A. Mục tiêu:
- Giúp HS hình dung được cảnh dèo ngang, tâm trạng cô đơn của bà Huyện lúc qua Đèo Ngang.
- Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
B. Phương tiện:
- SGK, SGV, bài soạn, TLTK.
C. Cách thức tiến hành
- Phát vấn câu hỏi, giảng bình.
D. Tiến trình giờ dạy
1- Ổn định tổ chức (1)
2- Kiểm tra bài cũ (5)
? Đọc thuộc lòng 2 bài thơ “ Sau phút chia ly” hoặc “ Bánh trôi nước” và phân tích?
3- Bài mới
* Giới thiệu bài( 2): Đèo Ngang thuộc dãy Hoàng Liên Sơn giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đây là nơi có nhiều thi sĩ làm thơ vịnh nhưng bài thơ được nhiều người mến mộ nhất lại là “ Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan mà chúng ta cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.
16 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 8, 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : Tuần 8, Tiết 29
Văn bản:
Qua đèo ngang
A. Mục tiêu:
- Giúp HS hình dung được cảnh dèo ngang, tâm trạng cô đơn của bà Huyện lúc qua Đèo Ngang.
- Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
B. Phương tiện:
- SGK, SGV, bài soạn, TLTK.
C. Cách thức tiến hành
- Phát vấn câu hỏi, giảng bình.
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Đọc thuộc lòng 2 bài thơ “ Sau phút chia ly” hoặc “ Bánh trôi nước” và phân tích?
3- Bài mới
* Giới thiệu bài( 2’): Đèo Ngang thuộc dãy Hoàng Liên Sơn giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đây là nơi có nhiều thi sĩ làm thơ vịnh nhưng bài thơ được nhiều người mến mộ nhất lại là “ Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan mà chúng ta cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.
Hoạt động 1(10’)
?) Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
- Bà xuất thân trong một gia đình quan lại có nhan sắc, có học, có tài thơ Nôm, giỏi nữ công gia chánh -> được nhà vua( Minh Mạng) mời vào cung làm nữ quan “ Cung trung giáo tập”
- Bà để lại 6 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú đường luật...
- Thơ: man mác buỗn, ngôn ngữ trang trọng, hồn thơ đẹp
?) Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
- GV nêu yêu cầu đọc -> đọc mẫu
- HS đọc lại và giải thích một số từ khó.
I. Giới thiệu tác giả - tác phẩm
1. Tác giả
- Sống ở thế kỷ 19
- Là người học rộng được vua Nguyễn Trãi trọng dụng
2. Tác phẩm
- Được sáng tác khi Bà trên đường vào Huế nhận chức
3. Đọc - tìm hiểu chú thích
Hoạt động 2( 20’)
?) Em biết gì về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật?
?) Nội dung cơ bản của bài thơ?
- Tả cảnh Đèo Ngang buổi chiều tà và tâm trạng u hoài của bà Huyện.
II. Phân tích văn bản
1. Thể loại
- Thất ngôn bát cú đường luật
+ Vần: chữ cuối câu 1, 2, 4,6, 8
+ Đối: Câu 3 – 4; 5 – 6( thanh, từ loại)
+ Bố cục: 4 phần: đề, thực,luận, kết
?) Hai câu đề miêu tả cảnh gì? Hãy phân tích?
- Thời điểm: “ Bóng xế tà” -> âm “tà” gợi buồn thấm thía...
- Cảnh sắc: cỏ, cây, hoa, lá, đá
- Nghệ thuật: sử dụng tiểu đối: cỏ cây chen đá > cảnh vật rậm rạp, hoang vắng, chen lấn nhau để tồn tại
*GV: Với cảm xúc trào dâng, âm điệu thơ réo rắt như một tiếng lòng biểu lộ sự ngạc nhiên, xúc động trước cảnh vật hoang sơ, vắng vẻ đến nao lòng...
* GV chuyển ý: Hai câu thực
?) Từ cảnh sắc thiên nhiên, tác giả đã chuyển sang miêu tả về con người như thế nào? Nghệ thuật?
- Phép đối: Đối thanh
Đối từ loại: vài – mấy; chú – nhà
- Đảo ngữ: Tiều vài chú – Chợ mấy nhà
- Đảo trật từ ngữ pháp: lom khom, lác đác...
