1.Mục tiêu :
1.1. Kiến thức: Giúp HS:
– HS biết:- Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.
– HS hiểu:- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.
1.2. Kĩ năng:
– HS thực hiện được:- Đọc – hiểu những câu hát than thân.
– HS thực hiện thnh thạo:- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học.
1.3. Thái độ:
– Thĩi quen:- Biết thông cảm với số phận của người nông dân, người phụ nữ trong xã hội cũ.
– Tính cch: - Yu thương, cảm thông, chia sẻ với những người bất hạnh.
2) Nội dung học tập.
97 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 năm học: 2013 - 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
Tuần 4 - Tiết 13
Ngày dạy:10//09/13.
1.Mục tiêu :
1.1. Kiến thức: Giúp HS:
– HS biết:- Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.
– HS hiểu:- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.
1.2. Kĩ năng:
– HS thực hiện được:- Đọc – hiểu những câu hát than thân.
– HS thực hiện thành thạo:- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học.
1.3. Thái độ:
– Thĩi quen:- Biết thông cảm với số phận của người nông dân, người phụ nữ trong xã hội cũ.
– Tính cách: - Yêu thương, cảm thông, chia sẻ với những người bất hạnh.
2) Nội dung học tập.
Giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học.
3.Chuẩn bị :
3.1.GV : Những bài ca dao có nội dung tương tự
3.2.HS : Đọc văn bản, tìm hiểu nội dung của từng bài ca dao.
4) Tổ chức các hoạt động học tập.
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số:
4. 2.Kiểm tra miệng:
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Ca dao, dân ca là gì? Đọc một bài ca dao mà em thích?(10đđ)
l Thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tà đời sống nội tâm.
Đọc thuộc lòng bài ca dao số 2, 3. Em có suy nghĩ gì về quẽ hương đất nước mình?
l Thật đẹp, thật phong phú và đáng tự hào.
* Gd hs lòng yêu quê hương đất nước.
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Trong 3 bài ca dao có nhắc đến con vật, sự vật nào?(10đđ)
l Con cò, con tằm, con hạc, con kiến, con cuốc, trái bần.
Tác giả dân gian muốn mượn hình ảnh các con vật, sự vật để nói đến ai?
l Người nông dân trong XHPK.
4.3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Giới thiệu bài :Ca dao dân ca là tấm gương phản ánh đời sống nhân dân.Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương mà còn là tiếng hát than thở về cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực cay đắng
HĐ 1 : 10p
Mục tiêu: - GV hướng dẫn HS đọc và xem phần chú thích
Gọi hs đọc, nhận xét.
GV kiểm tra việc nắm nghĩa một số từ khó : lận đận, thác, ghềnh, hạc, dập dồn, tấp.
Yêu cầu hs xác định từ loại của những từ trên.
HĐ 2 :25p
Mục tiêu: - Học sinh hiểu nội dung các câu ca dao, thương cảm cho thân phận người dân trong xã hội cũ.
- Đọc diễn cảm, thuyết trình, vấn đáp bình giảng.
Người lao động tự ví mình là con cò để nói lên nỗi khổ gì của mình?
Em có nhận xét gì vể cụm từ “ lên thác, xuống ghềnh, bể đầy, ao cạn”.
Ngoài nội dung than thân, bài ca dao còn mang nội dung gì đối với chế độ phong kiến?
Thương con tằm cũng như số phận người nông dân như thế nào?
Thương thay con kiến có ý nghĩa như thế nào qua những từ ngữ “ lũ …li ti”, “ kiếm mồi”, tác giả muốn nói đến phận người nông dân như thế nào?
Thương thay thân phận con hạc muốn nói lên điều gì qua hình ảnh “ chim… thôi”.?
Thương hình ảnh con cuốc mang ý nghĩa gì qua câu “ dẫu kêu …. nghe”?.
Cụm từ “ thương thay” lặp lại nhiều lần đó là nghệ thuật gì? Có tác dụng như thế nào?
GD hs lòng yêu thương, cảm thông với mọi người.
