Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 8

I. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

 - Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.

 - Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan Qua bài thơ Qua Đèo Ngang.

 - Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả qua bài thơ.

 - Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo trong văn bản.

 - Tích hợp giáo dục môi trường.

1.2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc , hiểu, cảm thụ văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

 - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.

1.3. Thái độ:

- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho HS.

 - Tích hợp giáo dục môi trường.

 2. TRỌNG TÂM:

 - Cảnh vật ở Đèo Ngang và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan.

3. CHUẨN BỊ:

3.1.GV: Tranh “Qua Đèo Ngang”, bảng phụ ghi bài thơ.

3.2.HS: Đọc bài thơ, tìm hiểu nét chính về nội dung và nghệ thuật.

4. TIẾN TRÌNH:

 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

 7A2:

4.2. Kiểm tra miệng:

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUA ĐÈO NGANG (Bà Huyện Thanh Quan) BÀI: 8 - Tiết: 29 Tuần dạy: 8 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan. - Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan Qua bài thơ Qua Đèo Ngang. - Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả qua bài thơ. - Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo trong văn bản. - Tích hợp giáo dục môi trường. 1.2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc , hiểu, cảm thụ văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ. 1.3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho HS. - Tích hợp giáo dục môi trường. 2. TRỌNG TÂM: - Cảnh vật ở Đèo Ngang và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan. 3. CHUẨN BỊ: 3.1.GV: Tranh “Qua Đèo Ngang”, bảng phụ ghi bài thơ. 3.2.HS: Đọc bài thơ, tìm hiểu nét chính về nội dung và nghệ thuật. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A2: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi của GV Câu trả lời của HS àCâu hỏi kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1:  Đọc thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước”? (3đ) Câu hỏi 2:  Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ? (6đ) àCâu hỏi kiểm tra bài mới: Câu hỏi 3  Bài “Qua Đèo Ngang” là sáng tác của ai?(1đ) lHS đọc. lQua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, tác giả muốn nói lên vẻ đẹp, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. l Bà Huyện Thanh Quan. 4.3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học áGiới thiệu bài: Cùng với các nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm…, Bà Huyện Thanh Quan đã góp phần làm vinh dự cho nền văn học trung đại Việt Nam chúng ta.Nữ sĩ Thanh Quan sáng tác không nhiều, nhưng là một tài danh hiếm có. Tiết này chúng ta sẽ được tìm hiểu một bài thơ rất nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan. Đó bà bài : “Qua Đèo Ngang”. ôHoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:  Cho biết đôi nét về TG – TP? HS nêu- nhận xét. - GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc. à Gọi HS nhận xét, sửa sai. ó HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. à Lưu ý một số từ ngữ khó trong SGK. ô Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.  Bài thơ có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ? l 8 câu, mỗi câu 7 chữ.  Cách hiệp vần trong bài thơ như thế nào? l Vần gieo ở chữ cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.  Dựa vào số câu, số chữ cho biết bài thơ thuộc thể thơ nào? l Thất ngôn bát cú Đường luật. l GV giới thiệu cho HS biết kết cấu của thể thơ này có bố cục 4 phần: đề, thực, luận, kết.  