=> Điểm nhìn đã thay đổi: Nhìn xuống,nhìn ra xa.
*GV: Nét vẽ ước lệ nhưng thần tình, tinh tế trong cảm nhận gợi tả hình ảnh con người thưa thớt, cuộc sống hoang sơ...
?) Đánh giá về cuộc sống và con người nơi đây? Cảm xúc của tác giả?
- 2HS -> GV chốt -> ghi (Cảnh buồn, thiếu sức sống)
2. Phân tích
a. Hai câu đề
- Cảnh Đèo Ngang đẹp nhưng hoang sơ vắng lặng
b. Hai câu thực
- Miêu tả hình ảnh con người ít cỏ thưa thớt và cảnh sống hoang vắng, heo hút
* Đọc 2 câu luận
?) Âm thanh vang lên ở đây như thế nào? Nghệ thuật?
- Tiếng chim gia gia, chim cuốc gọi bầy lúc hoàng hôn
- Phép đối và đảo ngữ ( đối ý) -> vận dụng tài tình...
- Dùng từ: cuốc cuốc, gia gia => âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng, khúc nhạc lòng của người lữ khách...
* GV: Bằng nghệ thuật “lấy động tả tĩnh” trong thi pháp cổ. Tác giả lấy tiếng chim rừng để làm cái nổi bật, cái vắng lặng im lìm ở Đèo Ngang vào khoảnh khắc hoàng hôn gợi cảm giác buồn thấm sâu cõi lòng, toả rộng không gian thiết tha.
?) Em hiểu như thế nào về “nhớ nước, thương nhà”?
- Nhớ kinh thành Thăng Long, nhớ nhà, làng quê
?) Hãy đọc 2 câu kết và nêu nghệ thuật?
- Dừng chân đứng lại: Nỗi niềm xúc động đến bồn chồn..
c. Hai câu luận
- Âm thanh khắc khoải lúc chiều tà, gợi nỗi niềm nhớ nước thương nhà da diết của tác giả
d. Hai câu kết
- Cảnh vật: Trời – rộng Vũ trụ bao la,
Non – cao vô hạn, hùng
Nước – mênh mông vĩ
=> Đối lập
Con người nhỏ bé,cô
Ko người chia sẻ
?) Nhận xét gì về cụm từ “ ta với ta”?
- Bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối, cực tả nỗi buồn xa vắng của tác giả lúc chiều tà => Tâm trạng nhớ quê, nhớ nhà buồn mà đẹp
?) Có người cho rằng đây là bài thơ thất ngôn bát cú đường luật tuyệt bút. Tại sao?
- Cảnh đèo ngang thấm đượm nỗi buồn man mác
- Giọng thơ: du dương, réo rắt
- Phép đối, đảo ngữ: tác dụng gợi âm thanh, tạo hình
- Tình yêu quê hương đất nước qua hồn thơ trang nhã
*GV: Bài thơ là tiếng nói của một người và trở thành khúc tâm tình của muôn triệu người. Đây là bài thơ một thời và mãi mãi
- Cực tả nỗi buồn, cô đơn xa vắng và thầm lặng của tác giả
III. Tổng kết
* Ghi nhớ: sgk
Hoạt động 3 (5’)
IV. Luyện tập
1. Đọc diễn cảm bài thơ
2. Giải nghĩa cụm từ : ta với ta
4. Củng cố (1’):
- Nêu đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú đường luật?
- Đánh giá thành công về nội dung – nghệ thuật của bài thơ?
5. Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học thuộc lòng bài thơ, phân tích
- Soan: Bạn đến chơi nhà
E. Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Soạn : Tuần 8, Tiết 30
Văn bản:
bạn đến chơi nhà
A. Mục tiêu:
- Giúp HS hình dung tình bạn chân thành, hồn nhiên của Nguyễn Khuyến
- Tiếp tục làm quen và tìm hiểu về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật
B.Chuẩn bị
- SGK, SGV, giáo án
C. Cách thức tiến hành
- Phát vấn câu hỏi, giảng bình.
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Đọc thuộc lòng và phân tích bài: Qua Đèo Ngang?
* Đáp án: Phân tích theo bố cục của bài thơ
3- Bài mới
* Giới thiệu bài: “ Bạn về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhơ bạn như trăng nhớ trời”
Tình bạn là một trong những đề tài truyền thống, lâu đời của văn học VN. “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến là bài thơ hay trong đề tài này.
