Phụ đạo văn 7 - Học kỳ I - Tuần 9 đến tuần 16

A.Mục tiêu cần đạt.

Giúp H: - Hình thành thói quen làm bài văn theo trình tự các bước cần thiết.

- Có kĩ năng làm các bước của bài văn biểu cảm.

B.Tiến trình lên lớp.

 1.Ổn định.

 2.Kiểm tra: ? Em hãy nêu các bước làm bài văn biểu cảm.

 3.Bài mới.

 

doc25 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2084 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phụ đạo văn 7 - Học kỳ I - Tuần 9 đến tuần 16, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 RÈN CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM A.Mục tiêu cần đạt. Giúp H: - Hình thành thói quen làm bài văn theo trình tự các bước cần thiết. Có kĩ năng làm các bước của bài văn biểu cảm. B.Tiến trình lên lớp. 1.Ổn định. 2.Kiểm tra: ? Em hãy nêu các bước làm bài văn biểu cảm. 3.Bài mới. ? Làm bài văn theo các bước làm bài văn biểu cảm? H dựa vào các ý đã tìm đc để lập dàn ý. G yêu cầu các em viết một số đoạn. a. Tìm hiểu đề. b. Tìm ý. c. Lập dàn ý. d. Dựa vào dàn ý đã lập em hãy lựa chọn và viết một đoạn văn biểu cảm. H tập viết đoạn văn chú ý sử dụng yếu tố mtả và tự sự. G y.cầu H viết bài ko phụ thuộc vào bài viết “Hoa học trò”. 1.Bài tập 1. Cho đề văn sau: Phát biểu cảm nghĩ về bốn mùa quê hương em. a.Tìm hiểu đề. - Kiểu bài: Văn biểu cảm - Đối tượng: Bốn mùa quê hương em. - Tình cảm: cảm nghĩ b.Tìm ý - Giới thiệu về bốn mùa qhg em. - Tình cảm của em đối với bốn mùa quê hương. - Cảm nghĩ của em về mùa hè: có nắng vàng rực rỡ, có ve kêu phượng đỏ, có nhiều thức qủa có mùi vị hấp dẫn… - Cảm nghĩ của em về mùa thu: có gió heo may se lạnh, có lá vàng, có mùi thơm của cốm của hoa sữa, có ngày khai trường rộn rã. - Cảm nghĩ của em về mùa xuân: mùa xuân gợi sức sống phơi phới, cây cối đc mưa xuân gột rửa, thay chiếc áo mới xanh non, có tết Nguyên Đán gđ đc sum vầy, tụ họp, em đc thêm tuổi mới. - Cảm nghĩ của em về mùa đông: mùa đông có những cơn gió lạnh cắt da cắt thịt, có ngô nếp nướng, có thú vui ngồi trong chăn ấm đọc truyện cười, … - Bốn mùa gắn bó với tuổi thơ và sẽ còn theo mãi trong cđời em. c.Lập dàn ý d.Viết bài. 2.Bài tập 2. *Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một chuyện vui (hay chuyện buồn) thời thơ ấu của em. Bài làm: a. Tìm hiểu đề. - Kiểu bài: Văn biểu cảm. - Đối tượng: một chuyện thời thơ ấu. - Tình cảm: Vui (hay buồn) b. Tìm ý. - Giới thiệu về kỉ niệm. - Cảm nghĩ về kỉ niệm. - Nội dung câu chuyện. - Suy nghĩ của em về câu chuyện. c.Lập dàn ý. d. Viết bài. 3. Bài tập 3. Em hãy viết một đoạn văn biểu cảm về cây đa ở làng (xã) em. ( đoạn văn 10 – 15 dòng). * Yêu cầu: -Nêu đc cảm xúc sâu sắc về cây đa. - Có sử dụng yếu tố miêu tả hoặc tự sự. - Nội dung phải cụ thể, hợp với chủ đề. 4. Bài tập 4. Hãy viết một bài văn biểu cảm ngắn với tựa đề “Hoa phượng”. 