A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp h/s:
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mỗi con người.
- Tích hợp với phần từ ghép và liên kết trong văn bản.
B/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
199 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 - Bài 1
Tiết 1
Ngày soạn:
Ngày dạy:
văn bản:
cổng trường mở ra
a/ Mục tiêu cần đạt :
Giúp h/s:
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mỗi con người.
Tích hợp với phần từ ghép và liên kết trong văn bản.
b/ Tiến trình bài dạy :
* ổn định lớp.
*Kiểm tra sự chuẩn bị bài của h/s.
*Bài mới:
Tất cả chúng ta đều đã trải qua cái buổi tối và đêm trước ngày khai giảng trọng đại và thiêng liêng chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1. Còn vương vấn trong trí nhớ của chúng ta bao bồi hồi xao xuyến, cả lo lắng và sợ hãi, mơ hồ. Bây giờ nhớ lại, có lẽ chúng ta sẽ mỉm cười và thấy thật ngây thơ, thật ngọt ngào. Thế còn tâm trạng cuả mẹ như thế nào khi cổng trường mở ra để đón đứa con yêu của mẹ?
I) Giới thiệu chung
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu xuất xứ của văn bản
- “CTMR” là bài báo của Lý Lan in trên
báo “Yêu trẻ”- 166 - TPHCM - 1/9/2000- Đây là 1 trong 4 văn bản nhật dụng
trong CT ngữ văn lớp 7.
II) Đọc, hiểu văn bản
1. Đọc, kể
- Gv: Đây là văn bản nhật dụng được viết theo phương thức biểu cảm. Đó là dòng chảy cảm xúc của lòng mẹ > < con thơ qua độc thoại nội tâm của mẹ
Đọc
- Đọc đúng chính tả, giọng nhẹ nhàng, tha thiết, đầy tình thương yêu.
- Gv đọc, h/s đọc, nhận xét , sửa:
Kể
Văn bản này không có cốt truyện, không có sự việc, khi kể, cần chú ý diễn biến tâm trạng của người mẹ.
2) Chú thích
Lưu ý các chú thích là từ láy, từ ghép(1,2, 7, 10)
Bố cục
? Văn bản này viết về việc gì?(thảo luận nhóm)
? Vậy diễn biến tâm trạng đó như thế nào?
Tâm trạng của mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con:
Khi mẹ ngắm con ngủ, nghĩ về con.
Mẹ nhớ lại ngày đi học đầu tiên của mình.
Mẹ nghĩ về ngày khai trường ở nước ngoài.
Mẹ nghĩ đến ngày mai của con.
4) Phân tích
? Trong đêm trước ngày khai trường lần đầu tiên của con, tâm trạng của 2 mẹ con được biểu hiện ntnào?
? Rõ ràng là 2 tâm trạng hoàn toàn khác nhau. Vậy tại sao người mẹ lại không ngủ được?
a)Vì mẹ quá lo sợ cho con.
b) Vì mẹ bâng khuâng xao xuyến khi nhớ về ngày khai trường của mình.
c) Vì mẹ quá bận dọn dẹp nhà cửa.
d) Vì mẹ trăn trở, suy nghĩ về con, vừa bâng khuâng nhớ về ngày xưa.
Trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con:
Mẹ: thao tức không ngủ, suy nghĩ triền miên
Con: Thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư
? Mẹ đã không ngủ và mẹ đã suy nghĩ gì khi ngắm con say giấc?
? Và trong suy nghĩ triền miên , mẹ đã nghĩ đến những gì?
(Mẹ nhớ đến bà ngoại cũng như mấy chục năm sau con sẽ nhớ đến mẹ như đêm nay. Và bao kỷ niệm tuổi thơ cứ ngân nga trong mẹ để mẹ lại muốn truyền cái rạo rực, xao xuyến ấy sang cho con, để trong trí nhớ bé thơ ấn tượng niềm vui ngày khai trường in đậm suốt đời).
? Từ tâm trạng bâng khuâng xao xuyến đó, bà mẹ nghĩ về 1 ngày khai trường ở nước Nhật. Hãy tìm câu văn giúp em nhận thấy sự chuyển đổi tâm trạng của mẹ?
