Giáo án Ngữ văn 7 học kỳ I - Tuần 9 - Trường THCS Ứng Hòe

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

* Kiến thức:

- Một số lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ và cách sửa lỗi.

* Kĩ năng:

- Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh.

- Phát hiện và chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ.

Ra quyết định : lựa chọn cách sử dụng đại từ, quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng đại từ, quan hệ từ tiếng Việt

* Thái độ:

Yêu quý tiếng việt và sử dụng quan hệ từ đúng mục đích

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 học kỳ I - Tuần 9 - Trường THCS Ứng Hòe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Ngày dạy: / /2012 Tiết 33: TV: CHữA LỗI Về QUAN Hệ Từ A. mục tiêu cần đạt * Kiến thức: - Một số lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ và cách sửa lỗi. * Kĩ năng: - Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh. - Phát hiện và chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ. Ra quyết định : lựa chọn cách sử dụng đại từ, quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng đại từ, quan hệ từ tiếng Việt * Thái độ: Yêu quý tiếng việt và sử dụng quan hệ từ đúng mục đích. B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh: *Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ *Học sinh: Soạn bài, tìm lỗi quan hệ từ trong bài tập làm văn. C. tiến trình dạy học: I.Tổ chức lớp (1’) II. Kiểm tra bài cũ(4’) H. Thế nào là quan hệ từ ? Khi sử dụng quan hệ từ ta cần chú ý điều gì. BTTN : trong những dòng sau đây dòng nào sử dụng quan hệ từ: vừa trắng vừa tròn.(X) Bảy nổi ba chìm. Tay kẻ nặn. Giữ tấm lòng son. III. Bài mới(35’) Trong quá trình sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp cũng như trong văn bản viết đôi khi không cẩn thận chúng ta sẽ mắc phải một số lỗi , đó là những lỗi nào ? tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu. H/đ của GV và HS Kiến thức cần đạt GV hướng dẫn HS kẻ sơ đồ. GV đưa ví dụ (sgk/106)lên bảng phụ. H. Lỗi sai trong 2 ví dụ 1 (a,b) là gì ? em hãy đề xuất cách sửa lại. H. HS đọc ví dụ 2. các từ ‘và”, ‘để” trong 2 ví dụ sau có diễn đạt đúng QH ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không? Nên thay ‘và”, ‘để” bằng QHT gì ? vì sao? H. Vì sao các câu thiếu chủ ngữ . Hãy sửa lại cho đúng. H. Các câu dưới đây sai ở đâu ? hãy sửa lại cho đúng. H. Hậu quả của việc sử dụng QHT không đúng là gì ? có mấy loại lỗi cần tránh khi sử dụng QHT ? cách sửa chung. * Bài tập nhanh: Hãy sửa lại các câu sau cho đúng HS đọc 2 câu văn. H. Hai câu văn trên đã rõ nghĩa chưa? Vì sao? (chưa rõ – vì dùng thiếu quan hệ từ ) H. Thêm quan hệ từ thích hợp (có thể thêm hoặc bớt 1 vài từ khác) để hoàn chỉnh các câu trên. HS đọc 3 câu văn. Chú ý các quan hệ từ in đậm. H. Thay các quan hệ từ dùng sai trong các câu trên bằng những quan hệ từ thích hợp. HS đọc 3 câu văn. H. Em có nhận xét gì về 3 câu văn trên? (dùng thừa quan hệ từ) Chữa lại các câu văn sao cho hoàn chỉnh? I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ(17’) 1. Ví dụ : 2. Nhận xét: Ví dụ Sửa lại Lỗi(ng.nhân) 1/a. Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác. Thêm QHT thích hợp (mà) 1. thiếu QHT câu văn không rõ nghĩa. b. Câu TN này...với XH xưa còn đối với ...đúng. Sửa lại : (với...với XH...) 2/a. Nhà em ở xa trường và ....giờ. b. Chim sâu...