I.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến thức:
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc sống con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh tình cảm yêu quí cha mẹ, yêu trường, yêu lớp.
229 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/8/2012
Ngày giảng: 17/8/2012.
Tuần 1 - Tiết 1:
Văn bản :
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA.
(Lí Lan)
I.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến thức:
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc sống con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh tình cảm yêu quí cha mẹ, yêu trường, yêu lớp.
II.CHUẨN BỊ:
1.Thầy:
+ SGK, chuẩn kiến thức – kĩ năng.
+ Sách Những tấm lòng cao cả.
2.Trò:
+ Đọc và trả lời các câu hỏi ở SGK.
III.TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1- Bước 1: Ổn định tổ chức:
2- Bước 2: Kiểm tra bài cũ(5’):
GV kiểm tra việc chuẩn bị học tập của học sinh.
3- Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới:
*Hoạt động 1: Tạo tâm thế:
- Thời gian:1’
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Kĩ thuật: Động não.
GV thuyết trình:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con...
Tuổi thơ của mỗi người thường gắn với mái trường, thầy cô, bè bạn. Trong muôn vàn những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò, có lẽ kỉ niệm về ngày chuẩn bị đến trường đầu tiên là rất sâu đậm, khó quên. Văn bản mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được tâm trạng của một con người trong thời khắc đó.
*Hoạt động 2: Tri giác(Đọc, quan sát, tóm tắt...)
- Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách đọc cũng như tìm hểu khái quát văn bản.
- Thời gian:10’
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, nêu vấn đề.
- Kĩ thuật: Động não.
Thầy
Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
I. Hướng dẫn tìm hiểu cách đọc và chú thích.
I. Tìm hiểu cách đọc và chú thích.
I. Đọc - chú thích:
H: Giới thiệu về tác giả và tác phẩm?
- Trình bày...
1.Chú thích:
a, Tác giả: Lí Lan.
b, Tác phẩm: Lµ bµi kÝ cña t¸c giả Lý Lan trÝch tõ b¸o Yªu trÎ sè 166 TP. Hå ChÝ Minh.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ ngữ khó.
- Tìm hiểu dựa vào chú thích.
c, Từ khó:
H: Em hiểu thế nào về Văn bản nhật dụng? Kể tên những văn bản nhật dụng đó học ở lớp 6?
GV giới thiệu nội dung VB nhật dụng 7: là những vấn đề về quyền trẻ em, nhà trường, văn hóa, giáo dục...
H: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
H: Tác phẩm được viết theo dòng cảm xúc của lòng mẹ với con yêu. Dòng cảm xúc ấy được thể hiện qua ngôi kể nào? Tác dụng?
H:Văn bản có thể được chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần là gì ?
- Trình bày...
- Suy nghĩ, trả lời: Bút ký – biểu cảm là chính, kết hợp tự sự.
- Suy nghĩ, trả lời: Ngôi kể thứ nhất: Chủ đề đến với mọi người một cách dễ dàng, dễ bày tỏ, nội tâm được bộc lộ.
- Trình bày...
d,Thể loại và bố cục
- Thể loại : kí
- Bố cục: + Từ đầu -> bước vào: Diễn biến tâm trạng người mẹ.
+ Còn lại: Suy nghĩ của mẹ về ngày mai khi cổng trường mở ra.
- Với lớp 7A: Có thể kiểm tra bài cũ bằng kiến thức về văn bản nhật dụng.
GV hướng dẫn HS đọc và đọc mẫu.
Gọi HS tóm tắt văn bản.
- Đọc văn bản.
- Tóm tắt văn bản...
2.Đọc – tóm tắt:
* Hoạt động 3: Phân tích, cắt nghĩa
- Mục tiêu: Giúp HS nắm được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Thời gian:16’
- Phương pháp: Đọc, vấn đáp, nêu vấn đề.
- Kĩ thuật: Động não.
Thầy
Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
II. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
II. Tìm hiểu văn bản:
II. Tìm hiểu v¨n b¶n:
H: Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng người mẹ ?
H: Những tình cảm dịu ngọt người mẹ dành cho con như thế nào?
