1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa về một số hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích tục ngữ
c) Thái độ: Giáo dục HS có tinh thần biết quí trọng những kinh nghiệm quí báu của cha ông đã được đúc kết trong tục ngữ
2/ CHUẨN BỊ
- GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, cuốn “ Ca dao, tục ngữ Việt Nam”, .
- HS: Đọc kĩ phần chú thích, soạn bài, sưu tầm những câu tục ngữ thuộc chủ đề này, .
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đọc diễn cảm, gợi tìm, giảng bình, .
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC
?: Thế nào là tục ngữ?
- Tuỳ mức độ trả lời của HS, GV ghi điểm
?: Em hiểu câu tục ngữ”Tấc đất tấc vàng” như thế nào ?
A/ Đề cao khẳng định sự quí giá của đất đai
B/ Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai, ruộng đồng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy, đối với họ, tấc đất quí như tấc vàng
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11326 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 2 - Tiết 77: Văn bản tục ngữ về con người và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :77
Ngày dạy: 14/01/08
Văn bản
TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa về một số hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích tục ngữ
c) Thái độ: Giáo dục HS có tinh thần biết quí trọng những kinh nghiệm quí báu của cha ông đã được đúc kết trong tục ngữ
2/ CHUẨN BỊ
GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, cuốn “ Ca dao, tục ngữ Việt Nam”, ...
- HS: Đọc kĩ phần chú thích, soạn bài, sưu tầm những câu tục ngữ thuộc chủ đề này, ...
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đọc diễn cảm, gợi tìm, giảng bình, ...
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC
?: Thế nào là tục ngữ?
- Tuỳ mức độ trả lời của HS, GV ghi điểm
?: Em hiểu câu tục ngữ”Tấc đất tấc vàng” như thế nào ?
A/ Đề cao khẳng định sự quí giá của đất đai
B/ Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai, ruộng đồng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy, đối với họ, tấc đất quí như tấc vàng
C/ Nói lên lòng yêu quí trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất
D/ Cả 3 ý trên
Đáp án : D ( 10 đ)
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Tục ngữ là những lời vàng, ý ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm, trí tuệ của nhân dân qua bao đời. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội. Dười hình thức những nhận xét, lời khuyên nhủ, tục ngữ truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích, vô giá trong cách nhìn nhận giá trị con người, trong cách học, cách sống và ứng xử hàng ngày.
b- Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
HĐ1: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích
- Hướng dẫn: Chú ý đọc rõ ràng đúùng vần và nhịp
- GV đọc, HS đọc, GV nhận xét
- HS đọc phần chú thích
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- Kiểm tra các từ khó
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
?: Em hiểu thế nào là mặt người và mặt của, “ một” và “ mười” trong câu 1?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Nghĩa của câu tục ngữ là gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- Tư tưởng còn được hể hiện qua những câu: “ Người sống đống vàng”, “ Người làm ra của chứ của không làm ra người”, “ Lấy của che thân chứ không lấy thân che của” ,
“ của đi thay người”, “ còn người còn của”
?: Nghệ thuật mà tác giả dân gian sử dụng trong câu tục ngữ này là gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Người ta sử dụng câu tục ngữ này trong trường hợp nào?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- HS đọc câu 2
?: Góc con người là thế nào? Ông cha ta nói “ Cái răng cái tóc là góc con” người như vậy có ý gì ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Nhuộm tóc màu vàng, màu nâu và cắt tóc khác thường có phải những trường hợp này làm theo lời khuyên của ông cha dặn trong câu tọc ngữ không?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- Hs đọc câu 3
?: Đói rách chỉ là sự nghèo khó, còn sạch là sạch sẽ hay trong sạch? Còn thơm là thơm tho hay là tiếng thơm?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Nghĩa đen của câu tục ngữ là gì, nghĩa bóng của câu tục ngữ là gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Câu tục ngữ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để diễn đạt?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- Hs đọc câu 4
?: Về chuyện ăn, nói ông cha ta dạy như thế nào? Tìm những câu tục ngữ tương tự?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- Aên nên đọi, nói nên lời
Lời nói gói vàng
Lời nói đọi máu
Aên có nhai, nói có nghĩ
Thuốc đắng dã tật
Nói thật mất lòng
?: Thế nào là “ gói” và “mở”? Giải thích nghĩa của câu tục ngữ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- Nghĩa đen: Biết làm thành thạo mọi công việc
+ Nghĩa bóng: Biết cách sống lịch thiệp, có văn hoá
- Hs đọc câu 5
?: Ta hiểu thầy ở đây là những ai? Tại sao lại nói là “ đố máy làm nên” ? “ Làm nên” có nghĩa là thế nào?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Câu tục ngữ khẳng định vai trò của người thầy như thế nào?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- Hs đọc câu 6
?: Nói “ Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với câu 5 không? Vì sao
- HS thảo luận: Chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận 5 phút, ghi ra bảng nhóm, treo bảng nhóm, thuyết minh .