?Đó là cách chuyển đổi rất tự nhiên tạo mạch ý cho đoạn văn
? Trong niềm mong ước của mẹ về quang cảnh ngày khai trường sẽ diễn ra ở nước ta, có 1 câu văn nói lên được tầm quan trọng của nhà trường >< thế hệ trẻ. Đó là …
? Em hiểu câu văn đó như thế nào?
(Thảo luận nhóm)
(Ước mơ trẻ em nhận được sự chăm sóc, giáo dục với tất cả tình thương yêu của xã hội).
? Và buổi sớm mai là ngày khai trường lớp 1 của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường. Mẹ sẽ dắt con qua cánh cổng rồi buông tay ra. Em nghĩ thế nào về câu “Đi đi con,…”
- Mẹ bâng khuâng, xao xuyến âu yếm nhìn con thơ ngủ với những phút giây hạnh phúc nhất của người mẹ, của tình mẫu tử.
- Mẹ xúc động nhớ lại tuổi thơ, đến thơì cắp sách tới trường, đến ngày khai giảng mà mẹ từng trải qua.
- Mẹ nghĩ đến ngày khai trường ở nước Nhật
- “ Ai cũng biết rằng…”
- “Đi đi con,…”
=>sự tin tưởng, khích lệ con.
( Con mẹ sẽ từ mái ấm gia đình đến với mái trường thân yêu, sẽ được lớn lên.Thế giớ kỳ diệu của hiểu biết phong phú, của những t/c mới, con người mới, quan hệ mới sẽ mở ra, sẽ đến với con. Con của mẹ sẽ dần bước vào đời).
III) Tổng kết - Ghi nhớ
? Hãy nêu những nhận xét về cách dđ, thể hiện tâm trạng của người mẹ trong văn bản.
? Bài văn giúp em hiểu được gì?
H/s đọc ghi nhớ.
- Cách thể hiện tâm trạng nhỏ nhẹ, sâu lắng
- Hiểu được tấm lòng thương yêu sâu nặng của người mẹ >< cuộc đời của mỗi con người.
IV) Luyện tập
? Trong văn bản ta đã gặp rất nhiều tâm sự của người mẹ. Có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con?
Cách viết này có tác dụng ntn?
? Tỉm hiểu chủ đề của văn bản, đánh dấu vào
Vai trò của nhà trường đối với con người.
T/c sâu nặng của mẹ >< con
Cả hai ý trên
- Rất nhiều lời tâm sự của người mẹ tưởng như là > Làm nổi bật tâm trạng n/v, khắc hoạ tâm tư tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói trực tiếp.
V) Hướng dẫn về nhà
Viết đoạn văn triển khai câu chủ đề:
“ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”
Làm bt1
Soạn : :Mẹ Tôi”
Đọc thêm : “trường học”.
Tiết 2
( Ngày)
văn bản:
mẹ tôi
(Etmônđôđơ Amixi)
a/ Mục tiêu cần đạt
Giúp hs:
- Hiểu được tác dụng lời khuyên của bố về lỗi của một đứa con với mẹ. Thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của bố mẹ dành cho con cái.
- Khai thác nghệ thuật của một bức thư mang tính văn học để thấy được sự thuyết phục của lời thư.
- Tiếp tục tích hợp với từ ghép và cách liên kết văn bản.
b/ Tiến trình bài dạy
ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
? Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được qua văn bản “ Cổng trường mở ra” là gì?
Bài mới.
“Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi
Và mẹ em chỉ có một trên đời”
Đúng vậy , trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào chúng ta cũng ý thức hết được điều đó. Có lẽ chỉ đến khi mắc lỗi lầm cta mới nhận ra tất cả. Bài văn “MT” sẽ giúp chúng ta cảm nhận thấy bài học như thế.
I) Giới thiệu chung
Tác giả
Hs đọc chú thích *
? Em hãy nêu những hiểu biết về tác giả?
- 1866 là sĩ quan quân đội
- 1868 rời quân ngũ đi du lịch tới nhiều nước
- 1891 gia nhập đảng xã hội ý với mđ chiến đấu cho công bằng xh, vì hạnh phúc của ndlđ.
- Etmôn đô đơ Amixi (1846 - 1908) là nhà văn, nhà hoạt động xh, nhà văn hoá lớn của nước ý.