H: Tâm trạng của mẹ diễn biến như thế nào? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
GV nhận xét, chốt ý.
H: Tìm những từ ngữ biểu hiện tâm trạng của con?
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trong 2’: Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau?
H: Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được?
H:Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn mẹ?
H: Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
GV bình thêm...
H: Em nhận thấy ở nước ta, ngày khai trường có diễn ra như là ngày lễ của toàn xã hội không?
H: Hãy miêu tả quang cảnh Ngày hội khai trường ở trường ta?
H: Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
GV yêu cầu Hs thảo luận nhóm bàn trong 4’: Người mẹ nói: “… bước qua… mở ra”. Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
- Suy nghĩ, trả lời: Vào đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con.
- Tìm chi tiết, trả lời...
- Suy nghĩ- trình bày.
- Suy nghĩ, trả lời: Gương mặt thanh thoát, tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở…
- Thảo luận , trình bày:
+ Mẹ không ngủ, suy nghĩ triền miên.
+ Con thanh thản, vô tư.
- Suy nghĩ- trình bày.
- Trao đổi, trả lời: Cứ nhắm mắt lại…dài và hẹp.
- Suy nghĩ- trình bày.
- Lắng nghe…
- Suy nghĩ, trả lời: Ngày khai trường ở nước ta là ngày lễ của toàn xã hội .
- HS miêu tả…
- Tìm chi tiết.
- Thảo luận theo nhóm, ghi kết quả ra VBT:
+ Thế giới của tình bạn, tình yêu thương.
+ Thế giới của kiến thức, ước mơ và khát vọng…
1.Diễn biến tâm trạng người mẹ:
- Trìu mến quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai vào lớp Một.
- Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường.
- Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩa.
- Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm, không thể nào quên của bản thân về ngày đầu tiên đi học.
-> Thao thức không ngủ suy nghĩ triền miên thể hiện lòng thương con sâu sắc.
2. Suy nghĩ của mẹ về ngày mai khi cổng trường mở ra:
- Từ câu chuyện về ngày khai trường ở nhật, suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với thế hệ tương lai.
+“Ai cũng biết…sau này”.
+“Ngày mai…mở ra”.
- Các câu hỏi thảo luận được dùng kết hợp với VBT như là phiếu học tập của HS.
*Hoạt động 4: Đánh giá, khái quát:
- Mục tiêu: Giúp HS khái quát, đánh giá lại toàn bộ văn bản.
- Thời gian:5’
- Phương pháp: Đọc, vấn đáp, nêu vấn đề.
- Kĩ thuật: Động não.
Thầy
Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
III. Hướng dẫn đánh giá, khái quát.
III. Đánh giá, khái quát.
III.Ghi nhớ:
H: Văn bản giản dị nhưng vẫn khiến người đọc suy ngẫm xúc động. Vì sao vậy?
H: Văn bản giúp ta hiểu biết điều gì?
GV gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
- Khái quát.
- Khái quát.
- Đọc ghi nhớ.
1. Nghệ thuật:
- Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ nói với con.
- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
2. Nội dung:
( Ghi nhớ sgk )
*Hoạt động 5: Luyện tập, áp dụng, vận dụng:
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức về văn bản để hoàn thành các bài tập.
- Thời gian:5’
- Phương pháp: Đọc, vấn đáp, nêu vấn đề.
- Kĩ thuật: Động não.
Thầy
Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
IV. Hướng dẫn luyện tập:
IV.Luyện tập:
IV.Luyện tập:
H: Hãy nhớ và viết thành đoạn văn về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình ?
(Đã yêu cầu chuẩn bị ở nhà)
GV tổ chức cuộc thi tiếp sức trong 5’ : Sưu tầm những câu văn,thơ,tục ngữ,ca dao, danh ngôn nói về tình mẹ ?
- Trình bày.
- Trình bày cá nhân...
1- Bài tập 1: H·y nhí vµ viÕt thµnh ®o¹n v¨n vÒ kØ niÖm ®¸ng nhí nhÊt trong ngµy khai trêng ®Çu tiªn cña m×nh ?
2- Bài tập 2: Sưu tầm những câu văn,thơ,tục ngữ,ca dao, danh ngôn nói về tình mẹ ?