Trong ca dao Nam bộ các hình ảnh : trái bần, mù u, sầu riêng gợi đến thân phận đau khổ, cay đắng, nghèo khó.
Bài ca dao số 3 muốn nói đến ai? Người đó như thế nào?
Đọc một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “ thân em”
“ Thân em… ruộng cày”, “ Thân em như giếng giữa đàng….thanh …. Rửa chân”, “ Thân em ... đào… ai”
Tìm những biện pháp nghệ thuật trong 3 bài ca dao? Chỉ ra cụ thể từng biện pháp?
Hs thảo luận, đại diện nhóm trình bày.
Đằng sau hình ảnh ẩn dụ, nội dung của những bài ca dao trên muốn nói đến một điều chung là gìø?
HĐ 3 : 5p
Mục tiêu: - Nêu nội dung, nghệ thuật của bài học?
Trong những câu hát than thân, thường có những con vật, sự vật nào?
Sử dụng nhiều hình ảnh nghệ thuật gì?
Ngoài nghĩa than thân nó còn muốn nói lên điều gì?
Gọi hs đọc to phần ghi nhớ.
Gv nhấn mạnh 3 ý trong ghi nhớ.
HĐ 4 :5p
Mục tiêu: Hướng dẫõn HS luyện tập .
Chỉ ra điểm chung về nghệ thuật và nội dung của 3 bài ca dao?
I.Đọc hiểu văn bản :
1.Đọc :
2. Chú thích :
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Bài 2 :
- Cô độc, vất vả.
- Lên thác, xuống ghềnh, bể đầy, ao cạn à khó khăn, trắc trở.
à Phản kháng, tố cáo XHPK trước đây.
- “ Thương …tơ”: suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.
- “ Thương … mồi” : thân phận nhỏ bé, suốt đời xuôi ngược, làm vất vả mà vẫn nghèo khó.
- Cuộc đời người lao động vất vả và những cố gắng của người lao động.
- Thân phận thấp cổ, bé họng, nỗi khổ oan trái không được soi xét.
- Cụm từ “ Thương thay” à điệp ngữ, thương cảm cho mình cho người.
2. Bài 3:
- Thân phận người phụ nữ trong XHPK nghèo khó, chìm nổi, lênh đênh.
- Sử dụng biện pháp so sánh để nói về cuộc đời đau khổ đắng cay
III.TỔNG KẾT
Nội dung:
Đều nĩi về thân phận con người trong xã hội
cũ, vừa là than thân, vừa mang ý nghĩa phản
kháng.
Nghệ thuật :
- Sử dụng các cách nói: thân cò, thân em, con cò, thân phận…
- Sử dụng các thành ngữ: lên thác xuống ghềnh, gió dập sóng dồi…
- Sử dụng các so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng, phóng đại, điệp từ ngữ…
* Ý nghĩa: Một khía cạnh làm nên giá trị của ca dao là thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻvới những con người gặp cảnh ngộ đắng cay, khổ cực.
Ghi nhớ : sgk/49.
IV. Luyện tập :
Nội dung :
+ Đều diễn tả cuộc đời, thân phận con người trong XH cũ.
+ Ngoài nghĩa than thân còn có nghĩa phản kháng.
- Nghệ thuật :
+ Đều là thơ lục bát.
+ Đều sử dụng hình ảnh so sánh.
4.4. Tổng kết :
Những bài ca dao trên muốn nói lên thân phận của ai? Tố cáo ai?
Thân phận người nông dân lao động, tố cáo XHPK.
Em co suy nghĩ gì về thân phận người nông dân trong XHPK?
Cực khổ, chịu nhiều thiệt thòi.
4.5. Hướng dẫn học tập:
à Đối với bài học tiết này:
Học thuộc lòng các bài ca dao, học thuộc ghi nhớ. Sưu tầm thêm các câu ca dao có nội dung tương tự.
Sưu tầm, phân loại và học thuộc một số bài ca dao than thân.
Viết cảm nhận về bài ca dao than thân khiến em cảm động nhất.
à Đối với bài học tiết tiếp theo:
Xem trước bài “ Những câu hát châm biếm”, tìm hiểu ý nghĩa của từng bài ca dao, trả lời các câu hỏi vào VBT.