Hướng dẫn HS phân tích theo bố cục. óHướng dẫn HS tìm hiểu hai câu đề. à GV ghi bài thơ vào bảng phụ treo bảng.  Câu thơ thứ nhất cho ta biết không gian ở đâu?  Tác giả đến đèo Ngang vào thời gian nào?  Thời gian đó có lợi gì trong việc bộc lộ tình cảm của tác giả? l Thời gian xế tà cũng là thời điểm hết sức có ý nghĩa. Buổi chiều tối là lúc chim bay về tổ, là lúc con người trở về đoàn tụ với gia đình. Bởi vậy, thời gian buổi chiều thường gợi cho con người, đặc biệt là những người đi xa nhớ tới gia đình, nhớ tới tổ ấm, quê hương bản quán của mình. à GV treo tranh – gọi HS cảm nhận.  Cảnh ở Đèo Ngang được miêu tả như thế nào?  Trong câu thơ tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?  Qua đó em thấy cảnh vật ở đây như thế nào? l Đèo Ngang tuy có : cỏ, cây, đá, lá, hoa um tùm, chen lấn, nhưng không hề gợi lên sự trù phú, tốt tươi mà càng khiến cảnh vật thêm đậm nét hoang sơ, rậm rạp, hai câu thơ đã hé lộ một phần tâm trạng của nhà thơ. ô Giáo dục HS ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường hoang dã.(không được khai thác, chặt phá, đốt rừng bừa bãi)  Ở hai câu thực ta thấy có sự xuất hiện của ai?  Tìm các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thực?  Trật tự cú pháp của hai câu này như thế nào?  Vài, mấy là số từ hay lượng từ? Qua đó cho thấy điều gì?  Trong bức tranh có sự xuất hiện của con người nhưng rất ít ỏi, thưa thớt, cho thấy cảnh vật ở đây như thế nào?  Hình ảnh con người tuy có xuất hiện trong bức tranh nhưng càng làm cho cảnh thêm hoang vu, vắng lặng, chính trong không gian trống vắng, mênh mông, bao la, hoang vu như vậy thường gợi cho con người cảm giác : bé nhỏ, lẻ loi, gợi cho ta tâm trạng buồn, cô đơn, và tâm trạng đó được thể hiện thế nào qua 2 câu luận?  Em có nhận xét gì về nghệ thuật trong hai câu luận?  Qua đó tác giả bộc lộ tâm trạng gì của mình?  Tại sao tác giả lại có tâm trạng hoài cổ, nhớ nước? ô GD lòng yêu nước cho học sinh. à Gọi hs đọc hai câu kết.  Khung cảnh ở hai câu kết được miêu tả như thế nào? Em thấy không gian ở đây ra sao?  Em hiểu “ mảnh tình riêng” nghĩa là gì?  “ Ta với ta” chỉ ai?  Cảnh thì rộng bao la, con người thì nhỏ bé cô đơn, theo em tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?  Theo em bài thơ tả cảnh hay tả tình? l Tả cảnh ngụ tình, không trực tiếp nói đến tâm trạng nhưng nỗi niềm ấy thấm sâu từng câu, từng chữ trong bài thơ.  Toàn bài thơ có gì đặc sắc về nghệ thuật ?  Bài thơ thể hiện ý nghĩa gì? à Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. ô Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập. à Gọi HS đọc BT1 .  Em hiểu cụm từ “ta với ta” trong bài này có nghĩa như thế nào? ó HS làm bài tập, trình bày. à GV nhận xét, sửa chữa. à Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang”. I. Đọc –hiểu văn bản: 1.Tác giả, Tác phẩm: *. Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở TK XIX. Quê ở làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ- Hà Nội. *. Tác phẩm: 2. Đọc: 3. Giải nghĩa từ: II.Tìm hiểu văn bản: -Thất ngôn bát cú Đường luật. 1. Hai câu đề : - Không gian : Đèo Ngang. - Thời gian : Chiều tà. - Cảnh vật : cỏ, cây, đá, lá, hoa mọc chen chúc. - Nghệ thuật : liệt kê, điệp từ. à Cảnh hoang sơ, rậm rạp, heo hút, buồn. 2. Hai câu thực : -Có sự xuất hiện của cuộc sống con người. - Nghệ thuật : từ láy: lom khom, lác đác à gợi hình, gợi cảm, đảo ngữ, đối lập. - “ Vài, mấy”: lượng từ à Ít ỏi, lẻ loi, tăng sự thưa vắng, hoang vu của Đèo Ngang. 