A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
*Kiến thức:
- Đặc điểm của đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm
* Kĩ năng:
- Nhận diện đề văn biểu cảm
- Biết tiến hành các bước để có một bài văn biểu cảm
*Thái độ:Có ý thức ham học hỏi và tìm hiểu văn biểu cảm.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH:
*GV:: Soạn giáo án, bảng phụ
*HS:Soạn bài
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 học kỳ I - Tuần 7 - Trường THCS Ứng Hòe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Ngày dạy: / /2012
Tiết 25: TLV: Đề VĂN BIểU CảM Và CáCH LàM BàI VĂN BIểU CảM
A. mục tiêu cần đạt
*Kiến thức:
- Đặc điểm của đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm
* Kĩ năng:
- Nhận diện đề văn biểu cảm
- Biết tiến hành các bước để có một bài văn biểu cảm
*Thái độ:Có ý thức ham học hỏi và tìm hiểu văn biểu cảm.
B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh:
*GV:: Soạn giáo án, bảng phụ
*HS:Soạn bài
C. tiến trình dạy học:
I. Tổ chức lớp (1’)
II. Kiểm tra bài cũ(4’)
H. Nêu một số hiểu biết của em về văn biểu cảm. Kể tên một số văn bản biểu cảm mà em biết.
III. Bài mới(35’)
Muốn làm được văn biểu cảm chúng ta phải làm những gì ? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
- Đọc các đề văn SGK. Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm chuẩn bị tìm hiểu đề văn.
Phát hiện:
- Dấu hiệu biểu cảm.
- Đối tượng biểu cảm.
- T/c cần b/h.
- Cách biểu cảm.
Giáo viên khái quát:
Như vậy chúng ta nhận thấy có 2 dạng đề biểu cảm:
- Dạng đề lộ: Là những đề có sẵn từ ngữ yêu cầu biểu cảm như: cảm nghĩ, tình cảm, thái độ biểu cảm, suy nghĩ, nhận xét.
- Dạng đề ẩn: Là những đề trong đó không có sẵn những từ nêu rõ yêu cầu thể loại, phương thức biểu đạt nhưng có những từ bộc lộ cảm xúc: yêu, mến, vui, buồn, thương, nhớ.
Những đề ẩn như trên nếu chỉ bỏ đi từ ngữ nêu cảm xúc sẽ có thể trở thành đề văn miêu tả hoặc đề văn tự sự.
VD: Loài cây em yêu. (Biểu cảm).
Loài cây nhà em. (Miêu tả).
Vui buồn tuổi thơ. (Biểu cảm).
Tuổi thơ tôi (Tự sự).
=> Qua đó , em thấy việc tìm hiểu đề văn có ý nghĩa n/t/n?
? Nêu các bước khi tiến hành tạo lập văn bản.
(Gồm 5 bước).
? Xác định phương thức biểu đạt mà đề yêu cầu. Đối tượng biểu cảm?
? Xác định từ ngữ trọng tâm của đề.
? Lần lượt trả lời các câu hỏi.
? Hình dung và hiểu thế nào về nụ cười của mẹ.
? Em nhận thấy nét đẹp chung về hình ảnh người mẹ là gì?
? Đọng lại sâu đậm nhất trong em là ấn tượng gì về mẹ”.
? Hãy nêu các sắc thái nụ cười của mẹ.
+ Trước những tiến bộ của em, mẹ nở nụ cười n/t/n?
? Trước những nỗi buồn của em, mẹ có cười không. Đó là nụ cười mang sắc thái gì?
? Có phải lúc nào mẹ cũng cười vui.
? Lúc nào thì vắng nụ cười của mẹ? Khi đó em có cảm giác n/t/n?
? Làm sao để luôn được thấy nụ cười của mẹ.
? Em dành cho mẹ tình cảm ntn?
? Hãy sắp xếp các ý trên thành dàn bài.
? Giáo viên trình bày một vài đọan mẫu:
+ Chia nhóm để học sinh tiến hành viết đoạn theo nhóm.
+ Các nhóm cử đại diện lên trình bày đoạn văn của nhóm mình.
(Nhận xét, sửa)
? Nhắc lại ghi nhớ toàn bài.
HS đọc bài văn.