4. Củng cố, hướng dẫn. - Nắm đc các bước làm bài văn biểu cảm. - Luyện tập viết các bài văn theo dàn ý đã lập. TUẦN 10 Luyện viết văn biểu cảm về sự việc, con người A. Mục tiêu cần đạt: - Tiếp tục ôn tập củng cố kiến thức về văn biểu cảm cho hoc sinh. - Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn biểu cảm nói chung và biểu cảm về sự việc, con người nói riêng. B. Tổ chức ôn tập. Để làm bài văn biểu cảm phải qua mấy bước? Trong các bước trên theo em bước nào quan trọng nhất tại sao? ? Hãy tìm hiểu đề văn trên em chọn cây nào vì sao? ? Cây em chọn, em yêu ấy gắn bó với cuộc sống của em ntn? ? Dự định khơi nguồn cảm xúc từ đâu? ? Dự kiến dàn ý của em. ? Cây hoàng lan do ai trồng? ? Cây đã gắn bó với gia đình em ntn? ? Cây đã gắn bó với bản thân em ntn? ? Tình cảm của em với cây hoàng lan ntn? GV cho HS trình bày dàn ý, lớp bổ sung thống nhất dàn ý. ? GV hướng dẫn học sinh viết bài. GV cho HS viết mở bài, thân bài, kết bài. Gọi HS đọc bài viết, lớp nhận xét, bổ sung, GV bổ sung. GV đọc mở bài (mẫu) cho HS tham khảo. ? Tìm hiểu đề và chọn một vật nuôi. ? Hướng khơi nguồn cảm xúc của em về đề bài trên? ? Lập dàn ý cụ thể? GV cho HS hoạt động nhóm, đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung. ? Viết thành bài văn hoàn chỉnh? GV hướng dẫn HS thực hiện các bước tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài. Gv hướng dẫn HS tìm ý bằng cách đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi. GV mời HS đọc bài, lớp nhận xét, giáo viên sửa chữa lỗi cho HS. Bài 1: Phát biểu cảm nghĩ về loài cây em yêu. * Tìm hiểu đề. - Thể loại: văn biểu cảm. - Phương tiện biểu cảm: loài cây em yêu. * Dự kiến dàn ý: - Cây bàng em yêu vì gắn bó với tình bạn. - Cây đa em yêu vì gắn bó với tình quê hương. - Cây hoàng lan em yêu vì gắn với kĩ niệm về bà nội và gia đình. * Dàn ý: Chọn cây hoàng lan. 1. Mở bài: - Giới thiệu cây hoàng lan. - Cây gắn bó với tuổi thơ và gia đình. 2. Thân bài: - Bà nội là người trồng cây hoàng lan từ khi nhà tôi mới mua. - Nhà tôi hai lần đổ nát, hai lần làm lại. - Kĩ niệm bạn bè tuổi thơ với cây hoàng lan. - Kĩ niệm thời cắp sách đến trường của hai anh em. - Cây bị chặt vì lí do chống bão. - Cố gắng giữ cây lại nhưng không được. thương tiếc cây. 3. Kết bài: - Tình cảm của tôi với hoàng lan: mãi mãi là thân thương. - Chồi non mọc lên trên vết cưa cây, hi vọng tương lai tốt đẹp với cây. Viết bài: 1. Mở bài: (bài mẫu) Trước cửa nhà tôi có một cây hoàng lan, mùa nào cũng ra hoa, cánh hoa vàng thơm ngào ngạt. Cây hoàng lan đã gắn bó với gia đình và tuổi thơ của tôi. Bài 2: Cảm xúc về con vật nuôi. * Tìm hiểu đề: - Thể loại: văn biểu cảm. - Nội dung biểu cảm: tình cảm của em đối với con vật nuôi.(chim, gà, thỏ...) - Chọn con mèo. * Hướng khơi nguồn cảm xúc. - Hồi tưởng những kỉ niệm quá khứ. - Hồi tưởng những tình huống gợi cảm. - Quan sát và suy ngẫm. * Lập dàn ý cụ thể 1. Mở bài - Hiểu biết về đặc điểm của mèo là nhờ ông ngoại kính yêu. - Thích mèo vì ấn tượng tốt đẹp hồi còn học tểu học. 2. Thân bài: - Miêu tả hình dáng, màu lông, nhận xét. - Đặc điểm tập tính của mèo. - Ấn tượng một lần thấy mèo bắt chuột. - Sự gần gữi giữa mèo với con người , với em. 3. Kết bài : - Tình cảm đối với con mèo. * Viết bài: Bài 3: Phát biểu cảm nghĩ về một truyện vui (hay buồn) thời ấu thơ. a, Lập dàn ý cho đề bài trên. b, Viết bài ban hoàn chỉnh. Bài 4: Phát biểu cảm nghĩ về một người thân yêu của em. * Tìm hiểu đề: - Thể loại văn biểu cảm. - Nội