Giáo án ngữ văn 7 kỳ I

I. Mục tiêu cần đạt:

 * Giúp HS

1) Kiến thức :

- Hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có sự mạch lạc, không đứt đoạn hoặc quẩn quanh.

2) Kĩ năng : Rèn chú ý đến sự mạch lạc trong các bài văn

3) Thái độ : GD sự diễn đạt rỏ ràng, mạch lạc trong nói và viết cho HS

II. Chuẩn bị:

- Thầy: Giáo án, bảng phụ hoặc đèn chiếu.

- Trò: SGK, vở bài tập, dụng cụ học tập, chuẩn bị bài ở nhà.

III . Phương pháp dạy học:Sử dụng văn bản đã học để hình thành lý thuyết bằng phương pháp quy nạp.

 

doc84 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 7 kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mạch Lạc Trong Văn Bản Tuần: 2 Tiết: 8 Ngày dạy: 09/09/2008 I. Mục tiêu cần đạt: * Giúp HS Kiến thức : - Hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có sự mạch lạc, không đứt đoạn hoặc quẩn quanh. Kĩ năng : Rèn chú ý đến sự mạch lạc trong các bài văn Thái độ : GD sự diễn đạt rỏ ràng, mạch lạc trong nói và viết cho HS II. Chuẩn bị: Thầy: Giáo án, bảng phụ hoặc đèn chiếu. Trò: SGK, vở bài tập, dụng cụ học tập, chuẩn bị bài ở nhà. III . Phương pháp dạy học:Sử dụng văn bản đã học để hình thành lý thuyết bằng phương pháp quy nạp. IV. Tiến trình giảng dạy: 1) Ổn định: Kiểm diện cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn. 2). Kiểm tra bài cũ: Thế nào là bố cục trong văn bản ? (2 đ) Các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lý? (3đ) Văn bản thường được xây dựng theo một bố cục gồm mấy phần?(2 đ) Tìm một văn bản ngắn và phân tích bố cục.(3đ) O Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý. Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau, được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, có sự phân biệt rạch ròi. Bố cục văn bản thường có ba phần : mở bài, thân bài, kết luận 3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Nói đến bố cục là nói đến sự phân biệt, sự sắp đặt. Nhưng văn bản không thể liên kết. Làm thế nào để các phần vẫn được phân cắt rành mạch mà không mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau. Đó là mạch lạc trong văn bản mà chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu về mạch lạc và yêu cầu về mạch lạc trong văn bản. @ Gọi HS đọc VD 1a SGK /31 => Mạch lạc trong văn bản có những tính chất : Trôi chảy thành dòng, thành mạch. Tuần tự đi qua khắp các phần , các đoạn trong văn bản Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn (?) Có người cho rằng: Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lý. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? => Định nghĩa về mạch lạc trong văn bản nêu ở trên hoàn toàn chính xác. @ GV đọc VD 2a _ SGK/31 lên bảng phụ @ Gọi HS đọc (?) Hãy cho biết toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính nào? O Sự chia tay của anh em Thành và Thủy và những con búp bê là sự kiện chính chính, hai anh em Thành và Thủy là nhân vật vật chính của truyện. @ GV gọi HS đọc VD 2a ở bảng phụ (?) Theo em, đó có