- Kết hợp làm các bài tập ở VBT.
4- Bước 4: Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà(3’):
- Học thuộc ghi nhớ, hoàn chỉnh bài tập 2/sgk.
- Sưu tầm và đọc một số văn bản về ngày khai giảng.
- Chuẩn bị tiết 2: Văn bản: Mẹ tôi: Trả lời câu hỏi SGK.
+ Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư.
+ Thái độ của En-ri-cô khi đọc thư của bố.
IV. TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ngày soạn: 16/8/2012.
Ngày giảng: 20/8/2012.
Tuần 1 - Tiết 2:
Văn bản :
MẸ TÔI.
(Trích Những tấm lòng cao cả - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi)
I.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Ét – môn – đô Đơ A – mi – xi.
- Cách giáo dục vừ nghiê khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
3. Thái độ:
- Giáo dục yêu thương, kính trọng cha mẹ cho HS.
II.CHUẨN BỊ:
1.Thầy:
+ SGK, chuẩn kiến thức - kĩ năng.
+ Tài liệu về tác phẩm Những tấm lòng cao cả.
2.Trò:
+ Đọc và trả lời các câu hỏi ở SGK.
III.TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1- Bước 1: Ổn định tổ chức:
2- Bước 2: Kiểm tra bài cũ(5’):
H: Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ văn bản Cổng trường mở ra là gì?
3- Bước 3:Tổ chức dạy và học bài mới:
*Hoạt động 1: Tạo tâm thế:
- Thời gian:1’
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Kĩ thuật: Động não.
Từ xưa đến nay người Việt Nam ta luôn có truyền thống thờ cha kính mẹ. Dầu xã hội có văn minh tiến bộ như thế nào đi nữa thì sự hiếu thảo, thờ kính cha mẹ vẫn là biểu hiện hàng đầu của con cháu. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó, có lúc vì vô tình hay tự nhiên mà ta phạm phải những lỗi lầm đối với cha mẹ. Chính những lúc ấy cha mẹ mới giúp ta nhận ra được những lỗi lầm mà ta đã làm. Văn bản Mẹ tôi mà chúng ta cùng tìm hiểu ngày hôm nay sẽ cho ta thấy được tình cảm của các bậc cha mẹ đối với con cái của mình.
*Hoạt động 2: Tri giác (Đọc, quan sát, tóm tắt...)
- Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách đọc cũng như tìm hểu khái quát văn bản.
- Thời gian:10’
- Phương pháp: Đọc, vấn đáp, nêu vấn đề.
- Kĩ thuật: Động não.
Thầy
Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
I. Hướng dẫn tìm hiểu cách đọc và chú thích.
I. Tìm hiểu cách đọc và chú thích.
I. Đọc - chú thích:
H: Giới thiệu về tác giả và tác phẩm?
- Trình bày.
1.Chú thích:
a, Tác giả: Et-môn-đô-đơ A-mi-xi (1846-1908) nhà văn Ý.
b, Tác phẩm: - Trích “Những tấm lòng cao cả”.
Hướng dẫn h.s tìm hiểu từ ngữ khó.
- Tìm hiểu dựa vào chú thích.
c, Từ khó:
H:Văn bản có thể chia làm mấy phần?
- Trình bày.
d,Thể loại và bố cục
- Thể loại : kí.
- Bố cục: + Là lời kể của En –ri – cô.
+ Toàn bộ bức thư của người bố gửi cho con trai là En – ri – cô.
GV hướng dẫn h.s đọc và đọc mẫu.
Gọi H tóm tắt văn bản.
- Đọc văn bản.
- Tóm tắt văn bản.
2.Đọc:
* Hoạt động 3: Phân tích, cắt nghĩa
- Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.
- Thời gian:16’
- Phương pháp: Đọc, vấn đáp, nêu vấn đề.
- Kĩ thuật: Động não.
Thầy
Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
II. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
II. Tìm hiểu vb:
II.Tìm hiểu văn bản:
H: Hoàn cảnh mà người bố viết thư cho en –ri – cô?
H: Tại sao bố lại viết thư cho en –ri-cô?
