1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức:Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức và sự sáng tạo của học sinh qua các bài kiểm tra và hoàn chỉnh kiến thức ở các bài kiểm tra tại lớp
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng tự sửa bài kiểm tra của bản thân và nhận xét bài viết của mình và.
c) Giáo dục :Nhận xét , rút ra phương pháp làm bài tốt hơn ý thức được việc vận dụng những kiến thức đã thiếu bổ sung cho bài làm sau tốt hơn .
2/ CHUẨN BỊ
- GV: Chấm bài, tổng hợp lỗi, ưu khuyết điểm cơ bản trong bài kiểm tra của HS
- HS: Đọc lại đề, hình dung lại bài làm của mình, tự nhận xét ưu khuyết điểm, đề ra hướng khắc phục khuyết điểm,
3/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3915 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 3 - Tiết 103: Trả bài kiểm tra tập làm văn số 5 bài kiểm tra tiếng Việt, bài kiểm tra văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 103
Ngày dạy: 15/03/08
TRẢ BÀI KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN SỐ 5
BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT , BÀI KIỂM TRA VĂN
1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức:Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức và sự sáng tạo của học sinh qua các bài kiểm tra và hoàn chỉnh kiến thức ở các bài kiểm tra tại lớp
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng tự sửa bài kiểm tra của bản thân và nhận xét bài viết của mình và.
c) Giáo dục :Nhận xét , rút ra phương pháp làm bài tốt hơn ý thức được việc vận dụng những kiến thức đã thiếu bổ sung cho bài làm sau tốt hơn .
2/ CHUẨN BỊ
GV: Chấm bài, tổng hợp lỗi, ưu khuyết điểm cơ bản trong bài kiểm tra của HS
HS: Đọc lại đề, hình dung lại bài làm của mình, tự nhận xét ưu khuyết điểm, đề ra hướng khắc phục khuyết điểm, …
3/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC:
?:Hãy kể tên những văn bản nghị luận mà em đã hoc, cho biết luận điểm của mỗi văn bản
- Kể tên …….. (3đ)
- Luận điểm ……. (7đ)
?:Đặc sắc nghệ thuật của 4 văn bản nghị luận đã học .
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ………….(2.5đ)
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt ………..(2.5đ)
- Đức tính giản dị của Bác Hồ ………. (2.5đ)
- Ý nghĩa văn chương …………….(2.5đ)
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Để đánh giá lại thành quả và rút ra những sai sót ở ba bài kiểm tra đã làm nhằm làm cho các bài Tập làm văn, bài kiểm tra Tiếng Việt, bài kiểm tra Văn sau này được tốt hơn, có chất lượng hơn vì vậy hôm nay chúng ta sẽ học bài trả bài kiểm tra tập làm văn số 5 , bài kiểm tra Tiếng Việt, bài kiểm tra Văn
b- Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
HĐ1: Hướng dẫn HS tái hiện lại đề.
- HS nhắc lại đề của 3 bài kiểm tra.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
HĐ2: Hướng dẫn HS phân tích đề
?: Phương thức biểu đạt cần áp dụng trong phần tự luận Tâp làm văn là gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Phần tự luận của bài kiểm tra văn đòi hỏi ta phải làm gì ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?:Hai câu hỏi ở bài văn đòi hỏi chúng ta phải xây dựng thành hai văn bản hoàn chỉnh hay chỉ ghi ý ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Trước khi viết vào bài kiểm tra ta cần lập dàn ý cho những đề trên không?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
HĐ3: Hướng dẫn HS nhận xét ưu, khuyết điểm.
?: Em hãy tự nhận xét ưu, khuyết điểm trong bài kiểm tra của mình
- Một số HS nhận xét.
- GV nhận xét ưu, khuyết điểm chính trong bài của HS.
