1.Mục Tiêu:
Cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương một bài thơ thất ngôn từ tuyệt Đường luật chữ Nôm.
1.1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương .
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua “Bánh trôi nước” .
- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ .
1.2. Kỹ năng:
- Nhận biết thể loại văn bản .
- Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật .
1.3. Thái độ:
Học tập nghiêm túc, tự giác.
34 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 7, 8 năm 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 25
Ngày soạn : 10/9/2013
Ngày dạy : 16-21/2013
Hồ Xuân Hương
1.Mục Tiêu:
Cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương một bài thơ thất ngôn từ tuyệt Đường luật chữ Nôm.
1.1. Kiến thức:
Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương .
Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua “Bánh trôi nước” .
Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ .
1.2. Kỹ năng:
- Nhận biết thể loại văn bản .
- Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật .
1.3. Thái độ:
Học tập nghiêm túc, tự giác.
2. Chuẩn bị:
2.1.GV: SGK, bài soạn, sách GV
2.2.HS:SGK, bài soạn
3.Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1.Ổn định:
3.2.Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca Côn Sơn ? Và cho biết
+ “ Ta” trong bài thơ là ai ?
+ “ ta” được lặp lại mấy lần ?
? Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ như thế nào ?
3.3.Tiến trình bài học:
3.4.Các phương án:
a)Phương pháp giảng dạy: Tích hợp,vấn đáp,bình giảng,phân tích,gợi tìm
b)Các bước của hoạt động:
Giới thiệu bài mới:
Nếu như tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về tác phẩm Bài Ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi một nhân vật lịch sử lỗi lạc toàn tài hiếm có nhưng phải chịu cái chết oan khóc thảm thương . Thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một nữ sĩ tài ba được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Nhưng cũng gặp nhiều trắc trở, lận đận trong tình duyên, Đó chính là Hồ Xuân Hương qua tác phẩm Bánh Trôi Nước.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
GV hướng dẫn gọi HS đọc với giọng êm dịu ngậm ngùi nhưng dứt khoát mạnh mẽ.
? Hãy nhắc lại cho cô biết tác giả của bài thơ này là ai? Nêu vài nét về tác giả?
GV : Giới thiệu qua về tác giả
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ lớn. Thơ của bà có giá trị bởi nghệ thuật độc đáo, nội dung sâu sắc. Bà viết nhiều về người phụ nữ, lớp người chịu nhiều bất hạnh trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Bánh Trôi Nước là một trong những bài thơ nói về điều đó.
? Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?
?Thuộc thể thơ gì? Thể thơ này giống với thể thơ nào mà chúng ta đã học rồi?
? Hãy chỉ ra cách gieo vần ngắt nhịp của bài thơ?
Hoạt động 3: Phân Tích
?.Theo em thế nào là bánh trôi nước ?
GV: Ở miền Bắc nước ta, hằng năm vào ngày 3 tháng 3 âm lịch có tục lệ cúng bánh trôi.
?. Bài thơ bánh trôi nước có hai nghĩa, đó là những nghĩa gì?
Gv giảng:
là một thuộc tính của ngôn ngữ văn chương, thơ ca nói chung.)
Nghĩa thứ nhất thuộc nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa Bài thơ mang tính đa nghĩa. ( Đa nghĩa thứ 2 phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ xưa.
(?) Vậy, trong 2 nghĩa đó nghĩa nào là chính , quyết định giá trị bài thơ?
GV giảng:
- Bài thơ có hai nghĩa mà nghĩa nào cũng chính xác. Nhưng nội dung nghĩa thứ hai mới nêu giá trị của bài thơ.
? Mở đầu bài thơ tác giả đã giới thiệu cho chúng ta biết Bánh Trôi Nước có đặc điểm như thế nào?
? Từ ngữ nào cho biết điều đó?
?Từ chi tiết đó tác giả đã gợi cho chúng ta đến vẻ đẹp nào của người phụ nữ?
GV bình:
Có thể nói đây cũng chính là lời tự giới thiệu của người phụ nữ về nhan sắc của mình, lời giới thiệu đầy tự tin, đầy tự hào về sắc đẹp về sự trong trắng tinh khiết của người con gái.
