1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Giúp HS nắm được giá trị hiện thực, nhân đạo và thành công nghệ thuật của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”.
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt truyện, phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp.
c) Thái độ: Giáo dục HS có lòng xót xa trước nỗi khổ của người khác, căm ghét bọn quan lại sâu mọt trong xã hội phong kiến.
2/ CHUẨN BỊ
GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, Sách “ Phân tích tác phẩm văn học 7”, tranh, .
HS: Đọc kĩ văn bản, phần chú thích, soạn bài, .
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đọc diễn cảm, gợi tìm, giảng bình, .
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 20967 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 3 - Tiết 105: Văn bản: Sống chết mặc bay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :105
Ngày dạy:17/03/08
Văn bản:
SỐNG CHẾT MẶC BAY
( Phạm Duy Tốn)
1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Giúp HS nắm được giá trị hiện thực, nhân đạo và thành công nghệ thuật của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”.
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt truyện, phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp.
c) Thái độ: Giáo dục HS có lòng xót xa trước nỗi khổ của người khác, căm ghét bọn quan lại sâu mọt trong xã hội phong kiến.
2/ CHUẨN BỊ
GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, Sách “ Phân tích tác phẩm văn học 7”, tranh, ...
HS: Đọc kĩ văn bản, phần chú thích, soạn bài, ...
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đọc diễn cảm, gợi tìm, giảng bình, ...
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC
?:Trong bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, đức tính giản dị của Bác được thể hiện qua các mặt nào?
- Cách ăn ở, lối sống: Bữa ăn, cái nhà sàn, tự làm những việc có thể làm được (7đ)
- Trong lời nói, bài viết vừa giản dị vừa sâu sắc (3đ)
?: Nêu những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
Luận điểm rõ ràng rành mạch. (3đ )
Dẫn chứng toàn diện, phong phú (3đ)
- Xen giữa dẫn chứng là đôi ba ý giải thích, bình luận nhẹ nhàng, sâu sắc (4đ)
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Thể loại truyện ngắn xuất hiện ở nước ta đã từ lâu. Đó là những truyện ngắn trung đại viết bằng chữ Hán như “Con hổ có nghĩa”, “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng”, … mà chúng ta đã học ở lớp 6. Truyện ngắn Việt Nam hiện đại bắt đầu hình thành từ đầu thế kỉ XX. Một trong những nhà văn tiên phong của thể loại này là Phạm Duy Tốn. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của ông như bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
b- Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
HĐ1: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích
- Hướng dẫn: Chú ý giọng kể – tả của tác giả; giọng của quan, của những chức sắc, dân phu, …
- GV đọc, HS đọc, GV nhận xét
?: Em hãy kể tóm tắt lại truyện?
- HS kể từng đoạn; GV nhận xét, uốn nắn.
?: Cho biết đôi nét về Phạm Duy Tốn và truyện ngắn “Sống chết mặc bay” ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả.
- HS đọc phần chú thích ở nhà; GV kiểm tra các từ: Bốc, phỗng, chờ, hạ, ù, …
?: Nếu phải chia đoạn, theo em văn bản này chia làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn là gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý, ghi ra bảng động:
- Từ đầu đến “ …. khúc đê này hỏng mất”: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ tuyệt vọng của người dân.
- Tiếp đến “ … chi chi nảy! Điều mày”: Cảnh quan phủ, nha lại đánh tổ tôm trong khhi đi hộ đê.
- Đoạn còn lại: Cảnh đê vỡ nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
?: Công cuộc hộ đê của nhân dân diễn ra trong thời gian nào?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
- Suốt ngày, đến tối , rồi đến khuya.
?: Công cuộc hộ đê diễn ra trong điều kiện thời tiết như thế nào?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Trước hoàn cảnh ấy, công cuộc hộ đê của nhân dân diễn ra như thế nào? Tìm những chi tiết mà tác giả kể, tả lại công cuộc hộ đê của nhân dân?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?:Ở đoạn này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập, tương phản và tăng cấp. Em hãy chỉ ra những cảnh trong phần này được tác giả xây dựng trong thế tương phản, đới lập và tăng cấp?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Đối lập, tương phản và tăng cấp có tác dụng gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
I/ ĐỌC- TÌM HIỂU CHÚ THÍCH
1) Đọc – kể:
2) Chú thích :
- Tác giả: ...
- Từ khó: ….
3) Bố cục:
II/ ĐỌC- TÌM HIỂU VĂN BẢN
1) Cảnh nhân dân chống bão lũ:
- Hoàn cảnh:
+ Thời gian: gần 1 giờ khuya.
+ Điều kiện thời tiết: Gió mưa mỗi lúc một mạnh …
+ Công cuộc hộ đê: Căng thẳng, cơ cực, nguy hiểm vô cùng.
* Nghệ thuật:
- Đối lập, tương phản: Sự bất lực, yếu kém của sức người và sức phá hoại ghê gớm của lũ lụt.
- Tăng cấp: …
à Tác dụng: Tô đậm sự bất lực của sức người trước sức trời; sự yếu kém của thế đê trước thế nước.
4.4. Củng cố
?: Em hãy kể tóm tắt một đoạn của tác phẩm?
?: Trình bày bố cục của văn bản?
4.5.Hướng dẫn HS học bài ở nhà
- Bài cũ: Đọc lại văn bản, nghiên cứu bố cục, đọc chú thích, phân thích kĩ hơn phần (1) đã học
- Bài mới: Tiết 106: Sống chết mặc bay (TT) :
+ Tìm hiểu biện pháp tương phản đối lập ở đoạn (1) và (2)
+ Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa ở đoạn (2).
+ Tìm hiểu nghệ thuật tăng cấp.