3. Hai câu luận : - Đối ngữ tương hỗ: nhớ >< nhà. - Đảo ngữ, chơi chữ. à Tâm trạng hoài cổ, nhớ nước, thương nhà da diết của tác giả. 4. Hai câu kết : - Trời, non, nước -> không gian cao rộng, bát ngát. - Mảnh tình riêng : thế giới nội tâm riêng tư. - “ Ta với ta” : một mình đối diện với chính mình. - Nghệ thuật : + đối lập à tâm trạng cô đơn, lẻ loi, nỗi buồn trải ra hoà cùng cảnh vật. + Tả cảnh ngụ tình đặc sắc. à Nghệ thuật: - Sử dụng điêu luyện thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật một cách điêu luyện. -Bút pháp tả cảnh ngụ tình. - Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm. - Nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình. à Ý nghĩa : - Thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. * Ghi nhớ : sgk /104 IV. Luyện tập: Bài 1: Một mình đối diện với chính mìnhà buồn, cô đơn. Bài 2: 4. 4 . Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu hỏi của GV Câu trả lời của HS Câu hỏi 1:  Nêu nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Câu hỏi 2:  Em cảm nhận được điều gì sau khi học xong bài thơ? l Ghi nhớ : sgk /104 . l Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ đối diện với một con người lẻ loi, cô đơn à Thể hiện tâm trạng buồn đau: nhớ nước, thương nhà. 4.5. Hướng dẫn HS tự học: à Đối với bài học tiết này: - Học bài, học thuộc lòng bài thơ, làm hoàn chỉnh các BT trong vở bài tập. - Nhận xét về cách biểu lộ cảm xúc của Bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ. à Đối với bài học tiết sau: - Soạn bài “Bạn đến thăm nhà”. Trả lời câu hỏi SGK. + Đọc văn bản. + Phân tích bài thơ. + Tìm hiểu nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 5. RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng dạy học: BÀI:8 - Tiết: 30 BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ (Nguyễn Khuyến) Tuần dạy:8 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến. - Cảm nhận được tình bạn đậm đà hồn nhiên của Nguyễn Khuyến. Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ. 1.2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ thơ. Nhận biết được thể loại văn bản. Đọc – hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú. Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật. 1.3. Thái độ: - Giáo dục tình cảm bạn bè cho HS, biết tạo tình cảm trong sáng, quý trọng tình bạn. 2. TRỌNG TÂM: - Tình huống hóm hỉnh, ấn tượngà Tình bạn đậm đà thắm thiết của tác giả Nguyễn Khuyến. 3. CHUẨN BỊ: 3.1.GV: Những bài thơ nói về tình bạn, bảng phụ (ghi bài thơ). 3.2.HS: Đọc văn bản, tìm hiểu nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 4. TIẾN TRÌNH 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A2: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi của GV Câu trả lời của HS àCâu hỏi kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1:  Đọc thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang”? Cho biết giá trị nội dung nghệ thuật của bài thơ? (8đ). àCâu hỏi kiểm tra bài mới: Câu hỏi 2:  Bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” do ai sáng tác? Cho biết đôi nét về nhà thơ này? (1 đ) l HS đọc. l Cảnh Đèo Ngang thoáng đãng ma heo hút, có con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả. l Nguyễn Khuyến (1835-1909 ) quê Trung Lương - Bình Lục - Hà Nam, nhà nghèo, thông minh, học giỏi, đỗ đầu cả ba kì thi… 4.3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học áGiới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã đi vào tìm hiểu Văn bản “Qua Đèo Ngang”. Tiết này chúng ta đi vào tìm hiểu một văn bản nói về tình bạn rất hay của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Đó là bài thơ “Bạn đến chơi nhà.” Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc-hiểu văn bản.  Cho biết đôi nét về TG – TP? ó HS trả lời, GV nhận xét, diễn giảng. l Nguyễn Khuyến(1835-1909) quê Trung Lương - Bình Lục - Hà Nam, nhà nghèo, thông minh, học giỏi, đỗ đầu cả ba kì thi, làm quan 10 năm, khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc Bộ, ông cáo quan về ở ẩn. à GV hướng dẫn HS đọc: đọc với giọng điệu vui, dí dỏm, chú ý ngắt nhịp 4/3. à GV đọc, gọi HS đọc. à Nhận xét, sửa sai. à Lưu ý một số từ ngữ khó SGK: nước cả, khôn, chửa, đương…(từ địa phương). Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.  Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” thuộc thể thơ gì? Vì sao em biết? l Thất ngôn bát cú Đường luật. một câu có 7 tiếng, một bài có 8 câu làm theo cách niêm luật của thơ Đường.(Trung Quốc) à Yêu cầu HS làm trong VBT.  Bài thơ đựơc làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật nhưng dựa vào nội dung em có thể chia bố cục như thế nào? Nêu nội dung chính từng phần? l MB: Câu 1: Giới thiệu sự việc (bạn đến chơi nhà). TB: Câu 2->7: Trình bày hoàn cảnh của mình. KB: Câu 8: Bộc lộ tình bạn đậm đà, chân thật.  “Bạn đến chơi nhà” nói về chuyện gì? l Nói về cuộc đến chơi của người bạn, Nguyễn Khuyến không có đủ thứ để tiếp đãi bạn theo ý muốn. Nhưng đằng sau sự việc đơn giản đó là một tình cảm đẹp, một tấm lòng, một quan niệm về tình bạn. Để hiểu rõ hơn nội dung bài thơ chúng ta đi vào tìm hiểu bài thơ theo bố cục 1-6-1 à Gọi HS đọc câu 1.  Em có nhận xét gì về cách nói của tác giả ở câu thơ thư nhất? Thể hiện điều gì? l Như một lời chào hỏi, một lời nói tự nhiên “Lâu quá mới thấy bác lại chơi”  Qua lời chào em biết được điều gì về quan hệ của Nguyễn Khuyến với bạn mình (họ gặp nhau có thường xuyên không, xưng hô có gì đáng chú ý, họ gặp nhau ở đâu? ) l- Họ ít gặp nhau (đã bấy lâu). - Gọi là bác (có ý tôn xưng, thân mật) - Bạn đến thăm nhàà Quý nhau lắm mới đến tận nhà thăm hỏi như vậy.  Theo cách giới thiệu ở câu 1 thì đúng ra tác giả phải tiếp đãi ra sao khi bạn đến nhà chơi? l Thịnh soạn.  Ở những câu thơ tiếp theo cho thấy tác giả tiếp đãi bạn như thế nào? à Gọi HS đọc câu 2 – 7.  Theo lời kể của tác giả em thấy nơi quê nhà của tác giả có những gì? Ở đây tác giả thành công với những nghệ thuật gì? l Cá, gà, cải, cà, bầu, mướp.  Thế nhưng những thứ ấy như thế nào ? vì sao? l Chưa tới thời gian thu hoạch, nhà neo người.  Vì sao sau lời chào, Nguyễn Khuyến lại nhắc ngay đến chợ xa, điều đó cho ta hiểu gì về tình cảm Nguyễn Khuyến đối với bạn? l Nói đến chợ vì ông muốn đón tiếp bạn thật đàng hoàng. Thời ấy chỉ có chợ mới có đủ thứ ngon và sang. Ngay khi chào bạn, nói chuyện ăn uống liền, điều đó thể hiện sự chân tình. Chỉ với bạn thân mới có thể nói chuyện ăn, một chuyện rất đời thường như vậy.  Nguyễn Khuyến trình bày hoàn cảnh của mình như vậy, theo em có phải ông định kể khó, than nghèo với bạn không? Vì sao? l Nhà thơ không có ý định than nghèo + Thứ nhất: các thứ đều có nhưng không lấy được, chưa dùng đươc, chứ không phải không có. + Nguyễn Khuyến nói như vậy để cho bạn thấy mình mong được đãi bạn thật thịnh soạn  Ở câu thứ 7 tác giả viết “ Đầu trò….có”, có người cho rằng đây là cách nói phóng đại, chỉ để đùa vui, bởi vì đây là lễ nghi tối thiểu mà cũng không có. Theo ý kiến em như thế nào? l Đúng. Vì ngươì xưa quan niệm miếng trầu là đầu câu chuyện.  Ở đây tác giả đã dùng cách nói gì? Mục đích của cách nói ấy?  Theo em tác giả tạo ra tình huống trên nhằm muốn làm nổi bật điều gì? l Làm nổi bật một cái thiêng liêng cao quí đó là tình bạn chân thành. ô Liên hệ GDHS ý thức xây dựng một tình bạn chân thành, không vụ lợi.  Và tình bạn của tác giả được bộc lộ như thế nào ở câu thơ cuối? ó Gọi HS đọc câu thơ cuối.  Em hiểu thế nào về cụm từ “ Ta với ta”? l Nguyễn Khuyến với bạn tuy hai mà một.  Câu thơ này khẳng định tình cảm bạn bè của tác giả như thế nào? ô GDHS ý thức đoàn kết, hoà đồng với bạn bè.  Nêu nghệ thuật của bài thơ ?  Rút ra ý nghĩa của bài? à Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/105. ô Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập. à Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.  