. H. Cách kể chuyện ở ví dụ (2) bất hợp lí ở chỗ nào? Vì sao lại như vậy? * Bố cục thiếu hợp lí làm cho câu chuyện không còn nêu bật được nghĩa phê phán và không còn buồn cười nữa. H. Em có thể kể lại các câu chuyện trên như thế nào cho hợp lí về bố cục? Học sinh thảo luận và kể lại chuyện H. Vậy ta có thể kết luận như thế nào về bố cục của văn bản? * Bố cục có hợp lí thì văn bản mới đạt được mục đích giao tiếp cao nhất. H. Một văn bản mà em thường gặp gồm có mấy phần? Hãy nêu nhiệm vụ từng phần trong văn bản tự sự, miêu tả? 1.Văn bản tự sự: - Mở bài: Giới thiệu chung về người, vật, sự việc. - Thân bài: Kể lại diễn biến của sự việc. - Kết bài: Kể kết cục của sự việc. Bố cục thường gặp của văn bản gồm có ba phần: 2.Văn bản miêu tả - Mở bài: Giới thiệu cảnh được miêu tả. - Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một trật tự nhất định. - Kết bài: Thường nêu cảm nghĩ của người viết về cảnh vật đó. H.Vậy có cần phân biệt nhiệm vụ của mỗi phần không? Vì sao? III. LUYỆN TẬP: (1) Hai câu chuyện trong phần tìm hiểu bài: So với văn bản gốc ta thấy cách sắp đặt các ý đã thay đổi. Vì vậy truyện không có những yếu tố bất ngờ khiến tiếng cười không bật lên mạnh mẽ. Vì thế ý nghĩa phê phán bị giảm theo. (2) Có thể chọn bố cục như sau: - Mẹ bắt hai con phải chia đồ chơi. Hai anh em Thành và Thuỷ rất yêu thương nhau. - Chuyện về hai con búp bê. Thành đưa em đến lớp chào cô giáo và các bạn. - Hai anh em phải chia tay. - Thuỷ để cả hai con búp bê lại cho anh. * Bố cục ấy hợp lí vì: Ngay từ đầu chúng ta không biết hai anh em Thành và Thuỷ có chia tay không? b. Sau đó là cuộc chia tay của hai anh em và không chia tay của hai con búp bê. * Luôn luôn có sự diễn biến mới mẻ qua mỗi phần, mỗi đoạn. (- Mở bài: Sau lời chào mừng thì giới thiệu họ 3) Bố cục này có chỗ chưa rành mạch và hợp lí. tên; cần giới hạn đề tài báo cáo. - Thân bài: Bỏ đi phần 4 - Kết bài: Trước lúc hội nghị thành công cần tóm tắt những điều trình bày; gơi mở hướng mới đang có ý định. - Mở bài: Chào mừng các đại biểu, các thầy cô và các bạn tham dự nhội nghị; giới thiệu họ tên của người báo cáo. - Thân bài: + Nêu rõ bản thân đã học như thế nào ở trên lớp. + Nêu rõ bản thân đã học như thế nào ở nhà. + Nêu rõ bản thân đã học như thế nào trong cuộc sống. - Kết bài: + Tóm tắt những điều đã trình bày. + Gợi mở ra hướng học mới. + Chúc hội nghị thành công. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: * Học thuộc các ghi nhớ trong SGK. * Xem lại các bài tập đã hướng dẫn. * Đọc trước bài học “Mạch lạc trong văn bản”.

File đính kèm:

  • pptBố cục của văn bản.ppt