A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức:
- Khái niệm ca dao, dân ca.
- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.
*Kĩ năng:
- Đoc- hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Phát hiện và so sánh những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, mô hình quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.
*Thái độ:
- Giáo dục ý thức cho học sinh có tình cảm với ông bà, cha mẹ., anh chị em.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH:
*Giáo viên: Soạn giáo án, đọc thêm những bài ca dao nói về tình cảm gia đình.
*Học sinh: Soạn bài, đọc diễn cảm những bài ca dao.
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 học kỳ I - Tuần 3 - Trường THCS Ứng Hòe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Ngày dạy: / /2012
Tiết 9 : Văn bản: CA DAO, DÂN CA
NHữNG CÂU HáT Về TìNH CảM GIA ĐìNH.
A. Mục tiêu cần đạt:
*Kiến thức:
- Khái niệm ca dao, dân ca.
- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.
*Kĩ năng:
- Đoc- hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Phát hiện và so sánh những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, mô hình quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.
*Thái độ:
- Giáo dục ý thức cho học sinh có tình cảm với ông bà, cha mẹ., anh chị em.
B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh:
*Giáo viên: Soạn giáo án, đọc thêm những bài ca dao nói về tình cảm gia đình.
*Học sinh: Soạn bài, đọc diễn cảm những bài ca dao.
C. Tiến trình dạy học:
I. Tổ chức lớp (1’)
II. Kiểm tra bài cũ(4’)
H. Văn bản “ cuộc chia tay của những con búp bê” nói lên điều gì?
Nghệ thuật kể chuyện của tác giả có gì đáng chú ý không?
III. Bài mới(35’)
Ca dao, dân ca “ là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng” là lời thơ trữ tình dân gian. Ca dao, dân ca Việt Nam là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân, nhất là những người lao động. Tâm hồn, tình cảm con người bao giờ cũng bắt nguồn từ tình cảm ân tình ân nghĩa với những người ruột thịt trong gia đình. Bài ca tình nghĩa trong kho tàng ca dao- dân ca VN vô cùng phong phú. Trong đó 4 bài ca dao của văn bản “ những câu hát về tình cảm gia đình” là tiêu biểu nhất, vừa sâu sắc về nội dung, vừa sinh động về ngôn ngữ.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
?Theo em thế nào là dân ca và ca dao?
? Lấy VD về ca dao và dân ca?
?Có phải lời cảu bài ca dao nào cũng là dân ca không?
GV hướng dẫn cách đọc
? Bài ca dao thứ nhất là lời cảu ai nói với ai?
? BPNT nào đã được sử dụng?
?Tác dụng cảu BPNT đó?
?Em hiểu gì về “Cù lao chín chữ”
? “Ghi lòng” có nghĩa là gì?
Qua những tìm hiểu trên em hiểu gì về bài ca dao trên?
Anh em có mqh gì với nhau?
? Hình ảnh so sánh ‘ yêu nhau..” gợi điều gì?
?Tìm trong kho tàng truyện dân gian kể về tình anh em gắn bó máu thịt làm tấm gương cho muôn đời sau.
TL: truyện " Sự tích trầu cau".
I. Giới thiệu chung(10’)
1. Dân ca
- Theo cuốn “VHDG VN” của Đinh Gia Khánh : Dân ca là những bài hát, câu hát dân gian trong đó có cả phần lời và phần giai điệu.