Sự nghiệp văn chương của ông rất đáng tự hào, trên nhiều thể loại.
Văn bản “Mẹ tôi”
? Nêu xuất xứ của văn bản?
(“Những…” là cuốn nhật ký của Et 11 tuổi.
Trong đó có 6 bức thư của bố và 3 bức thư của mẹ gửi cậu con trai. Cách viết thư này là cách gd tế nhị, sâu sắc, thường có ở các gia đình trung lưu, trí thức.
- Trích trong “Những tấm lòng…”-1886
- Vb là trang nhật ký của Enricô.
- Thuộc thể loại vb nhật dụng.
II) Đọc hiểu văn bản
Đọc:
- Cần thể hiện được những tâm tư và tình cảm buồn, khổ của người cha trứớc lỗi lầm của con và sự trân trọng của người cha với mẹ của Enricô.
Chú thích.
- Chú ý các chú thích là từ ghép mà dễ nhầm là từ láy và các chú thích là thành ngữ.
Bố cục
? Theo em , vb có bố cục ntn?
Gồm 2 phần:
- Phần đầu : 3 câu: Mđ viết thư của bố và cảm xúc của E khi đọc thư đó.
- Phần sau: Toàn văn bức thư và ý nghĩa của bức thư đó.
Phân tích
? Đọc vb,cô cứ băn khoăn, hình như giữa nhan đề và nội dung vb không phù hợp bởi nội dung văn bản là 1 bức thư người bố gửi cho con mà nhan đề lại là “Mẹ tôi”?
(Hs thảo luận)
? Và ở phần đầu trang nhật ký En đã cho chúng ta thấy mđ viết thư của bố là gì?
? Đọc thư của bố E đã có cảm xúc ntn?
? Vì sao E lại có cảm xúc như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bức thư.
? Qua thư bố bộc lộ thái độ gì với E? (phiếu ht).
a) Căm tức
b) Chán nản
c) Lo âu
* d) Nghiêm khắc buồn bã.
? Tìm những câu văn thể hiện thái độ của bố?
? Có ý kiến cho rằng, qua những lời nói đó, người bố thể hiện thiếu ty thg E? Em suy nghĩ thế nào?
Bố nói với con bằng giọng thư trìu mến, yêu thương. Ông nhắc lại tên con nhiều lần và bằng những lời thủ thỉ, tha thiết khiến cho lời giáo huấn cứ thấm sâu vào tâm hồn con. Đó chính là 1 trong những nguyên nhân làm cho E xúc động vô cùng.
? Ngoài việc bộc lộ thái độ của mình bố còn dành phần lớn bức thư để gợi nhớ về mẹ. Tại sao lại như vậy?
( Hs thảo luận)
? Bố dùng cách nói ntn?
(Ta thấy những lời giáo huấn của người bố E thật gần gũi, cảm động như của chính người cha chúng ta vậy bởi truyền thống đạo lí người VN ta có nhiều những lời khuyên:
“ Công cha….
Cho tròn chữ hiếu…”cũng thật giản dị mà sâu sắc).
? Qua đó em cảm nhận được những gì về h/a người mẹ và ý thức được trách nhiệm của kẻ làm con ntn?
(Đúng vậy chúng ta cần hiểu được tấm lòng người mẹ dành cho con, lo cho con và điều này đã từng được diễn tả thật cảm động qua vb “CTMR”.
? Và h/a người mẹ cứ lớn dần trong tâm trí con để đến cuối thư bố đã khuyên E xin lỗi mẹ ntn?
? Đọc xong bức thư em nhận thấy điều gì đã khiến E xúc động vô cùng?
( Câu hỏi sgk, trả lời a,c,d)
- Qua bức thư người bố gửi cho con, hình tượng người mẹ hiện lên thật cao cả.
- Người mẹ chính là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ.
- Bố viết thư cho E vì E đã vô lễ, thiếu kính trọng mẹ. Bố nghiêm khắc cảnh cáo E.
- E xúc động vô cùng.
- Bố rất đau lòng khi E mắc lỗi.(Sự … Như một nhát dao đâm vào trái tim bố vậy).
=>Bố rất yêu thương con, rất kiên quyết, nghiêm khắc với E và nói cho E biết rõ nỗi đau đớn, đắng cay của mình.
-Bố gợi lại kỷ niệm về mẹ.
