Giáo án Ngữ văn 7 học kỳ I - Tuần 2 - Trường THCS Ứng Hòe

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

*Kiến thức:

- Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may có hoàn cảnh bố mẹ li dị.

- Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

*Kĩ năng:

- Đọc – hiểu truyện , đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật.

- Kể và tóm tắt truyện.

*Thái độ:

 Biết cảm thông và xẻ chia với những người bạn có hoàn cảnh như thế.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH:

*Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ, tranh ảnh về gia đình, băng đài.

*Học sinh: Soạn bài kĩ

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 học kỳ I - Tuần 2 - Trường THCS Ứng Hòe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày dạy: / /2012 Tiết 5 : Văn bản: CUộC CHIA TAY CủA NHữNG CON BúP BÊ. (Khánh Hoài) A. Mục tiêu cần đạt: *Kiến thức: - Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may có hoàn cảnh bố mẹ li dị. - Đặc sắc nghệ thuật của văn bản. *Kĩ năng: - Đọc – hiểu truyện , đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật. - Kể và tóm tắt truyện. *Thái độ: Biết cảm thông và xẻ chia với những người bạn có hoàn cảnh như thế. B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh: *Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ, tranh ảnh về gia đình, băng đài. *Học sinh: Soạn bài kĩ C. Tiến trình dạy học: I.Tổ chức lớp (1’) II. Kiểm tra bài cũ(4’) Phân tích hình ảnh người mẹ của En – ri – cô trong văn bản “ mẹ tôi” Văn bản cho mỗi chúng ta thấy bài học đạo đức gì III. Bài mới(35’) Gia đình hạnh phúc, êm ấm là ước mơ, khát vọng của tất cả chúng ta. Thế nhưng điều mơ ước tưởng chừng đơn giản đó đôi khi ở đâu đó vẫn không thể thực hiện được. Mỗi khi hạnh phúc mất đi người ta càng thấm thía nỗi đau đớn khi phải chia li, cách xa với những người thân yêu, ruột thịt luôn gần gũi với chúng ta hàng ngày. Văn bản “ cuộc chia tay của những con búp bê” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về tình anh em Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt ? Dựa vào chú thích *, em hãy nêu 1 vài nét về tác phẩm ? ?Em hãy cho biết, truyện viết về ai, về việc gì ? Ai là nhân vật chính ? Vì sao. ?Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Việc lựa chọn này có tác dụng gì . ?Văn bản được viết bằng phương thức nào. Phương thức nào là chính ? Tác dụng của các phương thức đó. GV: Hướng dẫn đọc: Giọng nhẹ nhàng, xúc động, chú ý ngôn ngữ đối thoại . GV hỏi một số chú thích GV : Hướng dẫn tóm tắt - Kể theo ngôi thứ nhất- giúp tác giả thể hiện được 1 cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật. - Tự sự kết hợp với miêu tả để biểu cảm - miêu tả qua so sánh và sử dụng 1 loạt động từ, tính từ nhằm làm nổi rõ tâm trạng của nhân vật. H. Dựa vào phần soạn bài ở nhà em hãy cho cô biết văn bản có bố cục như thế nào HS theo dõi phần đầu văn bản cho biết: H. Vì sao anh em Thành, Thuỷ phải chia đồ chơi và chia búp bê? ? Búp bê có ý nghĩa ntn trong cuộc sống của hai anh em Thành và Thủy ? Hai con Vệ Sĩ và Em nhỏ tượng trưng cho điều gì? ? Vì sao hai an hem phải chia búp bê ra? ? Khi mẹ ra lệnh 2 anh em chia đồ chơi, Thành và Thủy có thái độ ntn? ? Các chi tiết đó cho thấy tâm trạng của hai anh em lúc này ntn? ? Em hãy kể lại cuộc chia búp bê của hai anh em? Vì sao