VD: Bèo dạt mây trôi, Ngồi tựa song đào
2. Ca dao
Ca dao là lời của những bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy
VD: Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
- Không phải tất cả lời của những bài dân ca đều là ca dao
- Ca dao phải được lưu truyền qua nhiều thế hệ , phải được phổ biến rộng rãi
II. Đọc hiểu văn bản(25’)
1.Đọc và tìm hiểu chú thích
2. Phân tích
a)Bài ca 1 – Ơn nghĩa cha mẹ- Lời mẹ ru con , nói với con về công lao cha mẹ
- Công cha – núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ - Nước trong nguồn
=>So sánh => Đặt công cha, nghĩa mẹ ngang tầm với những hình ảnh cao rộng, vĩnh cửu của thiên nhiên=> Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ với con cái => Dễ nhớ, dễ thuộc
- Cù lao chín chữ : Công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề
- Ghi lòng : khắc tạc vào lòng suốt đời không quên. Câu ca cuối khuyên nhủ con khắc ghi công lao sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ suốt đời của cha mẹ , từ đó nguyện suố đời giữ đạo làm con, làm tròn chữ hiếu.
=>Bằng những lời ru ngọt ngào , những từ ngữ đặc sắc, nghệ thuật so sánh bài ca dao trên không phải lời giáo huấn khô khan mà là những lời tận tình, truyền cảm lay động trái tim ta về chữ" hiếu".
b) Bài ca 4 : Tình anh em thắm thiết
- Anh,em không phải người dưng đều là khúc ruột trên- khúc ruột dưới của cha mẹ, đều sinh ra và lớn lên cùng sướng khổ trong 1 ngôi nhà.
- Yêu nhau như thể tay chân:hình ảnh so sánh mộc mạc, dễ hiểu, giàu giá trị gợi cảm, Chân và tay là 2 bộ phận của 1 cơ thể gắn bó máu thịt với nhau , tình anh em ruột thịt keo sơn, gắn bó không gì chia cắt nổi . bài ca nhắc nhở anh em phải đoàn kết, đùm bọc, nương tựa và xẻ chia:
" Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần"
để đem lại hạnh phúc cho cha mẹ , đó cũng là một cách làm tròn chữ hiếu.
*Ghi nhớ (SGK)
IV. Củng cố(3’)
?Nội dung của bài ca dao 1?
? Thể thơ được sử dụng ở các bài ca dao trên?
V. Hướng dẫn về nhà(2’)
? Nội dung của từng bài ca dao?
Soạn: Những câu hát vè tình quê hương đất nước
*Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------
Tuần 3
Ngày dạy: / /2012
Tiết 10 : Văn bản:
NHữNG CÂU HáT Về TìNH YÊU
QUÊ HƯƠNG ĐấT NƯớC
A. Mục tiêu cần đạt:
*Kiến thức:
- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương , đất nước, con người.
*Kĩ năng:
- Đoc- hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Phát hiện và so sánh những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, mô hình quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
*Thái độ:
Giáo dục ý thức cho học sinh có tình cảm với gia đình, đất nước.
B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh:
* Giáo viên: Soạn giáo án, đọc thêm những bài ca dao nói về tình yêu QH đất nước.
* Học sinh:Soạn bài trước khi đến lớp;Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
C. Tiến trình dạy học:
I. Tổ chức lớp (1’)
II. Kiểm tra bài cũ(4’)
H. Thế nào là ca dao, dân ca. Phân tích bài ca 4
TL:
1. Dân ca:
- Là những sáng tác kết hợp lời và nhạc với những làn điệu như quan họ, chèo.
2. Ca dao:
Là phần lời thơ của dân ca.
+ Bài 4: có thể là lời răn bảo của ông bà, cô bác....hoặc lời của anh, chị em ruột tự bảo ban nhau.
II. Bài mới(35’)
Mỗi vùng quê trên đất nước thân yêu đều có những bài dân ca ngợi ca vẻ đẹp của non sông đất nước, những sản vật con người VN. Hôm nay cô sẽ giới thiệu 4 bài ca dao tiêu biểu.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
? Bài ca nào phản ỏnh tỡnh yờu quờ hương đất nước? Bài nào kết hợp phản ỏnh tỡnh yờu con người?
? Hỡnh thức diễn đạt của 4 bài ca dao?
GV hướng dẫn học sinh đọc.
? Em cú nhận xột gỡ về cấu tạo của từng bài ca dao?