để nó...mùa màng. Thay (và)=(nhưng) để tạo tương phản, đối lập. Thay (để)=(vì)quan hệ nhân quả 2. dùng QHT không thích hợp về nghĩa làm câu văn khó hiểu, rối ý. 3/Qua câu ca dao....cho ta thấy...to lớn. Bỏ QHT (qua) 3. nhầm trạng ngữ là CN, thiếu CN, thừa QHT gây rối ý. 4/... không những giỏi môn Toán. không những giỏi về môn Văn. Thành không những....mà còn.... 4. dùng QHT mà không có tác dụng liên kết. => Lỗi về QHT rất đa dạng trong đó cần lưu ý 4 lỗi thường mắc làm cho câu văn rối ý, sai ý, không rõ ý. Cần biết cách sửa và nắm vững tác dụng của các quan hệ từ và rèn kĩ năng cho đúng, hay. a. Nếu chúng ta không biết cách học nên chúng ta không tiến bộ. => Dùng QHT mà không có tác dụng liên kết. Sửa lại : thay nên = thì ( tạo quan hệ điều kiện – kết quả ) , hoặc thay nếu = vì ( tạo quan hệ nhân quả ) b. Bạn Thành không những học giỏi các môn tự nhiên tuy nhiên bạn ấy còn hát rất hay. => Dùng QHT không thích hợp về nghĩa. Sửa lại : thay tuy nhiên ( quan hệ đối lập ) = mà còn ( quan hệ tăng tiến ). *Ghi nhớ ( sgk / 107 ) II. Luyện tập (18’) Bài 1 (sgk/ 107 ): - Nó chăm chú nghe kể chuyện đầu đến cuối. ->Nó... nghe kể chuyện từ đầu... - Con xin báo một tin vui cha mẹ mừng. -> Con xin báo... để cha mẹ mừng. Bài 2 (sgk/ 107 ): - Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm với (như) cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức... - Tuy (Dù) nước sơn có đẹp đến mấy mà chất... - Không nên chỉ đánh giá con người bằng (về) hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng (về) những hành động, cử chỉ... Bài 3 (sgk/ 108 ): - Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa. - Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người... - Bài thơ này đã nói lên tình cảm của BH... Bài 4 ( sgk/108) a,b,d, h (+) c ( - ) bỏ ‘cho” , e ( - ) đổi lại : của bản thân mình. g( - ) bỏ ‘của”, i ( - ) IV. Củng cố(3’) Cỏc lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ ? cỏch sửa ?. V. Hướng dẫn về nhà(2’) * Bài tập thêm : 1 / Trong những câu sau câu nào không sử dụng quan hệ từ: a. Mặc dù nhà xa nhưng Thành vẫn luôn đi học đúng giờ. b. Vì trời mưa nên đường lầy lội. c. Tôi và Thành là hai người bạn rất thân. d. Hôm nay Thành hẹn đưa tôi đi chơi. ( X) 2 / Câu văn sau mắc lỗi gì về quan hệ từ: Qua bài thơ : ‘ bạn đến chơi nhà” cho ta hiểu về tình bạn sâu sắc mà giản dị”. Thừa quan hệ từ. - Học thuộc ghi nhớ ( sgk/107) - Làm lại cỏc bài tập. - Soạn bài : Xa ngắm thỏc nỳi Lư *Rút kinh nghiệm .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 9 Ngày dạy: / /2012 Tiết 34 : Văn bản: Hướng dẫn đọc thêm: XA NGắM THáC NúI LƯ (Lí Bạch) A. Mục tiêu cần đạt: *Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Lý Bạch. - Vẻ đẹp độc đáo, hào hùng, tráng lệ của thác núi Lư qua đó cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lý Bạch. Qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ. - Đặc điểm nghệ thuật độc đáo của bài thơ. *Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt . - Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích lũy vốn từ Hán Việt. *Thái độ: - Giáo dục cho HS tình yêu quê hương, đất nước. - Yêu thích , khâm phục tài năng của ‘thi tiên” Lý Bạch. B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh: * Giáo viên: soạn giáo án, sách giáo viên, tìm hiểu thêm về tác giả , sưu tầm các bài thơ khác của Lý Bạch. * Học sinh: soạn bài, chuẩn bị theo hướng dẫn của GV. C. Tiến TRìNH dạy học: I.Tổ chức lớp (1’) II. Kiểm tra bài cũ(4’) H. Đọc thuộc bài thơ ‘ Bạn đến chơi nhà ” , cho biết hàm nghĩa của cụm từ : ‘ ta với ta”. III. Bài mới(35’) Thơ Đường là một thành tựu huy hoàng của thơ cổ Trung Hoa do hơn 2000 nhà thơ sống trong triều đại nhà Đường viết nên. ‘ Xa ngắm thác núi Lư” là một trong những bài thơ nổi tiếng của ‘thi tiên” Lý Bạch. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Dựa vào chú thích*, em hãy nêu 1 vài nét về tác giả bài thơ Xa ngắm thác núi Lư? H. Vì sao người ta lại gọi ông là “Tiên thi”. H. Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư thuộc đề tài nào. H. Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ. Hướng dẫn đọc: + Đọc nguyên bản phiên âm: yêu cầu chính xác từng chữ, giọng phấn chấn, hùng tráng, ngợi ca. Nhịp 4/3 - 2/2/3. Nhấn mạnh các từ: vọng, sinh, quải, nghi, lạc. + Đọc bản dịch nghĩa và bản dịch thơ: chậm rãi, rõ ràng, nhịp 4/3. - Giải nghĩa từ : vọng, lư sơn, bộc bố. H. Bài thơ được viết theo thể thơ nào. H. Căn cứ vào nhan đề bài thơ và câu thứ 2 (chú ý nghĩa của 2 chữ vọng và dao), xác định vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả? Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước? (vọng: trông từ xa ; dao: xa ). H. Bài thơ miêu tả cảnh gì. - Khung cảnh làm nền cho sự xuất hiện của thác núi Lư được miêu tả trong lời thơ nào (ở cả 3 bản: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ)? - Vì sao dân gian gọi ngọn núi cao của dãy Lư Sơn là Hương Lô? (vì núi cao có mây mù che phủ, trông xa như chiếc lò hồng nên gọi là Hương Lô) H. Câu thơ thứ nhất miêu tả cái gì? (Câu thứ nhất phác ra cái phông nền của bức tranh toàn cảnh thác núi Lư. H. Ngọn núi Hương Lô được miêu tả như thế nào? (Nhà thơ miêu tả thác nước vào lúc mặt trời chiếu rọi ánh sáng. Thác nước đổ mạnh, tung bọt, toả hơi nước như sương khói phản quang dưới ánh nắng toả ra, hắt ra 1 màu tím rực rỡ, kì ảo) H. Trong thơ Lí Bạch, Hương Lô được khám phá ở sự tác động qua lại của các tác giả vũ trụ. Điều đó được thực hiện bằng các chi tiết miêu tả hđ tương tác của mặt trời và núi. Đó là chi tiết ngôn từ nào? Các chi tiết đó gợi tả 1 cảnh tượng như thế nào. H. Trên nền cảnh núi rực rỡ hùng vĩ đó, 1 thác nước hiện ra khác nào 1 dòng sông treo trước mặt. Lời thơ nào (ở trong 3 bản) đã tạo nên hình ảnh này. H. Bản dịch thơ không dịch được chữ nào của nguyên tác? (quải) - Dựa vào nghĩa của các từ quải và tiền xuyên, hãy cho biết câu 2 tả cảnh thác nước từ vị trí nào? Cảnh thác từ trên đỉnh cao được miêu tả như thế nào? (Tả cảnh thác nước từ trên đỉnh cao tuôn trào, đổ ầm ầm xuống núi biến thành dải lụa trắng rủ xuống yên lặng và bất động được treo giữa khoảng vách núi và dòng sông) - Nghĩa của câu thơ này là gì? - Trong các bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, lời nào diễn tả sức mãnh liệt của thác núi Lư. - Chữ nào trong lời thơ này được viết với sự táo bạo của trí tưởng tượng? Câu thơ tả thác nứơc ở phương diện nào? Nó gợi cho ta điều gì? H. Con số ba nghìn thước có phải là con số chính xác không? Cách nói đó có tác dụng gì (chỉ là con số ước phỏng hàm ý rất cao-làm tăng thêm độ nhanh, sức mạnh, thế đổ của dòng thác). H. “Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước” là 1 cảnh tượng như thế nào? (cảnh tượng mãnh liệt kì ảo của thiên nhiên) H. Cảnh tượng mãnh liệt kì ảo kích thích trí tưởng tượng của nhà thơ, để ông viết tiếp lời thơ hết sức ấn tượng. Đó là lời thơ nào. H. Hai ĐT nghi, lạc gợi cho người đọc ảo giác gì. H. Lời thơ gợi cảnh tượng như thế nào. (con thác treo đứng trước mặt khác nào như con sông Ngân Hà từ trên trời rơi xuống. Đây cũng là một... ) GV: NT so sánh, phóng đại ở đây cũng như phép cường điệu, phóng đại ở 2 câu trên có vẻ như vô lí. Song đặt