-Bố chỉ cho E thấy nỗi bất hạnh của tuổi thơ mồ côi mẹ và nỗi ân hận khi nhớ lại đã có lúc làm mẹ đau lòng.
=>Lòng mẹ bao la với đức hy sinh vô bờ. Con cái ko được vô lễ với cha mẹ.
- Bố khuyên E xin lỗi mẹ một cách kiên quyết.
? Có ý kiến cho rằng ,bức thư là một nỗi đau của người bố,một sự tức giận cực độ nhưng cũng là lời yêu thương tha thiết. Nếu em đã từng có lỗi với mẹ, em có xúc động bởi bức thư này ko?
? Cho đến lúc này em đã hiểu vì sao bố lại dùng hình thức viết thư cho em?
(Đây chính là một bài học về cách ứng xử).
? Chính bởi vậy nhan đề vb là “Mẹ tôi” mà chúng ta vẫn cảm nhận được tình cha ấm áp.
Em có biết những câu thơ nào viết riêng để dành tặng bố?
( Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là…)
(X Quỳnh)
Đảm bảo sự kín đáo tế nhị mà lại có thể nhắc nhở được nhiều lần.
III)Tổng kết , ghi nhớ
? Học văn bản này em có những cảm nhận gì ?
Mẹ tôi là bài ca tuyệt đẹp để lại trong chúng ta h/a cao đẹp thân thương của ngưòi mẹ hiền, người cha mẫu mực. Văn bản đã giáo dục chúng ta bài học hiếu thảo , đạo làm con. Tất cả được thể hiện bằng cách viết thư tế nhị mà sâu sắc đạt hiệu quả giáo dục cao.
IV) Luyện tập
Hãy đọc diễn cảm đoạn thư thể hiện vai trò lớn lao của người mẹ.
- Có thể kể lại sự ân hận của em trong một lần lỡ gây lầm lỗi để bố mẹ buồn.
Đọc thêm “ Thư gửi mẹ” “Vì sao hoa cúc…”
V) Hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập SGK
- Tại sao lại nói, câu “thật đáng xấu hổ…” là một câu thể hiện sự liên kết cảm xúc lớn nhất của người cha với một lời khuyên dịu dàng? Câu truyện tâm trạng đó có hợp lý ko?
- Sưu tầm những lời thơ câu hát nói về công cha nghĩa mẹ.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết 3:
(Ngày)
Tiếng việt:
từ ghép
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Trên cơ sở ôn tập khái niệm từ ghép đã được học ở lớp dưới, học sinh hiểu thêm về các loại từ ghép và nghĩa của các loại từ ghép đó.
- Lờy các ví dụ trong các văn bản đã học làm ngữ liệu.
B/ Tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
? ở lớp 6 em đã hiểu bvề từ ghép. Hãy nêu khái niệm về loại từ này?
* Bài mới:
Trên cơ sở những hiểu biết về từ ghép, giờ học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về cấu tạo và nghĩâ của các loại từ ghép.
I. các loai từ ghép :
1. Ví dụ : SGK
Học sinh đọc ví dụ 1 SGK.
Nhận xét :
? Xác định các từ ghép có trong 2 VD a, b thuộc phần 1.
(bà ngoại, thơm phức).
? Cô có thêm từ ghép “bà nội”.
Hãy so sánh nét nghĩa giống và khác nhaugiữa 2 từ “bà nôi”, “bà ngoại”?
? Qua đó em có nhận xét như thế nào về vai trò của 2 tiếng trong mỗi từ ghép trên?
? Từ nhận xét trên, em hãy gọi tên cho 2 từ ghép đó?
? Tương tự như vậy, em hãy so sánh 2 từ ghép “thơm phức” và “thơm ngát”?
? Trong các từ ghép CP đó, em thấy vị trí của các tiếng C, P thường như thế nào?
? Như vậy, em hiểu thế nào lf từ ghép chính phụ?
( G lưu ý trường hợp một số từ ghép CP Hán Việt có vị trí các tiếng CP ngược lại: lục quân, hải quân …)
Bài tập nhanh
Tìm các từ ghép CP.
- Theo dõi phần 2.
? Các tiếng trong 2 từ ghép “quần áo”, “trầm bổng” có phân ra tiếng C-P không?