? Những địa danh nào được nhắc tới trong bài ca dao 1?
? Hỡnh thức đối đỏp cú tỏc dụng gỡ?
Hai dòng thơ đầu có gì đặc biệt về từ ngữ.
H. Những nét đặc biệt ấy có tác dụng và ý nghĩa gì .
- Phân tích hình ảnh cô gái trong 2 câu cuối bài ?
GV : Hình ảnh so sánh cô gái dưới ánh nắng ban mai được miêu tả như “chẽn lúa đòng đòng”là lúa mới trổ bông, hạt còn ngậm sữa, gợi sự....
- Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì?
I. Giới thiệu chung(5’)
- 4 bài ca tập trung phản ánh tình yêu quê hương đất nước, con người
- Bài 1,2 ,3 : Tình yêu quê hương đất nước
- Bài 4: kết hợp phản ánh tình yêu con người
- Chủ yếu là thơ lục bát theo lối đối đáp
II. Đọc- hiểu văn bản(30’)
1. Đọc - chú thích
2. Phân tích
a. Bài 1:
+ Phần đầu : Lời người hỏi (Phần đối)
- ở đâu năm cửa nàng ơi
Sông nào sáu khúc..................
+ Phần sau : Lời người đáp ( Phần đáp )
- Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi
Sông Lục đầu sáu khúc...........
- Các địa danh : Năm cửa ô, sông Lục Đầu, sông Thương, núi Tản Viên… Là nhưỡng nơi nổi tiếng nhiều thời, cảnh sắc đa dạng
-> Gợi truyền thống lịch sử, văn hóa dt
=>Hỏi - đáp để bày tỏ sự hiểu biết về về kiến thức địa lí, lịch sử . Thể hiện niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất, nước giàu đẹp.
b. Bài 4:
" Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng...
Đứng bên tê đòng, ngó bên ni đồng..."
- Dòng thơ đầu có cấu trúc đặc biệt với những điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng
=>Gợi sự rộng lớn mênh mông và gợi vẻ đẹp trù phú của cánh đồng:
"Thân em như chẽn lúa đũng đũng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng sớm mai"
=>Hình so sánh
Gợi sự trẻ trung, hồn nhiên và sức sống đang xuân của cô thôn nữ đi thăm đồng.
=>Tình yêu ruộng đồng và tình yêu con người.
*Ghi nhớ:( sgk / 40)
IV. Củng cố(3’)
- GV gọi HS nhắc lại nội dung chính của từng bài ca dao
V. Hướng dẫn về nhà(2’)
- - Học thuộc lòng các bài ca dao trên.
- Sưu tầm những bài ca dao, dân ca khác nói về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.
- Nắm được nội dung của từng bài ca dao
Soạn bài : " Từ láy".
*Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 3
Ngày dạy: / /2012
Tiết 11 :Tiếng Việt : Từ LáY
A. Mục tiêu cần đạt:
* Kiến thức:
- Khái niệm từ láy.; Các loại từ láy.
*Kĩ năng:
- Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản.
- Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng 1 số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm để nói giảm hoặc nhấn mạnh .
- Ra quyết định : lựa chọn cách sử dụng từ láy, từ ghép, từ Hán Việt cho phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ láy, từ ghép, từ Hán Việt
*Thái độ:
- Yêu mến tiếng mẹ đẻ.
B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh:
*Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ, tìm những đoạn thơ, đoạn văn tiêu biểu có sử dụng từ láy.
*Học sinh:Soạn kĩ bài.
C. Tiến trình dạy học:
I. Tổ chức lớp (1’)
II. Kiểm tra bài cũ(4’)
H. Có bao nhiêu từ láy trong đoạn thơ sau:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
..................................
