1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Khắc sâu kiến thức về cao dao, tục ngữ; nắm được nội dung và hình thức nghệ thuật cơ bản ở những bài tục ngữ, ca dao đã sưu tầm được.
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng sưu tầm cao dao, tục ngữ và các thể loại văn học dân gian khác; Biết sắp xếp tục ngữ, ca dao sưu tầm được theo chủ nhất định và biết tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
c) Thái độ: Tăng thêm tình cảm gắn bó với quê hương
2/ CHUẨN BỊ
- GV: Sưu tầm những bài ca dao của Tây Ninh, soạn bài, bảng phụ,
- HS: Sưu tầm những bài cao dao, tục ngữ địa phương, phân ra theo chủ đề,
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Hỏi đáp, gợi mở, thảo luận nhóm, diễn giảng,
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 35797 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 2 - Tiết 74: Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 74
Ngày dạy: 07/01/08
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN
1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Khắc sâu kiến thức về cao dao, tục ngữ; nắm được nội dung và hình thức nghệ thuật cơ bản ở những bài tục ngữ, ca dao đã sưu tầm được.
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng sưu tầm cao dao, tục ngữ và các thể loại văn học dân gian khác; Biết sắp xếp tục ngữ, ca dao sưu tầm được theo chủ nhất định và biết tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
c) Thái độ: Tăng thêm tình cảm gắn bó với quê hương
2/ CHUẨN BỊ
GV: Sưu tầm những bài ca dao của Tây Ninh, soạn bài, bảng phụ,…
- HS: Sưu tầm những bài cao dao, tục ngữ địa phương, phân ra theo chủ đề,…
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Hỏi đáp, gợi mở, thảo luận nhóm, diễn giảng, …
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC:
?: Thế nào là ca dao, dân ca? Cho VD
- Khái niệm ( 6 đ)
- VD: (4 đ)
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
?: Đọc thuộc lòng những bài cao dao về tình cảm gia đìnhmà em đã học ở HKI
- Tuỳ mức độ trả lời của HS, GV ghi điểm
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Tục ngữ,ca dao là kho tàng văn hoá quí báu của dân tộc ta. Do được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng nên tục ngữ, ca dao, ngoài những bài được sưu tầm in trong sách, báo, còn có rất nhiều bài chỉ tồn tại dưới hình thức truyền miệng. Vì vậy, việc sưu tầm, tập hợp những bài cao dao, tục ngữ đó thành một cuốn sách, một tài liệu là công việc rất quan trọng và bổ ích. Ở cuối HKI thầy đã hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho các em sưu tầm cao dao, tục ngữ của địa phương Tây Ninh ta. Hôm nay chúng ta sẽ báo cáo kết quả đó, rồi chọn lọc những bài đúng, bài hay, biên tập thành một cuốn tục ngữ, ca dao của lớp
b- Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
HĐ 1: Hướng dẫn HS nhắc lại nội dung thục hiện
?: Ở cuối học kì I, thầy đã giao nhiệm vụ cho các em là sưu tầm tục ngữ, ca dao. Cho biết thầy đã yêu cầu chúng ta sưu tầm ở phạm vi nào, số lượng là bao nhiêu bài ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Mục đích yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao này là gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Khi sưu tầm như vậy thì có lợi ích gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
HĐ 2: Hướng dẫn điều chỉnh phương pháp thực hiện
?: Khi sưu tầm, các em đã sưu tầm bằng những cách nào?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Khi sưu tầm xong, các em sắp xếp theo thứ tự nào?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
HĐ 3: Hướng dẫn HS báo cáo kết quả và tổng hợp biên tập thành “ Tục ngữ, ca dao đia phương” của lớp
- HS điều chỉnh lại phần sưu tầm của mình cho phù hợp với mục đính, yêu cầu và nội dung sưu tầm đã tìm hiểu ở trên ; GV kiểm tra phần sưu tầm của HS
- Chia HS làm 4 tổ, thảo luận nhóm để chọn ra những bài đúng và có giá trị của các bạn trong nhóm, tổng hợp thành bài báo cáo
- Các tổ báo cáo phần tổng hợp trước lớp
- HS thảo luận, đưa ý kiến, thêm bớt để tổng hợp thành cuốn “ Tục ngữ, ca dao” của lớp
- Ban biên tập căn cứ vào biên bản thảo luận này biên tập thành cuốn “ Tục ngữ, ca dao” của lớp
- GV treo bảng phụ, có những câu cao dao tham khảo
- HS đọc
I/ NỘI DUNG THỰC HIỆN .
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao lưu hành ở Tây Ninh hoặc mang tính chất Tây Ninh
- Số lượng khoảng 20 câu
II/ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1) Cách sưu tầm
- Tìm hỏi người địa phương
- Chép từ các sách báo của địa phương
- Tìm các sách tục ngữ, ca dao của địa phương
2) Sắp xếp
- Theo thứ tự a, b, c, ...
III/ BÁO KẾT QUẢ SƯU TẦM
1) Cá nhân báo cáo trước tổ
2) Tổ báo cáo trước lớp
3) Biên tập thành cuốn tục ngữ, ca dao của lớp
4) Tham khảo một số bài ca dao địa phương Tây Ninh
Ví dầu cậu giận, mợ hờn
Cháu theo cùng cậu kéo đờn cậu nghe
Đờn cò thì kéo ò e...
Đàn kìm thì gảy xàng xê cống hò.
Thò tay ngắt bỏ cọng ngò
Đờn mùi đứt ruột, hổng cho tui đờn
Lấy chồng Bàu Gõ
Nước mắt nhỏ hai hàng
Dọn mâm cơn ra để đó
Giã chín neo ( on) bàng mới ngồi ăn
Con quạ lông đen anh kêu chim ô thước
Em có chồng rồi vô phước cho anh
Trồng trầu còn xẻ mương cau
Thương anh ở rể dãi dầu ba năm!
Mạ non đem cấy ruộng triền
Ở chung em vợ ... luỵ phiền cho coi.
Chim bay về núi tối rồi
Chị em toan liệu lấy nồi nâu cơm
4.4. Củng cố
?: Thế nào là ca dao, dân ca? Cho VD
?: Thế nào là tục ngữ? Cho VD
4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà
- Bài cũ: Về nhà tranh thủ sưu tầm thêm càng nhiều càng tốt, gửi cho ban biên tập để ban biên tập xem xét, đưa thêm vào cuốn “ Tục ngữ, ca dao” của lớp ; Kuyến khích những em tự biên tập thành cuốn “ Tục ngữ, ca dao” riêng
- Bài mới: Tiết 75: Tìm hiểu chung về văn nghị luận
+ Câu hỏi:
Tìm những tình huống phải sử dụng phương thức nghị luận?
Thếnào là phương thức nghị luận ?
+ Đọc văn bản “ Chống nạn thất học” trả lời các câu hỏi ở phần 2 nêu ra : nghiên cứu ghi nhớ
5/ Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- ga nv 7- t74.doc