H: Tìm những chi tiết thể hiện thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư?
H: Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào?
H: Lí do gì đã khiến ông có thái độ ấy?
H: Trong truyện có những hình ảnh chi tiết nào nói về mẹ của En-ri-cô?
H: Qua đó, em hiểu mẹ En-ri-cơ là người như thế nào?
GV gọi HS trình bày câu hỏi 4 (SGK/12)?
H: Trước tấm lòng thương yêu, hi sinh vô bờ bến của mẹ dành cho En-ri-cô, bố khuyên con điều gì? GV đưa câu hỏi thảo luận nhóm bàn trong 2’: Theo em, tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cơ mà lại viết thư?
GV bình thêm...
- Trả lời.
- Trả lời.
- Tìm chi tiết.
- Suy nghĩ- trình bày.
- Suy nghĩ- trình bày.
- Tìm chi tiết.
- Suy nghĩ- trình bày.
- Suy nghĩ- trình bày.
- Tìm chi tiết.
- Thảo luận, trả lời: Vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng.
- Lắng nghe...
1. Hoàn cảnh người bố viết thư:
- En –ri –cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà.
- > Để giúp con suy nghĩ kĩ, nhận ra và sửa lỗi lầm, bố đã viết thư cho En-ri-cô.
2. Bức thư của người bố gửi cho con trai:
a. Thái độ của người bố đối với En- ri-cô qua bức thư:
“… như một nhát dao… vậy”
“… bố không thể… đối với con”
-> Buồn bã tức giận khi En-ri-cô nhỡ thốt ra lời lẽ thiếu lễ độ với mẹ. Mong con hiểu được công lao, sự hi sinh vô bờ bến của mẹ.
=> Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của con.
b. Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô:
- Chăm sóc, lo lắng, quan tâm đến con.- Hi sinh mọi thứ vì con.
->Là người mẹ hết lòng thương yêu con. người mẹ tận tụy, giàu đức hy sinh.
c. Thái độ của En-ri-cô khi đọc thư của bố, lời khuyên nhủ của bố:
- En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố.
- Lời khuyên của bố:
->Lời khuyên nhủ chân tình, sâu sắc.
- Sử dụng kết hợp với VBT.
- Bài tập 2/ SGK
*Hoạt động 4: Đánh giá, khái quát:
- Mục tiêu: Giúp HS khái quát lại toàn bộ những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.
- Thời gian:5’
- Phương pháp: Đọc, vấn đáp, nêu vấn đề.
- Kĩ thuật: Động não.
Thầy
Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
III. Hướng dẫn đánh giá, khái quát:
III. Đánh giá, khái quát:
III.Ghi nhớ:
H: Nghệ thuật đặc sắc của văn bản?
H: Nêu ý nghĩa của văn bản Mẹ tôi ?
GV chốt ý.
GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Khái quát.
- Khái quát.
- Đọc ghi nhớ.
1. Nghệ thuật:
- Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ.
- Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ giàu đức hy sinh, hết lòng vì con.
- Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của cha đối với con.
2. Nội dung:
- Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình.
- Tình thương yêu, kính trong cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
*Ghi nhớ sgk.
*Hoạt động 5: Luyện tập, áp dụng, vận dụng:
- Mục tiêu: Giúp Hs vận dụng những kiến thức vừa học để hoàn thành các bài tập.
- Thời gian: 5’
- Phương pháp: Đọc, vấn đáp, nêu vấn đề.
- Kĩ thuật: Động não.
Thầy
Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
IV. Hướng dẫn luyện tập:
IV. Luyện tập:
IV.Luyện tập:
GV yêu cầu HS trình bày cá nhân: Hãy chọn 1 đoạn trong thư của bố Enrico có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của mẹ ?
H: Liên hệ với bản thân mình xem đã lần nào nỡ gây ra một sự việc khiến mẹ buồn phiền? Trình bày suy nghĩ, tình cảm của em?
GV yêu cầu HS trình bày bài tập nâng cao: Cảm nhận về một hình ảnh trong văn bản mà em thấy ấn tượng nhất?
- Suy nghĩ, trình bày…
- Kể lại bằng lời, nhận xét, góp ý…
- HS tự cảm nhận...