dung: bóngdáng người thân yêu (từ ‘bóng dáng”gợi người đi vắng, xa nhà hoặc người đã mất). * Tìm ý: (lập hệ thống câu hỏi) - Lí do nào gợi em nhớ bóng dáng người thân yêu. - Những kỉ niệm, những đồ vật, những ấn tượng nào gợi em nhớ người thân yêu đó ntn? (gài cảm xúc thái độ) - Giờ đây cảm xúc của em về người thân yêu đó ntn? Nghĩ về người thân em sẽ làm gì? * Dàn ý: HS tự làm. * Viết bài: ********************************************* TUẦN 11 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ, TỰ SỰ TRONG VĂN BIỂU CẢM A. Mục tiêu cần đạt. Giúp H: - Rèn kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự trong văn biểu cảm. - Biết viết đoạn văn, bài văn biểu cảm có sử dụng các yếu tố miêu tả và tự sự. B. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định. 2. Kiểm tra: ? Em hãy cho biết vai trò của các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn biểu cảm? 3. Bài mới. ? Chỉ ra các yếu tố miêu tả và tự sự trong đoạn văn biểu cảm sau: ? Em hãy tìm điểm chung về nội dung biểu đạt trong ba ý kiến sau: ? Em hãy viết một đoạn văn biểu cảm ngắn, nội dung diễn tả nỗi xúc động của em khi được về thăm quê sau một thời gian dài xa cách. Trong đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự. 1. Bài tập 1. “Trời trong như ngọc, đất sạch như lau. Ngủ dậy lúc còn tối trời, anh ngồi uống nước đợi trời sáng thù uống chưa xong ấm nước, anh thấy có những đám mây bỗng từ phía đông kéo tới giữa một nền trời xanh ngăn ngắt một màu. Ở đằng sau nhà, chim hót ríu ran, đánh thức những con người còn đương thiêm thiếp. Anh mở cửa nhìn ra ngoài thì lá cây sạch bóng ra, lóng lánh như ở trong một bộ phim ảnh màu tuyệt đẹp; sương móc ban đêm rửa hoa lá cỏ cây, rửa cả cát bụi trên các nẻo đường phố. (Vũ Bằng) 2. Bài tập 2. a. Vịnh cảnh ngụ tình là nét nghệ thuật đặc sắc của thơ ca trung đại. b. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. (Nguyễn Du) c. Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. (Nguyễn Du) = Ba ý kiến trên đều nói đến vai trò của yếu tố miêu tả trong việc bộc lộ tình cảm. 3. Bài tập 3. 4. Củng cố, hướng dẫn. - Tìm trong các văn bản đã học những v.bản có sử dụng yếu tố m.tả, tự sự TUẦN 12 RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC A. Mục tiêu cần đạt. Giúp H: - Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Giúp các em có khả năng viết được bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học theo đúng yêu cầu thể loại. B. Tíên trình lên lớp. 1. Ổn định. 2. Kiểm tra. 3. Bài mới. ? Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học ? ? Bố cục bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm VH gồm mấy phần? Nội dung của mỗi phần ? ? G mời H phân tích đề. ? Mở bài cần trình bày những ý nào? ? Em sẽ phát biểu cảm nghĩ ở phần thân bài theo bố cục nào ? ? Em cảm nhận được gì ở câu thơ thứ nhất ? 