Giáo án Ngữ văn 7 kỳ II - Tuần 19 đến tuần 36

 I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

1. Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.

2. Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.

3. Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

II. CHUẨN BỊ:

Đọc và hướng dẫn học sinh đọc các tài liệu tham khảo.

1. Tục ngữ Việt Nam (Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang)

 NXB KHXH 1975 – Hà Nội

2. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung .)

 NXB VH 1998 – Hà Nội.

4. Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc thi pháp (Nguyễn Thái Hoà)

 NXB KHXH 1997 – Hà Nội

 

doc144 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 kỳ II - Tuần 19 đến tuần 36, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 - Bài 18 – Tiết 73 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất I . Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 1. Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ. 2. Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học. 3. Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản. II. Chuẩn bị: Đọc và hướng dẫn học sinh đọc các tài liệu tham khảo. 1. Tục ngữ Việt Nam (Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang) NXB KHXH 1975 – Hà Nội 2. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung….) NXB VH 1998 – Hà Nội. 4. Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc thi pháp (Nguyễn Thái Hoà) NXB KHXH 1997 – Hà Nội III. Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp: - ổn định tổ chức. - Kiểm tra sự chuẩn bị. - Bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức trọng tâm Hoạt động I: Giới thiệu bài: Tục ngữ là một thể loại VHDG. Nó được ví là một kho báu của KN và trí tuệ dân gian, là “túi khôn dân gian”. Tục ngữ là thể loại triết lý nhưng đồng thời cũng là “cây đời xanh tươi”. Tục ngữ có thể nhiều chủ đề – mà thiên nhiên và lao động sản xuất chỉ là một trong số đó. Tiết học này chỉ giới thiệu 8 câu trong chủ đề. Mục đích giúp các em làm quen với khái niệm về cách nhìn nhận các hiện tượng thiên nhiên và công việc lao động sản xuất ... - GV giải thích: Nghe I. Khái niệm tục ngữ Tục: Thói quen lâu đời Là những lời nói dân gian ngắn gọn Ngữ: Lời nói Học sinh đọc chú thích 1. Mỗi câu tục ngữ là một câu nói diễn đạt 1 ý trọn vẹn (Đặc điểm về hình thức), có nhịp điệu, hình ảnh. - GV lưu ý 2. Tục ngữ thể hiện những khái niệm của nhân dân ta về thiên nhiên, lao động sản xuất và về con người, xã hội. (Đặc điểm về nội dung, tưởng) - GV giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng và cho VD Có những câu chỉ có nghĩa đen, có những câu có nghĩa bóng. GV cho VD 3. Tục ngữ được sử dụng vào mọi hoạt động đời sống để nhìn nhận ứng xử, thực hành và để lời nói thêm hay, thêm sinh động, sâu sắc. II. Tìm hiểu 8 câu tục ngữ -H : 8 câu có thể chia làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Học sinh trả lời. 1. Đọc: 2. Chia nhóm: -H : Gọi tên từng nhóm? Nhóm 1: Câu 1, 2, 3, 4 là những câu tục ngữ về thiên nhiên. Yêu cầu học sinh đọc Nhóm 2: Câu 5, 6, 7, 8 là những câu tục ngữ về lao động sản xuất. -H: Hãy nhận xét về nhịp, vần và các yếu tố nghệ thuật khác? - Nhận xét số lượng tiếng. - Nghĩa của câu tục ngữ là gì? - Cuộc sống thực tiễn của KN nêu trong câu tục ngữ là gì? (không có, do QS) - áp dụng thực tiễn. 3. Phân tích: Nhóm 1. 1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. 