1- Bài tập 1: Hãy chọn 1 đoạn trong thư của bố Enrico có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của mẹ ?
2- Bài tập 2. Hãy kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền?
- Kết hợp làm các bài tập ở VBT.
4- Bước 4: Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà(3’):
- Học thuộc ghi nhớ, hoàn chỉnh bài tập 2/sgk.
- Sưu tầm và đọc một số câu ca dao nói về công ơn cha mẹ.
- Chuẩn bị tiết 3: Từ ghép: đọc và trả lời câu hỏi SGK.
IV. TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ngày soạn: 16/8/2012
Ngày giảng: 20/8/2012
Tuần 1 - Tiết 03:
TỪ GHÉP
I.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến thức:
- Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Đặc điểm về nghĩa của các loại từ ghép chính phụ và đẳng lập.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện các loại từ ghép.
- Mở rộng , hệ thống hóa vốn từ.
- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận khi xác định từ ghép.
- Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lí.
II.CHUẨN BỊ:
1- Thầy:
+ Chuẩn kiến thức - kĩ năng.
+ SGV- SGK.
+ B¶ng phô, phiÕu häc tËp.
2- Trß:
+ §äc vµ t×m hiÓu ng÷ liÖu.
III.TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1- Bước 1 : Ổn định tổ chức:
Bước 2: Kiểm tra bài cũ(3’):
GV kiểm tra việc soạn bài của học sinh
Bước 3:Tổ chức dạy và học bài mới:
*Hoạt động 1: Tạo tâm thế:
- Thời gian:1’
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Kĩ thuật: Động não.
GV thuyết trình:
Ở lớp 6, các em đã biết khái niệm từ ghép. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo và nghĩa của các loại từ ghép.
*Hoạt động 2,3,4: Tri giác, phân tích các ví dụ, khái quát:
- Mục tiêu: Giúp HS chiếm lĩnh tri thức mới thông qua việc tri giác, phân tích các ví dụ.
- Thời gian:20’
- Phương pháp: Đọc, vấn đáp, nêu vấn đề.
- Kĩ thuật: Động não.
Thầy
Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
I. Hướng dẫn tìm hiểu các loại từ ghép:
I. Tìm hiểu các loại từ ghép.
I. Các loại từ ghép:
GV dùng bảng phụ ghi 2 đoạn văn, gọi HS đọc.
- HS quan sát - đọc.
1.Ví dụ: SGK
- Bà ngoại, thơm phức là từ ghép.
H: Các từ in đậm thuộc loại từ nào?
H: Đâu là tiếng chính, đâu là tiếng phụ? Tại sao?
H: Nhận xét về vị trí tiếng chính, phụ?
H:Từ ghép chính phụ có cấu tạo như thế nào?
- Suy nghĩ, trả lời: Từ ghép.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
+ ngoại bổ sung đặc điểm cho bà
+ phức bổ sung đặc điểm cho thơm
- Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
GV dùng bảng phụ ghi 2 đoạn văn tiếp, gọi HS đọc.
H: Các từ quần áo, trầm bổng có phải là ghép chính phụ không? Tại sao?
H: Về mặt ngữ pháp, các tiếng có quan hệ như thế nào với nhau?
H:Từ ghép đẳng lập có cấu tạo như thế nào?
- HS quan sát - đọc.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- quần áo, trầm bổng không phân biệt tiếng chính, tiếng phụ.
- Các tiếng bình đẳng về ngữ pháp.
2.Ghi nhớ:
* Ghi nhớ 1/ SGK-14.
GV gọi HS đọc ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ.
II. Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ghép
II. Tìm hiểu nghĩa của từ ghép:
II.Nghĩa của từ ghép:
1.Ví dụ:
H. So sánh nghĩa của từ bà với bà ngoại, thơm với thơm phức?
H: Em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép chính phụ?
H: So sánh nghĩa của từ quần áo, trầm bổng với nghĩa mỗi tiếng?
H: Nhận xét về nghĩa của từ ghép đẳng lập?
- Trao đổi, trả lời:
+ bà chỉ người phụ nữ sinh ra bố hoặc mẹ.