Thủy giận dữ rồi lại vui vẻ? Tại sao Thành và Thủy không mang búp bê ra chia? I. Giới thiệu chung(7’) 1. Tác giả : - Tác giả : Khánh Hoài - Phương thức : Tự sự - Thành và Thủy là hai nhân vật chính vì mọi sự việc của câu chuyện đều có sự tham gia của hai nv này - Truyện kể theo ngôi thứ nhất => tăng tính chân thực cho câu chuyện 2. Tác phẩm: - Là văn bản nhật dụng viết về quyền trẻ em. - Truyện ngắn được trao giải nhì trong cuộc thi thơ văn viết về quyền trẻ em tổ chức tại Thuỵ Điển 1992 của tỏc giả Khánh Hoài. II. Đọc- hiểu văn bản(28’) 1. Đọc - chú thích: 2. Tóm tắt : - Hai anh em Thành, Thuỷ chia đồ chơi theo yêu cầu của mẹ. Chúng nhường nhau đồ chơi và chúng không chịu nổi đau đớn khi phải chia rẽ 2 con búp bê. - Hai anh em đến trường chào cô giáo, chia tay cô và các bạn. Tình cảm thầy trò, bạn bè lưu luyến xúc động. - Hai anh em chia tay nhau, em theo mẹ về quê còn anh ở lại với bố. - Chủ đề :Truyện viết về cuộc chia tay đau đớn, cảm động của 2 anh em Thành và Thuỷ, khi cha mẹ li hôn. 3. Bố cục: 3 phần : - Phần 1 ...... hiếu thảo như vậy : Cuộc chia búp bê - Phần 2 ........ trùm lên cảnh vật : Chia tay lớp học - Phần 3 ..... còn lại: Chia tay anh em 4. Phân tích a. Cuộc chia búp bê: - Búp bê : Đò chơi thân thiết , gắn liền với tuổi thơ của hai anh em. - Vệ sĩ và Em nhỏ luôn ở bên nhau => là hình ảnh 2 anh em Thành và Thủy - Vì bố mẹ li hôn -> Hai anh em chia tay nhau - Thành : + Cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc + Nước mắt cứ tuôn ra - Thủy : + Run lên bần bật + Cặp mắt tuyệt vọng + Hai bờ mi sưng mọng lên => Buồn khổ, đau xót, bất lực, tuyệt vọng Thành Thủy - Lấy hai con búp bê đặt ra 2 phía => Đặt 2 con cạnh nhau Tru tréo , giận dữ => vui vẻ => Thủy giận dữ vì không muốn chi búp bê rồi lại vui vẻ khi chúng được ở bên nhau => - - Không chia búp bê => Búp bê gắn với cuộc sống gia đình đầm ấm, là kỉ niệm của một thời thơ ấu, của tình anh em bền chặt IV. Củng cố(3’) ? Nhõn vật chớnh trong cõu chuyện là ai? Vỡ sao? ? Tại sao cú cuộc chia tay của 2 nhõn vật? V. Hướng dẫn về nhà(2’) ? Nhõn vật chớnh trong cõu chuyện là ai? Vỡ sao? ? Tại sao cú cuộc chia tay của 2 nhõn vật? Chuẩn bị bài: “cuộc chia tay của những con bỳp bờ”. *Rút kinh nghiệm .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 2 Ngày dạy: / /2012 Tiết 6 : Văn bản: CUộC CHIA TAY CủA NHữNG CON BúP BÊ ( Khánh Hoài) A. Mục tiêu cần đạt: *Kiến thức: - Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may có hoàn cảnh bố mẹ li dị. - Đặc sắc nghệ thuật của văn bản. *Kĩ năng: - Đọc – hiểu truyện , đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật. - Kể và tóm tắt truyện. *Thái độ: Biết cảm thông và xẻ chia với những người bạn có hoàn cảnh như thế. B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh: *Giáo viên:Soạn giáo án, sách giáo viên *Học sinh:Soạn bài trước khi đến lớp;Học bài cũ, chuẩn bị bài mới C. Tiến trình dạy học: I.Tổ chức lớp (1’) II. Kiểm tra bài cũ(4’) Phân tích hình ảnh người mẹ của En – ri – cô trong văn bản “ mẹ tôi” Văn bản cho mỗi chúng ta thấy bài học đạo đức gì II. Bài mới(35’) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt ?Tại sao khi đến trường Thủy lại “khóc thút thít” ? Chi tiết : Cô giáo ôm Thủy nói : “ Cô biết chuyện rồi.......rồi cũng khóc” có ý nghĩa gì? ? Cô giáo có thái độ ra sao khi Thủy chia tay lớp