7 tiếng / câu (ngăn) - Nhịp ắ - Tháng 5 (âm lịch) đêm ngắn, ngày dài. Câu tục ngữ giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc, sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong 1 năm. Ngày tháng 10 chưa cười đã tối - Vần: 3/5 (vần) - Đối: Đêm - ngắn - Sáng – tối Tháng 10 (âm llịch) đêm dài, ngày ngắn. à Vận dụng KN vào chuyện tính toán, sắp xếp công việc hoặc giữ gìn sức khoẻ. 2. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa - 8 tiếng - Đối từng từ - Vần lưng: nắng - Cấu trúc chặt chẽ từng vế – vắng, dứt khoát - Ngày nào đêm trước trời có nhiều sao thì hôm sau trời sẽ nắng, trời ít sao sẽ mưa. ( Không phải lúc nào cũng đúng) Giúp con người có ý thức nhìn sao để đự đoán thời tiết, sắp xếp công việc. 3. Ráng mỡ gà có nhà thì giữ. (Tìm biện pháp nghệ thuật nổi bật) - Nghĩa của câu tục ngữ, cuộc sống thực tiễn. - Giá trị KN mà câu tục ngữ thể hiện. - ẩn dụ: Ráng mỡ gà: Sắc trời như màu mỡ gà - Vần lưng: Gà - nhà Khi trên trời xuất hiện ráng có sắc màu vàng mỡ gà tức là trời sắp có bão (Là một trong nhiều kinh nghiệm dự đoán bão) Biết dự đoán bão thì sẽ có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu 4. Tháng 7 kiến bò, chỉ lo lại lụt (Tìm biện pháp nghệ thuật - Nghĩa của câu tục ngữ, cuộc sống thực tiễn. - Giá trị KN mà câu tục ngữ thể hiện. - Em hình dung như thế nào về cuộc sống của người dân lao động khi hiểu những KN mà họ có được) - Vần lưng: Bò – lo Kiến bò nhiều vào tháng 7 – thường là bò lên cao – là điềm báo sắp có lụt. (Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu, thời tiết nhờ cơ thể có những tế bào cảm biến chuyên biệt. Biết dự đoán lụt thì sẽ có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu Û Cho thấy cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt. Tập quán lao động. 5. Tấc đất, tấc vàng (Biện pháp nghệ thuật? - Nghĩa câu tục ngữ - Trường hợp áp dụng Lấy cái rất nhỏ (tấc đất) để so sánh với cái rất lớn (tấc vàng). - Đề cao giá trị của đất. Đất được coi như vàng, quý như vàng. Phê phán hiện tượng lãng phí đất đai, khuyên người ta phải biết quý trọng đất 6. Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền. (Thứ 1: Nuôi cá Thứ nhì: Làm vườn Thứ ba: Làm ruộng) - Yếu tố HV Nói về thứ tự các nghề, các công việc đem lại lợi ích cho con người. - Cơ sở thực tế: Giá trị kinh tế thực tế của các nghề. (Nhưng không phải ở đâu và lúc nào cúng đúng). Giúp con người biết khai thác tốt ĐK, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. 7. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. (- Tìm nét dặc sắc nghệ thuật - Phép liệt kê ấy có tác dụng gì? - Tìm những câu tục ngữ có nội dung tương tự Phép liệt kê: Nhất, nhì, tam, tứ (Một, hai, ba, bốn) Nêu rõ thứ tự, nhấn mạnh vai trò của từng yếiu tố trong nghề trồng lúa. Nghề trồng lúa cần đủ 4 yếu tố: Nước, phân, cần, giống; Trong đó yếu tố hàng đầu là nước. Trong nghề làn ruộng, đảm bảo đủ 4 yếu tố (hàng đầu là nước) thì lúa tốt, mùa màng bội thu. + Một lượt tát, một bát cơm + Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. - KN mà câu tục ngữ đưa ra là gì? 8. Nhất thì, nhì thục - Đối Thứ nhất là thời vụ, thứ hai là đất canh tác (2 yếu tố, thời vụ quan trọng hàng đầu) - Lịch gieo cấy đúng thời vụ. - Có kế hoạch cải tạo đất sau mỗi vụ. - Nhận xét của em về điểm giống nhau, điểm nổi bật về hình thức nghệ thuật của 8 câu tục ngữ? Học sinh trả lời. III. Tổng kết: 1. Hình thức nghệ thuật: - Câu ngắn gọn, thường có vế đối xứng (Hình thức ngắn gọn nhưng ND không đơn giản) - Có vần, nhịp, hình ảnh. Nội dung: “1 câu tục ngữ có thể mở tung để viết ra thành cuốn sách” (M.Gorki) 2. Nội dung: Kinh nghiệm quý báu của nhân ta trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. - 