+ bà ngoại: sinh ra mẹ
- HS nhận xét
- HS nhận xét
- HS nhận xét.
- Nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà,...
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa.
- Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa.
H: Bài học hôm nay cần ghi nhớ điều gì?
- HS nhắc những kiến thức trọng tâm của bài.
2.Ghi nhớ: SGK/14
*Hoạt động 5: Luyện tập, áp dụng, vận dụng:
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.
- Thời gian:18’
- Phương pháp: Đọc, vấn đáp, nêu vấn đề.
- Kĩ thuật: Động não.
Thầy
Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
III. Hướng dẫn luyện tập:
GV gọi HS đọc và trình bày cá nhân yêu cầu của bài tập 1/SGK?
III. Luyện tập:
- Suy nghĩ, trình bày cá nhân...
III. Luyện tập:
1- Bài tập 1: Xếp các từ ghép vào bảng phân loại…
+ Từ ghép đẳng lập :
GV gọi HS đọc và trình bày cá nhân yêu cầu của bài tập 2/SGK?
GV gọi HS đọc và trình bày cá nhân yêu cầu của bài tập 2/SGK?
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn trong 2’: Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?
GV yêu cầu HS đọc và thảo luận nhóm tổ để hoàn thành bài tập 5?
- Suy nghĩ, trình bày cá nhân…
- Suy nghĩ, trình bày cá nhân:
+ Núi rừng ( sông, đồi )
+ Mặt mũi ( mày,…)
- Thảo luận, trả lời: từ ghép đẳng lập có tính hợp nghĩa nên không thể ding gộp được…
- Thảo luận, trả lời: Hoa hồng là một loài hoa giống như : Hoa huệ, hoa cúc…-> Có nhiều loại hoa mầu hồng nhưng không phải là hoa hồng…
+ Từ ghép chính phụ: 2- Bài tập 2: Điền thêm tiếng vào sau các tiếng…từ ghép chính phụ.
3- Bài tập 3: Điền thêm tiếng vào sau các tiếng…từ ghép đẳng lập.
4- Bài tập 4: Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?
5- Bài tập 5:
a. Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?
b.
- Kết hợp làm các bài tập ở VBT.
4- Bước 4: Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà(3’):
- Học thuộc ghi nhớ, hoàn thành các bài tập.
- Chuẩn bị tiết 4: Liên kết trong văn bản: Đọc và trả lời các câu hỏi ở SGK.
IV. TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ngày soạn: 16/8/2012.
Ngày giảng: 21/8/2012
Tuần 01 - Tiết 04:
LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
I.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến thức:
- Khái niệm liên kết trong văn bản.
- Yêu cầu về liên kết trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và phân tích tính liên kết của các văn bản.
- Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tạo lập văn bản có tính liên kết cho HS.
II.CHUẨN BỊ:
1.Thầy:
- SGV- SGK.
- Bảng phụ, phiếu học tập.
2.Trò:
- Đọc và tìm hiểu ngữ liệu.
III.TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1- Bước 1 :Ổn định tổ chức:
2- Bước 2:Kiểm tra bài cũ(3’):
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
3- Bước 3:Tổ chức dạy và học bài mới:
*Hoạt động 1: Tạo tâm thế:
- Thời gian:1’
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Kĩ thuật: Động não.
GV thuyết trình:
Chúng ta sẽ không hiểu được một cách cụ thể về văn bản, cũng như khó có thể tạo lập được những văn bản tốt, nếu chúng ta không tìm hiểu kĩ một trong những tính chất quan trọng nhất của nó là liên kết...
*Hoạt động 2,3,4: Tri giác, phân tích các ví dụ, khái quát:
- Mục tiêu: Giúp HS chiếm lĩnh tri thức mới thông qua việc tri giác, phân tích các ví dụ.
- Thời gian:20’
- Phương pháp: Đọc, vấn đáp, nêu vấn đề.
- Kĩ thuật: Động não.
Thầy
Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
I. Hướng dẫn tìm hiểu về liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản:
I. Tìm hiểu về liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản;
I.Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản:
GV dùng bảng phụ ghi đoạn văn - HS đọc.
- HS quan sát - đọc.