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- Hs đọc câu 7
?: Nghĩa của câu tục ngữ là gì? Câu tục ngữ này đã thể hiện triết lí gì của truyền thống Việt Nam?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- Hs đọc câu 8
?: Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ này ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Nêu cách diễn đạt đặc biệt của câu tục ngữ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- HS đọc câu 9
?: “Một” và “ba” ở có phải là số lượng cụ thể không? Hình ảnh “cây” và “núi” ở đây hàm chứa điều gì ?
?: Câu tục ngữ khuyên ta điều gì? Khẳng định điều gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Nêu cách diễn đạt của câu tục ngữ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- Hs đọc ghi nhớ
I/ ĐỌC- TÌM HIỂU CHÚ THÍCH
1) Đọc
2) Chú thích :
II/ ĐỌC- TÌM HIỂU VĂN BẢN
Câu 1
- Người quí hơn của, quí hơn vạn lần
- Nghệ thuật: so sánh
- Sử dụng câu tục ngữ trong những trường hợp:
+ Phê phán hiện tượng coi trọng tiền bạc hơn tình cảm
+ Tự an ủi mình khi bị mất của
Câu 2
- Răng và tóc vừa thể hiện tình trạng sức khoẻ vừa thể hiện tính tình, tư cách. Cho nên mỗi người phải giữ gìn, chăm sóc răng tóc luôn sạch đẹp
Câu 3
- Đói rách là: nghèo khó
- Sạch thơm: trong sạch
- Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn cũng phải sống trong sạch, đừng vì nghèo túng mà làm điều xấu xa, tội lỗi
- Nghệ thuật: Đối rất chỉnh (đói – rách, sạch- thơm; đói – sạch, rách – thơm )
Câu 4
- Con người sinh ra phải học những hành vi nhỏ nhặt nhất: “ học ăn, học nói” và “ học gói, học mở” thế nào để thành thạo công việc và biết ứng xử có văn hoá, có nhân cách
Câu 5
- Không thầy: Không được sự dạy bảo của nhà trường
- Đố mày: Khẳng định mạnh mẽ về tính bắt buộc
- Làm nên: Thành đạt trong cuộc đời
- Câu tục ngữ khẳng định vai trò và công ơn người thầy
Câu 6
Không đặt viêc học ban cao hơn việc học thầy mà là cách nói bổ sung về cách vừa học thầy vừa học bạn
- Nghệ thuật: so sánh, có nhịp, có vần
Câu 7
Câu tục ngữ khuyên con người lấy bản thân mình soi vào người khác, coi người khác như bản thân mình để quí trọng, đồng cảm, thương yêu
Câu 8
- Nghĩa bóng: Khi được hưởng thành quả phải nhớ người tạo dựng thành quả, phải biết ơn người giúp đỡ mình trước đó
- Nghệ thhuật: ẩn dụ “ ăn quả”, “ kẻ trồg cây”
Câu 9
- Khuyên ta biết đoàn kết và khẳng định sức mạnh của đoàn kết
- Nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ lục bát
- Aån dụ “ cây”, “ núi”
* Ghi nhớ SGK, tr.13
4.4. Củng cố và luyện tập
a) Củng cố
?: Hãy chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm sau trong các câu tục ngữ vừa học
Diễn đạt băng so sánh
Diễn đạt bằng các hình ảnh ẩn dụ
Từ và câu có nhiều nghĩa
b) Luyện tập
BT1
trình bày kết quả sưu tầm tục ngữ
4.5.Hướng dẫn HS học bài ở nhà
- Học thuộc lòng những câu tục ngữ và ghi nhớ sưu tầm thêm những câu tục ngữ cùng chủ đề
- Tiết 78: Rút gọn câu: Đọc các VD, trả lời các câu hỏi ; tập giải BT 1,2,3,4
5/ Rút kinh nghiệm
.
Tiết :78
Ngày dạy: 14/01/08
Tiếng Việt : RÚT GỌN CÂU
1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức:
- Nắm được cách rút gọn câu
- Hiểu được tác dụng của câu rút gọn
b) Kĩ năng: Bước đầu biết rút gọn câu một cách chính xác trong khi viết và nói
c) Thái độ: Giáo dục HS có ý thức khi sử dụng câu rút gọn, không biến câu nói thành câu cộc lốc, khiếm nhã
2/ CHUẨN BỊ
GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, Bồi dưỡng thường xuyên, ...
- HS: Nghiên cứu kĩ bài ở nhà; tập giải các bài tập, ...
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Qui nạp, hỏi đáp, gợi tìm, ...