? Với vẻ đẹp ấy , người phụ nữ có quyền sống như thế nào trong một xã hội công bằng?
? Thế nhưng trong xã hội phong kiến lúc bất giờ thì thân phận của họ như thế nào?
? Các em liên tưởng như thế nào về thân phận người phụ nữ qua câu thơ này?
GV bình:
Từ ngữ nước non muốn chỉ cho chúng ta biết ở đây có nghĩa là chỉ hoàn cảnh, chỉ cuộc đời của người phụ nữ.
? Để làm nổi bật điều đó tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì qua câu thơ này?
GV tích hợp:
Ngoài 2 nghệ thuật trên tác giả còn sử dụng thành ngữ Bảy nổi ba chìm
để làm nổi bật điều đó. Để biết Thành Ngữ là gì? Tiết 48 bài 12 cô và các em sẽ tìm hiểu sâu hơn .
GV cho HS thảo luận:
? Khi ví mình với Bánh Trôi Nước, trong lòng người phụ nữ chứa đựng những cảm xúc gì?
GV giảng: Ngoài cảm xúc trên còn có cảm xúc tự hào, cảm xúc oán ghét xã hội.
Chuyển ý:
Trước số phận như thế người phụ nữ ở đây họ đối mặt như thế nào? Để biết được điếu đó chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở 2 câu thơ cuối.
? Ở 2 câu thơ cuối hình ảnh bánh Trôi Nước được tác giả miêu tả như thế nào?
? Hãy giải thích rắn nát ở đây có nghĩa là gì?
GV bình:
Nếu nhàu bột mà nhiều nước quá thì nát (nhão) ít nước quá thì rắn (cứng).Bề ngoài có thể rắn hay nát phụ thuộc vào tay của người làm, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên chất lượng. Ở miền Bắc người ta làm nhân bánh bằng đường phên ( nấu từ mật mía) nên có màu đỏ tươi.
? Qua hình ảnh trên tác giả muốn nói đến điều gì về người phụ nữ?
? Từ ngữ nào thể hiện rõ điều đó?
? Theo em những đặc tính nào của bánh Trôi Nước gắn với thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
Gọi HS đọc lại bài thơ
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ?
GV bình:
Giọng điệu tuy có ngậm ngùi nhưng không buông xuôi cam chịu, từ mặc dầu trong câu thơ như gắng gượng vương lên để tự khẳng định mình.
? Qua bài thơ tác giả muốn thể hiện thái độ gì?
GV chốt ý ghi bài
GV bình:
Là một nhà thơ nữ thông minh tài ba nhưng cuộc đời cũng đầy trắc trở, tình duyên lận đận nên bà rất cảm thông với nỗi đau ấy, nhưng không muốn than thở, không muốn họ thêm bi oan mà muốn động viên an ủi họ, dũng cảm chống lại cuộc sống, ngẩng cao đầu lên làm người. Nên trong thơ của bà, ý thức được rất rõ giá trị và vai trò của ngừơi phụ nữ . Họ không chỉ đẹp ở đạo đức, ở con người mà tài năng của họ cũng không kém gì đàn ông, chỉ vì xã hội phong kiến không chấp nhận nên họ không phát huy được.
Hoạt động 4: Luyện Tập
BT1: Ghi lại những câu hát than thân đã học ở bài 4 bắt đầu bằng cụm từ “ thân em”. Từ đó tìm mối liên hệ cảm xúc giữa bài thơ Bánh Trôi Nước và Những câu hát than thân .
Hồ Xuân Hương (?...?) lai lịch chưa thật rõ ,là con Hồ Phi Diễn (1704 ?) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông thân sinh ra Bắc dạy học lấy vợ lẻ, là người Bắc Ninh, sinh ra Hồ Xuân Hương. Gia đình Hồ Xuân Hương từng sống ở phường Khán Xuân gần Hồ Tây của Hà Nội. Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.