phải là chủ đề(vấn đề chủ yếu) liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất không ? Đó có thể xem là mạch lạc của văn bản không? O Mạch văn chính là sự chia tay : Hai anh em Thành và Thủy buộc phải chia tay. Nhưng hai con búp bê và tình cảm anh em của các em thì không thể chia tay. => Các sự việc trên đã liên kết xoay quanh một chủ đề thống nhất. Đó là sự mạch lạc của văn bản. (?) Vậy, để văn bản có tính mạch lạc thì các phần, các đoạn, các câu trong văn bản phải như thế nào? @ Gọi HS đọc câu hỏi ở VDc SGK/32. => Các đoạn ấy được nối với nhau theo mối quan hệ thời gian, không gian,…. Và liên hệ chặt chẽ với nhau theo trình tự rõ ràng, hợp lý, tự nhiên ….. (?) Để văn bản được mạch lạc, ngoài việc các phần, các đoạn đều hướng về một đề tài xuyên suốt có phải như thế nào nữa? @ GV phân tích thêm những chi tiết trong truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” để làm rõ thêm. @ GV phân tích VD làm rõ thêm: Các bộ phận trong văn bản nhất thiết phải liên hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên không nên lầm tưởng giữa các bộ phận ấy chỉ có mối liên hệ về thời gian. Một văn bản có thể mạch lạc khi các đoạn trong đó có liên hệ với nhau về không gian, về tâm lý, về ý nghĩa, miễn là sự liên hệ ấy hợp ký, tự nhiên. @ Gọi HS đọc ghi nhớ SGk. 4) Củng cố và luyện tập HS đọc và xác định yêu cầu các bài tập -- > GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, sửa chữa, chấm điểm. Chia bài tập cho tổ làm, tổ cử đại diện trình bày, nhận xét, uốn nắn. -Tổ 1: bài tập 1a. -Tổ 2: bài tập 1b1 -Tổ 3: bài tập 1b2 -Tổ 4: bài tập 2 I – Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản: 1. Mạch lạc trong văn bản: - Văn bản cần phải mạch lạc. 2. Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc: - Các phần, các đoạn các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện 1 chủ đề chung xuyên suốt. -Và tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, tự nhiên. * Ghi nhớ SGK/32 II – Luyện tập: Bài tập 1a: - Ý tưởng chủ đạo: Ca ngợi lòng yêu thương và sự hy sinh của mẹ đối với con. - Bố cục: Phần chính + Bố đau lòng vì con vô lễ với mẹ + Bố nói về mẹ: Mẹ lo lắng, hy sinh…… Lớn khôn, con cảm thấy bơ vơ vì thiếu mẹ. +Bố khuyên con hãy xin lỗi mẹ => Trình tự các sự việc xoay quanh và thể hiện ý chủ đạo liên tục, mạch lạc. Bài tập 1b1: Chủ đề : Ca ngợi “ Lao động là vàng”. - Bố cục :Ba phần: + Lời khuyên hãy cần cù lao động. + Kể chuyện lão nông để lại kho vàng. + Cách khuyên lao động rất khôn ngoan của ông bố. Bài tập 1b2: Ý chủ đạo : Cái màu vàng của đồng quê. -Giới thiệu địa điểm, thời gian khi mùa vàng xuất hiện. - Tả màu vàng qua các sự vật cụ thể. - Cảm xúc về mùa vàng => Cả hai văn bản ý tứ chủ đạo, xuyên suốt nhất quán, rõ ràng, hợp lý -> rất mạch lạc. Bài tập 2: Tác giả không thuật lạitỉ mỉ cuộc chia tay của hai người lớn. Điều đó rất hợp lý vì ý chủ đạo của câu chuyện là cuộc chia tay của 2 em và 2 con búp bê…. 