Hoạt động 1( 8’)
?) Nêu những nét lớn về tác giả?
?) Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Là bài thơ có thật viết về sự kiên Dương Khuê ( bạn đồng khoa) đến thăm Nguyễn Khuyến khi ông về quê ở ẩn
?) Bài thơ có thể loại giống bài thơ nào đã học? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó?
*GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu – 2HS đọc lại
- HS giải thích các từ: nước cả, khôn, rốn...
I. Giới thiệu tác giả-tác phẩm
1. Tác giả ( 1835 – 1909)
- Là nhà thơ Nôm kiệt xuất của dân tộc
2. Tác phẩm
- Viết trong thời gian về quê ở ẩn
3. Đọc - tìm hiểu chú thích
Hoạt động 2( 19’)
?) Xét về nội dung các phần trong bố cục bài thơ có gì đặc biệt?
+ Ranh giới giữa các phần không rõ ràng
- Câu 1: Lời chào
- 6 câu tiếp: Tình huống tiếp bạn
- Câu 8: Khẳng định tình bạn
=> Sự sáng tạo của NK trong việc vận dụng thơ đường luật
?) Em có nhận xét gì về lời chào bạn của tác giả ở câu 1 thể hiện qua những từ nào?
- Lời chào vồn vã, biểu lộ niềm vui mừng khôn xiết
- Từ “ Bác”: thái độ niềm nở, thân mật, kính trọng
=> Cách xưng hô thân tình với bạn tri âm.
- Cụm từ “Đã bấy lâu nay”: Chỉ thời gian không cụ thể nhưng đã khá lâu => Đợi chờ, mong nhớ
*GV : Bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian được đặt lên đầu câu thơ diễn tả sự xa cách nhớ mong, niềm xúc động và niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn
?) Khi gặp lại bạn như thế lẽ ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn như thế nào? - Tiếp đãi bạn thịnh soạn...
?) Thế nhưng Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn trong điều kiện hoàn cảnh nào? Dụng ý của tác giả khi kể và miêu tả về gia cảnh của mình?
- Trẻ: đi vắng
- Chợ -> xa => Tình thế éo le Có tất cả mà
- Ao sâu=> ko bắt được cá cũng chẳng có gì
- Vườn rộng => khó đuổi gà để đãi bạn
- Cải non, cà mới nụ
Bầu non, mướp đương hoa
- Trầu không có
*GV bình: Bức tranh vườn Bùi hiện lên sống động, vui tươi, bình dị đáng yêu: nhưng tất cả đều thiếu vắng trống trơn, thậm trí “miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có nốt.
- Dụng ý: Vừa như để thanh minh với bạn vừa giới thiệu cảnh sống thanh bần của gia đình mình
?) Nhận xét về giọng điệu thơ? Nghệ thuật? Tác dụng?
- Nhỏ nhẹ, chân chất, thật thà mà hóm hỉnh
- Phép đối +1 loạt tính từ được sử dụng thần tình làm hiện lên khung cảnh vườn tược xinh xắn
- Lối nói thậm xưng:thi vị hoá cái nghèo tạo cảm giác hóm hỉnh,vui vui để bày tỏ cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh caocủa nhà thơ khước từ lương bổng cảu TDP lui về sống bình dị giữa xóm làng
?) Qua cách miêu tả và giọng điệu bài thơ em hãy cho biết hàm ý của tác giả về cuộc sống của mình
- Đằng sau cái nghèo, thiếu hiện hữu như ẩn chứa, hứa hẹn 1 cuộc sống phong lưu...
*GV: Trong nghèo, thiếu con người không bi quan,than thở mà vẫn bình thản để giãi bày, tâm sự, cảm thông, chia sẻ...
?) Câu kết muốn diễn tả điều gì? Nhận xét cách dùng từ?
- Bác : xuất hiện thể hiện một sự trìu mến kính trọng.
-> Khẳng định: Tình bạn là trên hết,không thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ
*GV: Mọi thứ đều không có nhưng lại có tình bằng hữu thân thiết, sự nghèo thiếu tan biến để tình bạn, tình người thăng hoa.