H. Bài văn biểu đạt tình cảm gì ?
H. Hãy đặt cho bài văn 1 nhan đề và 1 đề văn thích hợp?
H. Hãy nêu lên dàn ý của bài văn ?
H. Chỉ ra phương thức biểu cảm?
I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm(20’)
1. Đề văn biểu cảm
a, Ví dụ:
Cho các đề văn:
a1, Cảm nghĩ về dòng sông quê hương.
a2, Cảm nghĩ về đêm trung thu.
a3, Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
a4, Vui buồn tuổi thơ.
a5, Loài cây em yêu.
b, Nhận xét:
- Dấu hiệu biểu cảm: Qua các từ ngữ: “Cảm nghĩ, yêu, vui, buồn”.
- đối tượng biểu cảm: Dòng sông quê hương.
- T/c cần biểu hiện: Yêu mến, tự hào.
- Dạng đề: Lộ, ẩn.
- Tìm hiểu đề văn giúp hiểu rõ yêu cầu, phương thức biểu đạt của đề để không bị lạc đề.,
- Tìm hiểu đề văn giúp xác định được những từ ngữ nêu yêu cầu trọng tâm của đề.
*Ghi nhớ:SGK
2. Cách làm bài văn biểu cảm:
a, Đề văn:
Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
b, Nhận xét:
Các bước tiến hành:
Bước 1: Tìm hiểu đề.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
- Đối tượng biểu cảm: Nụ cười của mẹ.
Bước 2: Tìm ý:
- Mẹ là người đảm đang, giàu đức hy sinh.
- ấn tượng sâu đậm nhất trong em là nụ cười của mẹ.
- Đó là nụ cười yêu thương, khích lệ đối với những tiến bộ của con.
(Những tiến bộ của em đều được mẹ dõi theo: Em tưởng tượng nụ cười của mẹ khi em mới lọt lòng; khi em chập chững những bước đầu tiên; khi em bi bô cất lên tiếng đầu tiên gọi mẹ. Em nhớ nụ cười của mẹ khi đưa em vào lớp 1; khi em về khoe mẹ điểm 10 chính tả đầu tiên đỏ tươi trên trang vở. Em nhớ nụ cười của mẹ khi em thưa với mẹ về kết quả học tập cuối năm.)
- Khi em buồn, mẹ cười an ủi, động viên, khích lệ.
- Khi em chưa ngoan, khi gia đình có việc phải lo, khi mẹ ốm -> Vắng nụ cười của mẹ -> Em thấy lòng mình trống trải, ân hận, …
- Bản thân em cố gắng là niềm vui, niềm tự hào của mẹ.
- Em luôn yêu thương và kính trọng mẹ.
Bước 3; Lập dàn ý.
a, Mở bài:Nêu cảm xúc về nụ cười của mẹ.
b, Thân bài:Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ:
- Nụ cười vui, yêu thương.
- Nụ cười khuyến khích.
- Nụ cười an ủi.
- Khi vắng nụ cười của mẹ.
- Làm sao để luôn được thấy nụ cười của mẹ.
c, Kết bài:T/c dành cho mẹ.
Bước 4: Viết bài.
Bước 5: Sửa bài viết
* Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập (15’)
a, Bài văn biểu đạt tình cảm tự hào và yêu tha thiết quê hương.
- Nhan đề: quê hương An Giang
- Đề văn: cảm nghĩ về quê hương
b, Dàn bài:
* MB: GT tình yêu quê hương An Giang
* TB: Biểu hiện tình yêu mến quê hương
- Tình yêu quê từ thủa bé
- Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước
* KB: Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải, trưởng thành.
c, Phương thức biểu cảm : Vừa biểu cảm trực tiếp , vừa biểu cảm gián tiếp
IV. Củng cố(3’)
- Nắm chắc các bước làm văn biểu cảm.
- Tập viết đoạn văn, bài văn biểu cảm.
V. Hướng dẫn về nhà(2’)
- Học thuộc ghi nhớ ( sgk / 88 )
- Lập dàn ý cho đề bài sau : cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương.
- Soạn bài: bánh trôi nước.
*Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 7
Ngày dạy: / /2012
Tiết 26 : Văn bản: BáNH TRÔI NƯớC
(Hồ Xuân Hương)
A. Mục tiêu cần đạt:
*Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ : bánh trôi nước.