trong văn cảnh, người đọc vẫn cảm thấy chân thật, tự nhiên. Vì ngọn núi HL có mây mù bao phủ nên nhìn từ xa có cảm giác dòng nước như 1 dải lụa treo lơ lửng vắt từ trong mây, từ trên đỉnh trời mà trải xuống, chảy xuống. Do đó thi sĩ LB mới ngỡ rằng sông Ngân Hà - một dòng sông đầy sao sáng trong huyền thoại cổ xưa đang tuột khỏi mây, chảy xuống trần gian. Nhiều người coi câu cuối bài thơ này là câu danh cú (câu thơ, câu văn nổi tiếng) bởi nó đã huyền thoại hoá 1 hình ảnh tạo vật ở trần gian và ngược lại nó trần gian hoá 1 hình ảnh của huyền thoại) Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình. H. Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ. H. Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào.( miờu tả và bộc lộ cảm xỳc) H. Bài thơ tả cảnh hay tả tình? Đó là cảnh gì, tình gì. HS đọc ghi nhớ. I. Giới thiệu chung(7’) 1.Tác giả: Lí Bạch (701-762 ). - Là nhà thơ nổi tiếng của TQ đời Đường. - Được mệnh danh là “Tiên thi”(ông tiên làm thơ). - Thơ ông biểu hiện 1 tâm hồn tự do, phóng khoáng. - Ông thường viết về đề tài: chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu, tình bạn. 2. Tác phẩm: Xa ngắm thác núi Lư là bài thơ tiêu biểu viết về thiên nhiên. - Bài thơ do Tương Như dịch, in trong Thơ Đường – Tập II (1987). II. Đọc - hiểu văn bản(28’) 1. Đọc, chú thích - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt. - Vị trí đứng ngắm thác của nhà thơ: Đây là cảnh vật được nhìn ngắm từ xa. Điểm nhìn đó không cho phép khắc hoạ cảnh vật 1 cách chi tiết, tỉ mỉ nhưng lại có lợi thế là dễ phát hiện được vẻ đẹp của toàn cảnh. Để làm nổi bật được sắc thái hùng vĩ của thác nước núi Lư, cách chọn điểm nhìn đó là tối ưu. 2. Bố cục: 2 phần 3. Phân tích a. Cảnh thác núi Lư: - Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên, - Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía - Nắng rọi Hương Lô khói tía bay, -> Miêu tả khái quát hình ảnh ngọn núi Hương Lô. -> ĐT chiếu (chiếu sáng, soi sáng), sinh (làm nảy sinh, sinh ra) - Gợi 1 cảnh tượng hùng vĩ, rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo như thần thoại. - Dao khan bộc bố quải tiền xuyên. - Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước. - Xa trông dòng thác trước sông này. -> Quải (treo): nói quá - biến động thành tĩnh, tiền xuyên (dòng sông phía trước) – hỡnh ảnh dùng để so sánh với dòng thác nhìn từ xa. => Đứng xa trông dòng thác giống như 1 dòng sông treo trước mặt. - Phi lưu trực há tam thiên xích, - Thác chảy như bay đổ thẳng xuống ba nghìn thước. - Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước, -> Phi (bay) - nói quá, trực (thẳng). Miêu tả từ thế tĩnh chuyển sang thế động. Gợi tả sức sống mãnh liệt của thác nước. - Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên. - Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây. - Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây. -> Nghi (ngờ), lạc (rơi xuống) – so sánh, phóng đại, từ ngữ gợi hình, gợi cảm, gợi sự huyền ảo của vẻ đẹp thác nước. -> Đây là 1 cảnh tượng mãnh liệt kì ảo của TN. b. Tình cảm của nhà thơ trước thác núi Lư: - Tâm hồn và tính cách của nhà thơ biểu hiện 1 chất lãng mạn trí tuệ, tính cách phóng khoáng, trí tưởng tượng phong phú. - Thể hiện tình yêu TN say đắm, nồng nàn. - Đối tượng tác giả miêu tả là thắng cảnh của quê hương được tác giả trân trọng, tôn vinh. * Ghi nhớ: (sgk / 112 ) IV. Củng cố(3’) - Đọc diễn cảm bài thơ. - Nắm chắc các nghĩa của các từ Hán Việt trong bài thơ. V. Hướng dẫn về nhà(2’) - - Học thuộc bài thơ. - Học thuộc ghi nhớ ( sgk/112) - Ôn lại kiến thức từ đồng nghĩa mà em đã học ở lớp dưới. - Soạn bài : “Từ đồng nghĩa”. *Rút kinh nghiệm ......................