?) Cụm từ “ Ta với ta” giúp em hiểu điều gì? So sánh cụm từ này với bài Qua Đèo Ngang?
+ Cụm từ chỉ “ tôi và bác” =>ko có khoảng cách -> Bộc lộ niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng không gian và thời gian.
- So sánh : cấu tạo ngữ pháp, từ ngữ giống nhau
- ý nghĩa khác nhau:
+ Qua Đèo Ngang :nói về cái tôi riêng lẻ, cô đơn
+ Bạn đến chơi nhà: nói về 2 người gắn bó thân mật ấm áp tình đời và sâu lặng tình bạn
* GV: Câu kết là sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị mà chỉ cần có một tấm lòng, 1 tình bàn chân thành thắm thiết.
II. Phân tích văn bản
1. Lời chào bạn
- Là lời chào tự nhiên, thân mật, biểu lộ niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn hiền
2. Tình huống tiếp bạn
* Tác giả muốn khẳng định: tình bạn chân thành, trong sáng, thuỷ chung sẽ vượt qua mọi thiếu thốn về vật chất
Hoạt động 3 (3’)
?) Vì sao nói đây là bài thơ hay nhất về tình bạn? Nghệ thuật đặc sắc?
- Gọi 2 HS phát biểu -> GV chốt bằng ghi nhớ
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
2. Nội dung
* Ghi nhớ: sgk
Hoạt động 4 (4’)
- HS làm miệng
? Tìm những giá trị gợi cảm khác của bài thờ.
? Tìm từ Hán Việt trong bài thơ?
II. Luyện tập
1. Bài 1 (106)
2. Bài 2
- Ngoài ca ngợi tình bạn, bài thơ còn gợi tả cảnh quê, sắc quê
- Từ Hán Việt: không có
4. Củng cố:
- Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ?
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học thuộc lòng bài thơ và phân tích bài thơ
- Soạn : Xa ngắm thác Núi Lư
- Chuẩn bị: Viết bài số 2
E.Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
----------------------------&0&-----------------------------------
Soạn : Tuần 8, Tiết 31, 32
Tập làm văn
bài viết số 2 Văn biểu cảm
A. Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng kiến thức đã học về kiểu bài biểu cảm. Qua đó đánh giá và có kế hoạch bồi dưỡng, uốn nắn kịp thời cho HS.
- Rèn kỹ năng tư duy độc lập, sáng tạo trong quá trình viết bài
B.Chuẩn bị
- GV: đề bài, biểu điểm
- HS : ôn tập, chuẩn bị vở viết bài
C. Cách thức tiến hành
- Ra đề, HS làm bài
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
3- Bài mới
I. Đề bài :Loài cây em yêu
II. Phân tích đề
- Đối tượng biểu cảm: 1loài cây
- Định hướng tình cảm: em yêu quý
III. Dàn ý
1. Mở bài: Giới thiệu loại cây và cảm xúc khái quát của em
2. Thân bài:
- Miêu tả + Tự sự về loại cây đó để biểu lộ cảm xúc cụ thể, chi tiết.
+ Các đặc điểm, phẩm chất, công dụng đối với cuộc sống vật chất và cuộc sống tâm hồn của con người, của riêng em
+ Dùng nhiều biện pháp nghệ thuật để miêu tả
3. Kết bài: Cảm nghĩ và mong ước của em về loại cây đó
IV. Học sinh viết bài
- Phải lập dàn ý
- Theo 4 bước của quá trình tạo lập văn bản
V. Biểu điểm
1. Điểm 9, 10: Bố cục đầy đủ, rõ ràng, nội dung phong phú, cảm xúc chân thực sâu sắc, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả về từ, câu.
2. Điểm 7, 8: Đảm bảo các yêu cầu trên song phần nội dung chưa được sâu sắc lắm, mắc một vài lỗi
3. Điểm 5, 6: Đảm bảo bố cục 3 phần, nội dung đủ nhưng còn sơ sài đôi chỗ diễn đạt chưa lưu loát, mắc từ 3 -> 5 lỗi
4. Điểm 3, 4: Đúng bố cục, nội dung hời hợt,cảm xúc chưa cụ thể diễn đạt chưa lưu loát, mắc nhiều lỗi chính tả.