học ? Tại sao khi dắt em ra khỏi trường, Thành lại kinh ngạc khi thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật? ? Khi đồ đạc đã được chất lên xe tải để chuẩn bị cho cuộc ra đi , hình ảnh Thủy hiện lên ntn? ?Em có nhận xét về Thủy ntn qua những chi tiết đó? ?Em có suy nghĩ gì về cuộc chia tay của Thành và Thủy? b. Cuộc chi tay với lớp học - Thủy khóc vì: + Trường học là nơi khắc ghi những kỉ niệm của những năm tháng học trò + Thủy sắp phải xa trường + Sẽ không còn được đi học nữa - Cô giáo ôm Thủy nói : “ Cô biết chuyện ......cũng khóc” => Thầy cô , bạn bè cũng thông cảm cho hoàn cảnh của Thủy => Tình thầy trò, bạn bè ấm áp - Cô giáo tái mặt , nước mắt giàn dụa; bọn trẻ khóc to hơn => Ngạc nhiên, thương xót - Thành kinh ngạc : Cảm nhận được sự bất hạnh cảu 2 anh em và vô cùng cô đơn trước sự vô tình của người và cảnh c. Cuộc chia tay của hai anh em - Thủy mặt tái xanh như tàu lá - Chạy vội vào nhà ghì lấy con búp bê - Khóc nức lên - Đặt con em nhỏ quang vào con Vệ sĩ =>Thủy có một tâm hồn trong sáng, nhạy cảm; yêu thương và có tình cảm thắm thiết với anh trai => Cuộc chia tay đầy bất hạnh, đau khổ. Đó là cuộc chia tay không đáng có => Mỗi gia đình, mỗi bậc làm cha, làm mẹ đừng vì hạnh phúc cá nhân mà quên đi hạnh phúc của tuổi thơ, của chính con em họ vì tuồi thơ chính là tương lai của đất nước. * Ghi nhớ ( SGK) III.Luyện tập IV. Củng cố(3’) - Đọc thêm : Trách nhiệm của bố mẹ ; Thế giới rộng vô cùng - Qua VB tác giả muốn nhắn nhủ điều gì? V. Hướng dẫn về nhà(2’) - Cuộc chia tay của Thủy với lớp học diễn ra ntn? - Tâm trạng của Thủy khi phải chia tay người anh trai - Soạn : Bố cục trong văn bản *Rút kinh nghiệm .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 2 Ngày dạy: / /2012 Tiết 7 :Tập làm văn : Bố CụC TRONG VĂN BảN A. Mục tiêu cần đạt: *Kiến thức: - Tác dụng của việc xây dựng bố cục. *Kĩ năng: - Nhận biết, phân tích bố cục trong văn bản. - Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc- hiểu văn bản, xây dựng bố cục cho một văn bản nói viết cụ thể. *Thái độ: - Có ý thức xây dựng trước khi làm bài - Hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng bố cục B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh: *Giáo viên:Soạn giáo án, bảng phụ, *Học sinh:Soạn kĩ bài. C. Tiến trình dạy học: I.Tổ chức lớp (1’) II. Kiểm tra bài cũ(4’) H. Liên kết là gì ? Làm thế nào để văn bản có tính liên kết III. Bài mới(35’) Trong việc tạo lập văn bản cũng vậy, cũng cần phải bố trí, sắp xếp các phần, đoạn theo trình tự hợp lý . để hiểu và làm được việc này chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài “ Bố cục trong văn bản” Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt H. ở lớp 6 em đã học thể thức viết 1 lá đơn gồm mấy phần theo quy định. GV sử dụng bảng phụ. I. Quốc hiệu, tiêu ngữ II. Địa điểm, ngày viết đơn III. Tên đơn IV. Gửi ai V. Ai gửi VI. Lí do viết đơn khi gia nhập Đội VII. Lời hứa khi đã trở thành Đội viên, lời cám ơn. VIII. Kí tên. H. Những nội dung trong đơn có cần phải bố trí, sắp xếp theo một trình tự hợp lí không? Ví dụ gửi đơn cho ai, nêu tên, hoặc hứa, cảm ơn trước rồi nêu lí do viết đơn sau có được không ? Vì sao. H. Theo em hiểu bố cục là gì. H. Em thấy văn bản nào dễ tiếp nhận, gây hứng thú hơn. * Bài tập nhanh: Em hãy đọc đoạn 2 văn bản và nhận xét: VB 1: (1) Một lần nhà văn B do ngủ quên mà không đóng cửa. (2) Ông đang nằm nghỉ trên giường thì một tên trộm lẻn vào.