Nhảy trên đường vàng
A. 4 từ láy B. 5 từ láy C. 6 từ láy
III. Bài mới(35’)
Từ phức được chia thành 2 loại đó là từ ghép và từ laý, ở giờ trước chúng ta đã học xong về từ ghép, vâỵ bài học hôm nay cô và cả lớp sẽ cùng tìm hiểu từ láy.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
HS đọc VD 1 - (sgk / 41) - Chú ý những từ in đậm.
H. Những từ láy: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu có đặc điểm âm thanh gì giống nhau, khác nhau?
H. Dựa vào kết quả phân tích trên, hãy phân loại các từ láy ở mục 1? Cho VD.
HS đọc ví dụ (sgk / 42 ).
H. Vì sao các từ láy im đậm không nói được là: bật bật, thăm thẳm.
GV : Thực chất đây là những từ láy toàn bộ nhưng có sự biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối là do sự hoà phối âm thanh cho nên chỉ có thể nói : bần bật, thăm thẳm.
H. Từ láy được phân loại như thế nào?
H. Nghĩa của từ láy: Ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh.
H. Các từ láy trong mỗi nhóm sau đây có đặc điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa.
a. Lí nhí, li ti, ti hí. (là những từ láy có khuôn vần i )
b. Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh.
(Đây là nhóm từ láy bộ phận, có tiếng gốc đứng sau, tiếng đứng trước lặp lại phụ âm đầu của tiếng đứng sau)
H. SS nghiã của các từ láy : mềm mại, đo đỏ, đỏ đỏ với nghĩa của các tiếng gốc: mềm, đỏ làm cơ sở cho chúng.
H : mềm mại: từ láy mang sắc thái biểu cảm. Mềm gợi cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng, uyển chuyển.
H : Đo đỏ : từ láy có nghĩa giảm nhẹ mức độ của màu đỏ
Từ láy có nghĩa như thế nào.
-
- Đọc đoạn văn: “Mẹ tôi, giọng khản đặc...nặng nề thế này”(Cuộc chia tay của những con búp bê): H:
+ Tìm các từ láy trong đoạn văn.
+ Xếp các từ láy theo 2 loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận?
H. Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy?
H. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
H. Các từ : máu mủ, mặt mũi, tóc tai. râu ria …. Là từ láy hay từ ghép.
H. Các tiếng chùa trong chùa chiền, nê trong no nê….có nghĩa là gì? Chúng là từ láy hay từ ghép.
I. Các loại từ láy(10’)
1. Vớ dụ
- Đăm đăm: giống nhau cả âm lẫn tiếng.
- Mếu máo: giống nhau ở phụ âm đầu.
- Liêu xiêu : giống nhau ở phần vần.
2. Nhận xột
Từ láy: có 2 loại:
- Láy toàn bộ: Đăm đăm, xinh xinh, đo đỏ
- Láy bộ phận:
+ Láy bộ phận phụ âm đầu: mếu máo, ngơ ngác
+ Láy bộ phận vần : liêu xiêu, lôi thôi
VD : Bật bật
Thăm thẳm => Không tạo ra sự hòa phối về âm thanh.
*Ghi nhớ 1: ( sgk / 42)
II.Nghĩa của từ láy(10’)
1. VD (SGK/ 42)
2. Nhận xột
- Ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu:
=> mô phỏng âm thanh.
- Lí nhí, li ti, ti hí: gợi tả những hình dáng âm thanh nhỏ bé.
- Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh: Biểu thị một trạng thái vận động khi nhô lên, khi hạ xuống, khi phồng, khi xẹp, khi nổi, khi chìm.
.- Mềm mại, đo đỏ: Mang sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ.
- Đỏ đỏ: sắc thái mạnh hơn.
*Ghi nhớ 2: (sgk / 42)
III.Luyện tập(15’)
Bài tập 1( sgk / 42)
- Từ láy toàn bộ: thăm thẳm, bần bật, chiêm chiếp
- Từ láy bộ phận: Nức nở, tức tưởi, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran, nhảy nhót, nặng nề.
Bài tập 2( sgk / 42)
- Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách.