Ngôn ngữ ở bài “Bạn đến chơi nha” có gì khác so với ngôn ngữ ở đoạn thơ “Sau phút chia ly”? à Cho hs làm bài vào vở bài tập.  So sánh cụm từ “ ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. à Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập. I. Đọc –hiểu văn bản: 1. Tác giả, tác phẩm: SGK/104,105 2. Đọc: 3.Giải nghĩa từ: II. Tìm hiểu văn bản: a.Câu 1: Giới thiệu sự việc: Đã bấy lâu… tới nhà. - Câu thơ như một lời chào hỏi rất tự nhiênà vui, hồ hởi, xúc động khi bạn đến thăm nhà. b. Câu 2->7: Hoàn cảnh khi bạn tới nhà: - Kể có rất nhiều thứ nhưng lại chẳng có gì, vì không đúng dịp, đúng đợt. -Nghệ thuật: Liệt kê, đối lập à tạo sự hóm hỉnh, ấn tượng. àMong được đãi bạn thật thịnh soạn nhưng hoàn cảnh không cho phép. -Nghệ thuật: Nói quá à tạo sự giản dị, chân tình. àTình bạn chân thành. 3.Câu 8: Tình bạn bộc lộ: -Bác đến… ta với ta. àTình bạn bè hoà hợp, đậm đà, thắm thiết, cao đẹp. ó Nghệ thuật: -Tạo nên tình huống Khó xử khi bạn đến chơi nhà và cuối cùng òa ra một niêm vui đồng cảm. - Lập ý bất ngờ. - Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện. ó Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị trong cuộc sống của con người hôm nay. * Ghi nhớ: SGK/105 IV. Luyện tập: Bài 1: a. Ngôn ngữ ở bài “ Bạn đến chơi nhà” : dân dã, bình dị. b. Ngôn ngữ ở bài “ Sau phút chia ly” : điêu luyện, chọn lọc. - Ta với ta trong “Bạn đến chơi nhà”: thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. - Ta với ta trong “Qua đèo Ngang”: một con người, một nỗi đau ,cô đơn lẻ loi, không ai chia sẻ. 4. 4 Câu hỏi, bài tập củng cố : Câu hỏi của GV Câu trả lời của HS Câu hỏi 1: Em cảm nhận được tình bạn trong bài thơ như thế nào? Câu hỏi 2:  Những cái “không có” trong bài được sắp xếp theo trình tự nào? Chúng có tác dụng gì? l Tình bạn bè hoà hợp, đậm đà, thắm thiết, cao đẹp. l Đẩy sự thiếu thốn vật chất theo hướng tăng dầnà Tạo tiếng cười hóm hỉnh, vui; Tạo nên không gian, khung cảnh quen thuộc của làng quê Bắc Bộ. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: à Đối với bài học tiết này: - Học thuộc lòng bài thơ và ghi nhớ trong SGK – 104. - Nhận xét về giọng điệu của bài thơ. - Tìm đọc thêm một số bài thơ khác viết về tình bạn của Nguyễn Khuyến và tác giả khác. - Làm hoàn chỉnh các BT trong vở bài tập. à Đối với bài học tiết sau: - Xem kĩ lại cách làm bài văn biểu cảm. - Chuẩn bị giấy, viết để tiết 31, 32 viết bài TLV số 2 tại lớp. -Soạn bài “Xa ngắm thác núi Lư”: Trả lời câu hỏi SGK. + Đọc văn bản. + Phân tích bài thơ. 5. RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng dạy học: BÀI: 8 - Tiết 31 – 32 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 Tuần dạy: 8 1.MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - Củng cố lại kiến thức về biểu cảm, viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên, thể hiện tình cảm yêu thích cây cối. 1.2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết bài văn hoàn chỉnh. 1.3. Thái độ: - Giáo dục tính sáng tạo, cẩn thận khi làm bài. 2. MA TRẬN: 3. ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁP ÁN: Đề bài: “Cảm nghĩ của em về một loài cây mà em yêu thích nhất” Hướng dẫn chấm: Câu Nội dung đáp án Thang điểm Mở bài: - Nêu loài cây và lí do mà em yêu thích loài cây đó. 2đ Thân bài: - Các đặc điểm gợi cảm của cây em yêu. - Cây em yêu trong cuộc sống của con người. - Cây em yêu trong cuộc sống của em. 6đ Kết bài: - Tình cảm của em đối với loài cây đó. 2đ 4.KẾT QUẢ: *Thống kê chất lượng: Lớp Số HS Giỏi TL Khá TL TB TL Yếu TL Kém TL TB TL 7A2 *Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh và đề kiểm tra: 5.RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng ĐDDH:

File đính kèm:

  • doctuan 8.doc