? Dựa vào kến thức đã học, em hãy gọi tên 2 từ ghép đó?
? Vậy em hiểu thế nào là từ ghép đẳng lập?
Bài tập nhanh
Xác định từ ghép ĐL, CP trong đoạn thơ:
“Xuân này vui Tết lại vui quê
Lai chuyện làm, ăn, chuyện hội, hè
Xanh,biếc đầu xuân hương mạ sớm
Giậu tầm xuân nở, bướm vàng hoe”.
(Nguyễn Bính).
? Vẽ sơ đồ từ ghép và nêu đặc điểm từ ghépCP, từ ghép ĐL.
- “bà nội” + Nét chung nghĩa
- “bà ngoại” là bà.
+ Nét nghĩa khác nhau là do t/d br sung nghĩa các tiếng “nội”, “ngoại” + “bà” – tiếng chính.
+ “nội”, “ngoại” – tiếng phụ.
=> Đó là 2 từ ghép CP.
“thơm phức”
“thơm ngát” = Hai từ ghép CP.
+ Tiếng chính thường đứng trước,
Tiếng phụ thường đứng sau.
- Từ ghép CP có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
Từ ghép:
“quần áo”, “trầm bổng” không phân ra tiếng chính, tiếng phụ mà các tiếng bình đẳng với nhauvề mặt ngữ pháp.
-> Đó là 2 từ ghép đẳng lập.
* Từ ghép đẳng lậpcó các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp, không phân tiếng chính, tiếng phụ – Có thể đảo vị trí các tiếng.
“nội”, “ngo
3. Ghi nhớ: SGK
II. nghĩa của từ ghép :
1) Ví dụ:
2) Nhận xét:
? So sánh nghĩa của từ “bà ngoại” với nghĩa của tiếng “bà”.
? Cho 1 ví dụ từ ghép C-P và so sánh nghĩa theo cách trên?
? Em có nhận xét chung về nghĩa của từ ghép C-P như thế nào?
? Với các từ ghép ĐL nghĩa của từ ghép so với nghĩa của các tiếng tạo nên nó như thế nào?
Đó cũng chính là nhận xét về nghĩa của từ ghép ĐL.
? Nêu ghi nhớ về nghĩa của từ ghép. Nhắc lại nội dung chính của bài học.
- “bà ngoại”: Người phụ nữ sinh ra mẹ mình.
- “bà”: người phụ nữ sinh ra bố hoặc mẹ mình.
=> Nghĩa của từ “bà ngoại” hẹp hơn nghĩa của tiếng chính “bà”.
* Nghĩa của từ ghép C-P hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. Các tiếng trong từ ghép C-P có t/c phân nghĩa.
- “Quần”: trang phục cho phần dưới cơ thể.
- “áo”: trang phục cho phần trên cơ thể.
=> “quần áo”: trang phục nói chung.
=> Nghĩa của từ “quần áo” khái quát hơn nghĩa của các tiếng.
3. Ghi nhớ: SGK
III. luyện tập:
Bài tập 1
- Phân cho 2 dẫy chuẩn bị 2 phần: ghép C-P, ghép ĐL.
- Cử đại diện dẫy lên bảng.
Bài tập 2
- Thảo luận theo bàn.
- Trò chơi “cá mập tấn công”.
- Phân biệt trường hợp không phải là từ ghép C-P:
“bút mực”, “ăn uống”, “trắng xanh”, “vui tươi”.
Bài tập 3
Tạo từ ghép ĐL.
Phiếu học tập.
Bài tập 4
- “sách, vở” là 2 DT chỉ ssự vật tồn tại dưới dạng cá thể nên có thể dùng các số từ 1, 2 …để đếm được.
- “sách, vở” là từ ghép ĐL chỉ chung cả loại nên không thể dùng số từ đếm.
Bài tập 5
Không phải mọi thứ hoa màu hồng đều gọi là hoa hồng.
“hoa hồng” từ ghép C-P chỉ tên gọi của 1 loại hoa.
Bài tập 6
Các từ ghép: “mát tay”, “mát lòng”…thuộc trường những tính chất còn các tiếng tạo nên nó lại có thể thuộc trường những sự vật.
Bài tập 7
Máy hơi nước than tổ ong bánh đa nem
IV. hướng dẫn về nhà :
- Hoàn thành bài tập.