(3) Hắn nhẹ nhàng rút ngăn tủ lục tìm tiền.(4) Bỗng hắn nghe tiếng chỉ nhân nói: (5) Anh bạn ơi! Đừng hoài công tìm kiếm ở nơi giữa ban ngày như thế anh có đốt đuốc thì cũng không bao giờ vét lấy nổi 1 xu. VB 2 : các câu văn như trên nhưng thứ tự các câu thay đổi như sau : 2-> 3->1->4-> 5. TL: VB 1 bố cục rõ ràng, rành mạch và hợp lí có sự việc mở đầu, diễn biến và kết thúc . H. GV đưa 2 ví dụ lên bảng phụ, HS so sánh 2 văn bản này có gì giống và khác nhau. H. Về nhà làm tương tự như vậy với truyện : " Lợn cưới áo mới" H. Văn tự sự và văn miêu tả thường có mấy phần. Nêu nhiệm vụ chính của từng phần. GV đưa đáp án chuẩn lên bảng phụ. H. Có cần phân biệt nhiệm vụ của mỗi phần không ? Vì sao. H. Có ý kiến cho rằng mở bài chỉ là sự tóm tắt ngắn gọn. Thân bài, kết bài chỉ là sự lặp đi lặp lại của phần mở bài. Nói như vậy đúng hay sai ? Em hãy nêu ý kiến của em. H. Có bạn cho rằng cứ chia văn bản thành 3 phần : MB, TB, KB là bố cục của bài viết trở lên mạch lạc, rõ ràng, hợp lí. ý kiến đó có đúng không. H. Ghi lại bố cục truyện ngắn: " Cuộc chia tay của những con búp bê" * Bài tập dành cho HSK, HSG: Có thể kể chuyện " cuộc chia tay cuả những con búp bê" theo bố cục khác được không. TL: Được miễn là rành mạch, hợp lí , có thể do người mẹ kể hay búp bê kể. I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản(15’) 1. Bố cục của văn bản: a. Ví dụ: - Không thể đảo vị trí các phần bởi 8 phần trong lá đơn là sự sắp xếp, bố trí theo trình tự rõ ràng, rành mạch, hợp lí để đạt mục đích giao tiếp. b. Nhận xét: - Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các đoạn, các phần có ý trong văn bản theo 1 trình tự trước sau rành mạch, hợp lí. - Khi xây dựng văn bản cần lập dàn ý, sắp xếp các ý theo trình tự trước sau hợp lí để giao tiếp có hiệu quả hơn. 2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản: a. Ví dụ : văn bản :"ếch ngồi đáy giếng" ( sgk / 29) b. Nhận xét: các sự việc sắp xếp lộn xộn các đoạn không tập trung vào 1 ý thống nhất , câu cuối không ăn nhập với ý nghĩa chung của toàn bài. Bố cục không rõ ràng, rành mạch. BV 2( sgk / 100) - Nội dung các phần, các đoạn thống nhất chặt chẽ với nhau, phân biệt rõ ràng nội dung từng phần. 2 phần có liên hệ với nhau về quan hệ thời gian và quan hệ nhân quả. - Giống nhau: đều có các ý cơ bản giống nhau. - Khác nhau: sựu sắp xếp các ý bố cục khác nhau. 3. Các phần bố cục: a. Vb tự sự: - MB: giới thiệu chung về sự vật, sự việc. - TB: Kể diễn biến chính của câu chuyện. - KB: kết thúc truyện. b. Vb miêu tả: - MB: giới thiệu đối tượng miêu tả. - TB: tả theo trình tự. - KB: cảm nghĩ về đối tượng. - Cần phân biệt nhiệm vụ của mỗi phần, vì mỗi phần có nhiệm vụ riêng không lẫn lộn làm cho văn bản rõ ràng, rành mạch, hợp lí. - MB không đơn thuần là giới thiệu chung mà cố gắng dẫn dắt người đọc, người nghe vào đề tài đó 1 cách gây hứng thú nhất. VD: Một lần nhà văn Ban dắc đi ngủ quên không đóng cửa. Nhà văn Ban dắc là một nhà văn hiện thực. - KB không chỉ nhắc đến đề tài, cảm nghĩ của người viết mà nên chọn cách kết để lại dư âm cho người đọc. VD: trong mẩu truyện ngắn trên người viết có thể viết kết truyện như sau: a. Cách kết truyện vui trên bằng lời của Ban dắc. b. Tên trộm sau giây phút ngỡ ngàng là tẩu vội