5). Hướng dẫn HS tự học ở nhà - Học bài, học ghi nhớ - Chuẩn bị bài: + Viết bài làm văn số 1: Văn tự sự và văn miêu tả ở nhà. (Đề sgk) + Sọan bài: Ca dao dân ca “Những câu hát về tình cảm gia đình” V. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................................................................................................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ca Dao Dân Ca Những Câu Hát Về Tình Cảm Gia Đình Tuần: 3 Tiết: 9 Ngày dạy: 10/09/2008 I. Mục tiêu cần đạt: * Giúp HS Kiến thức : Hiểu khái niệm ca dao – dân ca, Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao - dân ca qua những bài thuộc chủ đề tình cảm gia đình và chủ đề tình yêu quê hương – đất nước con người. Kĩ năng : Thuộc những bài ca dao trong hai văn bản và biết thêm một số bài ca dao khác thuộc hệ thống chủ đề của chúng Thái độ : GD lòng yêu quê hương đất nước cho HS II. Chuẩn bị: Thầy: Một số tranh ảnh về gia đình, bảng phụ, đèn chiếu. Trò: Dụng cụ học tập, tranh sưu tập. Bảng phụ thảo luận theo nhóm. III. Phương pháp dạy học : áp dụng tích hợp các phương pháp: gợi mở, phát vấn, thảo luận nhóm, dụng cụ trực quan để phân tích: - Từ việc phân tích nội dung và nghệ thuật từng câu ca dao, khái quát lên chủ đề chung của 4 bài, từ đó liên hệ giáo dục tư tưởng. Đồng thời, một bước khái quát cho HS về khái niệm dân ca, ca dao. Qua đó, củng cố thêm sự hiểu biết của HS về từ ghép đã học ở bài trước . IV. Tiến trình : 1. Ổn định: Nắm sỉ số, TT báo cáo tình hình chuẩn bị bài. 2 Kiểm tra bài cũ: (?) Hãy tìm các chi tiết trong truyện: “Cuộc Chia Tay Của Những Con Búp Bê”, để thấy hai anh em Thành và Thủy rất mực gần gũi, thương yêu chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau ? (6 điểm) Thủy mang kim ra đến tận sân vận động để vá áo cho anh. Thành giúp em học và chiều nào cũng đón em về. Thủy thương anh không ai gác cho anh ngủ nên nhường cho anh búp bê vệ sĩ . Thành nhường tất cả đồ chơi cho em. (?) Qua câu chuyện tác giả muốn nhắn nhủ đến mọi người điều gì? (4 điểm ) Tránh những cuộc chia tay đau đớn Cố gắng bảo vệ, trân trọng những tình cảm tự nhiên, trong sáng của gia đình. 3. Bài mới: @ Giới thiệu bài: Ca dao, dân ca là “Tiếng hát từ trái tim lên miệng”. Nó được khơi nguồn từ tình cảm chân thực, dung dị của người bình dân và cũng rất tự nhiên, tình cảm của con người bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm gia đình. Hoạt động 1: Đọc – tìm hiểu chú thích : *HS đọc chú thích(*) /Sgk/ 35 Nêu khái niệm ca dao – dân ca(?) Thế nào là thể loại lục bát (?) * Hướng dẫn đọc :Ngắt nhịp thơ lục bát 2/ 2 / 2/ 2/ hoặc 4/4,giọng dịu nhẹ , chậm êm ,tính cảm vừa thầm kính,nghiêm trang ,vừa tha thiết ,ân cần. =>GV đọc mẫu , gọi HS đọc lại . * Giải thích từ khó : chú thích (1) ,(2) , (3) , (4) , (5) , (6) Sgk / 35 -36 . Hoạt động 2: Đọc – phân tích : * Dùng bảng phụ ghi bài ca dao 1 , 2 , 3 , 4 . => HS đọc và trả lời câu hỏi : (?) Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói về ai? Tại sao em lại khẳng định như vậy? (?) Tình cảm mà bài 1 muốn diễn đạt là tình cảm gì? Chỉ ra cái hay của tình cảm, ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao? ( HS phát hiện các chi tiết, nêu tác dụng, GV nhận xét chốt lại vấn đề) O Bài ca dao không phải là lời giáo huấn khô khan về chữ hiếu mà các khái niệm công cha – nghĩa mẹ trở nên cụ thể sinh động. (?) Đọc và phân tích “cù lao chín chữ”, nhận xét tác dụng thể thơ lục bát? (?) Tìm những bài ca dao có nội dung tương tự? (Chuyển ý sang bài 2) (?) Đọc lại văn bản nhắc lại lời nhân vật trữ tình? Phân tích các yếu tố thời gian, không gian, hành động, nỗi niềm của nhân vật? + Tâm trạng như thế nào(?) + Tâm trạng gắn với thời gian nào? Nó gợi sự liên tưởng gì? ( liên hệ với văn hóa phương đông) + Tâm trạng gắn với không gian “ngõ sau” gợi sự liên tưởng gì? Liên hệ thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến? (Chuyển ý sang bài 3) *HS đọc lại bài 3 , trả lời câu hỏi: @GV: Có những sự vật bình thường nhưng lại gợi một hồn thơ, một tứ thơ sâu sắc nếu như ta biết cảm nhận, các em đọc bài 3 và phát hiện chi tiết ấy (?) Hình ảnh “ nuộc lạt “ gợi cho em điều gì? (?) Cụm từ “ ngó lên” thể hiện điều gì? - Cặp từ so sánh đối tượng “ bao nhiêu … bấy nhiêu” gợi trong em điều gì(?) -Đọc lại bài ca dao và cảm nhận âm điệu của nó(?) ( Chốt lại nội dung và chuyển sang bài4) . (?) Cách diễn tả của bài ca dao? Nó nhắc nhở ta điều gì? Hình ảnh so sánh được sử dụng có tác dụng gì? (GV liên hệ mở rộng). (?) Những câu ca dao trên thể hiện một số hình thức nghệ thuật rất tiêu biểu, nêu những thủ pháp được sử dụng trong 4 bài ca dao ? (HS thảo luận tổ, đại diện trình bày, GV nhận xét, chốt lại vấn đề và gọi HS đọc ghi nhớ). HS đọc lại ghi nhớ. 4.) Củng cố và luyện tập 1 HS đọc lại 4 bài ca dao. 1 Hs đọc phần ghi nhớ. - Chia lớp làm 2 tổ, cùng thảo luận 2 bài tập, trình bày phần chuẩn bị lên bảng, lớp nhận xét, Gv chốt lại và cả lớp ghi nhận. I . Đọc – tìm hiểu chú thích : 1. Khái niệm ca dao , dân ca: chú thích (*) Sgk / 35 2. Thể loại: Lục bát II. Phân tích : 1. Nội dung: * Bài 1: -Âm điệu tâm tình, sâu lắng. - Ngôn ngữ chắc lọc, cách dùng từ láy, từ ghép, tăng sức gợi cảm. - Nghệ thuật so sánh, lặp từ, định ngữ. - Tăng âm điệu tôn kính, nhắn nhủ. Thể thơ lục bát uyễn chuyển, phù hợp với âm điệu. * Bài 2: - Buồn xót xa, lặng lẽ. - Buổi chiều gợi nhớ. - Tăng sự cô đơn, chiếc bóng khắc khoải về một thân phận. * Bài 3: - Sự nối kết bền chặt của tình huyết thống. - Sự trân trọng yêu kính. - Gợi nhớ da diết. Lời lẽ mộc mạc, giản dị mà âm điệu thiết tha, ngân rung trong thể thơ lục bát. * Bài 4: - “ Anh em” so sánh “ tay chân”: nhấn mạnh sự gắn bó thiêng liêng. 2. Nghệ thuật: - Thể 6/8 âm điệu tâm tình, nhắn nhủ mà tựa như lời đúc kết. - sử dụng hình ảnh gần gũi, quen thuộc. Ngôn ngữ độc thoại, kết cấu một vế. * Ghi nhớ III.Luyện tập: 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà Học thuộc lòng 4 bài thơ và ghi nhớ. Sưu tầm mỗi HS vài bài ca dao với chủ đề tình cảm gia đình. 4 tổ chuẩn bị 4 bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về 1 bài ca dao mà mình thích bằng 1 đoạn văn ngắn V. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Những Câu Hát Về Tình Yêu Quê Hương Đất Nước Con Người Tuần: 3 Tiết: 10 Ngày dạy: 11/09/2008 I. Mục tiêu cần đạt: * Giúp HS Kiến thức : Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao – dân ca. Qua những bài thuộc chủ đề chủ đề tình yêu quê hương – đất nước con người. Thuộc những bài ca dao trong hai văn bản và biết thêm một số bài ca dao khác thuộc hệ thống chủ đề của chúng Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm Thái độ : Giáo dục HS tình cảm với quê hương đất nước, con người Việt Nam II. Chuẩn bị: Thầy: Một số tranh ảnh về gia đình, bảng phụ. Trò: Dụng cụ học tập, tranh sưu tập. Bảng phụ thảo luận theo nhóm. III. Phương pháp dạy học : Quy nạp đi từ từng câu ca dao để khái quát chủ đề tòan bài : Cảnh đẹp đất nước và tình cảm đối với đất nước , quê hương , con người ; khái quát các biện pháp nghệ thuật từng câu . Luyện đọc biểu cảm chú ý đến cách đọc lục bát biến thể. IV. Tiến trình giảng dạy: 1) . Ổn định: Nắm sỉ số, TT báo cáo tình hình chuẩn bị bài. 2). Kiểm tra : 1. Đọc và phân tích bài ca dao 1: (5 điểm) Lời mẹ ru con. Âm điệu thành kính, tâm tình sâu lắng. Ngôn ngữ: chắc lọc, từ ghép, từ láy. Nghệ thuật so sánh, thể thơ lục bát uyển chuyển. Định ngữ chỉ mức độ 2. Đọc và phân tích bài ca dao 2: (5 điểm) Lời người con gái đi lấy chồng xa quê. Thời gian và không gian Sự kết hợp giữa không gian, thời gian Nỗi buồn thân phận. 3). Bài mới: @ Giới thiệu bài: Cùng với tình cảm gia đình, thì tình yêu quê hương đất nước, con người cũng là chủ đề lớn của ca dao, dân ca, xuyên thấm trong nhiều câu hát. Những bài ca dao thuộc chủ đề này rất đa dạng, có những cách diễn tả riêng. Đằng sau những câu hát đối đáp, những lời mời, lời nhắn gởi và những bức tranh phong cảnh của các vùng, miền, luôn là tình yêu chân chất, niềm tự hào sâu sắc, tinh tế đối với quê hương, đất nước con người. Hoạt động 1: Đọc - tìm hiểu chú thích : * Hướng dẫn đọc -Bài 1 :giọng hỏi - đáp , hồ hỡi , phấn khởi tự hào . -Bài 2 : giọng hỏi – thách thức , tự hào . -Bài 3 : giọng gợi mời . -Bài 4 :chú ý 2 câu 1 ,2 nhịp chậm : 4/4/4 . =>GV đọc mẫu , gọi HS đọc lại . - Đọc văn bản (hướng dẫn các nhóm đọc và củng cố nhận xét) - TT hướng dẫn đọc chú thích (GV nhận xét) Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thảo luận, phân tích.( chia lớp thành 4 nhóm: nhóm1(tổ 1- câu 1); nhóm 2( tổ2 – câu 2); nhóm 3( tổ 3 – câu 3); nhóm 4(tổ4 – câu 4). 