- Tính chất đa nghĩa của ngôn từ và hình tượng trong bài thơ.
* Kĩ năng:
-Nhận biết thể loại của văn bản.
- Đọc – hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật.
III. Về thái độ:
- Yêu thích thể thơ Nôm Đường luật.
B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh:
*GV:: soạn giáo án, sách giáo viên, tài liệu liên quan đến Hồ Xuân Hương, tuyển tập thơ Hồ Xuân Hương.
*HS:Soạn bài, chuẩn bị một số tác phẩm của Hồ Xuân Hương
C. Tiến TRìNH dạy học:
I. Tổ chức lớp (1’)
II. Kiểm tra bài cũ(4’)
Đọc thuộc bài thơ ‘Thiên Trường vãn vọng” và cho biết nội dung chính của bài thơ?III. Bài mới(35’)
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
H. Dựa vào chú thích hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.
H. Em hãy nêu thể loại, phương thức diễn đạt, bố cục, kết cấu của bài thơ.
H. Bài thơ ‘ Bánh trôi nước” là một bài thơ ngắn gọn, hàm súc mà đa nghĩa. Em hiểu thế nào là tính đa nghĩa.
TL: Đa nghĩa là nhiều nghĩa.
- Tả chiếc bánh trôi( tả thực)
- Nói lên số phận của người phụ nữ trong XHPK bất lực bị lệ thuộc vào người khác.
- Bài thơ là tiếng lòng của tác giả.
- Tác giả tố cáo XHPK trọng nam khinh nữ.
H. Bài ‘ Bánh trôi nước” của HXH là bài thơ đa nghĩa , hãy chỉ rõ các nét nghĩa được sử dụng trong bài thơ.
H. Hình ảnh chiếc bánh trôi được miêu tả qua các chi tiết, hình ảnh nào. Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả. Qua các biện pháp nghệ thuật đó hình ảnh chiếc bánh trôi hiện lên như thế nào.
H. Theo em miêu tả chiếc bánh trôi có phải là nội dung chủ yếu của bài không hay còn phản ánh điều gì.
H. Hình ảnh vừa trắng, vừa tròn giúp em hình dung ra người phụ nữ trong bài thơ như thế nào.
H. Thân phận của người phụ nữ được nhà thơ diễn tả qua hình ảnh nào. Em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ ấy.
H. Qua đó em hiểu gì về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
H. Em hiểu câu thơ cuối khẳng định điều gì ? em hiểu tấm lòng son ở đây là gì.
H. Tại sao nói ‘ bài thơ là tiếng lòng của nhà thơ”
H. Bài thơ có 3 nghĩa, ngoài lớp nghĩa đó ra tác giả còn muốn nói điều gì nữa.
H. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ và chỉ ra nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
2, Nét đặc sắc và nghệ thuật của bài:
A. Từ ngữ gợi tả.
B. Nhân hóa.
C. ẩn dụ tượng trưng.
D. Cả A, B, C. (X)
3, Nghĩa nào quyết định giá trị của bài thơ:
A. Miêu tả chiếc bánh trôi khi đang được luộc chín.
B. Ca ngợi, trân trọng, tự hào với vẻ đẹp trong trắng, phẩm chất của người phụ nữ.
C. Thương cảm thân phận chìm nổi vô định của người phụ nữ.
D. Đáp án B , C. (X)
I. Giới thiệu chung(7’)
1. Tác giả:
- Hồ Xuân Hương – người con gái tái sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời có nhiều éo le, trắc trở.
- Bà là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc và được mệnh danh là ‘bà chúa thơ Nôm’
2. Tác phẩm:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
- Viết bằng chữ Nôm.
- Thể loại: thơ trung đại.
- Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm.
- Kết cấu: khai, thừa, chuyển , hợp.
II. Đọc- hiểu văn bản(23’)
1. Đọc – chú thích:
Chú thích:
bánh trôi nước: làm từ bột nếp được nhào nặn và viên tròn
2. Bố cục: 2 phần
3. Phân tích:
a. Hình ảnh chiếc bánh trôi ( tả thực)
- Vừa trắng, vừa tròn, bảy nổi, ba chìm
Tả thực, nhân hóa dùng thành ngữ, nhiều tính gợi tả.