+Xem phần ghi nhớ.Sưu tầm những câu có cùng chủ đề.
5- PHỤ LỤC :
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
Tuần 4 - Tiết 14
Ngày dạy:10//09/13.
1.Mục tiêu :
1.1. Kiến thức: Giúp HS:
– HS biết:-Nắm được cách ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu.
– HS hiểu:- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm.
1.2. Kĩ năng:
– HS thực hiện được:- Đọc – hiểu những câu hát châm biếm.
– HS thực hiện thành thạo:-Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát châm biếm trong bài học.
1.3. Thái độ:
– Thĩi quen: Thấy được cái xấu là cái đáng cười.
– Tính cách:GD hs ý thức châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu.
2) Nội dung học tập.
-Giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát châm biếm trong bài học.
3.Chuẩn bị :
GV : những câu hát có cùng chủ đề.
HS : đọc, tìm hiểu bài trước.
4) Tổ chức các hoạt động học tập.
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số:
4.2.Kiểm tra miệng:
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài ca dao số 1, 3. Nêu nội dung ý nghĩa của từng bài?
Nỗi vất vả cô độc của người nông dân. Thân phận lênh đênh, chìm nổi nghèo khó của người phụ nữ trong XHPK.
Đọc thuộc lòng bài ca dao số 2, cho biết bài ca dao thể hiện nội dung gì?
Nỗi cô độc, bị người khác bòn rút sức lực, thân phận nhỏ bé suốt đời xuôi ngược kiếm ăn, thấp cổ bé họng, oan ức không được xem xét.
Nhận xét chấm điểm.
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Bài ca dao số một giới thiệu về ai? Có đặc điểm gì?
Chú tôi : hay nghiện rượu, nát rượu, nghiện trà, nằm ngủ trưa, ước những ngày mưa không phải đi làm, ước đêm thừa trống canh để được ngủ.
4.3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Giới thiệu bài : Nội dung, cảm xúc là chủ đề của ca dao, dân ca rất đa dạng. Ngoài những câu hát yêu thương, những câu hát than thân. Ca dao dân ca còn rất nhiều câu châm biếm nhằm phơi bày các hiện tương ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội .
HĐ 1 : 5p
Mục tiêu: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
Gọi hs đọc và nhận xét.
Gv kiểm tra việc nắm nghĩa của một số từ khó: cô yếm đào, tửu, tăm, đánh trống quân, cà cuống.
Yêu cầu hs xác định từ loại của những từ trên.
HĐ 2 :25p
Mục tiêu: - Hiểu nội dung châm biếm đã kích trong những câu hát mà nhân dân muốn gửi gắm, qua đĩ cĩ thái độ phê phán những thĩi hư, tật xấu của con người.
Phương pháp:-Đọc diễn cảm, thuyết trình,bình giảng.
Gọi hs đọc lại bài 1.
Bài ca dao giới thiệu về ai? Có đặc điểm gì?
Chú tôi : hay nghiện rượu, nát rượu, nghiện trà, năm ngủ trưa, ước những ngày mưa không phải đi làm, ước đêm thừa trống canh để được ngủ.
Qua các chi tiết trên em thấy chú tôi là nhân vật như thế nào?. Chữ “ hay” có nghiõa như thế nào?
Hay : thường xuyên.
Hay : tài giỏi à hiểu là tài giỏi.
Ở đây chú tôi tài giỏi cái tốt hay cái xấu.
Cái xấu.
Chữ hay mang ý nghĩa như thế nào?
Thông thường khi giới thiệu việc nhân duyên người ta hay nói tốt. Vậy bài ca dao này dùng hình thức nói như thế nào? Với mục đích gì?
Nói đến cô yếm đào thường là những cô gái trẻ đẹp. Vậy em thấy hình ảnh của cô gái và chú tôi như thế nào?
Không xứng lứa vừa đôi, đối lập nhau.
Bài ca dao chế giễu hạng người nào trong XH?
Gd hs biết chăm làm, chăm học.