- Viết đoạn văn có sử dụng từ ghép.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết 4:
(Ngày)
tập làm văn:
liên kết trong văn bản
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh thấy được:
- Muốn đạt được mđ giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết . Sự liên kết ấy còn được thể hiện trên cả 2 mặt: hình thức ng2 và nội dung ý nghĩa.
- Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết.
B/ Tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
- Em hiểu văn bản là gì? Văn bản có những t/c nào?
( văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng pthức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp). Văn bản có tính liên kết, tính mạch lạc.
* Bài mới:
Một trong những t/c quan trọng nhất của văn bản là tính liên kết. Bởi vì chúng ta sẽ không thể hiểu được một cách cụ thể về vbản, cũng như khó có thể tlập được những văn bản tốt, nếu như văn bản ấy thiếu tính liên kết. Vậy ….
I. liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản :
1. Tính liên kết của văn bản :
Đọc VD a (SGK).
? Đọc mấy câu đó trong thư, En đã hiểu bố muốn nói gì với mình chưa?
? Nếu En chưa hiểu thì tại lý do nào?
a) Vì có câu văn viết chưa đúng ngữ pháp.
b) Vì có câu văn nội dung chưa thật rõ ràng.
c) Vì giữa các câu chưa nối liền với nhau, gắn bó với nhau.
+ Giải nghĩa:
Liên kết”: kết lại với nhau.
(kết : buộc lại, thắt lại).
? Em có thể đối chiếu VD a này với nguyên bản đã học để thấy VD này còn thiếu các ý nào?
? Vậy muốn cho VD a trở thành đoạn văn có thể hiểu được thì cần phải tạo cho VD có yếu tố liên kết.
? Qua VD em hiểu liên kết là gì? Liên kết văn bản nghĩa là như thế nào?
a, Ví dụ: SGK.
b, Nhận xét:
Các câu văn đã được viết đúng ngữ pháp, nội dung ý nghĩa từng câu văn chính xác, rõ ràng nhưng chưa tạo nên được văn bản.
Bởi vì giữa các câu trong VD đó không nối liền với nhau, không gắn bó chặt chẽ với nhau. (thiếu tính liên kết).
Ghi nhớ: SGK.
- Liên kết là gắn liền, gắn chặt với nhau.
- Liên kết văn bản là …
Người viết cần phải biết sử dụng phương tiện gì để tạo nên tính liên kết trong văn bản?
2. Phương tiện liên kết trong văn bản:
? Trở lại VD a, em có thể nêu rõ cần sửa những điểm nào để VD a trở thành văn bản hiểu được.
Nhưng nếu một văn bản chỉ có sự liên kết về nội dung ý nghĩa đã đủ chưa. Xét VD 2b :
? Hãy so sánh những câu trong VD b với những câu tương đương trong văn bản “CTMR” ?
? Câu văn ở VD b thiếu yếu tố nào? dùng sai ở từ ngữ nào?
? Em có thể bổ sung và thay thế cho VD b hoàn chỉnh như thế nào?
? Vậy để văn bản có tính liên kết cần phải bảo đảm những yêu cầu gì
Thông qua toàn bộ ghi nhớ.
a, Ví dụ:
VD a (SGK), VD 2b.
b, Nhận xét:
+ Trong VD a:
- Các ý với nhau, các ý với chủ đề không gắn liền nhau.
- Các diễn biến, tình tiết không gắn liền phục vụ cho chủ đề.
=> Thiếu liên kết về nội dung ý nghĩa.
+ Trong VD 2b:
- Thiếu từ ngữ chỉ trình tự sự việc.
( từ “bây giờ”)
- Dùng từ ngữ để thay thế thiếu chính xác ( dùng “đứa trẻ” thay “con” trong trường hợp này là không phù hợp).
=> Thiếu liên kết về hình thức.
*) Ghi nhớ: sgk
III. luyện tập :
Bài tập 1
Ví dụ thiếu tính liên kết về hình thức (thứ tự các câu không hợp lý). Từ đó dẫn tới thiếu tính liên kết về nội dung ( dùng ý câu này để tìm câu tiếp theo).