=> Chiếc bánh trôi xinh xắn, nhỏ nhắn, thơm ngon, hấp dẫn là món ăn quen thuộc của người Việt Nam.
=> Chiếc bánh trôi không phải là nội dung chủ yếu của bài thơ mà còn là vẻ đẹp phẩm chất thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
b. Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
- Bài thơ mở đầu bằng cụm từ ‘ thân em” một mô típ quen thuộc trong ca dao than thân là lời than thở của người con gái.
- Vẻ đẹp dễ thương, thân hình đầy đặn, làn da trắng trẻo.
- ẩn dụ liệt kê vận dụng thành ngữ một cách điêu luyện ‘ bậc thầy”.
+ vừa trắng, vừa tròn
+ bảy nối ba chìm
+ răn nát mặc dầu tay kẻ nặn
+ mà em vẫn giữ tấm lòng son.
=> Người phụ nữ xinh đẹp, trẻ trung, trong trắng, trung thủy nhưng phải chịu nhiều bất hạnh, sống lệ thuộc vào người khác.
=> Người phụ nữ kiên quyết giữ trọn phẩm giá, tâm hồn cao đẹp của mình, tấm lòng son sắt thủy chung.
Nhà thơ cũng có số phận hẩm hiu 2 lần làm lẽ.
c. Nỗi lòng của nhà thơ:
Buồn chán, thất vọng vì số phận hẩm hiu của mình
- Ngơi ca về vẻ đẹp của người PN
d. Bài thơ tố cáo chế độ phong kiến:
xã hội bất công : trọng nam khinh nữ, đẩy đưa người phụ nữ vào con đường bế tắc.
*Ghi nhớ
4. Tổng kết:
- Nghệ thuật: thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ bình dị,phép ẩn dụ, vận dụng thành ngữ, nghệ thuật đối.
- Nội dung : ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ. Thể hiện niềm cảm thông sâu sắc cho số phận người phụ nữ xưa.
III. Luyện tập(5’)
* Bài tập dành cho HSY, HSTB:
Đánh dấu (x) vào 1 đáp án mà em cho là đúng:
1, Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ:
A. Vẻ đẹp hình thể.
B. Vẻ đẹp tâm hồn.
C. Vẻ đẹp đài các.
D. Vẻ đẹp và số phận long đong.(X)
IV. Củng cố(3’)
Đọc diễn cảm bài thơ.
V. Hướng dẫn về nhà(2’)
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Học thuộc ghi nhớ ( sgk / 95).
- Soạn bài ‘ Qua đèo Ngang”.
*Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 7
Ngày dạy: / /2012 Tiết 27 : Tiếng Việt: QUAN Hệ Từ
A. Mục tiêu cần đạt:
*Kiến thức:
- Khái niệm quan hệ từ.
- Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và trong việc tạp lập văn bản.
* Kĩ năng:
- Nhận biết quan hệ từ trong câu.
- Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.
- Ra quyết định : lựa chọn cách sử dụng đại từ, quan hệ từ phù hợp với tình huống gtiếp
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng đại từ, quan hệ từ tiếng Việt
III. Về thái độ:
- Sử dụng quan hệ từ đúng lúc, đúng văn cảnh.
B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh:
*GV:: Soạn giáo án, bảng phụ, tìm những đoạn thơ, đoạn văn tiêu có sử dụngQHT
*HS:Soạn bài
C. Tiến trình dạy học:
I. Tổ chức lớp (1’)
II. Kiểm tra bài cũ(4’)
Đại từ là gì? Có mấy loại đại từ? Cho VD?
III. Bài mới(35’)
Trong quá trình giao tiếp và tạo lập văn bản chúng ta phải sử dụng các quan hệ từ , vậy quan hệ từ là gì? Bài học hôm nay cô sẽ giúp các em hiểu rõ.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
GV đưa ví dụ ( sgk / 96) lên bảng phụ và yêu cầu HS xác định các quan hệ từ, tác dụng và nêu ý nghĩa ngữ pháp của chúng.
H Từ việc phân tích ví dụ hãy chọn nhận xét đúng nhất về quan hệ từ.
H. Phân biệt quan hệ từ với các từ loại đã học ( DT, ĐT, TT, đại từ) và cho biết quan hệ từ có ý nghĩa phong phú như thế nào.