- Thể loại văn biểu cảm
- Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giống bài sông núi nước nam
- Gieo vần chân ở cuối câu 1,2,4 nhịp 2/2/3.
- Bánh trôi nước : Gọi tắt là bánh trôi, một thứ bánh làm từ bột nếp được nhàu nặn thành viên tròn, có nhân đường phèn, được luộc chính bằng cách cho vào nồi nước đun sôi.
- Vừa nói về cách làm , cách nấu bánh Trôi Nước vừa nói lên thân phận, phẩm chất của người phụ nữ.
- Nghĩa sau là chính, nghĩa trước chỉ là phương tiện để chuyển tải của nghĩa sau. Có nghĩa sau bài thơ mới có giá trị tư tưởng lớn.
- Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành viên tròn,
“ Trắng” “Tròn”
- Hình dáng đẹp , đầy đặn
-Sống tự do, hạnh phí và làm đẹp cho đời.
-Bảy nổi ba chìm với nước non
- Thân phận : Chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời không làm chủ được số phận
- Nghệ thuật ẩn dụ, nghệ thuật đối lập
- Thương thân
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
- Rắn - cứng khô ( ít nước)
- Nát - nhão, mềm ( nhiều nước)
- Nói lên phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ dẫu bị vùi dập nhưng vẫn giữ trong sạch thanh cao.
-“ Mặc dầu” “ Mà em vẫn giữ”
- Hình dáng xinh đẹp. Thân phận chìm nổi, phẩm chất trong trắng, thanh cao dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắc, thủy chung, tình nghĩa.
- Ngôn ngữ trong sáng giản dị, giọng điệu vừa than oán vừa thể hiện sự tự hào mạnh mẽ.
- Thái độ trân trọng cái đẹp và niềm cảm thương sâu sắc họ thân phận bị lệ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ( trọng nam kinh nữ).
HS ghi bài
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
I.Tìm Hiểu Chung
1. Tác giả :
Hồ Xuân Hương (? - ? ) người làng Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm
2. thể thơ:
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
II. Phân tích :
1.Nội dung:
a.Hai câu đầu:
-Ý nghĩa tả thực: hình ảnh bánh trôi nước, trắng, tròn, chìm nổi.
- Ngụ ý sâu sắc:
+ Trân trọng ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ
+ Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ.
b. Hai câu cuối
-Chất lượng bánh là do người nặn bề ngoài có thể rắn nát nhưng cái nhân đường bên trong vẫn ngọt, vẫn thơm.
Þ Số phận bất hạnh của người PN trong XHPK sống phụ thuộc, họ không có quyền quyết định cuộc đời mình .
- Hai từ “ mặc dầu”- “ mà em” ® sự cố gắng vươn lên để tự khẳng định mình, chiến thắng hoàn cảnh
-“ Giữ tấm lòng son”® Tấm gương son sắt, thuỷ chung là bất biến trong mọi hoàn cảnh
2. Nghệ thuật:
- Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, với thành ngữ mô típ dân gian.
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.
III. Luyện Tập
Ghi lại những câu hát than thân đã học ở bài 4 bắt đầu bằng cụm từ “ thân em”. Từ đó tìm mối liên hệ cảm xúc giữa bài thơ Bánh Trôi Nước và Những câu hát than thân .
4.Tổng kết::
Bánh Trôi Nước là một bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
* Củng cố:
? Bài thơ bánh trôi nước có hai nghĩa, theo em nghĩa nào quyết định giá trị ý nghĩa của bài thơ?
? Để làm nổi bật điều đó tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
? Qua bài thơ tác giả muốn thể hiện điều gì? ?. Em có cảm nghĩ gì về người phụ nữ Việt Nam Trong xã hội xưa và nay?
Gọi hs đọc bài đọc thêm
* Hướng dẫn tự học:
1. Bài cũ
Về học thuộc lòng bài thơ ,nắm lại nội dung ý nghĩa của bài, làm bài tập số 1 hoàn chỉnh
2. Bài mới
Soạn bài tiết liền kề : Quan hệ từ
-Nắm được thế nào là quan hệ từ .
-Nâng cao khả năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu .
-Nhận biết quan hệ từ .
-Biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ .
3. Trả bài : Từ Hán Việt (tt)
Tuần 7
Tiết 26
Ngày soạn: 10/9/2013
Ngày dạy: 16-21/9/2013
( Đọc Thêm – Giảm Tải)
Tuần 7
Tiết 27 QUAN HỆ TỪ
Ngày soạn: 10/9/2013
Ngày dạy: 16-21/9/2013
1.Mục Tiêu:
-Nắm được thế nào là quan hệ từ .
-Nâng cao khả năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu .
-Nhận biết quan hệ từ .
-Biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ .
1.1. Kiến thức:
Khi niệm quan hệ từ .
Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản .
1.2. Kỹ năng:
- Nhận biết quan hệ từ trong câu .
- Phân tích được tác dụng của quan hệ từ .
1.3. Thái độ:
Học tập nghiêm túc, tự giác,biết sử dụng quan hệ từ.
2. Chuẩn bị:
2.1.GV: SGK, bài soạn, sách GV
2.2.HS:SGK, bài soạn
3.Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1.Ổn định:
3.2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra viết 15 phút
a/ Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ hán việt để tạo sắc thái gì?( 4đ)
b/ Các từ phụ vương, đa tạ, hoàng hậu, thường được dùng trong văn, thơ để tạo sắc thái gì?(2đ(
c/ vì sao khi nói hoặc viết không nên lạm dụng từ hán việt? ( 4đ)
3.3.Tiến trình bài học:
3.4.Các phương án:
a)Phương pháp giảng dạy: vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm,gợi tìm
b)Các bước của hoạt động:
Giới thiệu bài mới:
Như các tiết học trước chúng ta đã học về các từ loại như : Từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán Việt...Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một từ loại mới nữa chúng có chức năng biểu thị các ý nghĩa về quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn , đó là Quan Hệ Từ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức:
GV Treo bảng phụ.
GV yêu cầu học sinh đọc kỹ mục I trong SGK và trả lời các câu hỏi :
? Xác định các quan hệ từ trong 3 câu : a,b,c ?
? Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay giữa câu với câu trong một đoạn?
? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ ?
? Qua ví dụ trên, em hãy cho biết quan hệ từ dung để biểu thị ý nghĩa gì?
GV Treo bảng phụ
Vd: Chuột Cống bị vuốt mèo cào rách một miếng da chảy máu, Nhưng ví đã quen nhiều trận cho nên chuột Cống không hề nao núng quay lại , cứ lùi lũi xông lên.
?Hãy xác định quan hệ từ trong ví dụ trên ?
?Trường hợp này quan hệ từ có tác dụng như thế nào?
GV nhấn mạnh ý:
Như vậy ngoài tác dụng liên kết giữa các bộ phận trong câu , quan hệ từ còn có tác dụng liên kết giữa câu với câu trong một đọan văn.
GV chốt ý ghi bảng
Chỉ định HS đọc ghi nhớ.
Cho hs đọc từng VD 1,2,3.
?) VD1 , trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có
- giáo dục KNS- kỹ năng nhận biết
(?) VD2, Tìm quan hệ từ tương ứng có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ đã cho?
(?) Đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được?
Kt động não.
Kỹ năng suy nghĩ
? Vậy trong thực tế khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý điều gì?
Giáo dục kỹ năng sống
Kỹ năng giao tiếp
GV Treo bảng phụ
VD: Đây là thư lan
? Cho biết câu sao đây có mấy cách hiểu ?
? Vì sao lại có 2 cách hiểu như vậy?
? Vậy khi nào thì chúng ta sẽ sử dụng quan hệ từ?
Hoạt động 3 : Luyện tập:
1. Tìm quan hệ từ trong đoạn đầu văn bản cổng trường mở ra :
- Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngũ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngũ được. còn bây giờ giấc ngũ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiên trên gối mền, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
- Con là một đứa trẻ nhạy cảm. Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nổi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngũ. Đêm nay con cũng có nhiều háo hức như vậy : Ngày mai con vào lớp một. Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.