5. Điểm 1, 2: Viết lạc đề, nhầm sang kiểu bài miêu tả, ý thức viết bài chưa tốt
VI. Thu bài, nhận xét
4. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập văn biểu cảm
- Chuẩn bị: Chữa lỗi quan hệ từ
E. Rút kinh nghiệm
..............…………………………………………………………………………………
..............…………………………………………………………………………………
...............…………………………………………………………………………………
-----------&0&-------------
Soạn : Tuần 9, Tiết 33
Tiếng việt
Chữa lỗi quan hệ từ
A. Mục tiêu
- Tiếp tục cho HS làm quen với những lỗi thường gặp về quan hệ từ: Dùng thiếu quan hệ từ, dùng quan hệ từ không thích hợp hoặc dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết.
- Giáo dục ý thức tốt khi dùng quan hệ từ trong khi viết văn hoặc giao tiếp
B.Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, bài soạn, TLTK
- HS: chuẩn bị bài.
C. Cách thức tiến hành
- Phát vấn câu hỏi
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Thế nào là quan hệ từ? Nêu cách dùng quan hệ từ?
Đáp án: - HS trình bày như ghi nhớ và vở ghi
- Lấy VD minh hoạ
3- Bài mới
Hoạt động 1(15’)
* GV treo bảng phụ -> gọi 1 HS đọc VD
?) Hai câu trên thiếu quan hệ từ ở chỗ nào? Hãy chữa lại cho đúng
- Đừng nên...mà đánh giá kẻ khác
- Câu ... đối với xã hội xưa,còn đối với xã hội...
* HS đọc VD 3, 4
?) Quan hệ từ “ và, để” có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận câu không? Em thay bằng quan hệ từ nào thì phù hợp?
+ Câu 3: Hai bộ phận của câu diễn đạt ý tương phản -> Dùng quan hệ từ “ và” không phù hợp
-> thay bằng “nhưng”
+ Câu 4: Phần 2 của câu muốn giải thích vì sao chim sâu là bạn của người nông dân -> dùng quan hệ từ “để” không được phải thay bằng quan hệ từ “vì”
?) Hai câu trên dùng quan hệ từ như thế nào?
- Không thích hợp về nghĩa
* Gọi HS đọc VD 5, 6
?) Phân tích các thành phần câu trong 2 câu trên
- Hai câu đều thiếu chủ ngữ
?) Vì sao? – Vì các quan hệ từ đã biến chủ ngữ thành vị ngữ
?) Em hãy sửa lại câu cho đúng?
- Bỏ quan hệ từ ở đầu câu
* Gọi HS đọc VD 7, 8
?) Các câu gạch chân sai ở đâu? Hãy chữa lại ?
+ Câu 7: Thiếu quan hệ từ tạo thành cặp quan hệ từ nhượng bộ – tăng tiến
-> Sửa: Không những giỏi Văn mà còn giỏi nhiều môn khác nữa
+ Câu 8: Quan hệ từ “với” không có tác dụng liên kết cụm từ thứ 2 với cụm từ thứ nhất
-> Sửa :.....không thích( tâm sự) với chị
?) Ta thường gặp những lỗi như thế nào khi dùng quan hệ từ?
- 2 HS phát biểu ->GV chốt -> Gọi 1 HS đọc ghi nhớ
I. Lý thuyết
1. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
a. Thiếu quan hệ từ
* Cách chữa:
- Thêm quan hệ từ phù hợp
b. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
* Cách chữa: Thay quan hệ từ thích hợp với nội dung câu
c. Thừa quan hệ từ
* Cách chữa: bỏ quan hệ từ thừa
d. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
* Cách chữa:
2. Ghi nhớ:sgk
Hoạt động 1(15’)
- HS làm miệng
- HS làm miệng
- HS làm phiếu học tập
-> Đánh dấu trắc nghiệm
-> HS giải thích rõ vì sao
II. Luyện tập
Bài 1 ( 107)
- Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối
- Con xin báo một tin vui ( để cho) cha mẹ mừng
Bài 2( 107)
- Thay: với = như ; bằng = về
Tuy = dù
Bài 3 ( 108) Bỏ các quan hệ từ: đối với; với, qua
Bài 4( 108)
- Đúng: a, b, d, h
- Sai: Các trường hợp còn lại
4. Củng cố
- Nêu các lỗi dùng sai quan hệ từ? Khắc phục bằng cách nào?