Sửa: 1-4-2-5-3
Bài tập 2
Có 2 ý kiến:
+ A- Đoạn văn đã có sự liên kết vì các câu trong đoạn đều có “mẹ tôi”.
+ B- Đoạn văn chưa có sự liên kết vì các câu trong đoạn không nói cùng một nội dung.
( Thảo luận nhóm).
Bài tập 3
- Xác định đoạn văn thiếu tính liên kết ở phương diện nào?
( Phương diện hình thức: Thiếu từ ngữ chỉ n/vật và từ ngữ để chuyển ý.
- Các từ ngữ ở chỗ trường, trong nguyên văn, llượt: bà, bà,cháu ,bà , bà, cháu, thế là.
Bài tập 4
Đọc 2 câu văn: “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường của con”.
? Có ý kiến cho rằng: Hai câu trên viết về 2 không gian, thời gian khác nhau với 2 sự việc, 2 nhân vật khác nhau. Có phải sự liên kết giữa chúng thiếu chặt chẽ? Vậy vì sao chúng vẫn được đặt cạnh nhau trong văn bản đã học?
( Nếu tách, chỉ có 2 câu trên thì chúng là 2 câu rời nhau. Nhưng 2 câu này được đặt trong văn bản khi còn có câu thứ 3 đứng tiếp sau kết nối 2 câu trên thành1 thể thống nhất làm cho toàn đoạn văn trở lên liên kết chặt chẽ với nhau.)
III. hướng dẫn về nhà :
- Hoàn thành bài tập.
- Viết đoạn văn ngắn và chỉ rõ tính liên kết trong đó (hình thức, nội dung).
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tuần 2 - Bài 2
Tiết 5, 6:
(Ngày) văn bản:
cuộc chia tay của những con búp bê
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Thấy được những tình cảm chân thành, sâu lặng của 2 anh em trong câu chuyện; cảm nhận được nỗi đau đớn, xxa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào oàn cảnh gia đình bất hạnh.
- Biết thông cảm và sẻ chiavới những người bạn có hcảnh như vậy
- Thấy được cái hay của truyện ở cách kể chân thật, cảm động theo ngôi thứ nhất với các chi tiết thể hiện tâm trạng nhân vật cũng như sự sáng tạo của bố cục và chuyển mạch trong văn bản.
B/ Tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
? Hãy nêu bài học mà em cảm nhận được qua văn bản “ Mẹ tôi”.
- Kiểm tra soạn bài.
* Bài mới:
Hạnh phúc biết bao khi những trẻ thơ được sống yên vui dưới mái ấm gia đình trong tình thương yêu của bố, mẹ. Và đau khổ biết bao đối với những đứa con thơ khi bố mẹ bỏ nhau khiến chúng phải sống trong cảnh chia ly. Chúng ta sẽ cùng sẻ chia nỗi đau này với 2 bạn Thành và Thuỷ trong văn bản.
I. giới thiệu chung :
Học sinh đọc chú thích
Tác giả:Khánh Hoài
Văn bản:
- Được trao giải nhì trong cuộc thi viết về quyền trẻ em do Viện KHGD và Tổ chức cứu trợ trẻ em ở Thuỵ Điển – 1992 trao.
- Là văn bản nhật dụng nói về quyền trẻ em.
Ii. đọc và hiểu văn bản :
1. Đọc, tóm tắt văn bản:
Đây là câu chuyện cảm độngcủa 2 anh em chia tay nhau khi mẹ cùng em sẽ phải dời gia đình sau khi bố mẹ li dị. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất và là 1 tronh 2 nhân vật chính của truyện. => Đọc giọng xúc động xen những lời bộc lộ thái độ thảng thốt, đau đớn của tâm trạng nhân vật
- Bố mẹ chia tay nhau, Thành và Thuỷ cũng phải xa nhau.
- Đồ chơi của 2 anh em, trong đó có 2 con búp bê, cũng phải bị chia đôi.
- Dằn vặt, đau khổ, 2 anh em ra trường tạm biệt cô giáo và các bạn của Thuỷ.
- Thuỷ quyết định nhường đồ chơi cho anh và những con búp bê không bị chia đôi.
2. Chú thích: ( Là các từ ghép).
3. Phân tích:
a, Tìm hiểu kết cấu của truyện:
? Truyện viết về ai? Việc gì? Ai là nhân vật chính? (Thảo luận nhóm).