GV đưa ví dụ lên bảng phụ.
Trong các quan hệ từ trên trường hợp nào bắt buộc sử dụng quan hệ từ? Trường hợp nào không bắt buộc sử dụng quan hệ từ ? hãy giải thích vì sao.
( bắt buộc ghi dấu +. Không bắt buộc ghi dấu _ ).
H. Vậy em rút ra nhận xét gì.
* Bài tập nhanh:
Có mấy cách hiểu câu sau.
‘ Đây là thư Thành”.
H. Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ cho trước.
Đặt câu với các quan hệ từ vừa tìm được.
H. Từ việc phân tích ví dụ hãy rút ra nhận xét cần thiết.
* Bài tập nhanh: trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai:
a. Thành tặng quà cho tôi nhân ngày sinh nhật. ( đúng )
b. Nó tôi cùng đến câu lạc bộ. ( sai )
H. HS liệt kê các quan hệ từ trong văn bản ‘ cổng trường mở ra”.
H. HS làm theo cách sử dụng dấu đúng(+), sai ( - ).
H. Đề tài tự chọn : kể, tả, biểu cảm. khoảng từ 5-7 câu.
H. Phân biệt nghĩa của 2 câu.
I. Thế nào là quan hệ từ(10’)
1. Ví dụ:
Ví dụ
ý nghĩa
TDNP
a. đồ chơi của chúng tôi.
Quan hệ sở hữu
-Nối giữa các thành phần của câu.
b.Người đẹp như hoa.
Quan hệ so sánh.
-Nối giữa các thành phần của cụm từ ( chính- phụ)
c.bởi tôi nên tôi.
Quan hệ nhân quả.
Liên kết các vế câu
d.nhưng mẹ chỉ dỗ 1 lát là con đã ngủ ngay.
Quan hệ đối lập
Liên kết nối các câu trong đoạn văn.
2. Nhận xét:
- Quan hệ từ là từ chỉ các quan hệ giữa các thành phần trong câu, giữa câu với câu trong đoạn.
- Quan hệ từ có chung tác dụng ngữ pháp nối, liên kết song ý nghĩa rất phong phú : quan hệ so sánh, quan hệ nhân quả, quan hệ sở hữu, quan hệ đối lập.
*Ghi nhớ ( sgk / 97)
II. Sử dụng quan hệ từ(10’)
1. Ví dụ - nhận xét
Ví dụ(-)
Ví dụ(+)
a. khuôn mặt của cô gái.
b.lòng tin của nhân dân.
c. cái tủ bằng gỗ.
d.nó....bằngxe đạp.
e. giỏi về toán.
f. viết 1 bài văn về phong cảnh Hồ Tây.
i. làm việc ở nhà.
h. quyển sách đặt ở bàn.
=>Không bắt buộc vì nếu dùng hoặc bỏ không làm ảnh hưởng đến nội dung thông báo.
=>Bắt buộc phải dùng quan hệ từ không sẽ gây ra việc hiểu sai hoặc hiểu không rõ nghĩa.
2. Ví dụ 2- nhận xét
Cặp quan hệ từ
Ví dụ
a.nếu...thì( đk-kq)
-Nếu trời mưa to thì đường trơn lắm.
b.vì...cho nên(nhân-quả)
-Vì học giỏi nên Thành được thày cô khen.
c.tuy....nhưng(đối lập)
-Tuy nhà xa nhưng Thành luôn đi học đúng giờ.
d.sởdĩ....là vì(nhân-quả)
-Sở dĩ Thành học giỏi là do Thành chăm chỉ.
*Chi nhớ (SGK)
III. Luyện tập(15’)
Bài tập 1 ( sgk / 98)
Của, con, với, như, và, nhưng cho...
Bài tập 2 (sgk / 98)
Với, nếu.....thì, như......
Bài tập 3 ( sgk / 98)
a , c, e, h, (-)
b, d, g, i, k, l (+)
Bài tập 4 ( sgk / 99)
HS tự làm.
Bài tập 5 ( sgk / 99)
a.Nó gầy nhưng khỏe => ý khen.
b.Nó khỏe nhưng gầy => ý chê.
IV. Củng cố(3’)
Nêu ý nghĩa, tác dụng của hệ thống quan hệ từ tiếng việt.