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, làm BT 5 (108). Viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ
E. Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
------------&0&----------------
Soạn : Tuần 9, Tiết 34
Văn bản:
xa ngắm thác núi Lư
& Phong kiều dạ bạc
A. Mục tiêu
- Giúp HS vận dụng những kiến thức đã học về văn miêu tả và biểu cảm để phân tích được vẻ đẹp của thác núi Lư. Qua đó thấy được 1 số nét đẹp trong tâm hồn và tính cách của nhà thơ
- Bước đầu có ý thức sử dụng phần dịch nghĩa trong phần phân tích văn bản, tích luỹ thêm vốn từ Hán Việt
B.Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, giáo án, TLTK
- HS : Tập phân tích
C. Cách thức tiến hành
- Phát vấn câu hỏi, giảng bình, thảo luận
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Đọc thuộc lòng và phân tích bài “ Bạn đến chơi nhà”?
3- Bài mới
* Giới thiệu bài( 1’): Thơ Đường là thành tựu rực rỡ nhất của văn học đời Đường TK VII – X. Thơ Đường vừa có tính độc đáo,vừa có tính cổ điển. Thơ Đường ra đời trước nền văn học trung đại VN gần 3 thế kỉ nên nó là sản phẩm tinh thần vừa xa, vừa xưa nhưng vẫn ánh lên những tâm hồn cao đẹp
Hoạt động 1( 9’)
?) Nêu những nét lớn về tác giả và tác phẩm?
- HS nêu, GV chốt : Được gọi “ thi tiên”
- GV hướng dẫn đọc: giọng phấn chấn, hùng tráng, ca ngợi. Nhấn mạnh các từ : vọng, sinh, quải, nghi, lạc
- GV đọc mẫu -> gọi 2 HS đọc
?) Giải nghĩa các từ : vọng, lư sơn, bộc bố
I. Giới thiêu tác giả- tác phẩm
1. Tác giả: ( 701 – 762) nhà thơ nổi tiếng của TQ đời Đường
- Được mệnh danh là “Tiên thơ”
2. Tác phẩm
- Là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên
3. Đọc, tìm hiểu chú thích
Hoạt động 2( 20’)
?) Văn bản này được tạo bằng phướng thức miêu tả hay biểu cảm?
- Cả 2: kết hợp miêu tả + biểu cảm -> Tả cảnh ngụ tình
?) Đối tượng được miêu tả ở đây? Để bộc lộ tình cảm gì?
- Thác Núi Lư -> cảm xúc yêu mến tự hào
?) Như vậy có mấy nội dung được phản ảnh trong bài thơ?
- 2 nội dung : Cảnh thác Núi Lư
Tình cảm của tác giả
?) Theo em nội dung nào có thể vẽ thành tranh? Nhận xét bức tranh minh hoạ trong SGK?
- Vẽ được nội dung 1, nội dung 2 chỉ cảm nhận được bằng tâm hồn -> Bức tranh chưa minh hoạ được tình cảm người trước thác này.
*GV: Bố cục bài thơ khá độc đáo không phải là 1/1/1/1 mà là 1/3
II. Phân tích văn bản
?) Câu thơ 1 có tác dụng ntn trong bài thơ?
- Tả núi Hương Lô -> phác ra phông nền của bức tranh toàn cảnh thác núi Lư.
?) Vì sao dân gian gọi núi cao của dãy Lư Sơn là Hương Lô?
- Núi cao có mây mù che phủ trông xa như chiếc lò hương -> Gọi là Hương Lô.
?) Tác giả miêu tả thác vào thời điểm nào? Nhận xét về phông nền của bức tranh?
- Lúc mặt trời chiếu rọi sáng rực làm nảy sinh màu khói đỏ tím -> cảnh tượng hùng vĩ, rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo như thần thoại
* HS đọc 3 câu tiếp và diễn xuôi
- Khói phủ -> Thác như treo trên núi -> nước từ trên cao đổ xuống trắng như sông Ngân theo 1 đường thẳng đứng
?) Dựa vào nghĩa của từ “ quải” ( treo) và “tiền xuyên” ( phía trước) hãy phân tích câu thứ 2?