Giáo dục kns
Kỹ năng hợp tác
2. Điền các quan hệ từ vào những chổ trống trong đoạn văn.(SGK T 98)
3. Phân biệt câu nào đúng câu nào sai.(SGK T 98)
Giáo dục kns
Kỹ năng nhận biết
5.Phân biệt ý nghĩa của 2 câu có quan hệ từ
.
* Quan sát.
-Đọc.
a. của
b. như.
c. Bởi…nên.
+ Của : nối định ngữ với DT
® Quan hệ sở hữu.
+ Như : nối định ngữ với TT
® Quan hệ so sánh.
+ Bởi… nên : nối 2 vế câu ghép.
® Quan hệ nguyên nhân, kết quả.
- Liên kết các từ ngữ , bộ phận trong câu
Hs trả lời
- nhưng
- Có tác dụng liên kết giữa câu với câu trong một đọan văn
-HS ghi bài.
HS đọc
- Bắt buộc ở câu b,d,g,h
- Không bắt buộc ở câu : a,c,e,i.
- Các cặp quan hệ từ tương ứng : Nếu… thì.
-Vì… nên.
-Tuy … nhưng.
-Hễ … thì .
-Sỡ dĩ … là vì.
- Nếu trời mưa thì đường ướt.
- Vì Nam chăm học nên Nam được khen.
- Tuy nhà ở xa nhưng Bắc luôn đi học đúng giờ.
-Hễ gió thổi mạnh thì diều bay cao.
- Sở dĩ nó thi trượt là vì nó chủ quan.
Hs trả lời
Sử dụng quan hệ từ phải phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Có 2 cách hiểu
1. Đây là thư của Lan viết
2. Đây là thư gởi cho Lan.
-Vì câu không có sử dụng quan hệ từ.
- Khi câu văn không rõ nghĩa, hoặc câu văn sẽ đổi nghĩa
HS đọc thảo luận tìm theo nhóm.. Đại diện nhóm trả lời.
Hs thực hiện theo yêu cầu của gv.
HS đứng tại chỗ trả lời
HS suy nghĩ trả lời
1. Thế nào là quan hệ từ :
- Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, …giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
2/ Sử dụng quan hệ từ:
- Trong thực tế giao tiếp và tạo lập văn bản, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ ( nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa, không rõ nghĩa), bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được không dùng cũng được)
- Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp.
II)Luyện tập:
1. Quan hệ từ trong đoạn đầu Vào… của… còn…như… của… trên… và… như.
-Vào… mà… nhưng… như… của … nhưng… cho.
2. Điền các quan hệ từ vào những chổ trống trong đoạn văn.
Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra, tôi và nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm với nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.
BT3.
Câu đúng: b,d,g, i, k, l.
Câu sai : a, c, e, h.
BT5. Phân biệt ý nghĩa của 2 câu
- Nó gầy nhưng khoẻ ( tỏ ý khen)
-Nó khỏe nhưng gầy(chê )
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò.
* Củng cố :
? Hãy cho biết tác dụng của quan hệ từ?
?Hãy cho biết cách sử dụng quan hệ từ?
* Hướng dẫn tự học:
1. Bài cũ
-Về nhà học bài , nắm và phân tích cho được các ví dụ đã cho
-Hoàn thành bài tập còn lại theo hướng dẫn của GV
-Nắm cho được nội dung các ghi nhớ đã học
-Chú ý về cách sử dụng từ Hán Việt .
2. Bài mới
a. Soạn bài tiết liền kề : “ Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm ”
- Chép đề : Loài cây em yêu vào vở bài soạn
- Cần chú ý cách lập dàn ý cho bài văn
-Thực hiện các bước làm bài văn biểu cảm theo yêu cầu 1,2,3 SGK trang 99
b. Xem trước bài theo phân môn : “ Chữa lỗi về quan hệ từ ”
-Đọc bài trước ở nhà
-Nhận diện các lỗi thường gặp về quan hệ từ và định hướng chữa lỗi
-Nắm cho được : Thế nào là quan hệ từ ? Cách sử dụng quan hệ từ ?