1.Tính liên kết của văn bản:
H: Theo em, đọc mấy dòng này En-ri-cô đã có thể hiểu bố muốn nói gì chưa?
H: Nếu En-ri-cô chưa thật hiểu rõ bố nói gì thì đó là vì lý do gì?
- Trả lời: Không thể hiểu rõ.
- Suy nghĩ và trả lời.
a. Ví dụ:
- Các câu trong văn bản không nối liền nhau.
H: Hãy đánh dấu (bút chì) vào lý do xác đáng nhất trong 3 lý do ở SGK?
- Lí do 3.
H: Nếu không có liên kết trong văn bản có được không? Tại sao?
H: Em có nhận xét gì về vai trò của tính liên kết trong văn bản?
- Suy nghĩ và trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Nếu không có liên kết không văn bản các câu văn, đoạn văn rời rạc và hỗn độn, trở nên khó hiểu.
- Với lớp 7A: Yêu cầu liên hệ.
GV mở rộng qua văn bản: Cây tre trăm đốt...
- Tính liên kết trong văn bản là tính chất quan trọng nhất của văn bản.
Đọc ý 1 - ghi nhớ/SGK
- Đọc.
b. Ghi nhớ 1 - SGK/18
GV gọi HS đọc đoạn văn SGK/18.
H: Cho biết do thiếu ý gì mà đoạn văn trở nên khó hiểu? Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố?
GV treo bảng phụ ghi đoạn văn SGK: Chỉ ra sự thiếu liên kết của chúng. Hãy sửa lại để thành một đoạn văn có nghĩa?
H: Một văn bản có tính liên kết trước hết phải có điều kiện gì? Cùng với điều kiện ấy các câu trong văn bản phải sự dụng các phương tiện gì?
GV nhận xét, chốt ý.
H.Liên kết là gì? Để văn bản có tính liên kết, người viết phải làm gì?
- HS quan sát - đọc.
- Nội dung giữa các câu chưa có sự gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Giữa các câu không có các phương tiện ngôn ngữ để nối kết.Thêm vào …Còn bây giờ giấc ngủ… Thay từ đứa trẻ bằng con.
- Suy nghĩ, trình bày.
- Lắng nghe...
- HS trả lời.
2. Phương tiện liên kết trong văn bản:
a. Ví dụ:
- Đoạn 1: Nội dung giữa các câu chưa có sự gắn bó chặt chẽ với nhau.- Đoạn 2: Giữa các câu không có các phương tiện ngôn ngữ để nối kết.
- Điều kiện để một văn bản có tính liên kết:
+ Nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
+ Các câu trong văn bản phải sử dụng phương tiện ngôn ngữ liên kết một cách thích hợp.
*Hoạt động 5: Luyện tập, áp dụng, vận dụng:
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.
- Thời gian:18’
- Phương pháp: Đọc, vấn đáp, nêu vấn đề.
- Kĩ thuật: Động não.
Thầy
Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
HD luyện tập:
Luyện tập:
II. Luyện tập:
GV gäi HS ®äc yªu cÇu cña bµi tËp 1 ë SGK?
GV yªu cÇu HS th¶o luËn theo nhãm bµn trong 4’ ®Ó hoµn thµnh bµi tËp.
- HS đọc và làm bài tập
1- Bài tập 1: Sắp xếp những câu văn dưới đây theo một thứ tự hợp lí để…
GV gọi HS đọc và trình bày cá nhân yêu cầu của bài tập 2.
- HS nhận xét - giải thích
2- Bài tập 2: Các câu văn dưới đây đã có tính liên kết chưa? Vì sao?
+ Đoạn văn chưa có tính liên kết.
+ Vì chỉ đúng về hình thức ngôn ngữ song không cùng nói về một nội dung.
Kết hợp làm các bài tập ở VBT.
GV gọi HS đọc và trình bày cá nhân yêu cầu của bài tập 3.
- HS điền từ ngữ.
3- Bài tập 3: Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống…
GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 4 ở SGK?
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn trong 2’ để hoàn thành bài tập.
GV gọi HS đọc và trình b
File đính kèm:
- Giao an ngu van 7 LT.doc