5/ Rút kinh nghiệm
Tiết :106
Ngày dạy:17/03/08
Văn bản:
SỐNG CHẾT MẶC BAY
( Phạm Duy Tốn)
1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Giúp HS nắm được giá trị hiện thực, nhân đạo và thành công nghệ thuật của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”.
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt truyện, phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp.
c) Thái độ: Giáo dục HS có lòng xót xa trước nỗi khổ của người khác, căm ghét bọn quan lại sâu mọt trong xã hội phong kiến.
2/ CHUẨN BỊ
GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, Sách “ Phân tích tác phẩm văn học 7”, tranh, ...
HS: Đọc kĩ văn bản, phần chú thích, soạn bài, ...
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đọc diễn cảm, gợi tìm, giảng bình, thảo luận nhóm, ...
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC
?: Em hãy kể tóm tắt một đoạn của tác phẩm?
- Tuỳ mức độ kể của HS, GV ghi điểm
?: Trình bày bố cục của văn bản?
- Từ đầu đến “ …. khúc đê này hỏng mất”: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ tuyệt vọng của người dân. (3,5đ)
- Tiếp đến “ … chi chi nảy! Điều mày”: Cảnh quan phủ, nha lại đánh tổ tôm trong khhi đi hộ đê. (3,5đ)
- Đoạn còn lại: Cảnh đê vỡ nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu. (3đ)
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Thể loại truyện ngắn xuất hiện ở nước ta đã từ lâu. Đó là những truyện ngắn trung đại viết bằng chữ Hán như “Con hổ có nghĩa”, “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng”, … mà chúng ta đã học ở lớp 6. Truyện ngắn Việt Nam hiện đại bắt đầu hình thành từ đầu thế kỉ XX. Một trong những nhà văn tiên phong của thể loại này là Phạm Duy Tốn. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của ông như bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
- HS đọc đoạn 2
?: Trong khi nước dâng to làm đê sắp vỡ thì tên quan phủ và bọn nha lại ở đâu?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Quang cảnh nơi đó như thế nào?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Tên quan phủ được tác giả miêu tả như thế nào? Qua cách sinh hoạt, dáng ngồi, cử chỉ, nói năng, em thấy tên quan này là người như thế nào?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Quan phủ đến đây để làm nhiệm vụ hộ đê, nhưng ở trong đình quan đã làm gì? Cảnh đó được tác giả tả lại như thế nào ?
- GV phát phiếu học tập có ghi những câu hỏi gợi ý:
+ Thái độ của bọn nha lại khi biết đê vỡ như thế nào?
+ Thài độ của viên quan phủ với việc vỡ đê như thế nào? Và đối với việc đánh tổ tôm như thế nào?
- Chia HS làm 6 nhóm, thảo luận 5 phút, nhóm trưởng điều khiển, thơ kí ghi kết quả ra bảng con, HS treo bảng con, trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kết quả.
?: Ở phần nay tác giả tiếp tục sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Hãy chỉ ra phép tương phản và phép tăng cấp trong đoạn văn vừa phân tích?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Cho biết tác dụng của phép tương phản và tăng cấp
- Chia HS làm 6 nhóm, thảo luận 5 phút, nhóm trưởng điều khiển, thơ kí ghi kết quả ra bảng con, HS treo bảng con, trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kết quả.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu ghi nhớ.
2) Cảnh quan phủ và bọn nha lại đánh tổ tôm trong đền:
- Địa điểm: Đình cao, vững chãi.
- Quang cảnh: Tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn hạ, nguy nga.
- Quan phủ:
+ Đồ dùng sinh hoạt: Sang trọng, sa hoa
+ Dáng ngồi oai vệ
+ Cử chỉ, nói năng hách dịch, độc đoán.
- Cảnh đánh tổ tôm: Lúc mau, lúc khoan ung dung, êm ái, khi cười khi nói vui vẻ, dịu dàng.
- Thái độ của bọn nha lại khi biết đê vỡ: Cũng lo sợ nhưng vẫn theo lệnh quan đánh bài như một cái máy.
- Thái độ của quan phủ khi đê vỡ: Đe doạ và đổ trách nhiệm cho nhân dân sau đó vẫn say sưa với ván bài sắp ù to.
- Nghệ thuật:
+ Tương phản: Giữa cảnh nhân dân hộ đê với tên quan phủ và bọn nha lại.
+ Tăng cấp: Thái độ vô trách nhiệm và sự đam mê cờ bạc của viên quan.
- Tác dụng: Phơi bày, lên án bản chất xấu xa của tên quan phủ và bọn nha lại; Bày tỏ niềm cảm thương với nhân dân.
* Ghi nhớ SGK, tr.83
4.4. Củng cố và luyện tập
a) Củng cố:
?: Trình bày sự tương phản và tăng cấp trong truyện?
?: Tác dụng của biện pháp nghệ thuật tương phản và tăng cấp ấy là gì?
b) Luyện tập
Bài tập 1
Hình thức ngôn ngữ
Có
Không
Ngôn ngữ tự sự
Ngôn ngữ miêu tả
Ngôn ngữ biểu cảm
Ngôn ngữ người dẫn chuyện
Ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
Ngôn ngữ đối thoại
x
x
x
x
x
x
x
4.5.Hướng dẫn HS học bài ở nhà
- Bài cũ: Đọc lại văn bản nhiều lần, đọc kĩ các chú thích; Dựa vào phần “ Đọc- tìm hiểu văn bản” đã học ở trên lớp tìm hiểu sâu thêm nội dung và nghệ thuật văn bản ; BTVN 2
- Bài mới: Tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích: Đọc kỹ các câu hỏi, đặc biệt là gợi ý trong SGK; Tập giải BT
5/ Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- t105,106.doc