8 cây tục ngữ đều bàn tới điều gì Học sinh trả lời. - Em hiểu thêm gì về đời sống tinh thần của người lao động xưa? (Yêu lao động gắn bó với thiên nhiên) - Trong cuộc sống hôm nay….tục ngữ còn có ý nghĩa gì? + Kinh nghiệm để dự đoán cuộc sống -> Chủ động hơn trong cuộc sống và sản xuất. + Không ngừng phát triển chăn nuôi, cây trồng à Tăng năng suất à Góp phần xoá đói, giảm nghèo. Lưu ý: Có trường hợp khó phân biệt ca dao, tục ngữ. * Ghi nhớ: SGK - Yêu cầu học thuộc - Giáo viên giảng giải thêm. IV. Luyện tập: 1. Phân biệt tục ngữ, ca dao: - Tục ngữ là câu nói, ca dao là lời thơ của những bài dân ca. - Tục ngữ thiên về duy lý, ca dao thiên về trữ tình. - Tục ngữ diễn đạt kinh nghiệm, ca dao biểu hiện thế giới nôi tâm của con người. 2. Sưu tầm: Bài tập về nhà - Tiếp tục sưu tầm - Đọc thêm và làm bài tập trong sách BT Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo. Tuần 19 - Bài 18 – Tiết 74 Chương trình địa phương (Phần văn và tập làm văn) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 1. Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề. Bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp tìm hiểu ý nghĩa của chúng. 2. Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương, quê hương mình. B. Chuẩn bị: - Tìm các câu ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương, mang tính địa phương, viết về địa phương. - Tự sắp xếp ca dao riêng, tục ngữ riêng theo trật tự chữ cái A, B, C C. Thiết kế bài giảng: - ổn định tổ chức. - Kiểm tra sự chuẩn bị. - Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức trọng tâm Cho HS nhắc lại khái niệm và phân biệt ca dao, tục ngữ . 1. Ôn lại khái niệm ca dao, tục ngữ: 2. Câu ca dao: - Dòng 6 - Dòng 8 Phân biệt cho HS ca dao và thơ lục bát. (Các dị bản đều được phép tính là một câu) 3. Các nhóm bước đầu trình bày kết quả sưu tầm. - Trình bày lên A0 - Nêu thể loại và đề tài 4. GV duyệt – góp ý – cho điểm Dặn dò: Tiếp tục sưu tầm, tìm kiếm soạn bài. Tuần - Bài – Tiết 75-76 Tìm hiểu chung về văn nghị luận I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận. II. Chuẩn bị: Đọc cuốn: Làm thế nào để làm tốt văn nghị luận – NXB Hà Tĩnh. Rèn kỹ năng làm văn nghị luận. – NXB GD. III. Thiết kế bài giảng: - ổn định tổ chức. - Kiểm tra sự chuẩn bị. - Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận 1. Nhu cầu nghị luận a) Xét các tình huống: -H: Trong cuộc sống em có thường gặp các vấn đề, các câu hỏi kiểu như trên? hoặc khác? Học sinh trả lời. - Vì sao em đi học? (Em đi học để làm gì?) - Vì sao con người cần phải có bạn bè? - Theo em như thế nào là sống đẹp? - Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu? Lợi hay hại? b) Nhận xét: -H : Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm…không? Vì sao? Học sinh trả lời. - Vì sao con người cần phải có bạn bè? + Không thể trả lời bằng cách kể về một người, tả về một người bạn, biểu cảm về một người bạn. + Phải giải thích “bạn” là gì? + Tầm quan trọng, sự cần thiết của bạn. - Hút thuốc lá là có hại. + Không thể kể chuyện một người hút thuốc lá bị ho lao, hay chỉ k/đ là có hại….sẽ không thuyết phục vì thế vẫn có rất nhiều người đã và đang hút thuốc lá. à Phải dùng văn bản nghị luận. Học sinh đọc 2 lần 2. Thế nào là văn bản nghị luận: - H : Nội dung văn bản vừa đọc là gì? a) Ví dụ: Đọc văn bản -H : Bác Hồ viết văn bản ấy nhằm mục đích gì? Học sinh trả lời. b) Nhận xét: - Mở đầu bài viết: Chống giặc dốt (chống nạn thất học) một trong ba thứ giặc rất nguy hại sau CMT8 1945 (Đói – Dốt – Ngoại xâm) Nạn thất học là một thứ nạn do chính sách ngu dân của thực dân Pháp để lại. Bác viết cho ai? (Toàn thể nhân dân Việt Nam) - Luận điểm (văn bản nói cái gì?) -H : Để thể hiện mục đích ấy, bài viết đã nêu ra những ý kiến nào? Học sinh trả lời. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí. -H : Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm câu văn mang luận điểm đó? Học sinh thảo luận, nhận xét (Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nhà nước và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ). -H : Tại sao các câu đó gọi là luận điểm? (Luận điểm – Câu có luận điểm: Vì: Mang quan điểm của tác giả - Mang quan điểm của tác giả à Tác giả đề ra nhiệm vụ cho mọi người . Câu có luận điểm có đặc điểm gì? -H : Để ý kiến (luận điểm) có sức thuyết phục bài viết đưa ra những lí lẽ nào? Học sinh trả lời. - K/đ một ý kiến, một tư tưởng) - Lí lẽ: + Tình trạng thất học, lạc hậu trước CMT8 (Diễn ra như thế nào?) + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nhà nước (Những điều kiện gì..) + Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học (Những khả năng thực tế nào?) - Dân số: 95% dân số mù chữ. -H : Tác giả có thể thể hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao? Học sinh thảo luận -GV Chốt kiến thức Ghi * Ghi nhớ: SGK Hoạt động 2: II. Luyện tập: -YC học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi. Đọc- Trả lời câu hỏi Bài 1: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội. - Là văn bản nghị luận: + Nêu ra và bình luận, giải quyết một vấn đề xã hội. (Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội) + Có luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng. - Luận điểm: Tạo ra thói quen tốt - Lí lẽ: + Có thói quen tốt – xấu + Có người biết phân biệt…..nhưng đã thành thói quen à Khó bỏ… + Tạo được thói quen tốt rất khó. + Nhiễm thói quen xấu rất dễ + Hãy tự xem lại mình - Dẫn chứng: + Dậy sớm…… + Hút thuốc lá…… + Ăn chuối….. + Rác…… + Chai vỡ, cốc vỡ…. HS tìm bố cục Bài 4: Là bài văn nghị luận. Mục đích: Nghị luận về cuộc sống, về 2 cách sống qua việc kể chuyện 2 b/hồ + Cuộc sống cá nhân: Thu mình, không quan hệ, chẳng giao lưu à Đáng buồn, chết dần chết mòn. + Cuộc sống sẻ chia, hoà nhập: Mở rộng, trao bạn à Tâm hồn hoà nhập niềm vui. Hoạt động 3: Hướng dẫn học bài ở nhà - BTVN: Tìm bố cục 2 bài nghị luận. Làm bài 3 - Chuẩn bị bài “ Tục ngữ về con người và xã hội “ Tuần - Bài – Tiết 77 Tục ngữ về con người và xã hội I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 1. Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt: so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen và nghĩa bóng của những câu tục ngữ trong bài học. 2. Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản. II. Chuẩn bị: Đọc và hướng dẫn học sinh đọc các tài liệu tham khảo. 1. Tục ngữ Việt Nam (Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang) NXB KHXH 1975 – Hà Nội 2. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung….) NXB VH 1998 – Hà Nội. 3. Văn học dân gian “Công trình nghiên cứu” (Bùi Mạnh Nhị) NXB GD 1999 – Hà Nội. 4. Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc thi pháp (Nguyễn Thái Hoà) NXB KHXH 1997 – Hà Nội III. Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp: - ổn định tổ chức. - Kiểm tra sự chuẩn bị. - Bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kết quả cần đạt Hoạt động 1: I. Tìm hiểu văn bản: Giới thiệu bài: Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm, trí tuệ của nhân dân trong đời. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu dân gian, những kinh nghiệm về con người, xã hội. Dưới hình thức là những lời nhận xét, khuyên nhủ, tục ngữ truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích, vô giá trong cách nhìn nhận giá trị con người, trong cách học, cách sống và ứng xử hàng ngày. 2 HS đọc 1. Đọc 2. Phân tích: Câu 1: Một mặt người bằng mười mặt của - Mặt của: Cách nhân hoá của của - Cách dùng từ “Mặt người”, “Mặt của” là để tương ứng với hình thức và ý nghĩa của sự so sánh trong câu, đồng thời tạo nên những điểm nhấn sinh động về từ ngữ và nhịp điệu cho người nghe dễ nhớ, dễ thuộc. - Hình thức so sánh với những đối lập đơn vị chỉ số lượng: Một >< Mười, khẳng định sự quý giá của người so với của. à Nghĩa: Người quý hơn của, quý gấp bội lần (Đặt giá trị của con người lên trên giá trị của của cải) Sưu tầm một số câu khác có nội dung tương tự. Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên. - Trường hợp sử dụng: + Phê phán những trường hợp coi của hơn người - Người làm ra của chứ của không làm ra người. + An ủi, động viên những trường hợp mà người dân cho là: Của đi thay người. - Người sống hơn đống vàng. - Lấy của che thân chứ không ai lấy thân che của… + Nói về tư tưởng đạo lý, triết lý sống của nhân dân, đặt con người lên trên mọi thức của cải. + Quan niệm về việc sinh đẻ trước đây: Muốn đẻ nhiều con. Câu 2: Cái răng, cái tóc là góc con người - Nghĩa: 1. Răng, tóc phần nào thể hiện được tình trạng sức khoẻ con người. 2. Răng, tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tư cách con người. - Trường hợp sử dụng: + Khuyên nhủ, nhắc nhỏ con người phải biết giữ gìn răng, tóc cho sạch - đẹp. + Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phầm con người của nhân dân. Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm - Nghệ thuật: + 2 vế, đồi rất chỉnh, bổ xung và sáng tỏ nghĩa cho nhau. + Từ ‘đói” – “rách” thể hiện sự thiếu thốn về vật chất. + Từ “sạch” – “thơm” chỉ những điều con người cần phải đạt, phải giữ gìn, vượt lên trên hoàn cảnh. - Nghĩa: + Đen: Dù đói cũng phải ăn uống sạch sẽ, dù rách cũng phải ăn mặc sạch sẽ, giữ gìn cho thơm tho. + Bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi. - Trường hợp sử dụng: + Nhắc con người ta trong những tình huống dễ sa trượt, cần giữ gìn sự trong sạch, cao cả của đạo đức, nhân cách. + Giáo dục con người lòng tự trọng. Câu 4: Học ăn, học nói, học gói, học mở - Nghệ thuật: Câu tục ngữ có 4 vế, vừa có quan hệ đối lập, vừa có quan hệ bổ xung cho nhau. + Từ “học” lặp lại 4 lần, vừa nhấn mạnh vừa để mở ra những điều con người cần suy nghĩ, cần phải học. - Nghĩa: + Học ăn – học nói: Nghĩa của 2 vế chính tục ngữ đã giải thích cụ thể và khuyên nhủ: Đó là: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” “Ăn nên đọi, nói lên lời” “ Lời nói là vàng” “ Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” “Im lặng là vàng” + Học gói, học mở: Học để biết làm, biết giữ mình và biết giới thiệu với người khác. - Trường hợp sử dụng: Mỗi hành vi của chúng ta đều là sự “tự giới thiệu” mình với người khác và đều được người khác đánh giá. Vì vậy, con người cần phải học để mọi hành vi ứng xử đều chứng tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế, tức con người có văn hoá, nhân cách. Câu 7: Thương người như thể thương thân: - Nghệ thuật: “Thương người” đặt trước “thương thân’ à Nhấn mạnh đối tượng cần đồng cảm, yêu thương. - Nội dung: Tục ngữ không chỉ là kinh nghiệm về tri thức, cách ứng xử mà còn là bài học về tình cảm. Khuyên con người lấy bản thân mình soi vào người khác, coi người khác như bản thân mình để quý trọng, đồng cảm, yêu thương đồng loại. - Trường hợp sử dụng: Khuyên con người về cách sống. Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Nghệ thuật: ẩn dụ - Nội dung: Khi được hưởng thành quả (nào đó) cần phải nhớ đến người đã có công gây dựng lên, phải biết ơn người đã giúp đỡ mình. - Trường hợp sử dụng: + Thể hiện tình cảm của con cháu đối với cha mẹ, ông bà. + Học trò với thầy cô + Người dân với anh hùng liệt sĩ. Câu 9: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại lên hòn núi cao. - Nghệ thuật: Hình ảnh ẩn dụ: cây – núi Đối: 1 cây – 3 cây Chẳng nên – nên ý nghĩa: Một người lẻ loi không thể làm nên việc lớn, khó, nhiều người hợp sức sẽ làm được việc cần làm, thậm chí vô cùng lớn lao, khó khăn. - Trường hợp sử dụng: Cần khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. Câu 5 –6: Không thầy đố mày làm nên Học thầy không tày học bạn 1. Không thầy………. Nội dung có ý nghĩa thách đố, câu tục ngữ này đã khẳng định vai trò, công ơn của thầy, người dạy ta những bước đi đầu về tri thức và cách sống, đạo đức. Sự thành công trong công việc cụ thể, rộng hơn nữa là sự thành đạt của học trò đều có công sức của thầy. Vì vậy, phải hết sức kính trọng thầy, tìm thầy mà học. 2. Học thầy không tày học bạn: - Câu này có 2 vế: Học thầy – học bạn - Quan hệ so sánh: Không tày (không bằng) à ý so sánh được nhấn mạnh và được khẳng định rõ ràng. - Nội dung: Đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn. Nó không hạ thấp việc học thầy, không coi học bạn quan trọng hơn học thầy mà muốn nhấn mạnh đến đối tượng khác, phạm vi khác, con người cần học hỏi. Ta gần gũi bạn nhiều hơn, có thể học hỏi ở nhiều điều ở nhiều lúc hơn. Bạn còn là hình ảnh tương đồng, ta có thể thấy trong đó để tự học, tự trau dồi. - Trường hợp sử dụng: Khuyến khích, mở rộng đối tượng, phạm vi, cách học hỏi, như về việc kết bạn, có tình bạn đẹp. So sánh nghĩa của 2 câu tục ngữ? So sánh nghĩa của 2 câu tục ngữ: Học sinh trả lời. => Nói về 2 vấn đề khác nhau: Một câu nhấn mạnh vai trò của người thầy, một câu lại nói về tầm quan trọng của việc học bạn. Để cạnh nhau, mới đầu tưởng chúng đối lập nhưng thực ra chúng bổ xung ý nghĩa cho nhau. à Cần phải học nhiều nơi, nhiều người. Chứng minh tục ngữ có nhiều trường hợp tương tự? Học sinh nhận xét, bổ sung. (Máu chảy ruột mềm Bán anh em xa, mua láng giềng gần) II. Luyện tập: Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa và trái nghĩa với những câu trong bài: Câu Đồng nghĩa Trái nghĩa 1 Người sống hơn đống vàng Của trọng hơn người. Lấy của che thân không ai lấy thân che của. 8 Uống nước nhớ nguồn Ăn cháo đá bát Uống nước nhớ kẻ đào giếng Được chim bẻ lá, được cá quên nơm Uống mạch nước sông nhớ mạnh nước nguồn HS đọc và nhắc lại * Ghi nhớ: SGK Dặn dò: - Đọc thêm - Soạn bài. Tuần - Bài – Tiết 78 Rút gọn câu A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 1. Nắm được cách rút gọn câu. 2. Hiểu được tác dụng của câu rút gọn. B. Chuẩn bị: - Đọc cuốn: Ngữ pháp Tiếng Việt - NXB KHXH 83 Tiếng Việt thực hành – NXB GD 97 (Bùi Minh Toán – Lê A - Đỗ Việt Hùng) - Bảng phụ. C. Thiết kế bài giảng: - ổn định tổ chức. - Kiểm tra sự chuẩn bị. - Bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Yêu cầu cần đạt I. Thế nào là rút gọn câu: 1. Bài tập 1: Đọc Học sinh lắng nghe. a. Học ăn, học nói, học gói, học mở. (Tục ngữ) Cấu tạo 2 câu có gì khác nhau? Học sinh trả lời. b. Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở. 2. Nhận xét: Tìm xem trong 2 câu đã có từ nào khác nhau? Câu b): Có thêm từ “chúng ta” Chúng ta/…….. CN Như vậy, 2 câu khác nhau ở điểm nào? Học sinh trả lời. Câu a: Vắng chủ ngữ Câu b: Có chủ ngữ. Tìm từ, cụm từ có thể làm CN trong câu a?. Chủ ngữ câu a: Ta, em, tôi, mọi người, người Việt Nam….. Vì sao chủ ngữ trong câu a có thể lược bỏ? Học sinh Thảo luận theo bàn. à Chủ ngữ trong câu a có thể lược bỏ vì đây là câu tục ngữ đưa ra một lời khuyên cho mọi người hoặc nêu một nhận xét chung về đặc điểm của con người Việt Nam. Bài 4: Dùng bảng phụ (Xem đề SGK) a) - Yêu cầu HS thêm từ ngữ thích hợp để câu có đủ nghĩa. ..rồi ba bốn người, sáu bảy người đuổi theo nó Việt Nam b) Bao giờ cậu đi Hà Nội? Ngày mai, mình đi Hà Nội. (C/V) Hãy xác định thành phần câu bị lược bỏ?. Thành phần câu bị lược bỏ -> a) Vị ngữ: Đuổi theo nó b) C/V: “Mình đi Hà Nội” Tại sao có thể lược bỏ…? à Lược bỏ thành phần: + Câu gọn hơn, tránh lặp + Lượng thông tin truyền đạt vẫn được đảm bảo. Û Rút gọn câu. Thế nào là rút gọn câu? Học sinh trả lời. 3. Kết luận: Rút gọn câu: Lược bỏ một số thành phần câu tạo thành một câu rút gọn. Mục đích của rút gọn câu là gì? Mục đích: - Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn, từ ngữ đỡ lặp. (Khi nào có thể rút gọn câu) HS đọc * Ghi nhớ: SGK II. Cách dùng câu rút gọn: Làm theo nhóm (bàn) 1. Bài tập: 2. Nhận xét: Xác định thành phần câu bị thiếu a) Tìm những từ ngữ có thể thêm vào? - Câu thiếu chủ ngữ. - Xác định vai trò của từ ngữ đó trong câu - Có nên rút gọn như vậy không? Tại sao? à Không nên rút gọn vì: + Câu trở nên khó hiểu. + Văn cảnh không cho phép khôi phục một cách dễ dàng. HS đọc đối thoại Câu trả lời của người con có lễ phép không ? Thêm từ nào để câu trả lời lễ phép? 1, trả lời b) Thêm từ ngữ để câu trả lời lễ phép: à Không nên rút gọn vì câu trở nên thiếu lễ phép, cộc lốc. Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì? 3. Ghi nhớ: Khi rút gọn cần chú ý: - Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai, không đầy đủ…. - Không biến câu nói thành câu khiếm nhã.. (SGK – T16) III. Luyện tập: Bài 1: Câu b: rút gọn CN Có thể khôi phục: Chúng ta ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn quả chúng ta nhớ kẻ trồng cây. (Câu b) là câu tục ngữ nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu ngắn gọn hơn. Câu c): (Tương tự) Bài 2: Trong thơ, ca dao thường gặp nhiều câu rút gọn bởi thơ, ca dao chuộng lối diến đạt xúc tích> Vả lại số chữ trong dòng rất hạn chế. Bài 3: Cậu bé và người khách trong câu chuyện hiểu lầm nhau bởi vì cậu bé khi trả lời khách đã dùng 3 câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa. - Mất rồi: (ý cậu bé: Tờ giấy mất rồi Người khách hiểu: Bố cậu bé mất rồi) - Thưa…..tói hôm qua: (ý cậu bé: Tờ giấy mất tối hôm qua Người khách hiểu: Bố cậu bé mất tối hôm qua) - Cháy ạ (ý cậu bé: Tờ giấy mất vì cháy Người khách hiểu: Bố cậu bé mất vì cháy) Qua câu chuyện này cần rút ra bài học: Phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn. Vì dùng không đúng có thể gây ra hiểu lầm. Bài 4: Trong câu chuyện, việc dùng các câu rút gọn của anh chàng Phàm ấn đều có tác dụng gây cười ……Vì rút gọn đến mức không hiểu được và rất thô lỗ. BTVN: Bài tập SBT Soạn bài. Tuần - Bài – Tiết 79 Đặc điểm của văn bản nghị luận A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của văn bản nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau. B. Chuẩn bị: C. Thiết kế bài giảng: - ổn định tổ chức. - Kiểm tra sự chuẩn bị. - Bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Yêu cầu cần đạt I. Luận điểm, luận cứ và lập luận: 1. Luận điểm: a) Đọc: Chống nạn thất học b) Thảo luận: ý kiến thể hiện tư tưởng của bài văn nghị luận “chống nạn

File đính kèm:

  • docvan 7 tap 2.doc