6 câu thơ tiếp theo của Nguyễn Khuyến có gì đặc sắc? ? Câu thơ cuối cùng của bài thơ nói lên điều gì? ? Em sẽ phát biểu gì ở phần kết bài? G yêu cầu H tập viết một số đoạn. G gọi 2, 3 học sinh đọc đoạn văn - gọi H nhận xét – G nhận xét, sửa chữa, cho điểm. G hướng dẫn H lập dàn ý. G yêu cầu H tập viết một số đoạn. G gọi 2, 3 học sinh đọc đoạn văn - gọi H nhận xét – G nhận xét, sửa chữa, cho điểm. I. Lí thuyết. a. Khái niệm: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó. b. Bố cục : 3 phần - Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. - Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên. - Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm. II. Luyện tập. Bài tập 1. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến. a. Tìm hiểu đề. - Kiểu bài: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. - Đối tượng: bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. - Tình cảm: yêu thích bài thơ. b. Lập dàn ý. A. Mở bài: - Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của dân tộc cuối thế kỉ 19. Được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. - Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là bài thơ đặc sắc viết về tình bạn. - Bài thơ đã thể hiện tình cảm bạn bè chân thành, đằm thắm một cách hài hước, dí dỏm. B. Thân bài: - Câu 1: “ Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,” +một lời nói dân dã, tự nhiên, một lời chào mộc mạc khi bạn đến nhà. +Cụm từ “đã bấy lâu nay” cho thấy người khách đã lâu không tới thăm, từ ngữ xưng hô “bác” thể hiện sự thân mật. + Bạn đến nhà thăm khi Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn thể hiện tình cảm bạn bè đằm thắm. - 6 câu tiếp: Những khó khăn của Nguyễn Khuyến trong việc tiếp bạn. - Câu 2: Nhà thơ muốn tiếp bạn một cách thịnh soạn nhưng không được vì “trẻ đi vắng, chợ xa” - Câu 3,4: Nhà thơ muốn tiếp bạn bằng những thức ăn ngon trong nhà cũng không được vì “ao sâu, nước cả; vừơn rộng, rào thưa”. - Câu 5,6: Mong muốn tiếp bạn bằng những thức ăn dân dã của tác giả cũng không thành vì tất cả chỉ vừa mới bắt đầu chưa đến lúc thu hoạch + Đặc sắc nghệ thuật trong bốn câu thơ: đối (chữ, thanh, ý) cách sử dụng một loạt phó từ (chửa, mới, vừa, đương), liệt kê khéo léo. - Câu 7: Tình huống éo le ngoài sức tưởng tượng trong việc tiếp khách “trầu ko có” => 6 câu thơ cho thấy NK tiếp bạn trong một tình huống thật trớ trêu, khó khăn, thiếu thốn đủ thứ. NK đã rất khéo trong việc dựng nên tình huống đó nửa như đùa vui, nửa như giãi bày. Và cũng là để khẳng định điều được nói lên ở câu thơ cuối cùng. - Câu 8: Là lời khẳng định tình bạn thắm thiết. - Tình bạn chân thành, đằm thắm vượt lên mọi nhu cầu vật chất tầm thường. C. Kết bài. - Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là một bài thơ đẹp, bài thơ hay nhất viết về tình bạn. - Bài thơ ko chỉ đẹp về nội dung mà còn cả về hình thức. + Ngôn từ giản dị, mộc mạc, gần gũi. + Nghệ thuật dùng từ ngữ điêu luyện. + Giọng điệu dí dỏm, hài hước. - Là bài thơ được nhiều người yêu thích. Là viên ngọc quí trong kho tàng VH VN. c. Viết bài d. Sửa chữa. Bài tập 2. a. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” của tác giả Hạ Tri Chương. b. Dàn ý. A. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Hạ Tri Chương và bài thơ “Hồi hương ngẫu thư”. - Cảm nhận chung của em về bài thơ. B. Thân bài. * Cảm nhận về câu thơ đầu: “Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi” - Câu thơ có hai vế đối nhau rất chỉnh làm nổi bật sự đối lập cho thấy thời gian xa quê rất dài của tác giả. - Cho thấy sự thay đổi về vóc dáng, tuổi tác của nhà thơ từ khi rời quê cho đến khi trở về. - Sự ngậm ngùi vì sự trở về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, khi đã quá già. * Câu thơ thứ hai: “Hương âm vô cải, mấn mao tồi” - Câu thơ thứ hai cũng có hai vế đối nhau tuy không chỉnh về số câu chữ nhưng nội dung vẫn rất chỉnh. - Cụm từ “hương âm vô cải” cho thấy ý thức giữ gìn bản sắc quê hương của tác giả, từ đó làm lộ rõ tình yêu quê hương thường trực trong lòng tác giả sau bao năm xa cách. - Cụm từ “mấn mao tồi” thể hiện sự thay đổi theo tuổi tác do khách quan đem lại, cũng là làm nền cho tình yêu quê hương ở vế câu thứ nhất. - Câu thơ vừa là lời tự nhận xét sau bao năm xa cách vừa là lời khẳng định tình yêu đối với quê hương. * Câu thơ thứ ba: “Nhi đồng tương kiến, bất tương thức” - Câu thơ cho thấy tác giả rơi vào một hoàn cảnh nghịch lí trớ trêu: trở về quê hương, gặp người quê hương mà chẳng ai biết mình. - Tác giả trở về quê hương khi chẳng còn ai biết mình, những người cùng tuổi cùng thời với tác giả đều không còn. - Hạ Tri Chương cảm thấy bị lạc lõng trước ánh mắt của bọn trẻ. Chúng là những người đồng hương với nhà thơ nhưng lại nhìn nhà thơ với ánh mắt ngơ ngác của một người xa lạ. Ta cảm nhận được nỗi bùi ngùi của tác giả trong câu thơ.* *Câu thơ cuối: “Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?” - Câu thơ thể hiện rõ nhất nỗi xót xa của nhà thơ. Nỗi xót xa ấy lại được ẩn giấu đằng tiếng cười hồn nhiên và câu hỏi vô tư của chúng. Nhà thơ trở thành người khách lạ trên chính mảnh đất quê hương mình. - Câu thơ khép lại và để lại cho người đọc một nỗi xót xa, thương cảm. C. Kết bài. - Cả bài thơ là một bài ca đẹp về tình yêu quê hương. Khác với những bài thơ có cùng đề tài, tình yêu quê hương của Hạ Tri Chương được thể hiện ngay khi ông vừa đặt chân lên mảnh đất quê hương. - Sự độc đáo và giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của nó sẽ còn lại mãi với lịch sử văn học nhân loại. c. Viết bài. d. Sửa chữa. 4. Củng cố, hướng dẫn. - Nhắc lại khái niệm, bố cục bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm VH. - Về nhà tập viết thành bài văn hoàn chỉnh. TUẦN 13 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A.Mục tiêu cần đạt. Qua bài học, học sinh cần đạt được: 1. Kiến thức. - Củng cố kiến thức về tiếng việt đã được học trong học kỳ I ở lớp 6. 2. Kĩ năng. - Biết vận dụng lí thuyết vào hoàn thành các bài tập trong SGK và nâng cao. B. Tiến trình: *Hoạt động1: - ổn định ...... Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs *Hoạt động 2:Giới thiệu bài... *Hoạt động 3: ÔN TẬP HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT ? Từ Tiếng Việt được cấu tạo như thế nào? ? Thế nào là từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy? - GV cho học sinh điền khuyết theo dạng hoàn thiện các câu sau. ? Hoàn thiện các câu sau. GV yêu cầu h/s nêu các lỗi dùng từ. GV vẽ sơ đồ lên bảng GV hướng dẫn học sinh hoàn thiện các câu SGK. ?Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ rrong câu? ?Nêu đặc điểm của vị ngữ và chủ ngữ? Tiết 2-3 ?Đặt câu có đủ các thành phần chí nh của câu ? Gv nêu yêu cầu Hs nêu yêu cầu Yêu cầu hs viết thành đoạn văn(15-18 dòng) I. Lý thuyết. 1. Cấu tạo từ. Hoàn thiện các câu sau. - Từ đơn là: Từ chỉ có 1 tiếng.(thần, dạy, dân) - Từ phức là: Từ có 2 hoặc nhiều tiếng. +Từ ghép: Là từ được tạo ra bằng cách ghép lại các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.vd chăn nuôi, chăm làm) - Từ láy: Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.Vd:trồng trọt,chăm chỉ 2. Nghĩa của từ. -Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. - Nghĩa gốc(chân). - Nghĩa chuyển(chân bàn, chân núi, chân trời). 3. Phân loại từ theo nguồn gốc - Từ thuần việt. - Từ muợn. +Từ gốc hán.trượng. +Từ hán việt:tráng sĩ + Từ mượn các ngôn từ khác(xà phòng, ti vi) 4. Từ loại và cụm từ.. - Danh từ là: - Cụm danh từ là: - Động từ là: - Cụm động từ là: - Tính từ là: - Cụm tính từ là: - Chỉ từ là: - Số từ là - Lượng từ - Phó từ 5.Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu -Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được 1 ý trọn vẹn.Thành phần ko bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ. - Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì? làm sao? Ntn? Hoặc là gì? - Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ. - Câu có thể có 1 hoặc nhiều vị ngữ. - Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái…..được miêu tả ở vị ngữ.Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai? Con gì? hoặc cái gì? - Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ, hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ. - Câu có thể có 1 hoặc nhiều chủ ngữ. II. Luyện tập. 1.Bài tập 1. - Bạn Hoa đang học bài. - Mùa xuân đẵ về trên mảnh đất Điện Biên. 2.Bài tập 2.Viết đoạn văn chủ đề gia đình và chỉ ra các từ loại đã học. Sau 1 tuần làm việc vất vả nhà em thường tổ chức bữa cơm cả gia đình vào tối thứ 7. Cả gia đình cùng quây quần chuẩn bị cho bữa cơm……… 3.Bài tập 3. ? Vì sao nói bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là một bài thơ hay nhất về tình bạn? - Vì nó ca ngợi tình bạn chân thành, bất chấp mọi hoàn cảnh, điều kiện. bài thơ đậm đà,mộc mạc nhưng vẫn trọn niềm vui dân dã vì nó tạo ra một tình huống bất ngờ mà thú vị rồi kết thúc bằng nụ cười hóm hỉnh. C. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: - Ôn lại toàn bộ phần lí thuyết - Làm lại các bài tập. TUẦN 14 RÈN KĨ NĂNG LẬP DÀN Ý VÀ PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, học sinh cần đạt được: 1.Kiến thức. -Học sinh nắm vững và chắc hơn kiến thức về lập dàn ý văn bản biểu cảm. -Biết làm các bài tập ứng dụng, biết lập các dàn ý, viết các bài biểu cảm hoàn thiện. 2.Kĩ năng: -Rèn kĩ năng tạo lập văn bản biểu cảm, nâng cao khả năng làm văn biểu cảm cho hs khá giỏi. 3.Thái độ:-Có ý thức trong việc tạo lập văn bản. B. Tiến trình: *Hoạt động1: - ổn định ...... Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs *Hoạt động 2:Giới thiệu bài... *Hoạt động 3: Bài mới. HĐ CỦA THẦY-TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT I. Nội dung. ? Dàn ý một bài văn thông thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Yêu cầu từng phần? -Dàn ý gồm 3 phần: MB, Tb, Kb + Mb:- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm. - Cảm xúc khai quát về tác phẩm văn học đó +Tb: -Lần lượt trình bày nội dung nghệ thuật của tác phẩm , những giá trị đó có ý nghĩa như thế nào, cảm xúc, cảm nghĩ của em về gía trị của tác phẩm -Khái quát giá trị của tác phẩm trong nền văn học nói chung và trong đời sống của con người nói riêng. - Bài học rút ra cho bản thân mình sau khi học. + Kb: Khẳng định giá trị của tác phẩm. - Cảm xúc khái quát. ? Các cách phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học? - Cảm nghĩ có thể được trình bày trực tiếp hoặc gián tiếp dưới nhiều cách thức khác nhau như: so sánh, liên tưởng, suy ngẫm.......... - Để bài viết có cảm xúc người viết phải có tình cảm chân thành văn viết trong sáng ...... ? Lập dàn ý phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh? II. Luyện tập. 1.Bài tập 1.Lập dàn ý cho đề bài. Hs xác định yêu cầu của đề bài * Tìm hiểu đề. - Cảnh thiên nhiên tươi đẹp nên thơ ... - Lòng yêu mến thiên nhiên của Bác Hồ. - Tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng của Bác. - Phong thái ung dung tự tại, lạc quan của Bác. -> Hình ảnh giản dị, cách so sánh độc đáo, kết hợp màu sắc cổ điển và hiện đại. * Dàn ý. + Mở bài: - Giới thiệu bài thơ. - Cảm nghĩ chung của em. + Thân bài: - Cảm nhận về 2 câu đầu: Nghệ thuật so sánh - điệp ngữ -> Bức tranh thiên nhiên sống động, Vừa lộng lẫy vừa huyền ảo, nhiều tầng bậc đan xen. -> Tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên của Bác. - Cảm nhận 2 câu kết: Xúc động trước tấm lòng của Bác ý thức trước vận mệnh của dân tộc. - Sự kết hợp hài hòa giữa tâm hồn thi sĩ và người chiến sĩ trong con người Bác. + Kết luận. - Tình cảm của em với bài thơ. ? Lập dàn ý phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương? 2. Bài tập 2. a. Tìm hiểu chung về bài thơ. - Thể thơ tứ tuyệt.Bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Gieo vần câu 1-2- 4: Tròn, non, son. - Bài thơ được viết bằng chữ nôm ( Tiếng việt). - Tính đa nghĩa là tính nhiều nghĩa, bài thơ thường có nhiều nghĩa. - Vừa nói về cái bánh trôi - Vừa nói về phẩm chất của người phụ nữ *.Miêu tả cái bánh trôi nước. - Bánh có màu trắng được nặn thành viên, nhào bột nhiều nước thì nhão, ít nước thì cứng. Khi luộc đun sôi nước thì thả bánh vào khi bánh chín sẽ nổi lên. - Bánh được làm bằng nhân đường phên có màu đỏ. => Miêu tả chân thực, chính xác về cái bánh trôi ở ngoài đời và công việc làm bánh. * Phẩm chất, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. - Hình thể, phẩm chất, tấm lòng, số phận. - Hình thể: Xinh đẹp. - Phẩm chất: Trong trắng, thuỷ chung. - Số phận: Long đong, chìm nổi, lênh đênh không tự quyết định được cuộc đời, số phận của mình. - Căn cứ vào việc miêu tả cái bánh trôi nước của tác giả. - Từ ngữ: Trắng trong, chìm nổi, thân em... - Nghệ thuật sử dụng thành ngữ. - Bánh rắn hay nát là do tay người nặn khéo hay vụng. - Cuộc đời người phụ nữ sướng hay khổ là phụ thuộc vào người