Gọi hs đọc bài 2 : bài 2 nhại lời của ai với ai?
Thầy bói đã phán về những vấn đề gì?
Số phận, gia đình, nhân duyên.
Em có nhận xét gì về những lời phán của ông thầy bói?
Nói về sự hiển nhiên, lời phán trở nên vô nghĩa, nực cười.
Bài ca dao muốn phê phán hạng người nào trong XH ?
Em biết bài ca dao nào có nội dung tương tự?
“ Hòn đất ………. Hàm răng chẳng còn”.
GD hs không mê tín dị đoan.
HĐ 3 : 5p
Mục tiêu: Nêu nội dung, nghệ thuật của bài học?
Những câu hát trên mang nội dung gì?
Nét đặc sắc về nghệ thuật trong những câu hát châm biếm là gì? Thưởng phơi bày điều gì?
Gọi hs đọc phần ghi nhớ.
HĐ 4 :5p
Mục tiêu: Hướng dẫn HS luyện tập.
GV treo bảng phụ gọi hs chọn ý đúng.
Những câu hát trên có gì giống với truyện cười dân gian?
Đọc những bài ca dao có cùng chủ đề?
1. Bà già đi chợ Cầu Đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
2. Chập chập thôi lại cheng cheng
Con gà trống thiến để riêng cho thầy
Đơm xôi thì đơm cho đầy
Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng.
I.Đọc hiểu văn bản :
1. Đọc :
2. Chú thích :
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Bài 1 :
- Giới thiệu về chú tôi.
+ Vừa nghiện rượu, chè, vừa lười biếng.
- “ Hay” à mỉa mai.
- Hình thức nói ngược à giễu cợt, châm biếm.
- Hạng người : lười biếng, nghiện ngập.
2.Bài 2 :
- Nhại lời thầy bói nói với người xem bói.
- Cách phán nước đôi, nói dựa.
à Phê phán châm biếm những kẻ hành nghề mê tín, lừa bịp, và những người mê tín tin vào sự bói toán một cách mù quáng.
III.TỔNG KẾT
1.Nội dung: Phê phán những thói hư, tật xấu của con người.
2. Nghệ thuật :
- Sử dụng các hình thức giễu nhại.
-Sử dụng cách nói có hàm ý.
- Tạo nên cái cười châm biếm, hài hước.
3.Ý nghĩa:
Ca dao châm biếm thể hiện tinh thần phê phán mang tính dân chủ của những con người thuộc tầng lớp bình dân.
Ghi nhớ : sgk/53.
IV. Luyện tập :
Ý c đúng.
Đều lấy thói hư, tật xấu của người đời để chê cười châm biếm.
4.4. Tổng kết :
Nội dung của những bài ca dao trên là gì?
Phê phán những thói hư tật xấu của nhiểu hạng người trong XH.
Những câu hát châm biếm trên có gì đặc sắc về nghệ thuật?
Ẩn dụ, tượng trưng, phóng đại, đối lập.
4.5. Hướng dẫn học tập :
à Đối với bài học tiết này:
Học thuộc những bài ca dao, phần ghi nhớ, phần đọc thêm. Làm hoàn chỉnh các bài tập vào VBT.
Sưu tầm , phân loại và học thuộc một số bài ca dao châm biếm.
- Viết cảm nhận của em về một bài ca dao châm biếm tiêu biểu trong bài học.
à Đối với bài học tiết tiếp theo:
Đọc, tìm hiểu trước phân I, II bài “ Đại từ” chuẩn bị trước bài “ Luyện tập……. Văn bản”.
Tìm một số ví dụ cĩ liên quan.
5- PHỤ LỤC :
…………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………..…………………………………..……………………………………………………………..……………………………………………………..…………………………………………..………………………………
ĐẠI TỪ
Tuần 4 - Tiết 15
Ngày dạy:11//09/13.
1.Mục tiêu :
1.1. Kiến thức: Giúp HS:
– HS biết: - Nắm được khái niệm về đại từ.
– HS hiểu:- Các loại đại tư.
1.2. Kĩ năng:
– HS thực hiện được: - Nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết.
