a) Kiến thức: Giúp HS hiểu vần, nhịp, luật bằng, trắc của thơ lục bát.
b) Kỹ năng: Bước đầu tập làm thơ lục bát đúng luật và có cảm xúc.
c) Thái độ: Giáo dục HS tự hào về thể thơ lục bát của dân tộc
2/ CHUẨN BỊ
- GV: Nghiên cứu cuốn TKBGNV7- tập 1, SGV, bảng phụ,.
- HS: Nghiên cứu bài, làm một bài thơ, đoạn thơ lục bát, .
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại, gợi tìm, giảng bình, .
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của 4 HS
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc, là người Việt Nam không ai không biết thể thơ này, nhưng hiểu cặn kẽ về cách gieo vần, luật bằng trắc và nhịp thơ thì không phải ai ai cũng hiểu. Hai tiết học sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ thể thơ này và luyện làm một bài thơ lục bát.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8946 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 2 - Tập làm văn: Làm thơ lục bát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 59
Ngày dạy: 05/12/07
Tập Làm Văn: LÀM THƠ LỤC BÁT
1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Giúp HS hiểu vần, nhịp, luật bằng, trắc của thơ lục bát.
b) Kỹ năng: Bước đầu tập làm thơ lục bát đúng luật và có cảm xúc.
c) Thái độ: Giáo dục HS tự hào về thể thơ lục bát của dân tộc
2/ CHUẨN BỊ
GV: Nghiên cứu cuốn TKBGNV7- tập 1, SGV, bảng phụ,...
- HS: Nghiên cứu bài, làm một bài thơ, đoạn thơ lục bát, ...
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại, gợi tìm, giảng bình, ...
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC: Kiểm tra sựï chuẩn bị bài của 4 HS
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc, là người Việt Nam không ai không biết thể thơ này, nhưng hiểu cặn kẽ về cách gieo vần, luật bằng trắc và nhịp thơ thì không phải ai ai cũng hiểu. Hai tiết học sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ thể thơ này và luyện làm một bài thơ lục bát.
b- Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
HĐ1:: Hướng dẫn HS tìm hiểu luật thơ lục bát
- GV treo bảng phụ có ghi bài ca dao, HS đọc
?: Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao gọi là lục bát?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
- GV treo bảng phụ có kẻ bảng để HS điền các kí hiệu B, T, V
?: Nhận xét về mối tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu bát?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý
?: Nhận xét về luật thơ lục bát?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý
I/ LUẬT THƠ LỤC BÁT
a) Lục bát: một câu 6 chữ, một câu 8 chữ
b) Kẻ sơ đồ
B
B
B
T
B
BV
T
B
B
T
T
BV
B
BV
T
B
T
T
B
BV
T
B
T
T
B
BV
B
B
c) Trong câu bát: tiếng thứ sáu thanh huyền, tiếng thứ tám là thanh ngang
d) Nhận xét
- Số câu: không hạn định
- Số tiếng: câu lục sáu tiếng, câu bát tám tiếng
- Gieo vần:
+ Câu lục gieo vần cuối
+ Câu bát gieo ở tiếng thứ sáu và cuối câu
- Luật bằng – trắc: Các tiếng ở vị trí 1,3,5,7 tự do; Các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 theo luật
- Cách ngắt nhịp: Câu lục 2-2-2; Câu bát: 2-2-2-2 hoặc 4-4
* Ghi nhớ SGK,tr.156
4.4. Củng cố
?: Hãy nêu cách gieo vần, luật bằng – trắc, nhịp của thơ lục bát
4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà
- Bài cũ: Nghiên cứu lại luật thơ lục bát; Đối chiếu bài thơ mình làm xem có vi phạm luật thơ không
- Bài mới: Tiết 60: Làm thơ lục bát : Làm các BT 1,2,3; làm một bài thơ lục bát
5/ Rút kinh nghiệm
Tiết : 60
Ngày dạy: 05/12/07
Tập Làm Văn: LÀM THƠ LỤC BÁT (tiếp)
1 / MỤC TIÊU (giống t59)
2/ CHUẨN BỊ
GV: Nghiên cứu cuốn TKBGNV7- tập 1, SGV, bảng phụ,...
- HS: Nghiên cứu bài, làm một bài thơ, đoạn thơ lục bát, ...
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại, gợi tìm, giảng bình, ...
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC: Kiểm tra bài thơ của HS sáng tác
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc, là người Việt Nam không ai không biết thể thơ này, nhưng hiểu cặn kẽ về cách gieo vần, luật bằng trắc và nhịp thơ thì không phải ai ai cũng hiểu. Hai tiết học sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ thể thơ này và luyện làm một bài thơ lục bát.
b- Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
HĐ1:: Hướng dẫn HS luyện tập
- HS đọc và xác định yêu cầu BT1
- GV treo bảng phụ có ghi BT 1
- Hướng dẫn: Điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật. Cho biết vì sao điền các từ đó
- HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết qua
- HS đọc và xác định yêu cầu BT2
- Hướng dẫn: Tìm những từ ngữ sai trong những câu lục bát vừa đọc, sửa lại cho đúng
- HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết qua
- HS đọc và xác định yêu cầu BT3
- Hướng dẫn: HS trình bày bài thơ lục bát mình tự làm
- HS trình bày
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt
- HS đọc và xác định yêu cầu BT4 ( BT3, SGK)
- Hướng dẫn: Tổ chức lớp thành 2 đội, một đội xướng câu lục, đội kia làm câu bát . Đội nào thắng được quyền xướng
- HS hai đội thực hiện
- GV làm trọng tài
II/ LUYỆN TẬP
Bài tập 1
- Em ơi đi học đường xa
Cố học cho giỏi như là mẹ mong
- Anh ơi phấn đấu cho bền
Mỗi năm mỗi lớp mới nên thân mình
Ngoài vườn ríu rít tiếng chim
Muôn hoa khoe sắc, bướm tìm vờn hoa
* Hài hoà giữa ý thơ cả câu, gieo vần đúng vị trí.
Bài tập 2
- Tiếng thứ sau của câu bát lạc vần
- Sửa:
+ Vườn em cây quí đủ loài
Có cam, có quýt, có xoài, có na
+ Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu tiến nhanh hàng đầu
Bài tập 3
Trình bày bài tơ lục bát mình sáng tác
Tham khảo:
Dười trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông
Lơ thơ tơ liễu buông mành
Con quyên học nói bên tường mỉa mai
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than
Bài tập 4
4.4. Củng cố
?: Hãy nhận xét về luật thơ lục bát
4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà
- Bài cũ: Nghiên cứu lại luật thơ lục bát; Hoàn thiện bài thơ lục bát đã làm ở tiết trước
- Bài mới: Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ: Nghiên cứu bài; Thống kê những lỗi sai trong bài kiểm tra, sửa
5/ Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- ga nv 7- t59-60.doc