khác => Người phụ nữ không quyết định được số phận của mình. - Có ý nghĩa khẳng định: tấm lòng thủy chung, trong trắng của người phụ nữ. - Tác giả bộc lộ niềm tự hào về phẩm chất của người phụ nữ, oán trách xã hội bất công, thương cảm cho họ và có thái độ trân trọng trước vẻ đẹp tâm hồn chống chọi với cuộc đời vươn lên. - Nghĩa thứ nhất chỉ là phương tiện để truyền tải nghĩa thứ hai. - Nghĩa thứ hai mới tạo nên giá trị bài thơ. Vì với nét nghĩa thứ 2 Hồ Xuân Hương đã thể hiện một thái độ vừa trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ, vừa cảm thương cho thân phận chìm nổi của họ trong xã hội xưa. Đây chính là tính đa nghĩa trong thơ Hồ Xuân Hương. b. Lập dàn ý. + Mb. - Giới thiệu bài thơ. - Cảm nghĩ chung của em. + Tb; -Miêu tả cái bánh trôi nước. - Bánh có màu trắng được nặn thành viên, nhào bột nhiều nước thì nhão, ít nước thì cứng. Khi luộc đun sôi nước thì thả bánh vào khi bánh chín sẽ nổi lên. - Bánh được làm bằng nhân đường phên có màu đỏ. Miêu tả chân thực, chính xác về cái bánh trôi ở ngoài đời và công việc làm bánh. -Phẩm chất, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Phẩm chất: Trong trắng, thuỷ chung. - Số phận: Long đong, chìm nổi, lênh đênh không tự quyết định được cuộc đời, số phận của mình. - Căn cứ vào việc miêu tả cái bánh trôi nước của tác giả. Cuộc đời người phụ nữ sướng hay khổ là phụ thuộc vào người khác => Người phụ nữ không quyết định được số phận của mình. + kb. - Tình cảm của em với bài thơ. C.Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối - Về nhà học bài, hoàn thiện các đề bài trên vào vở -Chuẩn bị bài sau TUẦN 15 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A.Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Hệ thống hoá tiếng việt đã học ở kỳ I về từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, từ trái nghĩa, từ đồng âm. 2. Kỹ năng: Củng cố những kiến thức chuẩn mực sử dụng từ và sử dụng từ Hán Việt. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ đúng nghĩa, đúng chính tả. B. Tiến trình *Hoạt động 1:ổn định ........ Kiểm tra.(2') GVkiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. *Hoạt động 2: *Hoạt động 3: Bài mới.(38') I. Ôn tập tiếng việt 1. . Giải nghĩa các yếu tố hán việt đã học. - Bạch( bạch cầu): Trắng. - Bán: Nửa. - Cô( cô độc): Lẻ loi, đơn chiếc. - Cư( cư trú): ở. - Cửu: Chín. - Dạ: Đêm. - Đại: lớn. - Điền: Ruộng - Hà: Sông - Hậu: Sau - Hồi: Trở lại - Hữu: Có ích - Lực: Sức mạnh - Mộc: Cây cỏ - Nguyệt: Trăng - Nhật: Ngày - Quốc: Nước. - Tam: Ba - Tâm: Lòng dạ - Thảo: Cỏ - Thiên : Nghìn - Thiết( thiết giáp): Sắt thép - Thiếu( thiếu niên): Trẻ - Thư( thư viện): Sách - Tiền( tiền đạo): Trước - Tiểu( tiểu đội): Nhỏ 2. Từ đồng nghĩa - Từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. - Các loại từ đồng nghĩa: + Đồng nghĩa hoàn toàn + Đồng nghĩa không hoàn toàn. - Vì có nhiều từ cùng chỉ một sự việc, vật, hiện tượng. 3. Từ trái nghĩa - Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: To- nhỏ. 4. Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa. + Bé - đồng nghĩa: nhỏ - Trái ngh

File đính kèm:

  • docphu dao van 7 HKI.doc