– HS thực hiện thành thạo:- Sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
1.3. Thái độ:
– Thĩi quen: Sử dụng đại từ trong nĩi, viết.
– Tính cách: Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
2) Nội dung học tập.
-Nắm được khái niệm về đại từ và các loại đại từ.
3.Chuẩn bị :
3.1.GV : Các vd cơ bản.
3.2.HS : Đọc, tìm hiểu bài trước.
4) Tổ chức các hoạt động học tập.
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số:
4. 2.Kiểm tra miệng:
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Thế nào là từ láy toàn bộ, bộ phận? Cho vd về mỗi loại. 10 đ
Toàn bộ : lặp lại hoàn toàn, biến đổi thanh điệu hay âm cuối. VD : xinh xinh, nho nhỏ, đèm đẹp.
Bộ phận : giống nhau về phụ âm đầu hay phần vần. VD : nhẹ nhàng, lúng túng.
Nhận xét, chấm điểm.
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Thế nào là đại từ? Cho ví dụ?
4.3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Giới thiệu bài :
Hôm nay chúng ta sẽ tìmhiểu thế nào là đại từ?Có những loại đại từ nào?Và cách sử dụng chúng ra sao?
HĐ 1 : 10p
Mục tiêu:- Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là đại từ.
Gọi hs đọc các vd sgk.
Từ “ nó” dùng để chỉ ( trỏ ) ai?
Em tôi ( Thuỷ ).
Vì sao em biết ?
Vì “ nó” thay thế cho “ em tôi”ở câu trước.
Từ “ nó” trong vd chỉ vật gì?
Con gà trống.
Vì sao em biết?
Thay thế cho con gà trống ở câu trước.
Từ “nó” ở hai vd a, b giữ chức vụ gì trong câu?
a. Nó : chủ ngữ. B. Nó : phụ ngữ của danh từ : tiếng.
Từ “ thế” trong vd : c, trỏ sự việc gì?
Sự việc chia đồ chơi.
Từ thế giữ vai trò ngữ pháp gì?
Phụ ngữ của động từ : thấy.
Từ ai trong vd : d, dùng để làm gì?
Hỏi.
Qua những vd trên em cho biết đại từ là gì?
Xét về cấu tạo ngữ pháp, em thấy các đại từ trên giữ chức vụ gì?
Hs đọc phần ghi nhớ sgk/ 55.
HĐ 2 :10p
Mục tiêu:- Hướng dẫn HS tìm hiểu các loại đại từ.
GV ghi vd trong bảng phụ, treo bảng cho hs thảo luận.
Chúng tôi cứ ngồi im như vậy.
B, Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau.
Qua đình….. bay nhiêu.
Vậy là em không được chào bố trước khi đi.
Xác định đại từ? Cho biết những đại từ trên chỉ gì?
Trỏ người, sự vật, số lượng, hoật động, tính chất.
Gọi hs đọc ghi nhớ.
GD HS ý thức sử dụng các loại đại từ phù hợp khi nói, viết.
Khi đã dùng đại từ thay thế thì không phải nhắc lại các đối tượng mà đại từ trỏ.
GV ghi vd vào bảng phụ treo bảng.
“ Ai làm cò con”, “ Ai ơi….tấc vàng…… bay nhiêu”, “ Sao ! Chú mày không dám à?”.
Xác định đại từ và cho biết chúng dùng để làm gì?
Ai, bao nhiêu, sao, dùng để hỏi về người, vật, số lượng, tính chất.
Gọi hs đọc ghi nhớ.
GD HS ý thức sử dụng đúng các loại đại từ.
GDMT:
(?)Làm thế nào để lựa chọn và sử dụng đại từ cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp?
-Phải nắm rõ khái niệm, các loại đại từ…
HĐ 3:15p
Mục tiêu: Hướng dẫn HS luyện tập
GV kẻ bảng để trống sẵn trong bảng phụ? Gọi 2 hs lên bảng làm.
Cho biết nghĩa của đại từ “ mình” trong câu văn và câu thơ.
Gọi hs tóm tắt yêu cầu bt 2 .
Tìm thêm vd tương tự như vd trên.