+ Ưu điểm :kết quả tổng hợp của 3 bài ở cả hai lớp ,trên trung bình đạt 81% ; phần trắc nghiệm đa phần các em làm được; phần tự luận ; nhiều bài đã biết dùng lí lẽ dẫn chứng xác đáng, thuyết phục, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng …
- Khuyết điểm : Ở phần trắc nghiệm nhiều bài còn làm sai phương pháp, câu 2 bài kiểm tra Tiếng Việt không ai làm đầy đủ; bài Tập làm văn chứng minh một số bài chỉ giải thích không dẫn chứng, nhiều bài không phân biệt mở bài, thân bài, kết bài, 2 câu hỏi phần Văn đa số chúng ta trả lời bằng cách ghi ý .
HĐ4: Hướng dẫn xây dựng dàn ý
?: Em hãy nêu đáp án phần trắc nghiệm
- HS đọc câu hỏi trắc nghiệm, xác định đáp án.
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- Hs nêu đáp án phần bài tập của bài kiểm tra Tiếng Việt.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
- Trên cơ sở đã chuẩn bị dàn ý ở nhà GV chia HS làm 6 nhóm (3 nhóm thảo luận dàn bài TLV, 3 nhóm thảo luận dàn bài V) thời gian 7 phút, nhóm trưởng điều khiển, thơ kí ghi kết quả ra bảng con, HS treo bảng con, trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kết quả.
HĐ5: Hướng dẫn sửa lỗi phổ biến
- GV thống kê lỗi ra bảng phụ
- HS đọc phần 1
?: Hãy cho biết những từ ngữ trên sai ở chỗ nào? Sửa lại cho đúng
- Yêu cầu HS yếu sửa
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, uốn nắn
- HS đọc phần 2
?: Cho biết những câu trên sai ở chỗ nào? Hãy sửa lại cho đúng nhưng phải giữ được ý của người viết.
- HS khá- giỏi lên bảng sửa; Trình bày nguyên nhân mắc lỗi
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, uốn năn
- Về nhà phát hiện thêm những lỗi sai trong bài kiểm tra và sửa lại cho đúng
HĐ7: Đọc bài văn hay
Lam Anh 71, Minh Tuấn, Đình Quý 73 đọc phần TLV của mình
HĐ7: Phát bài cho HS
GV nhận xét sơ bộ về điểm, phát bài, giải quyết thắc mắc, ghi điểm.
I/ ĐỀ
1) Tiếng Việt: …
2) Tập làm văn: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống
3) Văn : …
II/ PHÂN TÍCH ĐỀ
- Tập làm văn: Nghị luận về hiện tượng xã hội
- Văn: Nghị luận về tác phẩm văn học.
III/ NHẬN XÉT ƯU, KHUYẾT ĐIỂM
1) Ưu điểm
- Phần trắc nghiệm:
+ Đa số xác định đúng được 50% đáp án
+ Khoảng 20% xác định đúng 80% trở lên
- Phần tự luận:
+ 50% bài có bố cục đạt.
+ Nêu, chứng minh được những tác hại cơ bản của ô nhiễm môi trường.
+ 30% số bài biết chọn những dẫn chứng tiêu biểu.
2) Tồn tại
- Một số bài chỉ ghi vài ý bằng gạch đầu dòng
- Nhiều bài chỉ nêu hiện tượng chứ không chứng minh.
- Một số bài xa đề: thiên về kể .
- Nhiều bài bố cục không rõ ràng
- Nhiều bài làm sai MB và KB
IV/ XÂY DỰNG DÀN Ý
1) Đáp án phần trắc nghiệm
- Tiếng Việt: 1.D; 2.B; 3.B; 4.B; 5.A; 6.B; 7.A; 8.C; 9.D; 10.A
- Tập làn văn: 1.D; 2.C; 3.B; 4.A; 5.B; 6. MB, TB, K; 7.B; 8.1.a; 2.c; 3.a; - 4.c; 5.e; 9.A; 10.B; 11.D; 12.A; 13.B; 14.C; 15.C; 16B
- Văn bản: 1.C; 2.D; 3.A; 4.A; 5.B; 6.C; 7.D; 8.C; 9.D; 10.C
2) Dàn ý phần tự luận
* Phần Tiếng Việt
Câu 1:
a) Chừng nửa đêm tới đỉnh
b)
- Hồng Gai!