ra cửa không còn quay lại nữa. c. Nhà văn Ban dắc được cả thế giới kính trọng vì văn tài mà nghèo túng thế đấy - Phải có sự gia công thiết kế , sắp xếp để văn bản có đủ 3 phần MB, TB, KB thực hiện đúng chức năng và phục vụ tốt cho nhau, liên kết chặ chẽ với nhau. II. Luyện tập(20’) Bài tập 2 ( sgk / 30) - Bố cục 3 phần: + MB: tình huống mở đầu. + TB: chuyện chia đồ chơi, chia tay cô giáo bạn bè , chia tay với anh trai. + KB: tâm trạng của nhân vật tôi - người anh trai của Thủy. Bài tập 3 ( sgk / 30) - Các điểm 1, 2, 3 của TB mới chỉ là kể lại việc học tập tốt chứ chưa phải trình bày kinh nghiệm, điểm 4 lại không nói về học tập. Cần sắp xếp lại: + MB: chào mừng về hội nghị, giới thiệu về bản thân. + TB: lần lượt nêu những kinh nghiệm từ dễ thực hiện đến khó thực hiện. + KB: Nguyện vọng được nghe đóng góp, trao đổi . Chúc hội nghị thành công. a. Bố cục 3 phần: sự liên kết chặt chẽ. Nội dung: sự tích hoa cúc trắng. Hình thức: duy trì đối tượng mẹ, e bé và phật. Phương tiện liên kết: ngày xưa, nay, vì , từ đó. c. Cảm nghĩ: xúc động vì tấm lòng hiếu thảo của cô gái IV. Củng cố(3’) Thế nào là bố cục trong văn bản. - Yêu cầu của bố cục trong văn bản. - Tìm bố cục trong bài: " Lão nông và các con". V. Hướng dẫn về nhà(2’) - Thế nào là bố cục trong văn bản. - Yêu cầu của bố cục trong văn bản. - Soạn bài: " Mạch lạc trong văn bản". * Bài tập thêm: H. Cho câu chuyện: " Vì sao hoa cúc có nhiều cánh" ( sgk / 13). a. Phân tích bố cục, sự liên kết của văn bản trên. b. Đặt tên cho câu chuyện thế nào. c. Cảm nhận của em sau khi học xong chuyện. *Rút kinh nghiệm .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 2 Ngày dạy : / /2012 Tiết 8: Tập làm văn: MạCH LạC TRONG VĂN BảN A. Mục tiêu cần đạt: *Kiến thức: - Mạch lạc trong văn bản là sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản. - Điều kiện cần thiết để văn bản có tính mạch lạc. *Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nói, viết mạch lạc. *Thái độ: - Chú ý đến sựu mạch lạc trong các bài làm văn - Thấy rõ vai trò của mạch lạc trong văn bản - Biết xây dựng bố cục khi viết văn bản, sự cần thiết phải làm cho văn bản mạch lạc không đứt đoạn - Tập viết văn rõ ràng, mạch lạc B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh: *Giáo viên:Soạn giáo án, bảng phụ, phiếu học tập. *Học sinh:Soạn kĩ bài. C. Tiến trình dạy học: I.Tổ chức lớp (1’) II. Kiểm tra bài cũ(4’) H. Bố cục là gì? Bố cục có những phần nào? Nội dung từng phần III. Bài mới (35’) Nói đến bố cục là nói đến sựu sắp đặt, sự phân chia nhưng văn bản cần đảm bảo tính liên kết. Vậy làm thế nào để văn bản được phân chia rành mạch mà không mất đi sự chặt chẽ với nhau ? để giải thích vẫn đề này ta cùng tìm hiểu bài “ mạch lạc trong văn bản” Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt GV: Mạch lạc trong đông y vốn có nghĩa là mạch máu trong cơ thể . H. Em hiểu mạch lạc trong văn bản có nghĩa như thế nào. HS : Trôi chảy thành dòng, thành mạch, làm cho các phần của văn bản thống nhất lại H. Vậy mạch lạc trong văn bản là gì ? H. Chủ đề của truyện là gì ? - Chủ đề ấy có xuyên suốt các chi tiết, sự việc để trôi chảy thành dòng, thành mạch qua các phần, các đoạn của truyện không. H. Các từ ngữ trong truyện có góp phần tạo ra cái dòng mạch xuyên suốt ấy không . H.Các cảnh trong những thời gian, không gian khác nhau có