1) Bài 1: Nhóm trình bày GV nhận xét và chốt lại: 2) Bài 2: (?)Phân tích cụm từ “ rủ nhau” ? Khi nào người ta nói “rủ nhau”và đọc bài ca dao mở đầu bằng cụm từ này? @ GV phân công mỗi nhóm tìm 1 bài (?) Cách tả cảnh của bài 2? * GV lưu ý thêm sau khi học sinh thảo luận: nhắc lại truyền thuyết Hồ Gươm và nhấn mạnh ý: chính những địa danh, cảnh trí được nhắc đến gợi tình yêu, niềm tự hào về Hồ Gươm, về Thăng Long và đất nước. Và vì vậy, mọi người háo hức muốn “ rủ nhau”. (?) Những ý tình gợi lên câu hỏi cuối của bài ca “ Hỏi ai gây dựng nên non nước này”? @ GV chốt lại: dòng thơ xúc động, sâu lắng nhất trong bài ca dao, trực tiếp tác động đến tình cảm của người đọc và người nghe. Câu hỏi như lời khẳng định và nhắc nhở công lao xây dựng non nước của ông cha qua nhiều thế hệ. Đồng thời nhắc nhở con cháu ngàn đời tiếp tục gìn giữ, trân trọng thành quả của người xưa. 3. Bài 3: Sau khi HS thảo luận GV chốt lại trọng tâm. (?) Cảnh trí xứ Huế và cách tả trong bài 3 ? O Bài ca phác họa đường vào xứ Huế. Đẹp như bức tranh thủy mặc, nên thơ. Nhắc câu nói của U Mộng Aûnh : “ Văn chương là sơn thủy trên áng thư, sơn thủy là văn chương trên mặt đất”. Cảnh sơn thủy trên đường vào xứ Huế là thế, cảnh đẹp vừa thiên tạo vừa nhiên tạo. Gợi cho HS tham khảo thêm 1 vài ca dao ca ngợi vẻ đẹp của đất nước. 4. Bài 4: Sau khi HS thảo luận GV lưu ý cho các em: các điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối cũng như tác dụng của các thủ pháp nghệ thuật. (?) Hình ảnh cô gái trong 2 dòng cuối ? Nét tương đồng giữa cô và “chẽn lúa đòng đòng, nắng hồng ban mai”? * GV: Hai câu cuối là 1 phác họa kì tài về hình ảnh người lao động đáng yêu mà những dòng thơ dài không thể che lấp nỗi và nó có một vẻ đẹp riêng trong sự kết hợp với toàn bài đó chính là nhãn tự của bài thơ. (?) Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì ? Em có biết cách hiểu nào khác về bài ca này và có đồng ý với cách hiểu đó không ? Vì sao ? @ Cho cả lớp thảo luận sau đó GV nhấn mạnh: tác phẩm nghệ thuật ngoài ý nghĩa khách quan, bao giờ cũng đươcï cảm nhận chủ quan bởi người tiếp nhận). 4) Củng cố và luyện tập (?) Em có nhận xét gì về thể thơ trong 4 bài ca dao ? ( Bài tập này cho HS phát biểu trước lớp) - Bài 1: số tiếng không phải là 6 ở dòng lục, không phải là 8 ở dòng bát. - Bài 3 : Kết thúc là dòng lục, chứ không phải là dòng bát. Bài 4: thể thơ tự do (?) Tình cảm chung được thể hiện trong 4 bài ca dao? (HS làm trong tập GV sửa, nếu không kịp cho về nhà) Nội dung – nghệ thuật các bài ca dao ? Bài nào làm em ấn tượng nhất ? Vì sao ? I . Đọc – tìm hiểu chú thích : II . Phân tích : 1.Bài 1: + Thể hiện, sẻ chia sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước. + Qua lời hỏi và đáp, có thể thấy chàng trai và cô gái là những người lịch lãm và tế nhị. 2. Bài 2: - Quan hệ thân thiết, nhiều điểm chung. - Gợi nhiều hơn tả: tình yêu, niềm tự hào về quê hương. - Âm điệu tự nhiên, lời nhắn ân tình mang lại dòng thơ đầy xúc động. - Câu hỏi khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng. 3. Bài 3: - Màu sắc thơ mộng - Đất nước hiện lên như bức tranh thơ. - “Ai” đại từ phiếm chỉ như 1 lời mời, lời nhắn gởi đầy tự hào. 4.Bài 4: - Dòng thơ kéo dài gợi sự mênh mông, bát ngát. - Nghệ thuật : đối, điệp,đảo : gợi sự trù phú và lại đẹp. - Trẻ trung, phơi phới, mảnh mai nhưng bàn tay lao động của cô đã tạo nên thành quả: cánh đồng bát ngát. III./ Luyện tập: 1. Có cả lục bát biến thể và thể tự do. Bài 2 : về nhà 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Làm bài 2 về nhà Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về một bài ca dao em thích nhất. Chuẩn bị: “Những câu hát than thân” + Chú ý: phân biệt hai loại từ láy: toàn bộ và bộ phận + Aùp dụng bài tập V. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TỪ LÁY Tuần: 3 Tiết: 11 Ngày dạy:11/09/2008 I. Mục tiêu cần đạt: * Giúp HS Kiến thức : Nắm được hai loại của từ láy: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận Hiểu được cơ chế của từ loại tiếng việt. Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy Thái độ: GD thói quen dùng từ láy trong nói và viết cho HS II. Chuẩn bị: Giáo Viên: Giáo án, đèn chiếu , dụng cụ ráp từ. Học sinh: Dụng cụ : giấy flim, bút lông, sách, vở, bảng phụ (mỗi nhóm) III. Phương pháp dạy học : Từ việc ôn lại các hiểu biết của HS về từ láy, tạo hệ thống ngữ liệu đầy đủ để hình thành kiến thức về các lọai từ láy theo cách qui nạp. Cũng có thể từ bài tập mà hình thành các tri thức trên . IV. Tiến trình giảng dạy: 1) Ổn định: 2) Kiểm tra bài cũ: * Có mấy loại từ ghép và nêu nghĩa của từ ghép? (5 điểm) Cho vd ? (5 điểm) O Trả lời: dựa vào ghi nhớ, cho ví dụ tuỳ theo sự hiểu biết của học sinh. 3) Giảng bài mới: Thế nào là từ láy? ( gợi : đó là từ phức có sự hòa phối âm thanh) Hôm nay ta tiếp tục tìm hiểu từ láy ở góâc độ rộng hơn: Các loại và nghĩa của từ láy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu các lọai của từ ghép : HĐ 1 .1: Xác định từ ghép : GV treo bảng phụ 2 vd trang 41 HS đọc và xác định từ láy HĐ 1. 2: Tìm hiểu về cấu tạo của từ láy. (?) Các từ láy: đăm đăm, mếu máu, liêu xiêu có đặc điểm âm thanh gì giống và khác nhau? + Giống : láy lại từ gốc có nghĩa. + Khác: Có sự biến đổi phụ âm cuối về vần và phụ âm đầu. @ GV hướng dẫn HS tìm thêm một số vd khác về từ láy, dùng bảng ghép từ. (?) Xác định từ in đậm: bần bật, thăm thẳm? (?) Dựa vào kết quả em hãy phân loại từ láy ở mục 1? HS phân loại, GV nhận xét1 và chuyển ý. HS đọc 2 vd Sgk /42 phần 3 mục I . (?) Vì sao các từ láy :bần bật , thăm thẳm ở 2 vd trên không được nói là : Thẳm thẳm, bật bật? O Thực chất đây là những từ láy toàn bộ nhưng có sự biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối là do sự hòa phối âm thanh ) (?) Có mấy loại từ láy ? Cấu tạo của mỗi loại? (GV tổng kết lại về cấu tạo từ láy và chuyển ý ) Hoạt động 2 : Nghĩa của từ láy. (?) Nghĩa của các từ láy : ha hả, oa oa, tích tắc , gâu gâu, được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh ? (?) Các từ trên miêu tả âm thanh gì? GV: hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của mỗi từ và chốt : chúng được tạo thành do sự mô phỏng âm thanh (?) Các từ láy trong mỗi nhóm sau đây có điểm

File đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 7 SOAN CHO 20092010.doc