- Bao nhiêu là kỉ niệm hồi ông cụ còn làm cai khu mỏ, tôi thơ kí sở mỏ.
- Nghèo khổ
Câu 2:
- Viết đoạn văn phải đúng
- Trạng ngữ:
- Câu rút gọn: Chiều về, chuyển sang màu tím than dần dần
* Phần Tập làm văn
MB: Nêu khái quát hiện tượng vô ý thức trong việc đưa chất thải vào môi trường: chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải dịch vụ, chất thải sinh hoạt, ...
b) TB
- Tác hại:
+ Ô nhiễm nguồn nước kênh, rạch, ao hồ, sông suối, biển, ...
+ Ô nhiễm đất ,nhất là đất nông nghiệp, ...
+ Ô nhiễm không khí
+ Gây bệnh tật: các dịch bệnh, ung thư
- Biện pháp khắc phục
+ Mọi người phải ý thức được tác hại của việc không có ý thức bảo vệ môi trường.
+ Tuyên truyền cho tất cả mọi người biết được tác hại của việc không có ý thức bảo vệ môi trường.
+ Phại nặng những người vi phạm vần đề bảo vệ môi trường.
c) KB: Lời hô hào, kêu gọi mọi người hãy bảo vệ môi trường.
* Phần Văn
Câu 1:
- Không mâu thuẫn mà bổ sung nhau.
- Vì:
+ Câu 1: Khẳng định tầm quan trọng của việc học thầy, học trong nhà trường
+ Câu 2: Mở rộng phạm vi học tập: học mọi lúc, mọi nơi.
Câu 2:
- Đức tính giản dị của Bác Hồ được chứng minh ở các mặt:
+ Cách ăn ở, lới sống (bữa ăn đạm bạc, tiết kiệm, cái nhà sàn chỉ vài ba phòng hoà cùng thiên nhiên, việc gì làm được thì không cần người phục vụ)
+ Trong lời nói, bài viết
- Em học được: Noi gương Bác sống giản dị trong đời sống của mình.
- Những đặc sắc nghệ thuật:
+ Luận điểm rõ ràng, mạch lạc
+ Dẫn chứng toàn diện, phong phú, xác thực.
+ Xen giữa dẫn chứng là đôi ba lời giải thích, bình luận nhẹ nhàng, sâu sắc
V/ SỬA LỖI PHỔ BIẾN
1) Chính tả
Lỗi
Sửa
đêm khia
se đạp
đản đan
cố gắn
công việc lặc dặc
chưa ngũ
cây quả thụ
bịt bánh
mển chai
đêm khuya
xe đạp
đảm đang
cố gắng
công việc lặt vặt
chưa ngủ
cây cổ thụ
bịch bánh
miểng chai
2) Câu, từ
Lỗi
Sửa
- Môi trường bao quanh chúng ta là một tự nhiên nhân tạo.
- Miếng ăn miếng mặc
- Môi trường bao quanh chúng ta gồm có môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo.
- Cái ăn cái mặc
- Môi trường là người bạn tốt nhất của chúng ta nhưng chung ta phải bảo vệ nó
- Chặt phá rừng gây ra cúm H5N1.
- Môi trường là người bạn tốt nhất của chúng ta nên chung ta phải bảo vệ nó
- Chặt phá rừng gây ra xói mòn đất, trái đất nóng lên, …
4.4. Củng cố
?:Trình bài cách làm bài trắc nghiệm ?
?: Thế nào là phép lập luận chứng minh?
?: Nêu các bước của quá trình tạo lập văn bản?
4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà
- Bài cũ: Phát hiện lỗi và sửa; lập dàn ý; em nào điểm dưới trung bình làm lại ra VBT
- Bài mới: Tiết 104: Tìm hiểu chung về pháp lập luận giải thích: Nghiên cứu bài; Tập giải các bài tập
5/ Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- 103.doc