a) Kiến thức: Hiểu được chuẩn mực về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách khi sử dụng từ .
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng chuẩn từ khi nói, viết.
c) Thái độ: Có ý thức sử dụng từ ngữ trong giao tiếp
2/ CHUẨN BỊ
- GV: SGK, SGV, STKBGNV7, thống kê lỗi trong bài kiểm tra của HS bảng phụ,
- HS: Thống kê lỗi về từ trong bài kiểm tra,và sửa,
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Hỏi đáp, gợi mở, diễn giảng,
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC: Kiểm tra thống kê lỗi và sửa lỗi trong bài KT của HS
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Trong các bài kiểm tra, một trong những lỗi cơ bản nhất của các là sai từ. Để có kiến thức nhằm khắc phục các lỗi về từ trong các bài kiểm tra tiếp và cả trong giao tiếp, hôm nay ta sẽ học bài “ Chuẩn mực sử dụng từ”
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3924 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 2 - Tiếng việt: Chuẩn mực sử dụng từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 61
Ngày dạy: 17/12/07
Tiếng Việt
CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Hiểu được chuẩn mực về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách khi sử dụng từ .
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng chuẩn từ khi nói, viết.
c) Thái độ: Có ý thức sử dụng từ ngữ trong giao tiếp
2/ CHUẨN BỊ
GV: SGK, SGV, STKBGNV7, thống kê lỗi trong bài kiểm tra của HS bảng phụ, …
- HS: Thống kê lỗi về từ trong bài kiểm tra,và sửa, …
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Hỏi đáp, gợi mở, diễn giảng, …
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC: Kiểm tra thống kê lỗi và sửa lỗi trong bài KT của HS
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Trong các bài kiểm tra, một trong những lỗi cơ bản nhất của các là sai từ. Để có kiến thức nhằm khắc phục các lỗi về từ trong các bài kiểm tra tiếp và cả trong giao tiếp, hôm nay ta sẽ học bài “ Chuẩn mực sử dụng từ”
b- Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục I
- HS đọc phần I, SGK
?: Những từ im đậm tại sao sai? Hãy sửa lại cho đúng
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục II
- HS đọc phần II, SGK
?: Những từ im đậm tại sao sai? Hãy sửa lại cho đúng?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
HĐ 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục III
- HS đọc phần III, SGK
?: Những từ im đậm tại sao sai? Hãy sửa lại cho đúng?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
HĐ 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục IV
- HS đọc phần IV, SGK
?: Những từ im đậm tại sao sai? Hãy sửa lại cho đúng?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
HĐ 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục V
?: Trong trường hợp nào thì không nên dùng từ ngữ địa phương? Tại sao lại không nên lạm dụng từ Hán Việt?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- HS đọc ghi nhớ
HĐ 3: Hướng dẫn HS luyện tập
- GV treo bảng phụ có ghi BT1 ( những lỗi trong bài kiểm tra của HS)
- HS đọc BT1
?: Tìm lỗi, giải thích nguyên nhân mắc lỗi, sửa lại cho đúng?
- HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
I/ SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG ÂM, ĐÚNG CHÍNH TẢ.
- dùi- vùi ( d-v)
- tập tẹ – tập toẹ ( gần âm nên nhớ không chính xác)
- khoảng khắc – khoảnh khắc (gần âm nên nhớ không chính xác)
II/ SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG NGHĨA
- sáng sủa: không hiểu đúng nghĩa của từ
- Sửa: tươi tốt
- cao cả: không hiểu đúng nghĩa
- Sửa: sâu sắc
- biết: không hiểu đúng nghĩa
- Sửa: có
III/ SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG TÍNH CHẤT NGỮ PHÁP CỦA TỪ
- hào quang--> hoà nhoáng
- hào quang: danh từ, không trực tiếp làm VN
- ăn mặc – cách ăn mặc
- ăn mặc: là động từ, không thể dùng trong hoàn cảnh đó
- thảm hại --> thảm bại
- thảm hại: tính từ không thể làm bổ ngữ cho tính từ nhiều
IV/ SỬ DỤNG ĐÚNG SẮC THÁI BIỂU CẢM, HỢP PHONG CÁCH
- lãnh đạo: sắc thái trang trọng không thể dùng trong trường hợp này
- Sửa : cầm đầu
- chú hổ’: sắc thái thân thiện, đáng yêu
- Sửa : con hổ
V/ KHÔNG LẠM DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ TỪ HÀN VIỆT
- Trong tình huống giao tiếp trang trọng và trong các văn bản chuẩn mực – Từ nào tiếng Việt có thì không nên dùng từ Hán Việt
* Ghi nhớ SGK, tr. 167
V/ MỘT SỐ LỖI SAI VỀ TỪ TRONG BÀI KIỂM TRA
Bài tập 1
- Ở thành thị đến nông thôn --> Từ thành thị đến nông thôn
- Từ cổ đến kim --> Từ cổ chí kim
- Buổi chợ rất đẹp --> Buổi chợ rất đông vui .
- Cửa hành tạp quá--> Cửa hàng tạp hoá
- Ra căm tin ngồi nghỉ --> Ra căn-tin ngồi nghỉ
4.4. Củng cố
?: Về chuẩn mực sử dụng từ, ta cần lưu ý gì để hạn chế sử dụng sai từ?
4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà
- Bài cũ: Thông kê bài bản hơn các lỗi trong tất cả các bài kiểm tra Ngữ Văn, tìm nguyên nhân mắc lỗi và sửa lại cho đúng
- Bài mới: Tiết 62: Ôn tập văn bản biểu cảm: Ôn lại các kiến thức về phương thức biểu cảm từ đầu năm đến nay
5/ Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- ga nv 7- t61.doc