V. Hướng dẫn về nhà(2’)
- Học thuộc ghi nhớ ( sgk / 97,98)
- Sưu tầm một đoạn văn biểu cảm.
- Soạn bài ‘ Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm”.
*Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 67
Ngày dạy: / /2012
Tiết 28 : TLV: LUYệN TậP CáCH LàM BàI VĂN BIểU CảM
A. Mục tiêu cần đạt:
*Kiến thức:
Đặc điểm thể loại biểu cảm.
- Các thao tác làm văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc.
* Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm.
III. Về thái độ:
- Yêu thích văn biểu cảm.
B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh:
*GV:: soạn giáo án, sách giáo viên, bảng phụ, hệ thống bài tập bổ sung.
*HS:soạn bài, chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.
C. Tiến trình dạy học:
I. Tổ chức lớp (1’)
II. Kiểm tra bài cũ(4’)
?Đề văn biểu cảm có đặc điểm gì? Trình bày các bước làm bài văn biểu cảm?
III. Bài mới(35’)
Hôm trước cô đã giới thiệu với các em các bước làm bài văn biểu cảm. Vậy hôm nay cô cùng cả lớp sẽ đi thực hành làm văn bản biểu cảm.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
HS đọc đề bài.
? Đề yêu cầu viết về điều gì?
?Tình cảm cần biểu hiện là tình cảm gì.
? Em yêu cây gì? Vì sao em yêu cây đó hơn các cây khác.
?MB cần phải làm gì.
?TB cần phải làm gì.
? Em hãy hình dung xem cây phượng có đặc điểm gì.
? Cây phượng có tác dụng gì đối với đời sống con người.
? Đối với bản thân em, cây phượng có tác dụng gì.
? KB cần phải làm gì.
- Em có những tình cảm gì đối với cây phượng?
? Đọc tham khảo về cây đa.
H. HS viết bài văn dựa vào dàn ý vừa lập
Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình hoa e lệ ẩn mình trong lớp đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm.
Mỗi lần hoa phượng nở lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn. Vui vì sắp được nghỉ hè, còn buồn vì phải xa ngôi trường, xa bạn bè thân yêu.
I. Chuẩn bị ở nhà(10’)
* Đề bài: loài cây em yêu
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Đối tượng biểu cảm : loài cây
- Định hướng tình cảm : em yêu
- Em yêu cây phượng vĩ.
Vì nó gắn bó với tuổi học trò.
2. Lập dàn ý:
a, MB:
- Giới thiệu chung về cây phượng.
- Lí do yêu thích: cây phượng gắn bó với tuổi học trò.
b,TB:
- Tả đặc điểm của cây phượng qua 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. ->Tả những đặc điểm gợi cảm.
- Tác dụng của cây phượng đối với đời sống con người: Tạo bóng mát, cung cấp ôxi, hút cácboníc làm sạch không khí.
- Tác dụng của cây phượng đối với em: là người bạn chia sẻ với em mọi nỗi buồn vui của tuổi học trò. Màu hoa đỏ rực rỡ gợi nhớ mùa hè, gợi những sự chia tay.
c, KB:
- Tình cảm của em đối với cây phượng. Nhớ phượng, nhớ lũ bạn cùng lớp khi nghỉ hè.
II. Thực hành trên lớp(25’)
Viết bài văn:
- Trường tôi có trồng rất nhiều các loài cây, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng mát. Nhưng cây tôi thích là cây phượng mọc sừng sững giữa sân trường. Tôi không biết bác được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trường, bác đã già, già lắm.
Nhìn từ xa, cây phượng như một người khổng lồ với mái tóc màu xanh. Vỏ cây xù xì nổi lên những u cục. Nhưng có ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó, dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy đi nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi, nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, ngon lành như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình.
IV. Củng cố(3’)
Đọc bài tham khảo ‘ cây sấu Hà Nội” và ‘ sấu Hà Nội” rút ra dàn ý, học tập những cách biểu cảm của tác giả.
V. Hướng dẫn về nhà(2’)
- Tìm chép vào sổ tay văn học 3 đoạn thơ, văn biểu cảm về cây, hoa.
- Soạn bài ‘ Qua đèo Ngang”.
*Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ban giám hiệu
Tổ chuyên môn
File đính kèm:
- Tuan 7.doc