Bài tập 3 ( sgk / 42)
a, Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên con.
b, Làm xong công việc nó thở phào nhẹ nhõm như trút đựơc gánh nặng.
Bài tập 5 ( sgk / 42)
- Là từ ghộp vỡ cỏc tiếng cú quan hệ với nhau về nghĩa.
- Chỳ ý: cú những trường hợp 1 tiếng trong từ ghộp đó mờ nghĩa phỏt hiện được nhờ tiếng địa phương hoặc nghĩa cổ.
Bài tập 6 ( sgk / 42)
- chiền trong chựa chiền cũng cú nghĩa là chựa, nờ trong no nờ cũng cú nghĩa là đầy , đủ………là từ ghộp.
( Nếu người bản ngữ cảm nhận là từ lỏy đụi khi cũng phải chấp nhận.)
IV. Củng cố(3’)
- Đọc thêm: Dùng dấu hỏi, dấu ngã đúng chính tả ở từ láy
V. Hướng dẫn về nhà(2’)
- Học thuộc ghi nhớ ; làm các BT còn lại
- Viết bài TLV số 1 tại nhà.
- Soạn bài: Quá trình tạo lập văn bản.
*Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 3 Ngày dạy : / /2012
Tiết 12: Tập làm văn: QUá TRìNH TạO LậP VĂN BảN
A. Mục tiêu cần đạt:
*Kiến thức:
Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và trong tập làm văn .
*Kĩ năng:
- Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết mạch lạc.
*Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để tạo lập văn bản.;Yêu thích tập làm văn.
B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh:
*Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ, đọc tài liệu tham khảo
*Học sinh:Soạn kĩ bài.
C. Tiến trình dạy học:
I. Tổ chức lớp (1’)
II. Kiểm tra bài cũ(4’)
H. Thế nào là một văn bản có tính mạch lạc ? cho ví dụ cụ thể.
H. Văn bản : lão nông và các con có tính mạch lạc không ? Vì sao.
III. Bài mới (35’)
Tạo lập văn bản là một việc khá quen thuộc của các em : viết thư, giấy xin phép nghỉ học, văn tả người, tả cảnh.... khi nào ta cần tạo lập văn bản, các bước của tiến trình tạo lập văn bản như thế nào ? Bài học hôm nay cô và cả lớp sẽ cùng đi tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
H. Bức thư bố viết cho En ri cô có phải là 1 văn bản không ?
Bức thư bố biết cho ai?
Viết nhằm mục đích gì?
H. Chủ yếu viết cái gì?
H. Viết ntn?
H. Có đạt mục đích không.
H. Khi nào hình thành nhu cầu tạo lập văn bản.
H. Vậy để tạo lập văn bản khâu đầu tiên người viết phải xác định rõ điều gì? Tại sao phải trả lời 4 câu hỏi trên? Theo em phần định hướng có quan trọng không.
H. Tại sao phải lập dàn ý như trên.
H. Có dàn ý, ý như trên đã tạo được văn bản chưa.
H. Lập dàn ý cho bức thư mà bố viết cho En ri cô theo trình tự các bước
H. Vậy từ lớp 6 khi tạp lập văn bản em đã tuân thủ theo những bước nào ? các bước trên có thể đổi chỗ hoặc lược bớt đi không.
H. Có ý kiến cho rằng có thể tiến hành 2 bước 3 và 4 song song, ý kiến của em?
H. HS đọc yêu cầu trong sgk.
Theo em, bạn ấy làm như thế đã phù hợp chưa ? cần phải điều chỉnh lại như thế nào ?
I. Các bước tạo lập văn bản(15’)
1. Ví dụ:
* Bức thư của bố gửi En ri cô trong bài : Mẹ tôi
- Đối tượng tiếp nhận: viết cho En ri cô.
- Mục đích viết thư: giúp cho cậu bé nhận ra sai lầm và sửa chữa những sai lầm đó.