? Truyện có kết cấu như thế nào?
? Các sự việc chính của truyện là gì?
? Trong đó, chi tiết nào em thấy xúc động nhất?
+ Có nhân vật, nhân vật chính.
+ Có cốt truyện:
Mở bài: Từ đầu…lmơ thôi.
Thân bài: Tiếp… như vậy.
Kết bài: còn lại.
+ Có sự việc, có tình tiết.
+ Có mở đầu, có kết thúc.
+ Các sự việc chính:
- Chuẩn bị cho một cuộc chia li, bắt đầu là một đêm mất ngủ của 2 nhân vật chính.
- Chia đồ chơi – chia búp bê.
Luyến tiếc kỷ niệm.
- Chia tay cô giáo và các bạn của Thuỷ.
- Mẹ và em Thuỷ ra đi.
- Thành ở lại trong nỗi đau khổ, mất mát.
b, Ngôi kể trong truyện:
Cách dùng ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Tạo lên tính chân thực, cảm động; diễn tả sâu sắc những đau khổ, tình cảm trong sáng của Thuỷ và Thành trước bi kịch gia đình.
c, Hình ảnh hai đứa trẻ:
? Mở đầu câu chuyện em hiểu vì sao lại đột ngột có lệnh chia đồ chơi của mẹ?
? Cách tạo tình tiết mở đầu câu chuyện như vậy có tác dụng gì?
( Đó chính là cách vào bài có tính nêu vấn đề).
? Lệnh chia đồ chơi ấy đã dẫn Thành đến với tâm trạng như thế nào?
? Và qua lời kể của Thành em có thể hdung cuộc sống của 2 anh em trước đó như thế nào?
(Gia đình khá giả, anh em vui vẻ yêu thương nhau).
? Hoàn cảnh đã đổi thay song tình cảm của 2 anh em Thuỷ và Thành không hề thay đổi. Vậy tình cảm đó được thể hiện qua những chi tiết nào?
( Trong ngày hôm qua, kỷ niệm giữa 2 anh em thật ngọt ngào, tràn đầy hạnh phúc. Thế mà hôm nay thôi, hai đứa trẻ dường như đã “già” đi rất nhiều trước nỗi đau, trước tai hoạ giáng xuống đầu chúng – cha mẹ ly hôn.
? Có ý kiến cho rằng cảnh chia đồ chơi đã nói lên tình anh em thắm thiết của Thành và Thuỷ. Chúng ta hãy cùng chứng kiến cảnh này.
_ Lần thứ hai, lệnh chia đồ chơi của mẹ lại vang lên. Vậy mà tại sao 2 anh em vẫn không chịu nghe lời?
? Trong sự việc này, thái độ của Thuỷ được bộc lộ rất rõ. Em hãy phân tích:
(Đó là thái độ bộc lộ tâm trạng đầy mâu thuẫn của 1 trẻ thơ khi phải chịu sức ép tình cảm quá lớn).
? Mặc dầu vậy, cuối cùng Thuỷ đã chọn cách giải quyết rất hợp lý. Qua đây em có nhận xét như thế nào về nhân vật này?
? Tuy vậy anh em Thành và Thuỷ vẫn phải xa nhau. Emcó cảm giác gì về cuộc chia li này?
? Hãy tìm các chi tiết thể hiện nỗi đau đớn của Thành và Thuỷ?
? Mang trong lòng nỗi đau vô bờ, Thành và Thuỷ trở lại trường cũ tạm biệt cô giáo và các bạn của Thuỷ? Có thể nói đây là một cảnh buồn tê tái. Em hãy tìm chi tiết cảm động nhất trong cuộc chia tay này? (Thảo luận).
(Cha mẹ bỏ nhau, anh em li tán có bố thì không có mẹ. Đối với Thuỷ, hoàn cảnh khiến em phải bỏ học giữa trang đời tuổi thơ. Sẽ không còn một bé Thuỷ ngây thơ ríu rít bên anh trai sau mỗi buổi tan trường. Thay vào đó là một bé Thuỷ lang thang đầu đường xó chợ để tự kiếm kế sinh nhai.
- Lệnh chia đồ chơi của mẹ:
-
File đính kèm:
- Ngu Van 7 Ki I.doc