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tuần 9 Ngày dạy: / /2012 Tiết 35 : Tiếng Việt: từ đồng nghĩa A. Mục tiêu cần đạt: *Kiến thức: - Khái niệm từ đồng nghĩa. - Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. * Kĩ năng: - Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản. - Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. - Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh. - Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa. - Ra quyết định : lựa chọn cách sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa và từ đồng âm *Thái độ: Giáo dục cho HS yêu quý và tự hào về tiếng mẹ đẻ. B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh: *Giáo viên: Giáo dục cho HS yêu quý và tự hào về tiếng mẹ đẻ. * Học sinh: Soạn bài C. Tiến trình dạy học: I.Tổ chức lớp (1’) II. Kiểm tra bài cũ(4’) H. Các câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ : 1/ Qua bài thơ : ‘Bạn đến chơi nhà” đã cho em hiểu thêm về tình bạn bình dị sâu sắc của nhà thơ Nguyễn Khuyến. A. Thiếu quan hệ từ B. Thừa quan hệ từ.(X) C. Dùng quan hệ từ không đúng chức năng ngữ pháp. D. Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết. 2/ Thêm quan hệ từ thích hợp để hoàn chỉnh câu: A. Trào lưu đô thị hóa đã rút ngắn khoảng cách giữa thành thị ......nông thôn.(với) B. Em........gửi thư ........ông bà ở quê để thông báo cho ông bà biết kết quả học tập .......em.( hãy, cho , của) C. Em đến trường.........xe buýt.(bằng) D. Thành tặng một món quà ....tôi.(cho) III. Bài mới(35’) ở bậc tiểu học các em đã được học bài : ‘ Từ đồng nghĩa” nhưng từ đồng nghĩa có mấy loại và cách sử dụng như thế nào ? để biết rõ điều này tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt H. Em nào có thể nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa? (là những từ có nghĩa tương tự nhau). Đọc lại bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư của Tương Như. H. Từ rọi, trông ở trong văn bản này có nghĩa là gì. H. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, trông. H. Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ đã tìm được so với nghĩa của từ gốc. GV: Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau gọi là từ đồng nghĩa. H. Vậy em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa. H. Từ trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là “nhìn để nhận biết”. Ngoài những nghĩa đó ra, từ trông còn có những nghĩa sau: (2), (3). Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông. H. Em có nhận xét gì về hiện tượng đồng nghĩa của từ trông. H. Từ nhận xét trên, em có thể rút ra kết luận gì về từ nhiều nghĩa. HSđọc ghi nhớ. HS đọc ví dụ. H. Giải nghĩa từ quả, trái. H. Em có nhận xét gì về nghĩa của 2 từ này. H. Sắc thái ý nghĩa của 2 từ này giống nhau hay khác nhau. GV: Những từ đồng nghĩa không phân biệt nhau về sắc thái gọi là: HS đọc ví dụ. H. Nghĩa của 2 từ bỏ mạng và hi sinh trong 2 câu trên có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau? (Giống nhau: cùng nói về cái chết của con người. Khác nhau: bỏ mạng mang sắc thái coi thường, khinh rẻ, còn hi sinh mang sắc thái kính trọng) GV: Những từ đồng nghĩa có nghĩa giống nhau nhưng sắc thái nghĩa khác nhau thì gọi là: H. Từ đồng nghĩa được phân loại như thế nào . H. Thử thay thế các từ đồng nghĩa quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ ở mục II cho nhau và rút ra nhận xét? H. Vì sao quả - trái lại thay thế được mà hi sinh - bỏ mạng lại không thay thế được? (Vì quả - trái là từ đồng nghĩa hoàn toàn, không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa. Còn hi sinh - bỏ mạng là từ đồng nghĩa không hoàn toàn, có sắc thái nghĩa khác nhau) - ở bài 7, tại sao đoạn trích Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề là Sau phút chia li mà không phải là Sau phút chia tay? H. Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần phải lưu ý gì. HS đọc ghi nhớ 3. H. Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau đây . H. Vì sao em biết đó là những từ đồng nghĩa. H. Tìm từ có gốc ấn - Âu đồng nghĩa với các từ sau đây. H. Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân. H. Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong các câu sau đây. H. Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau. H. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. H. Đặt câu với mỗi từ sau H. Chữa các từ dùng sai * Bài tập dành cho HSK, HSG: Viết đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa và gạch chân từ đồng âm đó. I. Thế nào là từ đồng nghĩa: 1. Ví dụ 1 – Nhận xét - Rọi: chiếu sáng, soi sáng. - Trông: nhìn để nhận biết. - Từ đồng nghĩa: + Rọi đồng nghĩa với chiếu, soi, tỏ. + Trông đồng nghĩa với nhìn ngó, dòm, nghé, liếc, lườm. -> Nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. => Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 2. Ví dụ 2- Nhận xét - Trông có các từ đồng nghĩa: (2) Coi sóc giữ gìn cho yên ổn: Trông coi, chăm sóc, coi sóc. (3) Mong: mong, hi vọng, trông mong. -> Từ trông là từ nhiều nghĩa, nên từ trông có thể đồng nghĩa với nhiều dãy từ khác nhau. => Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. * Ghi nhớ 1: (sgk /114 ). II. Các loại từ đồng nghĩa: 1. Ví dụ 1 – Nhận xét: - Quả: - Trái: -> Nghĩa hoàn toàn giống nhau, không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa. => Từ đồng nghĩa hoàn toàn. 2. Ví dụ 2- Nhận xét: - Bỏ mạng: chỉ cái chết của con người. Đây là cái chết vô tích sự, mang sắc thái coi thường, khinh rẻ. - Hi sinh: chỉ cái chết của con người. Đây là cái chết vì lí tưởng cao đep, vì nghĩa vụ cao cả nên mang sắc thái kính trọng -> Giống nhau về nghĩa. Khác nhau về sắc thái. => Từ đồng nghĩa không hoàn toàn. *Ghi nhớ 2:( sgk /114). III. Sử dụng từ đồng nghĩa: 1. Ví dụ 1: - Quả - trái: thay thế được. - Hi sinh - bỏ mạng: không thay thế được. 2. Ví dụ 2: chia tay - chia li. - Giống nhau: Đều chỉ sự rời nhau, mỗi người đi 1 nơi. - Khác nhau: Chia tay chỉ có tính chất tạm thời, thường là sẽ gặp lại nhau trong 1 tương lai gần. Còn chia li gợi 1 chia tay lâu dài, không có hi vọng gặp lại nhau. *Ghi nhớ 3 :( sgk /115). IV. Luyện tập: Bài tập 1 (sgk/ 115 ): - Gan dạ - dũng cảm - Chó biển - hải cẩu - Nhà thơ - thi sĩ - Đòi hỏi - yêu cầu - Mổ xẻ - phẫu thuật - Năm học - niên khoá - Của cải - tài sản - Loài người - nhân loại - Nước ngoài - ngoại quốc - Thay mặt - đại diện Bài tập 2 (sgk/ 115 ): - Máy thu hình - Ra đi ô - Sinh tố - vi ta min - Xe hơi - ô tô - Dương cầm - pi a nô Bài tập 3 (sgk/ 115 ): - Ba, thầy - bố - Má, bầm, bu - mẹ - Hùm, beo - hổ - Cầy - chó Bài tập 4 (sgk/ 115 ): - Đưa tận tay - trao tận tay - Đưa khách - tiễn khách - Kêu - than thở, phàn nàn - Nói - phê bình - Đi - mất Bài tập 5 (sgk/ 116) - Ăn, xơi, chén Ăn: sắc thái bình thường Xơi: sắc thái lịch sự, xã giao Chén: sắc thái thân mật, thông tục - Cho, tặng, biếu - Yếu đuối: sự thiếu