3. Trả bài : Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm .
Tuần 7
Tiết 28
Ngày soạn: 10/9/2013
Ngày dạy: 16-21/9/2013
1.Mục Tiêu:
-Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm : tìm hiểu đề và tìm ý , lập dàn bài và viết bài . .
-Có thói quen động não , tưởng tượng , suy nghĩ , cảm xúc trước một đề văn biểu cảm .
1.1. Kiến thức:
Đặc điểm thể loại biểu cảm .
Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc .
1.2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng làm bài văn biểu cảm .
1.3. Thái độ:
Tự giác, nghiêm túc
2. Chuẩn bị:
2.1.GV: SGK, bài soạn, sách GV
2.2.HS:SGK, bài soạn
3.Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1.Ổn định:
3.2.Kiểm tra bài cũ;
? Đề văn biểu cảm thường có đặc điểm gì?
? Muốn làm bài văn biểu cảm phải thực hiện qua mấy bước?
?Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm thì cần phải làm gì?
3.3.Tiến trình bài học:
3.4.Các phương án:
a)Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm
b)Các bước của hoạt động:
3.Giới thiệu bài mới:
Ở tiết trước các em đã biết các bước khi làm bài văn biểu cảm . Tiết học này ta sẽ thực hành luyện tập cách làm bài văn biểu cảm .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
Giáo viên cho đề bài với các gợi ý ban đầu. Để bài luyện tập được tập trung, giáo viên có thể quy định cả lớp viết về một loài cây nào đó.
VD : cây tre hoặc cây dừa.
+ Giáo viên viết đề : loài cây em yêu lên bảng và gợi dẫn cho học sinh trả lời các câu hỏi.
? Đề bài yêu cầu em viết về điều gì?
? Giải thích yêu cầu của đề qua 3 từ : loài cây, em, yêu?
? Cho biết một số loài cây cụ thể mà em yêu ?
? Giải thích tại sao em yêu loài cây đó?
? Có một loài cây mà bất cứ ai đã từng cấp sách tới trường điều biết đó là cây gì?
GV gọi HS đọc dàn bài tham khảo để lập dàn bài cụ thể
VD: MB: Nêu tên loài cây em yêu (cây tre)
Lí do em thích cây tre.
TB:
- Các đặc điểm gợi cảm của cây: thân. lá, cành, măng tre.
- Cây tre trong cuộc sống của con người.
+Gắn bó trong lao động: đồ dùng gia đình, dụng cụ lao động.
+Gắn bó trong chiến đấu: gậy tre, trông tre.
+Gắn bó với tuổi thơ của em: chơi đánh chuyền, …
KB: Tình cảm của em đối với cây tre.
+Rất yêu quý cây tre.
+Xao xuyến, bâng khuâng khi xa quê, xa lũy tre làng thân thuộc.
-Cho HS viết đoạn : Mở bài, kết bài ra giấy.
GV gợi ý:
+ Cây phượng ® Tượng trưng cho sự hồn nhiên, đáng yêu của tuổi học trò
-Gọi 2hs lên bảng thực hiện .
-Nhận xét, sửa chữa, biểu dương, cho điểm.
-Thu bài, đọc, cho hs nhận xét.
Hs lắng nghe.
- Viết về thái độ và tình cảm đối với một loài cây cụ thể.
- Loài cây : đối tượng miêu tả là loài cây chứ không phải loài vật hay loài người.
- Em : người viết là chủ đề bày tỏ thái độ, tình cảm.
- Yêu : chỉ tập trung khai thác tình cảm tích cực là yêu để nói lên sự gắn bó và cấn thiết của loài cây đó, đối với đời sống của chủ thể.
- Tên gọi của cây : tre, sấu, mít, gạo...
- Lý do : các phẩm chất của cây, sự gắn bó, ích lợi...
- Cây phượng vĩ
HS đọc dàn bài tham khảo
-Dàn bài :
I. Mở bài: Nêu loài cây, lí do em yêu thích.
II. Thân bài:
1.Các phẩm chất của cây ( Có thể miêu tả, nêu phẩm chất).