góp phần làm cho dòng mạch ấy trôi chảy liên tục và thống nhất trong 1 chủ đề không. GV : Từ ngữ, sự việc đó là các yếu tố làm cho chủ đề nổi bật. Nói cách khác là chủ đề đã xuyên suốt, thấm sâu vào các yếu tố đó . H. Một văn bản có tính mạch lạc là văn bản như thế nào. HS đọc ghi nhớ Đọc kĩ văn bản Mẹ tôi . - Xác định chủ đề của văn bản ? H. Các từ ngữ, sự việc trong văn bản có phục vụ cho chủ đề ấy không . H. Văn bản này đã có tính mạch lạc chưa. HS đọc văn bản Lão nông và các con . H. Em hãy xác định chủ đề của văn bản. H. Chủ đề này có xuyên suốt bài thơ không? Hãy chỉ ra sự xuyên suốt đó. H. Văn bản này có tính mạch lạc chưa ? H. Tìm hiểu truyện: " Cuộc chia tay của những con búp bê". Truyện không thuật lại cuộc chia tay của 2 người lớn như vậy có làm cho văn bản thiếu mạch lạc không I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản(15’) 1. Mạch lạc trong văn bản : - Là sự tiếp nối các câu, các ý theo 1 trình tự hợp lí trên 1 ý chủ đạo thống nhất . => văn bản cần phải mạch lạc . 2. Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc : - VD : Tìm hiểu tính mạch lạc trong Văn Bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê ” ? + Chủ đề : Cuộc chia tay của 2 anh em Thành - Thuỷ khi cha mẹ li hôn . => xuyên suốt + Từ ngữ : Chia tay, chia đồ chơi, chia rẽ, xa cách, khóc ... + Các sự việc : Trong hiện tại - qúa khứ, ở nhà - ở trường . => Thống nhất - Văn bản có tính mạch lạc là : + Các phần, các đoạn , các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện 1 chủ đề chung xuyên suốt. + Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí làm cho chủ đề liền mạch . *Ghi nhớ : ( sgk / 32) II - Luyện tập (20’) Bài tập 1:(sgk/ 32) a. Tính mạch lạc trong văn bản “ Mẹ tôi ” - Chủ đề: ca ngợi hình ảnh người mẹ. - Các từ ngữ: mẹ, con, ngày khai trường, vở, bút, thước... - Sự việc : Enricụ thiếu lễ độ với mẹ Bố viết thư cảnh báo Enricụ Hình ảnh người mẹ hi sinh vì con. -> Các từ ngữ, sự việc đều phục vụ cho chủ đề . => Văn bản có tính mạch lạc. 2. Bài tập 1( sgk / 32) : Lão nông và các con - Chủ đề : Lao động là vàng. - Chủ đề này xuyên suốt bài thơ làm cho các phần liền mạch với nhau : + 2 câu đầu- Mở bài : nêu chủ đề + Đoạn giữa ( Kho vàng chôn dưới đất . Kho vàng do sức lao động của con người làm nên : lúa tốt ) - Thân bài: phát triển ý ở chủ đề + 4 câu cuối - Kết bài : Nhấn mạnh chủ đề để khắc sâu . => văn bản có tính mạch lạc - Sự việc chính là cuộc chia tay của 2 anh em Thành - Thủy. - Không 1 bút pháp nào trong thiên truyện không liên quan đến chủ đề đau đớn và tha thiết đó. - Mạch văn thể hiện dần dần tạo sự hấp dẫn, mới mẻ. - Không thuật lại nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của người lớn không làm cho truyện thiếu mạch lạc vì: + Các phần của văn bản không chỉ được nối về quan hệ thời gian mà còn về không gian, tâm lí, ý nghĩa tự nhiên và hợp lí. + Chủ đề: ý chủ đạo là cuộc chia tay của 2 đứa trẻ. IV. Củng cố(3’) - Thế nào là mạch lạc trong văn bản. - Điều kiện để tạo tính mạch lạc trong văm bản. V. Hướng dẫn về nhà(2’) - Thế nào là mạch lạc trong văn bản. - Điều kiện để tạo tính mạch lạc trong văm bản. - Soạn bài: "Ca dao, dân ca. Những câu hát về tình cảm gia đình". *Rút kinh nghiệm .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ban giám hiệu Tổ chuyên môn

File đính kèm:

  • docTuan 2.doc