hẳn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần Yếu ớt: Sức lực hoặc tác dụng coi như là không đáng kể - Xinh: trẻ, nhỏ nhắn, ưa nhìn Đẹp: ý nghĩa chung hơn, cao hơn xinh - Tu, nhấp, nốc: Khác nhau về cách thức hoạt động Bài tập 6 (sgk/ 116) a, thành quả - thành tích b, ngoan cố - ngoan cường c, nghĩa vụ - nhiệm vụ d, giữ gìn - bảo vệ Bài tập 7 (sgk/ 116) a, - Đối xử/ đối đãi - đối xử b, - Trọng đại/ to lớn - To lớn Bài tập 8 (sgk/ 117) Đặt câu - Tôi rất ghét sự tầm thường giả dối. - Vì chăm học nên Thành đạt kết quả cao. - Hậu quả của trò nghịch dại ấy là nó bị gãy tay. - Công việc của tôi bình thường. Bài tập 9 (sgk/ 117) - Hưởng thụ - Che chở - Dạy - Trưng bày IV. Củng cố(3’) Từ đồng nghĩa là gì ? có mấy loại từ đồng nghĩa. Cho ví dụ cụ thể ? Cách sử dụng từ đồng nghĩa. V. Hướng dẫn về nhà(2’) - Học thuộc ghi nhớ ( sgk/115) - Làm lại các bài tập. - Chuẩn bị : ‘ Cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm”. *Rút kinh nghiệm .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 9 Ngày dạy: / /2012 Tiết 36 : TLV: CáCH LậP ý CủA BàI VĂN BIểU CảM. A. Mục tiêu cần đạt: * Kiến thức: - ý và cách lập ý của bài văn biểu cảm. - Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm. * Kĩ năng:Biết vận dụng các cách lập dàn ý hợp lý đối với đề văn cụ thể. * Thái độ:Yêu thích văn biểu cảm. B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh: * Giáo viên: soạn giáo án, sách giáo viên, bảng phụ, hệ thống bài tập bổ sung. * Học sinh: soạn bài, chuẩn bị theo hướng dẫn của GV. C. Tiến trình dạy học: I.Tổ chức lớp (1’) II. Kiểm tra bài cũ(4’) H. Hãy nhắc lại các bước làm văn biểu cảm. TL: 4 bước: tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý, viết bài văn hoàn chỉnh, kiểm tra lại bài viết. III. Bài mới(35’) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt HS đọc đoạn văn về Cây tre VN - Thép Mới. H. Đoạn văn nói về vấn đề gì. H. Cây tre đã gắn bó với đời sống của người dân VN bởi những công dụng của nó như thế nào. H. Để thể hiện sự gắn bó “còn mãi” của tre, đoạn văn đã nhắc đến gì ở tương lai. H. Như vậy người viết đã bày tỏ tình cảm đối với sự vật bằng cách nào? (Bày tỏ tình cảm đối với sự vật bằng cách: liên hệ hiện tại với tương lai) HS đọc đoạn văn: Người ham chơi. H. Đoạn văn nói về vấn đề gì. H. Nhân vật tôi đã say mê con gà đất như thế nào. H. Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả. H. ở đoạn văn này nhân vật tôi đã bày tỏ cảm xúc đối với sự vật bằng cách nào ? (Bày tỏ cảm xúc bằng cách hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại) HS đọc đoạn văn. H. Đoạn văn đề cập đến vấn đề gì. H. Để bày tỏ tình cảm yêu mến cô giáo, tác giả đã tưởng tượng và gợi lại những kỉ niệm gì về cô. - Đoạn văn đã thể hiện tình cảm đối với cô giáo bằng cách nào? (Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn và gợi lại kỉ niệm) HS đọc đoạn văn Mõm Lũng Cú tột Bắc. H. Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực Bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực Nam Tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện tình cảm gì. H. Tác giả đã thể hiện tình yêu đất nước và bày tỏ khát vọng thống nhất đất nước bằng cách nào? (liên tưởng, mong ước) GV: Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước cũng là 1 cách bày tỏ tình cảm đối với con người và sự vật. HS đọc đoạn văn. H. Đoạn văn miêu tả và biểu cảm về đối tượng nào. H. Đoạn văn đã miêu tả đặc điểm gì của u? Tác giả miêu tả bóng dáng và khuôn mặt của u để

File đính kèm:

  • docTuan 9.doc
Giáo án liên quan