- Nội dung viết thư: viết về những đức hi sinh cao cả, thầm lặng của mẹ để cậu bé tự suy nghĩ .
- Cách thức viết: tế nhị , kín đáo, khéo léo. Kể về kỉ niệm giữa mẹ và con, đưa ra giả thiết khi mẹ không còn nữa và yêu cầu con sửa lỗi.
- Mục đích: thuyết phục sâu sắc, xúc động.
=> Nhu cầu tạo lập văn bản: khi cần bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, nguyện vọng hoặc trao đổi về 1 vđề gì đó thì người ta có nhu cầu tạo lậpv bản.
2. Các bước tạo lập văn bản:
Gồm có 4 bước:
- Bước 1: định hướng văn bản:
Phải các định rõ ràng đối tượng, mục đích, nộ dung và cách thức trình bày bằng cách trả lời các câu hỏi: viết cho ai ? Viết cái gì ? Viết để làm gì, viết về cái gì ? viết như thế nào?
- Bước 2: tìm ý và lập dàn ý:
+ Tìm ý bằng cách đặt ra câu hỏi để trả lời.
+ Sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục rõ ràng, rành mạch gồm 3 phần: MB. TB, KB.
- Bước 3: viết thành bài văn hoàn chỉnh dựa trên dàn ý vừa lập.
- Bước 4: đọc và kiểm tra bài theo yêu cầu.
+ Bố cục rõ ràng.
+ Viết đúng chính tả.
+ Viết đúng ngữ pháp.
+ Lời văn trong sáng.
+ Trình bày sạch sẽ.
3. Ghi nhớ: ( sgk / 46)
III. Luyện tập(10)
Bài tập 2( sgk / 46)
a/ Bạn A mới chỉ nêu thành tích học tập của mình mà chưa chú ý tới việc rút ra kinh nghiệm từ thực tế để giúp các bạn học tập tốt hơn.
=> Bạn A xỏc định chưa đỳng.
b/ Bạn xác định không đúng đối tượng giao tiếp. Báo cáo này được trình bày với hs chứ không phải với thầy cô giáo.
=> Xưng tôi.
IV. Củng cố(3’)
- - Lập sơ đồ 4 bước của : quá trình tạo lập văn bản.
- Nêu tác dụng và mối quan hệ của từng bước.
V. Hướng dẫn về nhà(12’)
- - Học thuộc ghi nhớ ( sgk / 46).
- Làm lại các bài tập.
- Hướng dẫn viết bài TLV số 1 – Văn tự sự và văn miêu tả.
Đề bài
7A: Hãy kể về một lần em làm được việc tốt
7B : Em hãy kể lại một lần phạm lỗi của mình khiến cho cha mẹ buồn lòng.
7C: Hãy kể về một chuyện cảm động mà em được chứng kiến
* Yêu cầu:
- Thể loại: tự sự.
- Nội dung:
7A: Một việc tốt mà mình đã làm được ( Giúp đỡ người già, em nhỏ; dành được nhiều điểm tốt; giúp một bạn nhận ra được lỗi lầm của mình...)
7B: Một lần mình phạm lỗi ( Không nghe lời cha mẹ; hỗn láo với mẹ, hỗn láo với thầy cô hoặc người lớn...)
7C: Một sực việc cảm động mà mình trực tiếp chứng kiến ( Một bạn nhỏ tật nguyền những dành được danh hiệu học sinh xuất sắc; một chú chó cứu chủ.....)
- Hình thức : Đủ 3 phần ; diễn đạt lưu loát, trình bày khoa học, sạch sẽ
* Biểu điểm:
- Bố cục đủ 3 phần: 1 điểm.
- Kể có trình tự, cảm xúc: 6 điểm.
- Miêu tả có hình ảnh : 2 điểm.
- Bài viết mạch lạc: 1 điểm.
*Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ban giám hiệu
Tổ chuyên môn
File đính kèm:
- Tuan 3.doc