2.Loài cây trong cuộc sống của con người.
3.Loài cây trong cuộc sống của em.
- Cây gợi nhớ đến tuổi học trò, thầy bạn thân yêu. Cây phượng là loài cây em yêu.
-Màu đỏ của phượng, âm thanh tiếng ve làm cho cuộc sống chúng em
thêm vui tươi rộn ràngÞ Cây phượng là loài cây em yêu.
III. Kết bài:
Tình yêu của em đối với cây( Em rất yêu quý cây, xao xuyến bâng khuâng khi chia tay với cây thân yêu để bước vào kì nghỉ hè)
Hs viết theo hướng dẫn của gv.
I/ Chuẩn bị ở nhà :
Đề bài : Loài cây em yêu.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý :
- Đối tượng biểu cảm: Loài cây.
- Tình cảm biểu đạt: Em yêu à Em yêu cây gì? (cây tre)
- Vì sau em yêu loài cây này? (gắn bó với đời sống tình cảm , với tuổi thơ, gần gũi với đời sống của người dân Việt Nam).
2.Lập dàn bài :
Tham khảo dàn bài dưới đây để lập dàn bài cụ thể.
a)Mở bài : nêu loài cây và lý do mà em yêu thích loài cây đó.
b) Thân bài :
- Các đặc điểm gợi cảm của cây em yêu.
- Cây em yêu trong cuộc sống của con người.
- Cây em yêu trong cuộc sống của em
c) Kết bài : Tình cảm của em đối với loài cây đó.
3. Viết đoạn văn :
Viết đoạn mở bài và kết bài.
II/ Thực hành trên lớp:
- Học sinh thực hành tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết đoạn văn theo hướng dẫn của thầy cô.
VD: - Em yêu cây phượng vì nó gắn bó bao kĩ niệm tuổi học trò ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu.
- Thân to, tán rộng che mát, rễ lớn, hoa màu đỏ thắmÞ Đẹp, dẽo dai, chịu đựng mưa nắng.
- Toả mát trên con đường, ngôi trường tạo vẻ đẹp thơ mộng, hấp dẫn, không khí trong lành.
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
* Củng cố :
Gọi học sinh đọc lại những đoạn văn tiêu biểu cho cả lớp nghe
?) Thế nào là bài văn biểu cảm?
?) Nêu dàn ý chung của bài văn biểu cảm?
-Đọc bài tham khảo SGK.
* Hướng dẫn tự học:
1. Bài cũ
-Về nhà học bài , nắm cho được : Đề bài , cách xây dụng dàn ý chi tiết cho đề bài
-Sưu tầm đề văn biểu cảm , lập dàn ý cho các đề đó
2. Bài mới
a. Soạn bài tiết liền kề : “ Qua Đèo Ngang ”
-Đọc văn bản và các chú thích SGK .
-Xác định nét chính về tác giả , tác phẩm
-Đọc và trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản SGK trang 103 - 104 .
* Cần chú ý không gian thời gian của cảnh vật và tâm trạng của nhân vật trước khung cảnh Đèo Ngang
b. Xem trước bài theo phân môn :“ Viết bài Tập làm văn số 2 ”
-Đọc các đề bài viết số 2
-Thực hành lập dàn ý chi tiết cho các đề văn biểu cảm đã cho theo các bước làm bài văn biểu cảm .
Tuần: 8
Tiết: 29
Ngày soạn: 20/9/2013
Ngày dạy: 3-8/10/2013
HUYỆN THANH QUAN
1.Mục Tiêu:
Hiểu giá trị tư tưởng - nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường luật chữ Nôm tả cảnh ngụ tình tiêu biểu nhất của Bà Huyện Thanh Quan .
1.1. Kiến thức:
Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan .
Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ “Qua Đèo Ngang” .
Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ .
Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản .
1.2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật .
1.3. Thái độ:
Giáo dục tinh thần yêu quê hương đất nước
2. Chuẩn bị:
2.1.GV: SGK, bài soạn,
File đính kèm:
- van 7(2).doc