- Quải tiền xuyên: treo trên dòng sông phía trước -> là hình ảnh dùng để so sánh với dòng thác nhìn từ xa
*GV: Chữ “ quải” là lấy tĩnh tả động -> gợi hình tượng dòng thác khổng lồ như dải lụa. Câu thơ hàm ý vị ca ngợi phi thường
?) Bản dịch bỏ mất chữ “ treo” có hạn chế gì?
- Hình ảnh dòng thác mờ nhạt
?) Sức mãnh liệt của thác núi Lư miêu tả như thế nào trong câu 3? Từ nào thể hiện sự táo bạo của trí tưởng tượng? Tác dụng?
- Cực tả thác nước chảy vừa nhanh,vừa mạnh, vừa cao -> gợi tả sức sống mãnh liệt của thác nước qua từ “phi” -> bức tranh sống động
* HS đọc câu 4
?) Phân tích nội dung, nghệ thuật ở câu 4?
- Hình ảnh ẩn dụ”Dải ngân hà” để so sánh thác núi Lư-> là nét vẽ phóng đại thần tình ca ngợi công trình tráng lệ và kì vĩ của tạo hoá.
- Dùng từ “lạc”: táo bạo, gợi hình, gợi cảm.
*GV: Nhiều người coi câu thơ cuối là “ danh cú” bởi nó đã huyền thoại hóa một hình ảnh tạo vật ở trần gian và ngược lại nó trần gian hoá hình ảnh huyền thoại
?) Tình cảm của nhà thơ qua bài?
- Say mê khám phá những vẻ đẹp tráng lệ của tự nhiên -> Tính cách hào phóng của tác giả? Bài thơ giúp ta hiểu gì về tác giả
- 2 HS phát biểu -> GV chốt
1. Cảnh thác núi Lư
- Là cảnh tượng mãnh liệt, kỳ ảo, hùng vĩ, tráng lệ của thiên nhiên
2. Tình cảm của nhà
thơ
- Yêu tha thiết, mãnh liệt thiên nhiên và tổ quốc
Bài 2:
Phong Kiều dạ bạc
Hoạt động 2
?) Nêu những nét lớn về tác giả? Tác phẩm?
- Gọi HS đọc bài thơ
*GV giải thích cho HS biết địa danh : Phong Kiều
- Phía tây thành Cô Tô
?) Trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều tác giả đã cảm nhận được điều gì?
- Trăng xế, quạ kêu, sương đầy trời
- Cảnh buồn của đèn chài và lùm cây bên sông; Nghe tiếng chuông...
?) Từ những điều em nghe thấy khi đỗ thuyền ở bền Phong Kiều em cảm nhận được tâm trạng của tác giả?
- Tâm trạng thao thức của một khách xa quê trong đêm không ngủ
I. Giới thiêu tác giả- tác phẩm
1.Tác giả
- Sống khoảng giữa thế kỷ 8
- Thơ ông chủ yếu tả phong cảnh
2.Tác phẩm
- Là bài thơ tả cảnh ngụ tình
II.Phân tích
* Nội dung: Tâm trạng của nhà thơ trong đềm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều
- Thao thức không ngủ.
?) Nghệ thuật của bài thơ?
?) Hãy đánh giá thành công của 2 bài thơ? Những thủ pháp nghệ thuật trong 2 bài thơ này?
- GV chốt bằng ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm
* Nghệ thuật: Nghệ thuật truyền thống của bài thơ Đường
+ Dùng động tả tĩnh
+ Mượn âm thanh để truyền hình ảnh
III. Tổng kết
* Ghi nhớ: sgk(112 - 113)
4. Củng cố :
- Đọc diễn cảm 2 bài thơ
- Cảm nhận của em qua bài “ Xa ngắm ...”
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lòng 2 bài thơ. Phân tích nội dung, nghệ thuật
- Soạn: Cảm nghĩ trong đêm
E. Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
----------------------------&0&-----------------------------------
Soạn : Tuần 9, Tiết 35
Tiếng Việt:
Từ đồng nghĩa
A. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, hiểu và phân biệt được đối nghĩa hoàn toàn và đối nghĩa không hoàn toàn
- Nâng cao kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa.
B.Chuẩn bị
- Giáo án, bảng phụ, phấn màu.
C. Cách thức tiến hành
- Phát vấn câu hỏi, thảo luận, phiếu học tập
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Hãy cho biết các lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ`? Cách sửa ? Đặt câu có sử dụng quan hệ từ ?