HS thảo luận bt 3.
Đối với bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi, em nên xưng hô như thế nào cho lịch sự?
Gọi là bạn, xưng là tôi.
Nếu có hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự, em sẽ ứng xử như thế nào với hiện tượng đó?
Không nên xưng hô thiếu lịch sự với bạn vì “ lời nói…. Lòng nhau”.
GD hs ý thức sử dụng đại từ phù hợp.
Hướng dẫn hs làm bt số 5.
I.Thế nào là đại từ :
VD:
1a.Từ “Nó”: chỉ em tôi
1b. Từ “Nó” chỉ con gà của anh Bốn Linh
=>Từ “Nó” là nhân vật, con vật đã được nói đến ở câu trước.
Từ “Thế” chỉ sự việc “Hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi”
-Từ “Thế” chỉ sự việc đã nêu ở câu trước
-Từ “Ai” trong bài ca dao dùng để hỏi
*Vai trò của các đại từ trên:
-Nó(a): Chủ ngữ
-Nó(b): Phụ ngữ của danh từ
-Thế(c): Phụ ngữ của động từ
-Ai(d): Chủ ngữ
Ghi nhớ : sgk/55.
II. Các loại đại từ :
1. Đại từ dùng để trỏ
a. Trỏ người, sự vật=>Đại từ xưng hô
b. Trỏ số lượng
c. Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc
2. Đại từ để hỏi
-Hỏi về người, sự vật
-Hỏi về số lượng
-Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc
Ghi nhớ : sgk/ 56
III.Luyện tập :
Bài 1:
số
ngôi
Số ít
Số nhiều
1
Tôiâ, tao, tớ ,
Chúng tôi, tao, tớ.
2
mày, mi, ngươi.
Chúng mày, bọn mi.
3
Hắn, nó.
Chúng nó, họ
b. Câu văn : mình : ngôi thứ nhất.
- Câu thơ : ngôi thứ hai.
Bài 2: Con ơ ûmiền Nam ra thăm lăng Bác
( Viễn Phương )
Bài 3:
- Tất cả chúng ta ai cũng phải học.
- Biết làm sao bây giờ.
- Có bao nhiêu bạn thì có bấy nhiêu tính tình.
4.4. Tổng kết :
-GV dùng sơ đồ grap về các loại đại từ cho hs điền vào.Đại từ để hỏi
Đại từ để trỏ
Đại từ
4.5. Hướng dẫn học tập :
à Đối với bài học tiết này:
Học thuộc lòng 3 phần ghi nhớ. Làm bt 5/57.
Đọc phần đọc thêm sgk/57, 58.
Xác định đại từ trong VB:Những câu hát về tình cảm gia đình; Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
So sánh sự khác nhau về ý nghĩa biểu cảm giữa một số đại từ xưng hô tiếng Việt với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ mà bản thân đã học.
à Đối với bài học tiết tiếp theo:
Đọc tìm hiểu phần I, II bài “ Từ Hán Việt”, tóm tắt yêu cầu phần luyện tập
- Đọc tìm hiểu phần I, II, bài “ từ Hán Việt”, phần I bài “ Tình cảm… gia đình”
- Tóm tắt yêu cầu phần luyện tập của hai bài.
Đọc tìm hiểu trước bài “ Luyện tập…. Văn bản” . chuẩn bị bài tập trong SGK trang 59: “Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.” Đọc bài tham khảo trong SGK - 60.
5- PHỤ LỤC :
…………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………..…………………………………..……………………………………………………………..……………………………………………………..…………………………………………..………………………………
LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
Tuần 4 - Tiết 16
Ngày dạy:11//09/13.
1.Mục tiêu :
1.1. Kiến thức: Giúp HS:
– HS biết: Củng cố những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản
– HS hiểu:- Nắm được văn bản và quy trình tạo lập văn bản.
1.2. Kĩ năng:
– HS thực hiện được:- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản.
– HS thực hiện thành thạo:- Tạo lập văn bản hồn chỉnh.
1.3. Thái độ:
– Thĩi quen:- Có ý thức tạo lập văn bản ở mọi tình huống.