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC:
?: Cho biết trong những câu sau, câu nào là thành ngữ ?
A. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen
B. Chớp đông lay láy, gà gáy thì mưa
C. Một nắng hai sương
D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân
Đáp án: D ( 10 đ)
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường sử dụng câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ, thậm chí có khi còn thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ, vậy mà đối tượng giao tiếp của chúng ta vẫn hiểu được. Tại sao vậy? Đó là chúng ta đã sử dụng thao tác rút gọn câu. Vậy rút gọn câu là gì? Bài học hôm nay các em sẽ hiểu điều đó
b- Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khai niệm rút gọn câu
- GV treo bảng phụ có ghi mục I.1 trong SGK
- HS đọc
?: Cấu tạo của 2 câu a, b có gì khác nhau?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Tìm những từ có thể làm chủ ngữ cho câu a?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Theo em, vì sao CN ở câu a được lược bỏ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- HS đọc bảng phụ có ghi 2 đoạn văn phần 4
?: Trong những câu gạch dưới, thành phần nào của câu được lược bỏ? Tại sao có sự lược bỏ như vậy?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?:Từ phân tích, hãy cho biết thế nào là rút gọn câu ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- Hướng dẫn HS đọc ghi nhớ
HĐ 2: Hướn gdẫn HS tìm hiểu cách dùng câu rút gọn
- HS đọc to phần II.1
?: Những câu in đậm ở mục II.1 thiếu thành phần nào? Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- HS đọc to phần II.2
?: Cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn để thể hiện được thái độ lễ phép
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Qua tìm hiểu Vd, hãy cho biết khi rút gọn câu cần tránh những gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- Hướng dẫn HS đọc ghi nhớ 2
HĐ 3: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập
HS đọc và xác định yêu cầu BT1
- Hướng dẫn: Tìm câu rút gọn, nêu tác dụng
- HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- HS đọc và xác định yêu cầu BT2
- Hướng dẫn: Tìm câu rút gọn, phần rút gọn là thành phần gì trong câu, hồi phục lại phần bị rút gọn
- HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- HS đọc và xác định yêu cầu BT3 trên bảng phụ
- Hướng dẫn: Vì sao cậu bé và người khách hiểu lầm nhau trong câu chuyện
- HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- GV đọc BT4, HS xác định yêu cầu
- Hướng dẫn: Truyện gây cười ở chỗ nào và phê phán gì
- HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
I/ THẾ NÀO LÀ RÚT GỌN CÂU .
1)
a) Là câu không có chủ ngữ
b) Là câu đầy đủ
2) Những từ ngữ có thể làm chủ ngữ: ai ai cũng, mọi người, người Việt Nam ...
3) Vì câu tục ngữ nêu ra lời khuyên cho chung mọi người
4)
a) Vị ngữ
b) Chủ ngữ và vị ngữ
-->Lược bỏ làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh và tránh lặp lại từ ngữ ở câu trước
* Ghi nhớ 1 SGK, tr.15
II/ CÁCH DÙNG CÂU RÚT GỌN
1)
- Thiếu CN
- khôi phục: Chúng em ...
2) Thưa mẹ, bài kiểm tra toán ạ!
* Ghi nhớ 2 SGK, tr.16
III/ LUYỆN TẬP
Bài tập 1
- Câu a, b rút gọn CN
- Đây là câu tục ngữ nêu lời khuyên chung cho mọi người nên rút gọn CN để cho câu gọn hơn
Bài tập 2
a)
- Câu 1 rút gọn CN
- Khôi phục: ta ...
- Câu 7 rút gọn CN
- Khôi phục: ta ...
b)
- Câu 3,4 rút gọn CN
- Khôi phục
+ Vua ban khen ...
+ Vua ban cho ...
- Câu 5,6: rút gọn CN
- Khôi phục:
+ Quan đánh giặc...
+ Quan xông vào ....
- Câu 8r út gọn CN
- Khôi phục: Quan trở về gọi mẹ
Bài tập 3
- Cậu bé và người khách hiểu lầm nhau vì cậu bé đã sử dụng 3 câu rút gọn: Mất rồi; Thưa ...tối hôm qua; Cháy ạ!
- Phải cân nhắc khi sử dụng câu rút gọn tránh trừơng hợp hiểu lầm.
Bài tập 4
Các câu rút gọn:
- Đây
- Mỗi
- Tiệt
--> Đều có tác dụng gây cười và phê phán vì rút gọn đến mức khó hiểu và thô lỗ
4.4. Củng cố
?: Thế nào là rút gọn câu ?
?: Khi sử dụng câu rút gọn cần lưu ý gì?
4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà
- Bài cũ: Về nhà học thuộc ghi nhớ; Nghiên cứu bài và bài tập
- Bài mới: Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận
5/ Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- ga nv 7- t77,78.doc