3- Bài mới .
Hoạt động 1(5’)
- Đọc lại bản dịch thơ bài “ Xa ngắm thác Núi Lư”
?) Tìm từ đồng nghĩa với từ “Rọi’’, “ Trông’’? Nghĩa của từ
- Rọi: Chiếu -> chiếu ánh sáng vào vật nào đó -> Soi
- Trông: nhìn -> nhìn để nhận biết -> Nhìn, ngó, dòm...
?) Ngoài nghĩa trên từ “ trông” còn có nghĩa nào khác nữa ?
- Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn .
- Mong.
?) Tìm từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên?
- Trông coi, chăm sóc, coi sóc
- Mong, hi vọng, trông mong
*GV: Các từ trong cùng 1 nhóm nghĩa, có nghĩa giống nhau và các từ khác nhóm nghĩa thì ghĩa gần giống nhau
?) Từ “trông” thuộc loại từ gì đã học ở lớp 6?
- Từ nhiều nghĩa
?) Thế nào là từ đồng nghĩa ?
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ 1
I. Lý thuyết
1. Thế nào là từ đồng nghĩa
2. Ghi nhớ 1: sgk(114)
Hoạt động 2(5’)
?) So sánh nghĩa của từ “ quả’’ và “ trái’’ trong 2 VD ?
- Giống nhau hoàn toàn, có thể dùng thay thế trong mọi hoàn cảnh.
=> gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn
?) Nghĩa của hai từ “ bỏ mạng’’ và “hi sinh’’ trong các câu đó có điểm gì giống nhau? Điểm nào khác nhau?
- Giống : về nghĩa (chết)
- Khác : sắc thái ý nghĩa : - khinh bỉ, coi thường
- kính trọng, khâm phục
=> hai từ trên đồng nghĩa ko hoàn toàn
?) Em hiểu như thế nào về từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn?
- 2 HS phát biểu -> gọi HS đọc ghi nhớ 2
3. Các loại từ đồng nghĩa
a) Đồng nghĩa hoàn toàn: Sắc thái ý nghĩa giống nhau
b) Đồng nghĩa không hoàn toàn
- Sắc thái ý nghĩa không giống nhau
4. Ghi nhớ : sgk (114)
5. Sử dụng từ đồng nghĩa
Hoạt động 3(5’)
?) Thử thay các từ đồng nghĩa: “quả- trái”, “bỏ mạng - hi sinh’’ trong các VD trên rồi nhận xét
+ Từ : trái - quả : thay thế được
+ Bỏ mạng - hi sinh: không thay thế được vì sắc thái biểu cảm khác nhau...
?) Tại sao đoạn trích “ Trinh phụ ngâm khúc’’ lấy tiêu đề “ Sau phút chia li’’
- Hai từ “ chia tay và chia li’’ đều có nghĩa “rời nhau, mỗi người đi một nơi” nhưng “ chia li ’’ mang sắc thái cổ xưa và diễn tả được cảnh ngộ bi sầu của người chinh phụ.
?) Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần chú ý điểm gì ?
- 2 HS phát biểu -> GV chốt ghi nhớ 3
- Thay thế cho nhau
- Lựa chọn từ phù hợp với ngữ cảnh
6. Ghi nhớ 3: sgk( 115)
Hoạt động 4
- Yêu cầu HS trình bày
miệng
II. Luyện tập
Bài 1 (115)
+ Gan dạ - dũng cảm
+ Chó biển - hải cẩu
+ Nhà thơ - thi sĩ
+ Đòi hỏi - yêu cầu
+ Mổ xẻ - phẫu thuật
+ Năm học - liên khoá
+ Của cải - tài sản
+ Loài người - nhân loại
+ Nước ngoài - ngoại quốc
+ Thay mặt - đại diện
- HS lên bảng làm
- HS trả lời miệng
- GV chép bảng phụ, HS lên điền
- GV chép bảng phụ, HS lên điền
- HS trả lời miệng
- HS lên bảng làm
Bài 2 (115)
+ Máy thu thanh – Rađiô + Xe hơi - ô tô
+ Sinh tố - Vitamin + Dương cầm – Pianô
Bài 3 (115)
+ Heo - lợn
+ Bố - ba
File đính kèm:
- Tuan 89.doc