– Tính cách:GD hs ý thức thực hiện theo các bước tạo lập văn bản.
2) Nội dung học tập.
Văn bản và qui trình tạo lập văn bản.
3.Chuẩn bị :
3.1.GV : Nội dung: “Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.”, hoặc thư của HS.
3.2.HS : Đọc, chuẩn bị bài trước.
4) Tổ chức các hoạt động học tập.
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số:
4. 2.Kiểm tra miệng:
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Nêu các bước cần thực hiện khi tạo lập văn bản. 10đ
Định hướng chính xác, tìm hiểu đề, tím ý, lập dàn bài, diễn đạt thành lời, đọc, kiểm tra lại để sửa chữa.
So sánh giữa các bài văn thực hiện theo các bước tạo lập văn bản và những bài văn không thực hiện đúng các bước em thấy như thế nào?
Thực hiện theo các bước, bài văn sẽ đáp ứng theo yêu cầu của đề, đủ ý, bố cục rõ ràng.
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của hs.(Làm dàn bài đủ, 10 đ)
4.3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Giới thiệu bài : Để áp dụng lí thuyết về cách xây dựng đoạn văn trong văn bản, hôm nay chúng ta sẽ luyện tập…
HĐ 1:15p
Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
Gv cho hs nhắc lại các bước tạo lập văn bản.
Gv ghi tình huống lên bảng.
Em thấy viết hoa các từ : Liên, Bưu, Quốc như vậy đúng hay sai? Vì sao?
Đúng. Vì đó là tên riêng của tổ chức quốc tế, là một cụm từ nên chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ đều được viết hoa.
Dựa vào những kiến thức đã học, hãy xác đĩnh yêu cầu của đề bài.
Viết thư.
Đề bài yêu cầu viết thư cho ai?
Bạn bè trên thế giới.
Yêu cầu về độ dài là bao nhiêu?
1000 chữ.
HĐ 2 :15p
Mục tiêu: Hướng dẫn HS các bước tạo lập văn bản.
Bước đầu tiên em làm gì?
Về nội dung bức thư em cần nêu những vấn đề gì?
Về đối tượng em định viết thư cho ai?
Em viết thư cho bạn ở nước ngoài để làm gì?
Bước thứ hai em làm gì?
Em cần lập dàn bài như thế nào?
Sau khi xd bố cục ta làm gì?
Nhiệm vụ cụ thể của bước này là gì?
Viết thành câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, mach lạc, có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
Yêu câu hs viết đoạn văn mở bài.
Gv nhận xét.
Bước cuối cùng của tạo lập văn bản là gì?
Kiểm tra lại văn bản về chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
GD hs ý thức thực hiện các bước khi tạo lập văn bản.
HĐ 3 :10p
Mục tiêu: Hướng dẫn HS luyện tập
Gv hướng dẫn hs cách hoàn thiện bài viết ở nhà.
I.Tìm hiểu yêu cầu của đề bài :
Tình huống : Em cần viết một bức thư để tham gia cuộc thi viết thư do Liên minh Bưu chính Quốc tế tổ chức với đề tài : “Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.”
( khoảng 1000 chữ).
II. Xác định các bước khi tạo lập văn bản:
1.Định hướng cho văn bản:
– Nhiệm vụ về nội dung :
+ Truyền thống lịch sử.
+ Danh lam thắng cảnh.
+ Phong tục tập quán.
– Đối tượng : bạn đồng trang lứa ở nước ngoài.
- Mục đích để bạn hiểu về đất nước Viêt Nam.
2. Xây dựng bố cục :
- MB : giới thiệu chung.
- TB : nêu cụ thể.
-KB : cảm nghĩ về lời mời.
3. Diễn đạt các ý nêu trong dàn bài:
4. Kiểm tra lại bài viết.
III. Luyện tập :
4.4. Tổng kết :
Bước 2 và bước 4 trong quá trình tạo lập văn bản là gì?
Tìm ý, lập dàn bài và kiểm tra.
Việc lập dàn bài có ưu điể
File đính kèm:
- GA Ngu van 7 tuan 410moi.doc